Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Năm học 2018 – 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.02 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1


<b>TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ </b>
<b>MINH ĐỨC </b>


Số: /KH-MĐ


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>


<i> </i>


<i> Quận 1, ngày 17 tháng 9 năm 2018 </i>


<b>KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG </b>
<b>Năm học 2018 – 2019 </b>


Căn cứ Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông;


Căn cứ Công văn số 2654/GDĐT-TrH ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
trung học năm học 2018-2019;


Căn cứ Công văn số 625/GDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2018 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Quận 1 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học
2018-2019;


Căn cứ Kế hoạch số 109/ KH-MĐ ngày 17 tháng 9 năm 2018 của trường Trung
học cơ sở Minh Đức về hoạt động năm học 2018-2019,



Trường Trung học cơ sở Minh Đức xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học
2018 -2019 như sau:


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục được qui định tại Chương trình giáo
dục hiện hành và đạt mục tiêu giáo dục căn bản, tồn diện, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của học sinh, của gia đình và xã hội.


- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện thường xuyên, hiệu quả
các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tổ chức dạy học hiệu quả với đa
dạng các phương pháp dạy học.


- Thực hiện đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, phù hợp với các phương pháp
dạy học tích cực; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn.


- Tiếp tục thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu
bài học, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


- Tập trung phát triển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý giáo dục phù hợp với định hướng đổi mới phát triển giáo dục.


- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của


ngành và địa phương.


- Nhằm giúp cho cán bộ quản lý nhà trường có định hướng tổ chức, chỉ đạo
thực hiện, quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục theo đúng tiến độ, kiểm tra
đánh giá các hoạt động chuyên môn của nhà trường cuối mỗi học kỳ và cuối năm
học để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với sự chỉ đạo của Ngành.


- Trên cơ sở nội dung Kế hoạch giáo dục nhà trường, các tổ trưởng chuyên
môn xây dựng kế hoạch chun mơn năm học cho tổ mình.


<b>II. NỘI DUNG THỰC HIỆN </b>


<b>1.</b> <b>Khung chương trình mơn học </b>


Căn cứ Khung chương trình giáo dục hiện hành, các văn bản hướng dẫn
đổi mới hoạt động chuyên môn và đề nghị của các tổ chuyên môn, Trường Trung
học cơ sở Minh Đức ban hành kế hoạch dạy học cho các môn học như sau: Ngữ
Văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công
dân, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tự chọn, Giáo dục tập thể, HĐ
GDNGLL, HĐ GDHN.


Dạy học buổi 2, ngồi việc ơn tập và nâng cao kiến thức, kỹ năng các bộ
mơn Ngữ Văn, Tốn, Anh cho học sinh khối lớp 9, các em còn được học tập các bộ
môn Văn thể mỹ (Thể dục- Bóng chuyền cơ bản, Mĩ thuật và Âm nhạc).


Quy định số tiết dạy các môn trong năm học như sau:
TỔNG SỐ TIẾT DẠY BUỔI 1 TRONG NĂM


TT MƠN HỌC KÌ I HỌC KÌ II



K6 K7 K8 K9 K6 K7 K8 K9


1 Ngữ văn 76 76 76 95 72 72 72 90


2 Lịch sử 19 38 38 19 18 36 18 36


3 Địa lý 19 38 19 38 18 36 36 18


4 Ngoại ngữ 57 57 57 38 54 54 54 36


5 Toán 76 76 76 76 72 72 72 72


6 Vật lý 19 19 19 38 18 18 18 36


7 Hóa học 0 0 38 38 0 0 36 36


8 Sinh học 38 38 38 38 36 36 36 36


9 Giáo dục công dân 19 19 19 19 18 18 18 18


10 Công nghệ 38 19 38 19 36 36 18 18


11 Âm nhạc 19 19 19 19 18 18 18 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


13 Thể dục 38 38 38 38 36 36 36 36


14 Tự chọn ( Tin học) 38 38 38 38 36 36 36 36
15 Giáo dục tập thể 38 38 38 38 36 36 36 36



16 HĐ GDNGLL 8 8 8 8 8 8 8 8


17 HĐ GDHN 05 04


TỔNG CỘNG 521 540 578 564 494 530 530 534
TỔNG SỐ TIẾT DẠY BUỔI 2 TRONG NĂM


MƠN HỌC KÌ I HỌC KÌ II


K6 K7 K8 K9 K6 K7 K8 K9


Ngữ Văn / / / / / /


Toán / / / / / /


Anh / / / / / /


Văn thể mỹ (Thể dục:
bóng chuyền cơ bản,


Mỹ thuật, Âm nhạc) / / / / / /


TỔNG CỘNG / / / / / /


<b> </b>Quy định về thời gian học:


- Học kì I, thực học học 19 tuần: Từ 20/8/2018 đến 29/12/2018.
Tuần 31/12/2018 đến 05/01/2019: Hoạt động khác.



- Học kì II, thực học 18 tuần: Từ 07/01/2019 đến 25/5/2019.
Xét công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở trước ngày 15/6/2019.
Ngày bế giảng: 27/5/2019.


Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 31/7/2019.


<b>2. Các hoạt động giáo dục </b>


<i><b> 2.1. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học </b></i>
* Mục tiêu:


- Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn lực xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho
học sinh.


- Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính
tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, rèn luyện về kỹ năng thực hành, vận
dụng kiến thức, kỹ năng được học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, qua đó giúp
các em hình thành và phát triển về năng lực và phẩm chất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


tinh giản, để tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với thực tế của nhà
trường và khả năng học tập của học sinh.


- Đẩy mạnh việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng
cơng nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao hiệu quả dạy và học của nhà
trường.


- Đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các bộ môn,


các tiết học ngồi khơng gian lớp học, thực hiện các chuyên đề, chủ đề dạy học
theo phương pháp giáo dục STEM.


- Thực hiện nghiêm túc theo văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh, Phịng Giáo dục và Đào tạo Quận 1.


* Chỉ tiêu:


- 100% giáo viên trong tổ, nhóm chun mơn dạy theo đúng kế hoạch,
chương trình giảng dạy đã được tổ trưởng bộ mơn quận thẩm định và hiệu trưởng
nhà trường phê duyệt.


- Các tiết dạy buổi 2, 100% dạy học theo chủ đề đã thống nhất từ tổ chuyên môn.
- 100% giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học: thực hiện
thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực.
- 100% giáo viên thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học: xây dựng các bài dạy sử dụng bảng tương tác, sử dụng các phầm mềm dạy
học vào bài giảng đạt hiệu quả.


- Các tổ, nhóm chun mơn xây dựng 4 chuyên đề dạy học trong năm, trong
đó có 1 chuyên đề dạy học trải nghiệm sáng tạo, tiết học ngồi khơng gian lớp học
hoặc chun đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM.


* Biện pháp:


- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục
phổ thơng, nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát
triển năng lực học sinh theo khung chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần) theo hướng
tinh giản để tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với điều kiện thực tế


của nhà trường và khả năng học tập của học sinh; giảm lý thuyết hàn lâm, không
nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa, đảm bảo thời gian kết thúc học
kỳ, kết thúc năm học theo quy định, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ơn tập,
thí nghiệm, thực hành, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5


dựng kế hoạch giảng dạy ở buổi 2 theo các chủ đề dạy học cho học sinh. Kế hoạch
dạy học buổi 1 và buổi 2 của tổ, nhóm chun mơn được tổ chun môn của Quận
thẩm định và cán bộ quản lý nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện.


