LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một giai đoạn
nhất định (thường là 1 năm). Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng hàng đầu,
có liên quan mật thiết đến các biến số vĩ mô khác như việc làm, lạm phát, nghèo
đói,… Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét tăng trưởng kinh tế (TTKT) trên giác độ số
lượng thu nhập tăng thêm thì chưa đủ. Thực tế cho thấy nhiều “loại” tăng trưởng
không những không đem đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn mà trái lại còn
để lại những hậu quả không tốt mà các thế hệ tương lai phải gánh chịu. Năm 1996,
UNDP đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu để các quốc gia tham khảo, đó là:
•Tăng trưởng không việc làm: Tăng trưởng không tạo ra việc làm mới.
•Tăng trưởng không lương tâm: Tăng trưởng chỉ đem lại lợi ích cho 1 bộ phận
nhỏ người giàu, điều kiện sống của phần đông người nghèo không được cải thiện.
•Tăng trưởng không tiếng nói: Tăng trưởng không gắn với cải thiện dân chủ.
•Tăng trưởng không gốc rễ: Tăng trưởng nhưng đạo đức xã hội bị suy thoái.
•Tăng trưởng không tương lai: Tăng trưởng nhưng huỷ hoại môi trường sống
của con người.
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu TTKT bên cạnh sự gia tăng về số lượng, còn cần và
nhất thiết phải quan tâm đến khía cạnh chất lượng.
Vậy, chất lượng tăng trưởng là gì?
Chất lượng tăng trưởng phản ánh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, duy trì
trong một thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền tự do cho mỗi người.
Có thể tiếp cận chất lượng TTKT trên nhiều giác độ khác nhau như: theo nhân
tố đầu vào, theo kết quả đầu ra, theo cấu trúc ngành kinh tế, theo năng lực cạnh
tranh,… Bài viết này tập trung nghiên cứu chất lượng TTKT theo các nhân tố đầu
vào. Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý
nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch
khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát.
Trên giác độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ
yếu vào 3 nhân tố chính: vốn (K), lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp
(TFP - Total Factor Productivity). Hàm sản xuất có dạng:Y = F (K,L,TFP) , trong
đó: Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP)
Tại mô hình này, TTKT được phân thành 2 loại: TTKT theo chiều rộng, phản
ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và
lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; và TTKT theo chiều sâu, đó là sự gia
tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP. Trên phương diện tính toán, TFP chỉ
phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của việc tăng số lao động và
vốn. TFP phản ánh sự gia tăng chất lượng lao động, chất lượng máy móc, vai trò
của quản lý và tổ chức sản xuất. TFP phụ thuộc hai yếu tố: tiến bộ công nghệ và
hiệu quả sử dụng vốn, lao động.
Phần thứ nhất: Đánh giá mô hình phát triển của Việt Nam dưới góc độ vai
trò của các yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng.
1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ sự đóng góp
của các yếu tố đầu vào.
Kể từ khi thực hiện cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, Việt Nam (VN)
đã đạt được những thành tựu lớn lao về kinh tế. Giai đoạn 1991-1995 tốc độ
TTKT đạt trung bình 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000: 6,7%.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2001-2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đây là những tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực
và thế giới trong cùng khoảng thời gian. Năm 2008, 2009 tốc độ TTKT của VN
thấp hơn so với các năm trước, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang
chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính thì đây lại là mức tăng trưởng
cao. Nhờ tốc độ TTKT cao, quy mô GDP của VN tăng lên nhanh chóng, năm
2009 đã gấp 12 lần năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 195 USD
năm 1990 lên 1.074 USD năm 2009. TTKT tác động tích cực đến nhiều mặt của
đời sống kinh tế xã hội. Tỷ lệ dân sống dưới mức 1 USD/ngày và 2 USD/ngày
(tính theo PPP) lần lượt giảm từ 50,8% và 87,0% vào năm 1990 xuống còn 10,6%
6.89
7.08
7.34
7.79
8.43
8.17
8.48
6.18
5.32
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
%
và 53,4% vào năm 2004. WB đã khẳng định tỷ lệ TTKT tăng thêm 1% kéo theo
giảm 1,3% số hộ nghèo của VN là rất ấn tượng. Ngoài ra, các vấn đề xã hội khác
như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường cũng đạt được nhiều thành tựu mà các nước
có cùng trình độ phát triển kinh tế như VN khó có thể đạt được.
