Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi và đáp án thi hsg khối 10 năm 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.06 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU I
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 10 NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN LỊCH SỬ
Thời gian150 Phút (không kể thời gian giao đề)
Đ Ề BÀI
Câu 1: (6 điểm) So sánh quá trình hình thành, phát triển kinh tế , chính trị, xã
hội của các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây.
Câu 2 (4 điểm) Nêu nguyên nhân, hành trình và kết quả các cuộc phát kiến địa
lí trong giai đoạn hậu kì trung đại.
Câu 3: (6 điểm) Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế
kỉ XVIII :
a.Nguyên nhân, diễn biến.
b.Nguyên nhân thắng lợi.
c.Kết quả, tính chất, ý nghĩa.
Câu 4 (4 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hoá của nước ta từ
thế kỉ X đến XV?
------------HẾT-----------
Giám thị không giải thích gì thêm
1
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU I
ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 10 NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: (6 điểm)
Câu1:
(6đ)
a. Quá trình hình thành (2,0 điểm) Điểm
- Các quốc gia cổ đại Phương Đông : 1,0
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp : Lưu vực các
con sông lớn như sông Nin, sông Án, sông Hằng…….


0,5
+ Ra đời sốm : Thiên niên kỉ thứ IV trước công nguyên ( cuối
kì đá mới, sang đồ đồng)
0,25
+ Qui mô quốc gia rộng lớn. 0,25
- Các quốc gia cổ đại phương Tây .
1,0
+ Điều kiện tự nhiên khó khăn cho nông nghiệp:( địa thế, khí
hậu ….) ngược lại khá thuận lợi cho thủ công nghiệp, hàng hải,
đánh bắt cá …..
0,5
+ Ra đời muộn : Đầu thiên niên kỉ thứ I trước công nguyên
(Thời kì đố sắt)
0,25
+ Qui mô quốc gia nhỏ : Thị quốc. 0,25
b. Kinh tế (2,0 điểm)
- Các quốc gia cổ đại Phương Đông : 1,0
+ Nông nghiệp : Biết thâm canh, làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ. 0,5
+ Thủ công nghiệp : Làm gốm, dệt, đúc đồng…. 0,25
+ Có trao đổi sản phẩm giữa các vùng. 0,25
- Các quốc gia cổ đại phương Tây : 1,0
+ Nông nghiệp: Kém phát triển, thiếu lương thực. 0,5
+ Thủ công nghiệp phát triển mạnh, nghề cá, đóng thuyền, hàng hải
……ra đời.
0,25
+ Thương nghiệp biển phát triển, lưu thông tiền tệ sớm, thành thị ra
đời.
0,25
c. Chính trị - xã hội. (2,0 điểm)
- Các quốc gia cổ đại Phương Đông : 1,0

+ Nhà nước chuyên chế cổ đại, đứng đầu là vua. 0,5
+ Xã hội có ba giai cấp chính : Quí tộc, nông dân công xã, nô lệ. 0,25
+ Nông dân công xã là lực lượng lao động chính. 0,25
- Các quốc gia cổ đại phương Tây : 1,0
+ Chế độ dân chủ cổ đại: Dân chủ chủ nô. 0,5
2
+ Xã hội có ba giai cấp chính: Chủ nô, công dân tự do, nô lê.. Mâu
thuẫn chính là chủ nô – nô lệ.
0,25
+Nô lệ: đông đảo, nhiều nguồn gốc,là lực lượng lao động chính, bị
chủ nô áp bức bóc lột nặng nề.
0,25
Câu 2 (5điểm)
Câu1:
(5đ)
a. Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí (1,5 điểm) Điểm
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị
trường ngày cao.
0,5
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị
người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
0,5
-Khoa học - kĩ thuật hàng hải có tiến bộ: Hiểu biết về địa lý, đại
dương, sử dụng la bàn.
0,25
- Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tầu
lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn.
0,25
b. Các cuộc phát kiến địa lí . (1,5 điểm)
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa châu Phi,

đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
0,25
- Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cut Ấn Độ (5 - 1498) 0,25
- Tháng 8 - 1492, C.Cô-lôm-bô đã đến được Cu Ba và một số đảo
vùng Ăng-ti là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
0,5
- Ph.Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh
thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).
0,5
c. Hệ quả các cuộc phát kiến địa lí (1,0 điểm)
+ Đem lại hiểu biết mới về Trái đất, về những con đường mới, dân
tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng.
0,5
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản.
0,25
+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 0,25
Câu 3: (6 điểm )Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ
XVIII :
Câu3:
(6đ)
a. Nguyên nhân, diễn biến.(3,5 điểm) Điểm
- Nguyên nhân 2,0
+Đầu thế kỉ XVIII nước Anh thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ
0,5
+ Giữa thế kỉ XVIII kinh tế công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa
phát triển mạnh ở 13 thuộc địa, hàng hoá của 13 thuộc địa cạnh
tranh với hàng hoá của chính quyền Anh.
0,5
+ Thực dân Anh thi hành nhiều chính sách nhằm kìm hãm sự phát

triển kinh tế của 13 thuộc địa, làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân 13
0,5
3
với chính quyền Anh ngày càng sâu sác.
- Nguyên nhân trực tiếp
+ Sự kiện chè Bôxtơn năm 1773:Chính phủ Anh đóng cửa cảng
Bôxtơn
0,25
+ Sự kiện Đại hội lục địa lần thứ nhất năm 1774 :Vua Anh không
thoả mãn yêu cầu bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp
của các thuộc địa.
0,25
-Diễn biến : 1,5
+ Tháng 4 -1775 Chiến tranh bùng nổ, nghĩa quân chiến đấu dũng
cảm nhưng không thắng nổi đội quân chính qui của Anh.
0,25
+ Tháng 5 – 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, đại hội
đã quyết định:
+>Thành lập quân đội chính qui và cử Gioóc-giơ –Oa-sinh-tơn làm
tổng chỉ huy.
+> Ngày 4-7-1776 Đại hội thông qua tuyên ngôn độc lập, thành lập
quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ. Tuyên ngôn độc lập ra đời
cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân thuộc địa.
0,75
- Tháng 10 – 1777 nghĩa quân giành thắng lợi ở Xa ra tô ga, tạo
nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
0,25
- Năm 1781 nghĩa quân giành thắng lợi ở Ioóc tao, quân Anh đầu
hàng, năm sau chiến tranh kết thúc.
0,25

b. Nguyên nhân thắng lợi.(1,0 điểm) 1,0
- Có tổng chỉ huy Gioóc-giơ –Oa-sinh-tơn, một người có tài quân
sự và tổ chức .
0,25
- Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa nên được đông đảo quần
chúng các nước Châu Âu tiến bộ ủng hộ.
0,25
- Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, có hậu phương rộng lớn và hiểm
trở.
0,25
- Tác động của bản tuyên ngôn độc lập ngày 4-7-1776. 0,25
c Kết quả, tính chất, ý nghĩa.(1,5 điểm) 1,5
- Kết quả:
+ Theo hoà ước Véc xai năm 1783, Anh công nhận độc lập của 13
thuộc địa.một nước tư bản mới xuất hiện: Hợp chúng quốc Mĩ>
0,25
+ Năm 1787 Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của
nước Mĩ.
0,25
- Tính chất : Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến
tranh giải phóng dân tộc.
0,25
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng dân tộc khỏi thực dân Anh, thành lập nhà nước mới,
mở đường cho kinh tế tư bản phát triển.
0,5
+ Thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu và 0,25
4
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh


Câu 4 ( 4 điểm)
Câu4:
(4đ)
Những thành tựu chủ yếu về văn hoá của nước ta từ thế kỉ X
đến XV
Điểm
- Tôn giáo 1,0
+ Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và trở thành hệ tư
tưởng chính của mình, đến thời Lê sơ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn
0,5
+ Phật giáo được truyền bá sâu rộng, giữ vị trị quan trọng trong đời
sống nhân dân
0,5
- Giáo dục: 1,0
+ Nhà nước rất quan tâm nhiều đến giáo dục. Năm1070, vua Lý
Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở Thăng Long. Năm 1075 nhà Lý tổ
chức khoa thi quốc gia đầu tiên
0,5
+ Giáo dục Nho học không những góp phần nâng cao dân trí, mà
còn đào tạo nhân tài cho đất nước.
0,5
- Văn học 0,5
+ Văn học chữ Hán, Nôm đều phát triển thể hiện tinh thần yêu
nước, ý thức dân tộc....
0,25
+ Đặc biệt hình thành trào lưu văn học dân gian phong phú đủ các
thể loại: ca dao, tục ngữ...
0,25
- Nghệ thuật: Phát triển đa dạng, phong phú trên mọi lĩnh vực... 0,5
- Khoa học kỹ thuật Một số thành tựu khoa học như: y học, kỹ

thuật quân sự, thiên văn, lịch sử, địa lý ....
0,5
- Nhìn chung, văn hoá Đại Việt từ thế kỉ X-XV phát triển đạt đến
trình độ cao và toàn diện. Khẳng định sự tồn tại của một nền văn
hoá dân tộc rất đáng tự hào.
0,5
------------HẾT-----------
5

×