- Chỉ đạo các tổ, nhóm chun mơn đẩy mạnh việc thực hiện vận dụng các
phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy
tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; tăng cường năng lực
vận dụng thực tiễn cho các em.


- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần công văn số
3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
và các phương pháp dạy học tích cực khác; tăng cường kỹ năng thực hành, vận
dụng kiến thức, tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, chú ý việc tổ
chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình.


- Thực hiện giảng dạy bộ sách nâng cao và phát huy năng lực học sinh môn
Mỹ thuật lớp 6 và Âm nhạc lớp 6 cho 100% học sinh lớp 6 của trường.


- Thực hiện giảng dạy bộ sách bổ trợ Tiếng Anh I learn Smart World cho
100% học sinh lớp 6, 7, 8 và 9.


- Năm học 2018-2019, nhà trường triển khai việc thực hiện các chuyên đề


dạy học cho các tổ, nhóm chuyên môn như sau:


+ Mỗi tổ, nhóm chun mơn xây dựng thực hiện 4 chuyên đề/ 1 năm học (2
chuyên đề/ 1 học kỳ) theo định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy (vận dụng
đa dạng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy
học tích hợp, dạy học theo dự án, dạy học theo chủ đề,...), định hướng đổi mới
kiểm tra đánh giá, đổi mới về hình thức dạy học, các hình thức học tập trải nghiệm
sáng tạo, tiết học ngoài nhà trường, ngồi khơng gian lớp học, dạy học theo định
hướng giáo dục STEM. <i>(phụ lục chuyên đề thực hiện của các tổ, nhóm chun </i>
<i>mơn đính kèm). </i>


- Trên cơ sở các tổ, nhóm xây dựng các chuyên đề theo định hướng trên, nhà
trường phân cơng các tổ, nhóm chun mơn thực hiện các chuyên đề cấp trường
để tất cả giáo viên tham dự, học tập<i>. (phụ lục chuyên đề thực hiện cấp trường của </i>
<i>các tổ, nhóm chun mơn đính kèm) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


- Tiếp tục thực hiện các hoạt động chuyên môn trên trang mạng Trường học
kết nối: 100% giáo viên thực hiện, mỗi giáo viên đăng ít nhất 1 bài học/học kỳ cho
học sinh tham gia học tập.


- Chỉ đạo giáo viên tăng cường khuyến khích, động viên học sinh học tập; chú
trọng tổ chức hợp lý cho học sinh hình thức học tập làm việc cá nhân và theo nhóm;
rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa
và tài liệu tham khảo.


- Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh, sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng
dụng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông hiện đại.



- Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo
hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT – BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


- Tiếp tục thực hiện hoạt động giáo dục theo định hướng STEM (STEM:
Science - Technology - Engineering – Mathematic), tích hợp khoa học - cơng nghệ
- kỹ thuật - toán vào dạy học các bộ môn phù hợp với thực tiễn tại đơn vị: mỗi
nhóm bộ môn thực hiện 2 chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong
năm học (1 chủ đề/ 1 học kỳ). <i>(phụ lục chủ đề dạy học của tổ nhóm chun mơn </i>
<i>đính kèm) </i>


<i><b> 2.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học </b></i>
<i><b>sinh. </b></i>


* Mục tiêu:


<i><b> - Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, </b></i>
nhóm học sinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá,
giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.


- Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm
yếu của mình, tự hồn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học.


- Thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất của học sinh: chú trọng đánh giá trong quá trình dạy học và đánh
giá cuối học kỳ, cuối năm học; nâng cao chất lượng đề kiểm tra: xây dựng đề kiểm
tra theo ma trận, đổi mới nội dung đề kiểm tra, đa dạng hóa hình thức và nội dung
kiểm tra, chú ý các nội dung có liên quan đến tình huống thực tiễn trong đề kiểm


tra phải chọn lựa nội dung phù hợp, có tính giáo dục và hợp thực tế cuộc sống.


* Chỉ tiêu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7


- 100% giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh và những chỉ đạo về thực hiện đổi mới kiểm tra
đánh giá của nhà trường.


- 100% học sinh được kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.


* Biện pháp:


- Thực hiện nghiêm túc theo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục
và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1.


- Chỉ đạo các tổ, nhóm chun mơn triển khai và hướng dẫn giáo viên vận
dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối
kì, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn
nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Khi chấm bài kiểm
tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của
học sinh. Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kỳ không phù hợp với
những nhận xét trong quá trình học tập, giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu
thấy cần thiết và hợp lý thì có thể cho học sinh kiểm tra lại. Các kết quả kiểm tra,
đánh giá được thông tin đầy đủ đến học sinh để động viên khuyến khích học sinh
tiến bộ.



- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các
hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học
sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật,
báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài
trình chiếu, video clip, …) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch
dạy học của giáo viên và nhà trường, đánh giá học sinh thông qua ý thức, thái độ
tham gia các cuộc thi của các em. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá
nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành, các hình thức đánh giá này được
thông tin đầy đủ đến học sinh khi giao nhiệm vụ học tập.


- Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra định kỳ,
kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học theo ma trận gồm 4 mức độ theo yêu cầu: Nhận
biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.


- Đa dạng hóa các nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá. Kết hợp một
cách hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa
kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra.


- Nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn đối với các
môn Ngữ văn, Tốn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Vật lý, Cơng nghệ, Tin học…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8


- Đề kiểm tra tăng cường các câu hỏi, bài tập vận dụng có tính thực tiễn, qua
đó, giúp học sinh có kĩ năng biết vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn cuộc
sống.


- Đối với bộ môn Tốn, giáo viên bộ mơn Tốn phối hợp với giáo viên bộ
mơn Lý, Hóa, Sinh, …thực hiện xây dựng bộ tài liệu hệ thống bài tập mang tính
đổi mới, tích hợp kiến thức liên mơn, giải quyết vấn đề thực tiễn và bộ đề thi minh


họa ôn tuyển sinh lớp 10 đáp ứng yêu cầu đổi mới của Sở Giáo dục.


- Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động học tập trải
nghiệm sáng tạo trong và ngoài nhà trường: tiết học ngồi nhà trường bộ mơn Sinh
lớp 7 tại Thảo Cầm Viên, tiết học ngồi nhà trường bộ mơn Sử lớp 6 tại bảo tàng,
Khối 8 tại Dinh Độc Lập Khối 9 trải nghiệm học tập ngoại khóa Về Quê và học tập
tại các câu lạc bộ trong nhà trường, thông qua các cuộc thi tổ chức cấp trường (Lớn
lên cùng sách, Văn hay chữ tốt, Khoa học kỹ thuật,...)


- Tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, quản
lý, duyệt đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong các lần kiểm tra
thường xuyên, định kỳ, học kỳ nhằm đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng,
đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Khi chấm bài kiểm tra phải có
phần nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh.