Vậy các yếu tố đầu vào đã đóng góp như thế nào để có được tốc độ tăng tưởng
kinh tế cao như vậy?
Bảng 1: Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng kinh tế Việt Nam (%)
Nguồn: CIEM và Thời báo kinh tế Việt Nam
Từ sự đóng góp như trên, có thể rút ra một số nhận định như sau:
Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua dựa chủ yếu vào sự
đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và lên xuống là do biến động về quy mô
vốn qua các thời kỳ trong khi Việt Nam hiện nay đang bị thiếu vốn, đang phải đi
vay rất nhiều (vừa vay, vừa hoàn trả vốn, với số lãi mà ngân sách phải trả hằng
năm chiếm gần 15% tổng chi ngân sách). Đóng góp của vốn vào tăng trưởng GDP
-2
0
2
4
6
8
10
1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006
Vốn Lao động TFP
tuy giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn ở vị trí chủ đạo (giai đoạn
2003-2007 nhân tố vốn đóng góp trung bình khoảng 55,73% vào tăng trưởng
GDP).
Trong những năm qua, VN đã huy động được lượng vốn đầu tư khá lớn. Tỷ lệ
vốn đầu tư so với GDP đạt khá cao và tăng nhanh. Bình quân thời kỳ 1991-1995
mới đạt 28,2%, thời kỳ 1996-2000 đạt 33,3%, thì thời kỳ 2001-2005 đạt 39,1% và
thời kỳ 2006 - 2008 đạt 43%, trong đó năm 2007 là 46,5%, năm 2008 là 41,3%.
Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung
Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế
giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm
tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng
của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của
tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua.
Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng
vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt.
Một mặt, Với kết cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào (khoảng 45 triệu
người trong độ tuổi lao động), hàng năm bổ sung thêm 1,2-1,5 triệu người. Mặt
khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
Ta có thể nhận thấy một bất cập được thể hiện ngay trong các yếu tố tăng
trưởng theo chiều rộng. Việt Nam có lợi thế về lao động hơn là lợi thế về vốn,
trong khi đó, đóng góp của vốn vào tăng trưởng giai đoạn 2000-2005 gấp 3 lần,
giai đoạn 2006-2007 gấp 4 lần so với đóng góp của yếu tố lao động.
Ba là, sự đóng góp hạn chế của yếu tố TFP vào tăng trưởng GDP của Việt
Nam.
Bảng : Nguồn tăng trưởng ở châu Âu và Nhật Bản thời kỳ 1950-1973 và ở Đông
Á thời kỳ 1960-1994 (% một năm).
Thời kỳ và
nền kinh tế
Vốn Lao động TFP GDP
1950-1973
Pháp 1,6 0,3 3,1 5,0
Italia 1,6 0,2 3,2 5,0
Nhật Bản 3,1 2,5 3,6 9,2
Đức 2,2 0,5 3,3 6,0
1960-1994
Trung Quốc 3,1 2,7 1,7 7,5
Hồng Kông 2,8 2,1 2,4 7,3
Indonesia 2,9 1,9 0,8 5,6
Hàn Quốc 4,3 2,5 1,5 8,3
Malaixia 3,4 2,5 0,9 6,8
Thái Lan 3,7 2,0 1,8 7,5
Nguồn: IMF paper, Vol 26, N2, June 1999
Bảng 1. cho thấy, yếu tố công nghệ đã đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng
GDP của các nước phát triển ngay từ thập niên 50 của thế kỷ trước (từ 40-60%),
trong khi đó các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á đến thập niên 90, tăng
trưởng GDP vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự sẵn có của các yếu tố tăng trưởng
theo chiều rộng, yếu tố TFP chỉ đóng góp khoảng 10-15%.
Việt Nam cũng là một ví dụ cho các nước đang phát triển. Nếu tính cả sự đóng
góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động,
thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, mặc dù đóng góp của nhân tố TFP có tăng dần qua
các năm nhưng không đáng kể, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba
tỷ trọng đóng góp của yếu tố này ở các nước trong khu vực hiện nay. Sự đóng góp
này chỉ tương đương với các nước Đông Nam Á vào thập niên 90 của thế kỷ trước
(khoảng 20%), trong khi các nước này hiện nay đã tạo nên những bước đột phá
chiến lược trong phát triển công nghệ, sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng đã
chiếm khoảng trên 50%.