- Đề kiểm tra phải có sự định hướng thống nhất về nội dung, số câu, ma trận
đề, đáp án trong tổ, nhóm bộ môn. Nội dung thống nhất này được ghi trong biên
bản họp tổ, nhóm chun mơn. Đề kiểm tra phải được soạn đúng theo form đề theo
quy định. Đề kiểm tra 15 phút do tổ trưởng duyệt, đề kiểm tra định kỳ 1 tiết do Phó
hiệu trưởng duyệt. Thời gian nộp đề để duyệt trước 1 tuần thực hiện kiểm tra. Thời
gian chấm trả bài kiểm tra cho học sinh: sau 2 tuần thực hiện kiểm tra đối với bài
kiểm tra 1 tiết và sau 1 tuần thực hiện kiểm tra đối với bài kiểm tra 15 phút.
- Thực hiện kiểm tra học kỳ I, học kỳ II các môn: Thể dục, Tin học, Công
nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc theo lịch kiểm tra và đề ra của trường.


- Tổ chức chuyên đề cấp trường về “Đổi mới kiểm tra đánh giá” để toàn thể
giáo viên học tập, nắm được định hướng cũng như các hình thức thực hiện về đổi
mới kiểm tra, đánh giá trong day học học sinh.


- Triển khai các tổ, nhóm chun mơn thực hiện chuyên đề về đổi mới kiểm


tra đánh giá (thực hiện chuyên đề độc lập hoặc kết hợp chung với chuyên đề về đổi
mới phương pháp dạy học).


- Khi dự giờ giáo viên thực hiện các tiết dạy bài học, chủ đề dạy học căn cứ
vào kế hoạch bộ môn trong năm học và sử dụng “Phiếu ghi nhận, đánh giá bài dạy,
chủ đề dạy học bậc trung học” đã được Phòng Giáo dục Đào tạo quận 1 phổ biến
từ năm học 2014-2015.


<i><b> 2.3. Nâng cao chất lượng giảng dạy và sinh hoạt tổ nhóm chun mơn: tổ </b></i>
<i><b>chức hội thảo, chuyên đề, thao giảng, bồi dưỡng giáo viên, tham gia trường học </b></i>
<i><b>trực tuyến, sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học, … </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

9


<b> - </b>Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, chất lượng hoạt động của


tổ, nhóm bộ mơn.


- Tạo cơ hội nâng cao về năng lực chuyên môn, năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học, năng lực kỹ năng sư phạm, khả năng sáng tạo trong
việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực cho tất cả giáo viên
trong tổ, nhóm bộ mơn.


- Thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng dẫn tạị buổi họp
chuyên môn ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 về
việc thực hiện đúng yêu cầu của các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn tại các
trường trên địa bàn Quận 1 năm học 2018 – 2019.


- Thực hiện các chuyên đề dạy học về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá, chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM, các tiết học trải


nghiệm sáng tạo ngoài nhà trường, ngồi khơng gian lớp học đạt hiệu quả tốt trong
tổ, nhóm chun mơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chung của nhà trường.


* Chỉ tiêu:


- 100% các buổi họp chuyên môn của tổ thực hiện theo hướng nghiên cứu
bài học.


- 100% giáo viên thực hiện chuyên đề, thao giảng theo đúng tiến độ, nội
dung đã đăng kí.


- 100% giáo viên tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Sở Giáo dục
và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Phịng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 tổ chức.
- 100% giáo viên tham gia và hoàn thành việc học tập “Bồi dưỡng thường
xuyên” theo kế hoạch.


- 100% giáo viên trong tổ tham gia học ít nhất 1 lớp ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.


* Biện pháp:


- Thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố
Hồ Chí Minh, Phịng Giáo dục và Đào tạo Quận 1: 100% các tổ nhóm thực hiện
sinh hoạt chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học.


- Tiếp tục thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo hướng dẫn tại buổi
họp chuyên môn ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận
1 về việc thực hiện đúng yêu cầu của các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn tại
các trường trên địa bàn Quận 1 năm học 2018 – 2019.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10


- Trong các buổi họp tổ, nhóm chuyên mơn tại trường có sự tham dự của
lãnh đạo nhà trường, cụ thể:


+ Tổ Tốn, tổ Hóa- Sinh, tổ Lý-Tin học- Công nghệ và tổ Thể dục, tổ Mỹ
thuật-Công nghệ-Âm nhạc: Thầy Trần Văn Giàu phụ trách.


+ Tổ Tiếng Anh Văn, tổ Sử- Địa-Giáo dục công dân: Thầy Trần Minh Thành
phụ trách.


+ Tổ Ngữ Văn: Cô Trần Thúy An phụ trách.


- Đẩy mạnh việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đối
với bộ môn Mĩ thuật, Âm nhạc và Tiếng Anh (nghiên cứu tài liệu dạy học mới:
Sách Mĩ thuật khối 6, sách Âm nhạc khối 6 và bộ sách bổ trợ I learn smart world
khối 6, 7, 8, 9).


- Mỗi tổ, nhóm chun mơn xây dựng thực hiện 4 chuyên đề/ 1 năm học (2
chuyên đề/ 1 học kỳ) theo định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy (vận dụng
đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như phương pháp Bàn tay nặn
bột, dạy học tích hợp, dạy học theo dự án, dạy học theo chủ đề, dạy học theo
hướng nghiên cứu bài học, dạy học theo phương pháp STEM...), định hướng đổi
mới kiểm tra đánh giá, đổi mới về hình thức dạy học, các hình thức học tập trải
nghiệm sáng tạo, tiết học ngoài nhà trường, ngồi khơng gian lớp học.


- Mỗi nhóm chun mơn thực hiện ít nhất 1 chủ đề dạy học theo định hướng
STEM trong 1 học kỳ. Chủ đề dạy học theo định hướng STEM được các tổ, nhóm
chun mơn tổ chức thực hiện có thể là bài học ngoại khóa hoặc bài học chính
khóa cho học sinh.



- Mỗi giáo viên đăng kí thực hiện thao giảng 4 tiết/ năm học (2 tiết/ 1 học
kỳ/ 1 giáo viên). Các giáo viên thực hiện đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới
về kiểm tra đánh giá thông qua các tiết thao giảng, chuyên đề:


+ Phương pháp bàn tay nặn bột: thực hiện ở các mơn Tốn, Lý, Hóa, Sinh,
Thể dục, Cơng nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học.


+ Phương pháp dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề, dạy học theo phương
pháp giáo dục STEM: thực hiện được cho tất cả các môn.


+ Phương pháp dạy học theo dự án: thực hiện ở các môn Ngữ Văn, Sử, Địa,
GDCD, Tiếng Anh.


+ Đổi mới kiểm tra đánh giá: thực hiện được cho tất cả các môn.


- Tiếp tục thực hiện sinh hoạt chuyên môn trên trang trường học kết nối, mỗi
giáo viên thực hiện ít nhất 01 bài học/1 học kỳ trên trang mạng cho học sinh tham
gia học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

11


- Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch “Bồi dưỡng thường
xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên của trường năm học 2018-2019”, triển khai
đến các tổ, nhóm chuyên môn và các giáo viên, hướng dẫn lập kế hoạch Bồi dưỡng
thường xuyên của tổ nhóm và cá nhân giáo viên thực hiện trong năm học.


- Tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ, tham dự học tập các lớp tập huấn về phương pháp giảng
dạy và công nghệ thông tin do Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức như Ứng


dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, Dạy học theo dự án, Phát triển
Kỹ năng dạy học Bảng tương tác (lớp cơ bản và các lớp nâng cao cho các bộ mơn
Anh, Hóa, Lý), thiết kế Bài giảng Elearning, Dạy học theo phương pháp giáo dục
STEM, Tự động hóa Aruino…để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới của
giáo dục hiện nay.


<i><b>2.4. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. </b></i>
<i><b>a. Bồi dưỡng học sinh giỏi: </b></i>


* Mục tiêu:


- Phát hiện học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu bộ mơn để kịp thời bồi
dưỡng cho các em; tạo mọi điều kiện để các em được phát huy năng lực học tập, tư
duy sáng tạo trong các giờ học.


- Tổ chức chọn đội tuyển bồi dưỡng giúp học sinh ôn tập, nâng cao kiến
thức để đạt kết quả tốt trong học tập cũng như các kỳ thi chọn học sinh giỏi; nâng
cao chất lượng mũi nhọn của trường.


- Nâng cao trách nhiệm của giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi. Góp phần thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua, nâng cao
chất lượng mũi nhọn của trường.


* Chỉ tiêu:


- Phấn đấu đạt 20 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Thành phố về văn hóa.
- Phấn đấu đạt 30 học sinh khối 6, 7, 8, 9 được công nhận học sinh giỏi cấp
Quận về các mơn văn hóa.



- 100% giáo viên tham gia tích cực hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tham gia các
Hội thi, hoạt động chuyên môn, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học….


* Biện pháp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

12


- Đối với học sinh giỏi các bộ mơn văn hóa (Kỳ thi Olympic tháng 4) thi
khối 6,7,8, ngay từ đầu năm học, nhà trường định hướng các giáo viên bộ môn
thông qua kết quả thi học sinh giỏi cấp Quận năm học 2017-2018 và thơng qua q
trình thực tế giảng dạy, chọn lọc ra và bổ sung thêm những em học sinh giỏi, có
năng lực, u thích bộ môn và muốn tham gia học tập vào đội dự tuyển học bồi
dưỡng học sinh giỏi các bộ môn tại trường (dự kiến: mỗi bộ môn: 01 em học sinh).
- Tổ chức và thực hiện từ tuần 3, đầu tháng 9/2018 cho học sinh khối 9 và
đầu tháng 10/2018 đối với học sinh khối 6,7,8. Số tiết dạy bồi dưỡng: 4 tiết/ tuần.


+ Các mơn văn hóa:


Khối 9: Từ 10/9/2018 đến cuối tháng 3/2019 (đến ngày thi cấp Thành phố).
Khối 6, 7, 8: Từ 01/10/2018 đến hết tháng 4/2019 (đến ngày thi cấp Quận).
Ngày dạy bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường: dự kiến thứ Bảy. Ngày dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế.


+ Giải tốn trên máy tính cầm tay Casio: tổ chức dạy bồi dưỡng từ đầu tháng
9/2018 đến khoảng đầu tháng 10/2018 (thi cấp Quận). Số học sinh: dự kiến tối đa
chọn 10 học sinh có học lực và hạnh kiểm năm học 2017-2018 từ khá trở lên. Số
tiết dạy: 4 tiết/ tuần.


+Văn hay chữ tốt: tổ chức dạy bồi dưỡng từ đầu tháng 9/2018 cho đến tháng
khoảng đầu tháng 01/2019 (thi cấp Quận). Số học sinh: 6 học sinh (03 học sinh


khối 6, 7; 03 học sinh khối 8, 9). Số tiết dạy: 4 tiết/ tuần.


+ Khéo tay kĩ thuật: tổ chức dạy bồi dưỡng từ đầu tháng 9/2018 cho đến
ngày thi cấp Quận. Số học sinh: 8 học sinh. Số tiết dạy: 4 tiết/ tuần.


+ Thực nghiệm Khoa học tự nhiên: tổ chức dạy bồi dưỡng từ đầu tháng
10/2018 cho đến tháng 12/2018 (thi cấp Quận). Số học sinh: 2 học sinh. Số tiết
dạy: 4 tiết/tuần.


- Phân cơng giáo viên có kinh nghiệm, có tay nghề, có tâm huyết với cơng
tác bồi dưỡng học sinh giỏi giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn. <i>(phụ </i>
<i>lục phân công giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đính kèm). </i>


- Chỉ đạo các giáo viên tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi xây dựng kế
hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn trong năm học, sưu tầm các dạng đề thi
học sinh giỏi các năm làm nguồn tư liệu giảng dạy.


<i>b. Phụ đạo học sinh yếu: </i>
* Mục tiêu:


- Nhằm củng cố, bổ sung, hệ thống kiến thức bị “hổng”cho một số học sinh
có nhận thức chậm và lực học yếu, kém ở một số môn như Văn, Tốn, Anh, giúp
cho các em có thể đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng của bộ môn theo quy định.


- Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém ở các
bộ mơn, đặc biệt 3 bộ mơn Văn, Tốn, Tiếng Anh của các khối lớp 6,7,8,9.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

13


- 100% học sinh yếu kém các mơn Ngữ Văn, Tốn, Anh được học phụ đạo


kịp thời, hiệu quả.


- Khơng có học sinh học kém mơn Ngữ văn, Tốn, Anh khối 6,7,8,9.


- Giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém mơn Ngữ Văn, Tốn, Anh sau mỗi đợt kiểm
tra xuống 10%.


- 100% các bài kiểm tra (giữa học kì và học kì) mơn Ngữ Văn, Toán,
Anh ở các khối 6,7,8,9 có tỷ lệ trên trung bình bằng học cao hơn mặt bằng
chung của Quận.


* Biện pháp:


- Lập danh sách, tổ chức dạy phụ đạo cho các em học sinh yếu chưa đạt
chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học Ngữ Văn, Toán, Anh tại các lớp đang học
nhằm tạo điều kiện cho các em được ôn tập kiến thức, rèn kĩ năng để đạt được
chuẩn theo quy định.


- Khuyến khích giáo viên tổ chức học tập theo nhóm tạo điều kiện để học
sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu; xây dựng đôi bạn cùng tiến.


- Chỉ đạo giám thị và giáo viên chủ nhiệm theo dõi chuyên cần, tình hình
học tập trên lớp cũng như việc phụ đạo của các em, kịp thời thông báo với phụ
huynh để phối hợp giúp đỡ, đôn đốc các em học tập.


- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phối hợp rà soát theo dõi
kết quả kiểm tra của học sinh học phụ đạo sau mỗi lần kiểm tra GHK1, HK1,
GHK2; đưa ra khỏi danh sách những học sinh có tiến bộ trong học tập và bổ sung
thêm vào danh sách học phụ đạo những học sinh khác có biểu hiện lười học, sức
học sa sút, có điểm kiểm tra dưới trung bình.



- Thời gian dạy phụ đạo học sinh yếu từ tuần 03(10/9/2018) đến tuần 31
(13/04/2019) với số tiết dạy 3 tiết/1 tuần. Ngày dạy phụ đạo: dự kiến thứ ba, thứ
năm (Khối 6, 7), thứ tư, thứ sáu (Khối 8, 9): tiết 4 buổi chiều.


- Phân công giáo viên dạy phụ đạo cho các em học sinh yếu, kém. <i>(phụ lục </i>
<i>phân công giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu, kém đính kèm).</i>


<b>- </b>Đối với học sinh khối 9, học sinh yếu do GVBM Văn, Toán, Anh dạy mỗi


lớp phụ trách.


- Đối với các bộ mơn cịn lại, giáo viên bộ mơn chủ động sắp xếp thời gian
dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém các lớp dạy của mình.