Những điều trên đã cho thấy, điểm nổi bật nhất của mô hình tăng trưởng của
Việt Nam hiện nay là ngày càng phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào tăng
vốn, đặc biệt là vốn nhà nước. Dù thừa nhận nếu so với thời kỳ trước, mô hình
tăng trưởng của Việt Nam có tiến bộ rõ rệt nhưng so với các mô hình thành công
trên thế giới thì bộc lộ sự tụt hậu về chất lượng và sớm rơi vào tình trạng đuối sức,
hụt hơi trong phát triển, dẫn đến khả năng đề kháng với những biến động kinh tế
toàn cầu có thể bị tác động sâu và rộng hơn các quốc gia phát triển khác.
1.2. Những hạn chế của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng ở Việt Nam
Việc phát triển nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng đang
ngày càng bộc lộ rõ những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam hiện đang ở trong tình trạng năng lực cạnh tranh thấp và
có xu hướng tụt hạng so với thời kỳ trước năm 1996. Vào năm 2003, Việt Nam
đứng thứ 60 trên thế giới về năng lực cạnh tranh, tăng 5 bậc so với năm 2002,
nhưng giảm 7 bậc so với thứ hạng 53 của năm 2000 và giảm 21 bậc so với thứ
hạng năm 1998.
Bảng : Năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2007-2009
2007 2008 2009
Việt Nam 68/131 70/134 75/133
Cam-pu-chia 110 109 110
In-đô-nê-xi-a 54 55 54
Ma-lai-xi-a 21 21 24
Phi-lip-pin 71 71 87
Xin-ga-po 7 5 3
Thái Lan 28 34 36
Trung Quốc 34 30 29
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của WEF
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2009 đã
xếp năng lực cạnh tranh của VN thứ 75/133 quốc gia, tụt 7 hạng so với năm 2007,
tụt 5 hạng so với năm 2008. Xét theo từng tiêu chí, tình hình cụ thể như sau: thể
chế kinh tế xếp thứ 74; kết cấu hạ tầng xếp thứ 83; kinh tế vĩ mô xếp thứ 53; giáo
dục phổ thông và y tế xếp thứ 56; giáo dục đại học xếp thứ 90; hiệu quả của cơ
chế thị trường xếp thứ 73; công nghệ xếp thứ 85... Nếu so sánh năng lực cạnh
tranh của Việt Nam với một số nước ASEAN, thì Xin-ga-po xếp thứ 3, Thái Lan
xếp thứ 36, In-đô-nê-xi-a xếp thứ 54, Phi-lip-pin xếp thứ 87, Cam-pu-chia xếp thứ
110. Như vậy, Việt Nam chỉ xếp trên Cam-pu-chia. Các nước Lào, Bru-nây, Mi-
an-ma chưa được xếp hạng về năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh thấp và
có xu hướng tụt bậc này cho thấy, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều nguy cơ có
thể bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do: trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở
Việt Nam thấp tương đối so với các nước trong khu vực.
Biểu đồ: So sánh trình độ công nghệ của một số nước Đông Nam Á (năm
2005)
Nguồn: IPS, kế hoạch tổng thể bảo vệ môi trường ngành công nghiệp
Ở Việt Nam khoảng 60% là các công nghệ có trình độ thấp, ngang với tỷ lệ sử
dụng công nghệ trung bình và công nghệ cao của một số nước trong khu vực
Đông Nam Á.
Đó là do ở Việt Nam trình độ kỹ thuật, nhất là trang thiết bị, công nghệ sản
xuất còn lạc hậu, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp, yếu kém về năng lực quản lý, trình độ và kỹ năng của người lao
động.
Phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ
so với mức trung bình của thế giới. Việc đổi mới công nghệ chậm (như ngành cơ
khí chế tạo, ngành luyện kim, hoá chất, chế biến lâm sản). Các doanh nghiệp nước
ta mới chỉ đầu tư khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu cho đổi mới công nghệ, so với 10%
60
45
50
45
20
10
20
25
20
25
40
20
20
30
30
30
40
70
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Việt Nam
Philipines
Thái Lan
Indonesia
Malaysia
Singapore
CN trình độ thấp CN trình độ trung bình CN trình độ cao