- Chỉ đạo các giáo viên tham gia dạy phụ đạo xây dựng kế hoạch dạy phụ
đạo học sinh yếu bộ môn trong năm học, lập bảng theo dõi sự tiến bộ của học sinh
qua các đợt học phụ đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

14


- Việc dạy học 2 buổi/ngày nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu
của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh.


- Giúp học sinh ôn luyện và nâng cao kiến thức bộ mơn ngồi giờ học chính
khóa, tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.


* Chỉ tiêu:



- 100% học sinh khối 9 tham gia học 2 buổi/ngày.


- 100% giáo viên thực hiện việc đảm bảo kiến thức học sinh nắm được trên
lớp, không cho học sinh bài tập quá nhiều về nhà.


- 100% các tiết dạy học ở buổi 2 thực hiện dạy học theo chủ đề.
* Biện pháp:


- Năm học 2018-2019, nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho học sinh
khối 9 (10 lớp)


- Số học sinh: 451 học sinh.
- Thời gian tổ chức lớp học:


+ Học kỳ I: Bắt đầu từ 20 tháng 8 năm 2018 đến 29 tháng 12 năm 2018
+ Học kỳ II: Từ 07 tháng 01 năm 2019 đến 25 tháng 5 năm 2019.


- Ngoài những tiết trong kế hoạch dạy học chính khóa theo qui định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, ở buổi 2 học sinh
không những được luyện tập, ôn tập và nâng cao kiến thức kỹ năng ở các mơn:
Văn, Tốn, Anh mà cịn được nhà trường bồi dưỡng về năng khiếu các môn văn
thể mỹ (Thể dục thể thao, Mỹ thuật, Âm nhạc) cho học sinh…


- Nội dung giảng dạy các tiết buổi 2 được thực hiện dạy học theo chủ đề.
Các chủ đề dạy học do tổ nhóm bộ mơn xây dựng, thống nhất và được hiệu trưởng
phê duyệt trước khi thực hiện. Cụ thể số tiết dạy buổi 2 ở mỗi học kỳ như sau:


<b>KHỐI </b> <b>LỚP </b> <b>VĂN </b> <b>TỐN </b> <b>ANH </b> <b><sub>NGỒI </sub>N </b> <b>Tự chọn </b>


<b>HKI </b> <b>HKII </b> <b>HKI </b> <b>HKII </b> <b>HKI </b> <b>HKII </b>



6


2 BUỔI 3 3 2 3 1 2 2 Anh_Toán


TCTA 2 2 0 1 0 0 2 Anh_Tốn


TÍCH HỢP 1 2 1 2 0 0 0 Văn_Toán


7


2 BUỔI 3 2 1 2 1 2 2 Anh_Toán


TCTA 1 0 0 1 0 0 2 Anh_Tốn


TÍCH HỢP 0 0 0 1 0 0 0 Văn_Toán


8


2 BUỔI 2 2 1 2 1 1 2 Lý_Toán


TCTA 0 0 0 0 0 0 2 Lý_Anh


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

15


9 2 BUỔI 2 2 2 2 1 2 0 Anh_Toán


TCTA 2 2 2 2 0 0 2 Anh_Toán


- Hạn chế việc cho học sinh bài tập về nhà quá nhiều.



- Chú trọng việc giảng dạy để học sinh nắm bắt kiến thức ngay tại lớp.


<i><b> 2.6. Tham gia các hội thi chuyên môn: khoa học kỹ thuật cho học sinh </b></i>
<i><b>trung học, </b><b>giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin, cuộc thi Olympic </b></i>
<i><b>tháng 4, </b><b>thi giáo viên dạy giỏi, … </b></i>


* Mục tiêu:


- Phát hiện, bồi dưỡng và tạo sân chơi học tập bổ ích cho các em học sinh có
năng lực, có yêu thích về khoa học, thích sáng tạo và qua việc tham gia các cuộc
thi này các em được phát huy về năng lực học tập, tư duy sáng tạo.


- Nâng cao trách nhiệm của giáo viên trong công tác hướng dẫn bồi dưỡng
học sinh giỏi, học sinh có năng lực tham gia các cuộc thi, góp phần thực hiện các
các phong trào thi đua về chuyên môn của nhà trường.


- Tạo cơ hội cho giáo viên phát huy năng lực về công nghệ thông tin và
chuyên môn.


* Chỉ tiêu:


- Tham gia 100% các hội thi chuyên môn do Sở Giáo dục và Phòng Giáo
dục tổ chức trong năm học 2018-2019.


- Phấn đấu đạt giải các cuộc thi, hội thi chuyên môn sau:
Tên cuộc thi, hội thi Kết quả đạt được năm học


2017-2018



Chỉ tiêu phấn đấu đạt
năm 2018-2019
Giáo viên giỏi cấp Quận 03 giáo viên 04 giáo viên
Giáo viên sáng tạo trên


nền tảng công nghệ thông
tin


02 giáo viên đạt giải


Khoa học kỹ thuật dành
cho học sinh trung học
cấp Thành phố


02 sản phẩm đạt giải


Olympic tháng 4 01 HS/mơn/Khối


Giải tốn trên máy tính


cầm tay cấp Quận 02 học sinh đạt giải 03 học sinh đạt giải
Cuộc thi học sinh giỏi cấp


Thành phố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

16
Cuộc thi học sinh giỏi cấp


Quận về các môn văn hóa 35 học sinh đạt giải 35 học sinh đạt giải
Cuộc thi Nét vẽ xanh cấp



Thành phố 01 học sinh đạt giải


Thực nghiệm Khoa học tự


nhiên cấp Quận 02 học sinh đạt giải


Văn hay chữ tốt cấp Quận 01 học sinh đạt giải


Lớn lên cùng sách cấp


Quận 01 học sinh đạt giải 01 học sinh đạt giải


Lớn lên cùng sách cấp


Thành phố 01 học sinh đạt giải 01 học sinh đạt giải


* Biện pháp:


<b> </b> - Đối với mỗi cuộc thi do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1, Sở Giáo dục
và Đào tạo TPHCM tổ chức, nhà trường có những biện pháp và kế hoạch phân
công cụ thể cho tổ, nhóm tham gia <i>(phụ lục phân cơng thực hiện các cuộc thi đính </i>
<i>kèm). </i>


- Đối với cuộc thi Học sinh giỏi cấp Quận và cấp Thành phố, nhà trường tổ
chức thực hiện và phân công giáo viên tham gia phụ trách dạy bồi dưỡng như phân
công ở mục 2.4.


- Đối với mỗi cuộc thi, lãnh đạo nhà trường thường xuyên theo dõi, đôn đốc
giáo viên và học sinh thực hiện để đảm bảo tiến độ tham gia cuộc thi và sản phẩm


dự thi đạt hiệu quả cao, chủ động có kế hoạch và biện pháp kịp thời hỗ trợ các giáo
viên và học sinh tham gia các cuộc thi.


- Tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia học tập bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tham dự học tập các lớp tập huấn về công nghệ
thông tin do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức như ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, Dạy học theo dự án, Phát triển
Kỹ năng dạy học Bảng tương tác, thiết kế Bài giảng Elearning, dạy học theo định
hướng giáo dục STEM, tự động hóa Arunio…để nâng cao năng lực cho giáo viên
có thể tham gia đạt kết quả tốt các cuộc thi chuyên môn của Phòng Giáo dục và Sở
Giáo dục tổ chức.


<i><b>2.7. Hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải </b></i>
<i><b>nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống </b></i>


* Mục tiêu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

17


học được vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành năng lực thực tiễn, rèn luyện
và phát triển các kỹ năng sống cần thiết, phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.


* Chỉ tiêu:


- 100% giáo viên thực hiện tốt hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp, hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh học tập.


- Thực hiện tốt các tiết học trải nghiệm sáng tạo, tiết học ngoài nhà trường
bộ môn Sinh tại Thảo Cầm Viên cho 100% học sinh khối lớp 7; tiết học ngoài nhà
trường bộ môn Sử tại Bảo tàng cho 100% học sinh lớp 6; tiết học ngồi nhà trường


bộ mơn Sử tại Dinh Độc Lập cho 100% học sinh lớp 8; tiết học tập ngoại khóa cho
100% học sinh lớp 9.


- Thực hiện 04 chuyên đề/ năm học về Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh.
- 100% giáo viên thực hiện tốt việc giảng dạy lồng ghép Kỹ năng sống cho
học sinh thông qua các tiết dạy học bộ môn ở các khối lớp.


* Biện pháp:


<i><b> - Hoạt động ngoại khóa: </b></i>


- Chỉ đạo bộ phận Đoàn- Đội phối hợp với các giáo viên bộ môn Sinh, Sử,
Địa, Cơng nghệ 9 tổ chức hoạt động ngoại khóa tại miền Tây: “một ngày làm nông
dân” cho học sinh vào cuối tháng 12 (sau khi kiểm tra HKI, từ 31/12/2018 đến
05/01/2018).


- Bộ phận Đoàn – Đội phối hợp với địa phương và lãnh đạo nhà trường tổ
chức các hoạt động văn nghệ, tổ chức các hoạt động phong trào chào mừng các
ngày lễ: khai giảng, 20/11, Mừng Đảng, mừng Xuân, Giỗ tổ Hùng Vương...tạo sân
chơi lành mạnh cho học sinh.


- Phối hợp với các trường Trung cấp, dạy nghề trong và ngoài quận tổ chức
các hoạt động ngoại khóa hướng nghiệp cho học sinh.


<i><b> - Hoạt động ngoài giờ lên lớp: </b></i>


- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo
và Tổ trưởng bộ môn. Mỗi tháng thực hiện 2 tiết hoạt động vào ngày theo từng chủ
điểm được quy định trong chương trình kế hoạch giảng dạy bộ mơn giáo dục ngồi
giờ lên lớp, cụ thể :



+ Khối 6: tiết 3,4 buổi chiều thứ bảy, tuần thứ ba của mỗi tháng.
+ Khối 7: Tiết 4,5 buổi sáng thứ bảy, tuần thứ ba của mỗi tháng.


+ Khối 8: Tiết 4,5 buổi sáng thứ bảy (8A1, 8A2, 8A3, 8A4) ; Tiết 4,5 buổi
chiều thứ bảy (8A5, 8A6, 8A7, 8A8), tuần thứ ba của mỗi tháng.


+ Khối 9: Tiết 4,5 buổi sáng thứ bảy, tuần thứ ba của mỗi tháng.


<b>Tháng </b> <b>Tên chủ điểm </b> <b>Ghi chú </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

18


trường Các hướng đi sau tốt nghiệp THCS trong
chương trình GDHN lớp 9”.


10/2018 Chăm ngoan học giỏi


Thực hiện giảng dạy 5 bài học chủ đề “An tồn
giao thơng cho nụ cười ngày mai” cho học sinh
các khối lớp 6,7,8,9.


11/2018 Tôn sư trọng đạo
12/2018 Uống nước nhớ <sub>nguồn </sub>


1-2
/2019


Mừng Đảng- Mừng
Xuân



3/2019 Tiến bước lên Đoàn


Đối với lớp 9: thực hiện lồng ghép nội dung
“Tìm hiểu thơng tin về hệ thống giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp và thông tin về
một số nghề phổ biến ở địa phương”.


-Thực hiện giảng dạy lồng ghép “Giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên- Hơn nhân gia
đình- Luật bình đẳng giới” cho học sinh các
khối lớp 6,7,8,9.


4/2019 Hịa bình và hữu nghị


-Thực hiện giảng dạy lồng ghép “Giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên- Hơn nhân gia
đình- Luật bình đẳng giới” cho học sinh các
khối lớp 6,7,8,9.


5/2019 Bác Hồ kính yêu


<i> </i>- Thực hiện 4 bài học chủ đề “An tồn giao thơng cho nụ cười ngày mai”
vào các tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp của tháng 10, 11, 12, 1-2. Mỗi tháng
là 1 tiết với các bài học cụ thể sau:


+ Bài 1: Học sinh với văn hóa giao thơng.
+ Bài 3: Hệ thống báo hiệu đường bộ.


+ Bài 4: Đi bộ, ngồi sau xe đạp, xe máy và ngồi trong ơ tơ an tồn.


+ Bài 5: Cách đi xe đạp, xe đạp điện an toàn.


<i> - </i>Chỉ đạo các các nhóm bộ mơn thơng qua tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, kết hợp tuyên truyền giáo dục học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

19


+ Nhóm Giáo dục cơng dân kết hợp với nhóm Mỹ thuật, Văn và Hoạt động
ngoài giờ lên lớp hướng dẫn học sinh tham gia Hội thi tháng An tồn giao thơng
cấp Quận, dự kiến tổ chức trong tháng 9/2018.


+ Nhóm Giáo dục công dân và nhân viên y tế nhà trường thực hiện tuyên
truyền phòng chống ma túy học đường, HIV/ AIDS, các dịch bệnh …


+ Nhóm Văn tổ chức các cuộc thi Văn hay chữ tốt, Lớn lên cùng sách, thực
hiện sân khấu hóa tác phẩm văn học theo thời kỳ lịch sử…


+ Nhóm Anh tổ chức cuộc thi đố vui, thi kể chuyện bằng Tiếng Anh…
+ Nhóm Tốn tổ chức cuộc thi giải Tốn bằng máy tính cầm tay…


+ Nhóm Mỹ thuật tổ chức hội thi Nét vẽ xanh, làm thiệp chào mừng các
ngày lễ lớn.


+ Nhóm Âm nhạc tổ chức thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Nhóm Văn kết hợp với nhóm Mỹ thuật tổ chức thi báo tường chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.


- Nhóm Thể dục tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cho học sinh, tuyển chọn học
sinh có năng khiếu tham gia thi các phong trào thể dục thể thao cấp quận, cấp
thành phố.



<i><b> - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: </b></i>


<b> + </b>Tiếp tục thực hiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tiết học
ngoài nhà trường đối với các học theo các chủ đề dạy học cho học sinh các khối 6,
7, 8, 9 do Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, cụ thể:


<b>Khối </b> <b>Chủ đề </b> <b>Thời gian </b> <b>Ghi chú </b>


6 Thân ở thực vật Tháng 10/2018


7 Tìm hiểu các lồi thú Tháng 11/2018
8 Di tích lịch sử Dinh ĐL Tháng 11/2018


9 Hệ sinh thái Tháng 01/2019


+ Tiếp tục thực hiện hoạt động trải ngiệm sáng tạo, tiết học ngồi nhà trường
tại Dinh Độc lập bộ mơn Lịch Sử cho học sinh khối 8 học tập.


+ Triển khai thực hiện các kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo do các tổ
chuyên môn xây dựng, cụ thể:


Tổ chức chuyên đề trải nghiệm sáng tạo tại khuôn viên trường ở bộ môn
Sinh học lớp 6: chủ đề “Lá ở thực vật” và môn Sử lớp 6: “Đến với bảo tàng”


Tổ chức chuyên đề trải nghiệm sáng tạo “Nâng cao khả năng giao tiếp
Tiếng Anh cho học sinh” tại khuôn viên trường ở bộ môn Tiếng Anh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

20



Tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia Hội thi Olympic tháng 4, cuộc thi
Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, cuộc thi Nét vẽ xanh, cuộc thi
Khoa học kỹ thuật công nghệ, hội thi Kể chuyện Tiếng Anh, hội thi Sân khấu hóa
tác phẩm văn học…


+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua các hoạt động
câu lạc bộ Em yêu văn học, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học, STEM, Văn thể
mỹ, Kịch nói, Tiếng Anh của trường.


Tiếp tục triển khai hoạt động giáo dục giáo dục STEM đến học sinh, tổ
chức cho các em học sinh các khối lớp yêu thích, đam mê về khoa học, cơng nghệ,
tốn học tham gia học tập câu lạc bộ STEM ROBOT tại trường Trung học cơ sở
Minh Đức (20 em học sinh).


- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống:


- Việc giảng dạy lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống được thực hiện bằng 2
hình thức:


+ Nhà trường mời các báo cáo viên về dạy học các chuyên đề Kỹ năng sống
cho học sinh: thực hiện 04 chuyên đề cho 4 khối lớp.


+ Các tổ, nhóm bộ mơn nghiên cứu khung chương trình Kỹ năng sống
Trung học cơ sở do Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM thực hiện giảng dạy lồng
ghép vào các bài dạy ở các bộ mơn học. <i>(phụ lục tích hợp kĩ năng sống vào bài dạy </i>
<i>các môn học đính kèm). </i>


<i><b> 2.8. Hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS </b></i>
* Mục tiêu:



- Chú trọng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua việc giảng dạy
bộ môn và thực hiện các chuyên đề giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt là các em học
sinh lớp 8, 9 để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện và góp
phần phân luồng học sinh cuối cấp một cách hợp lý.


* Chỉ tiêu:


- 100% học sinh lớp 8 tham gia học nghề tại trường.


- 100% học sinh lớp 9 tham gia các chuyên đề hướng nghiệp và các buổi tư
vấn hướng nghiệp do trường tổ chức.


* Biện pháp:


- Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh lớp 9 và kế hoạch dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 8 thực hiện trong năm
học 2018-2019.


- Tổ chức tốt các chuyên đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 (số
lớp: 08 lớp với tổng số học sinh là 451)


<b>Thời gian </b> <b>Tên chuyên đề </b> <b>Cách tổ chức </b> <b>Người thực hiện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

21
11 /2018 Tìm hiểu bản thân và
những yếu tố ảnh hưởng tới
việc chọn hướng học, chọn
nghề của bản thân


mỗi lớp (Hướng


nghiệp theo
nhóm nhỏ)


lớp.


Tháng
03/2019


<b>Thực hiện Chuyên đề 2 </b>
<b>và 3: </b> Tìm hiểu nghề


nghiệp – Xây dựng kế
hoạch nghề nghiệp.


- Thực hiện ở
mỗi lớp (hướng
nghiệp theo
nhóm nhỏ)


- GVCN 9 của
mỗi lớp.


- Liên hệ với các trường trung cấp nghề trên địa bàn Quận 1, các quận lân
cận về trường tư vấn, định hướng, giới thiệu ngành nghề cho phụ huynh học sinh
và học sinh.


- Phân công giáo viên hướng nghiệp và giáo viên chủ nhiêm tích cực hướng
dẫn, định hướng cho các em học sinh lớp 9 trong việc chọn trường, chọn nghề…
sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.



- Giáo viên chủ nhiệm nắm rõ hồn cảnh gia đình, năng lực bản thân học
sinh, … để có kế hoạch tư vấn, định hướng phân luồng cho phụ huynh và học sinh
từ đầu đến suốt năm học lớp 9 cũng như sau khi các em tốt nghiệp trung học cơ sở.


- Tổ chức các chuyến tham quan trường nghề cho học sinh lớp 9.
- Tiếp tục duy trì “Góc hướng nghiệp” cho học sinh.


- Tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích học sinh khối 8 đăng ký
tham gia học nghề tại trường các môn Điện, Thủ công mỹ nghệ, Tin học…


- Thực hiện tổ chức dạy nghề cho học sinh khối 8 các môn Điện, Thủ công
mỹ nghệ, Tin học theo chương trình dạy nghề phổ thông.


- Phối hợp tốt với trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
trong việc dạy nghề cho học sinh khối 8 đạt kết quả tốt và tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh khối 9 đạt hiệu quả, thực hiện tốt vệc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp
trung học cơ sở.


<i><b> 2.9. Hoạt động các Câu lạc bộ </b></i>
* Mục tiêu:


- Phát huy bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, tạo sân chơi bổ ích cho các
em phát huy năng lực, sáng tạo của bản thân, tạo nguồn lực tham gia các Hội thi
của Quận và của Thành phố tổ chức.


* Chỉ tiêu:


- Phấn đấu tổ chức thực hiện tốt hoạt động các câu lạc bộ: Em yêu văn học,
Thể dục thể thao, Văn thể mỹ, Nghiên cứu khoa học, STEM, Kịch nói, Tiếng Anh.



* Biện pháp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

22


Anh, câu lạc bộ Thể dục thể thao (đá bóng, cầu lơng, cờ tướng, võ thuật), câu lạc
bộ Văn thể mỹ (văn nghệ, dân ca cải lương, hội họa), Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa
học (Tên lửa nước, xe thế năng...), câu lạc bộ Kịch nói, câu lạc bộ STEM...tạo sân
chơi bổ ích cho học sinh, giúp các em có điều kiện phát triển năng khiếu, lịng u
thích mơn học hướng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh.


- Phân cơng các tổ, nhóm chun mơn phụ trách tổ chức hoạt động các câu
lạc bộ, xây dựng kế hoạch hoạt động, tìm kiếm học sinh tham gia. <i>( phụ lục phân </i>
<i>công phụ trách hoạt động các câu lạc bộ đính kèm). </i>


<i><b>2.10. Hoạt động dạy học liên kết </b></i>


- Tổ chức cho học sinh các lớp 2 buổi/ ngày được học giao tiếp với giáo viên
bản ngữ và có giáo viên Tiếng Anh đồng giảng với số tiết 2 tiết/ tuần.


<i><b> 2.11. Việc thực hiện quy chế chuyên môn của cán bộ quản lý - giáo viên </b></i>
* Mục tiêu:


- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn của cán bộ quản lý-giáo viên nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy của
tổ, nhóm chun mơn, nhằm tạo môi trường dạy và học dân chủ, thân thiện.


* Chỉ tiêu:


- 100% cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện tốt qui chế chuyên môn chuyên môn
của trường.



* Biện pháp:


- Nhà trường xây dựng, ban hành quy chế chuyên môn thực hiện trong năm
học 2018-2019 tại đơn vị dựa trên các công văn chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo
dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 cũng như tình hình thực tế
của nhà trường.


- Lãnh đạo nhà trường triển khai quy chế chun mơn của đơn vị cho tồn
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nắm rõ các quy định về chế độ làm
việc, trang phục, việc thực hiện hồ sơ sổ sách, thực hiện các tiết dạy trên lớp, dự
giờ đồng nghiệp, thao giảng, coi chấm kiểm tra, sinh hoạt tổ, nhóm chun
mơn…để thực hiện cho đúng.


- Thực hiện nghiêm túc chế độ làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định.


- Thực hiện nghiêm túc Điều lệ nhà trường, quyết định phân công nhiệm vụ
của Hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý
giáo dục.


- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các buổi họp
chuyên môn về thực hiện quy chế chuyên môn của đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

23


- Nhà trường lập ban kiểm tra nội bộ (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ
trưởng chuyên môn) kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của cán bộ, giáo
viên, nhân viên tại đơn vị để có thể quản lý tốt, sâu sát hơn việc thực hiện quy chế
chuyên môn tại đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.



<i><b>2.12. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn </b></i>
* Mục tiêu:


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy của tổ, nhóm
chun mơn; là căn cứ để giáo viên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình đồng thời là cơ sở để đánh giá chuẩn nghề nghiệp,
xếp loại hàng năm.


* Chỉ tiêu:


- 100% giáo viên được kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn.
* Biện pháp:


- Xây dựng Ban kiểm tra nội bộ của đơn vị (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,
các tổ trưởng chuyên môn) thực hiện nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện quy chế
chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.


- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ tại đơn vị cụ thể, chi tiết: kiểm tra nội
dung nào, thời gian kiểm tra, quy định số lần kiểm tra, các thời điểm kiểm tra,
người kiểm tra và người được kiểm tra.


- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định của điều lệ nhà
trường phổ thông:


+ Sổ kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ dự giờ của giáo viên: nhóm trưởng
kiểm tra 1 lần/ tuần trong buổi họp nhóm chun mơn; tổ trưởng kiểm tra 1 tháng/1
lần (thống nhất vào lần họp thứ hai của tổ ở mỗi tháng). Tổ trưởng chuyên môn
kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn của nhóm trưởng.



+ Sổ ghi chép bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên: tổ trưởng kiểm tra 1
tháng/1 lần.


- Phó hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy, ghi chép ở
sổ đầu bài, sổ kế hoạch giảng dạy; kiểm tra sổ điểm cá nhân của giáo viên, việc ghi
sổ họp tổ - nhóm (1 tháng/lần)


- Phó hiệu trưởng kiểm tra duyệt giáo án giáo viên 2 lần/1 học kỳ: tuần 10,
tuần 18, tuần 27, tuần 32.


- Trong giáo án, các nội dung về đổi mới phương pháp, phương pháp giáo
dục STEM, kỹ năng sống, … phải được thể hiện rõ và sau tiết dạy phải có rút kinh
nghiệm trong giáo án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

24


của trường (số cột điểm, cách nhập điểm, cách sửa điểm, …): ít nhất 4 lần/ năm
học.


- Hiệu trưởng kiểm tra việc ghi chép sổ chủ nhiệm 1 học kỳ/1 lần.


+ Học bạ: thực hiện kiểm tra 3 lần/ năm: đầu năm, cuối học kỳ I và cuối học
kỳ II theo lịch kiểm tra chéo học bạ của trường.


- Ban kiểm tra nội bộ nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng
chuyên môn) tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn 100% giáo
viên theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường.


<i><b>2.13. Chỉ tiêu </b></i>



<b>Nội dung </b>


<b>Kết quả </b>
<b>đạt được </b>
<b>Năm học </b>
<b>2017-2018 </b>


<b>Chỉ tiêu </b>
<b>phấn đấu </b>


<b>Năm học </b>
<b>2018-2019 </b>


Hiệu suất đào tạo 97.2% 98%


Trường đăng kí tham gia các cuộc thi cấp


quận, cấp TP theo số lượng quy định 100% 100%


Giáo viên tham gia Dự án vào vòng chung


kết cấp thành phố 01 GV


Giáo viên thực hiện thao giảng 100% 100%


Giáo viên học BDTX 100% 100%


Thực hiện chuyên đề (chuyên đề/nhóm/năm) 04 04



Thực hiện dạy học theo chủ đề (chủ


đề/nhóm/năm) 02 04


Giáo viên thao giảng đổi mới phương pháp


dạy học (tiết/nhóm/HK) 02


Ít nhất 02
tiết/ HK
Học sinh giỏi thành phố (về văn hóa) 15


Học sinh tốt nghiệp THCS 100% 100%


Học sinh thi Văn hay, chữ tốt đạt cấp Quận 02 02


Học lực Giỏi – Khá 72.24% 75%


Hạnh kiểm Tốt - Khá 100% 100%


Tỉ lệ lưu ban 1.07% 1%


HS lên lớp thẳng 98.56% 98.80%


Học sinh thi giải tốn trên máy tính cầm tay


cấp Quận. 02 02


Học sinh thi giải tốn trên máy tính cầm tay



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

25


<b>Nội dung </b>


<b>Kết quả </b>
<b>đạt được </b>
<b>Năm học </b>
<b>2017-2018 </b>


<b>Chỉ tiêu </b>
<b>phấn đấu </b>


<b>Năm học </b>
<b>2018-2019 </b>


Học sinh được công nhận giỏi cấp Quận (về


văn hóa) 53 55


Học sinh đạt giải Nét vẽ xanh cấp Quận 2 5


Học sinh thi Nét vẽ xanh cấp Thành phố 01 02


Học sinh thi Sáng tác ảnh cấp Thành phố Tham gia nhưng


không đạt giải 01
Học sinh tham gia cuộc thi Lớn lên cùng sách


cấp Quận 01 01



Học sinh tham gia cuộc thi Lớn lên cùng sách


cấp Thành phố 01 01


- Chỉ tiêu các bộ mơn (trung bình bộ mơn cuối năm):
MƠN HỌC


<b>Kết quả đạt được </b>
<b>Năm học 2017-2018 </b>


<b>Chỉ tiêu phấn đấu </b>
<b>Năm học 2018-2019 </b>


<b>Giỏi (%) </b> <b>Khá (%) </b> <b>Giỏi (%) </b> <b>Khá (%) </b>


Toán 6 35.12 29.76 36.00 30.00


Toán 7 31.30 35.28 32.00 39.00


Toán 8 24.36 28.37 28.00 29.00


Toán 9 30.42 35.84 31.00 36.00


Lí 6 45.54 32.44 46.00 33.00


Lí 7 47.48 39.26 48.00 40.00


Lí 8 34.38 33.81 35.00 34.00


Lí 9 38.86 48.80 39.00 49.00



Hóa 8 34.38 36.39 35.00 38.00


Hóa 9 38.86 38.86 39.00 40.00


Sinh 6 48.51 35.71 49.00 36.00


Sinh 7 36.87 49.07 37.00 50.00


Sinh 8 63.04 30.09 64.00 31.00


Sinh 9 44.58 47.29 45.00 48.00


Văn 6 31.25 42.26 32.00 45.00


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

26
MÔN HỌC


<b>Kết quả đạt được </b>
<b>Năm học 2017-2018 </b>


<b>Chỉ tiêu phấn đấu </b>
<b>Năm học 2018-2019 </b>


<b>Giỏi (%) </b> <b>Khá (%) </b> <b>Giỏi (%) </b> <b>Khá (%) </b>


Văn 8 21.20 44.41 22.00 43.00


Văn 9 31.93 39.76 32.00 45.00



Sử 6 33.04 37.20 35.00 45.00


Sử 7 38.20 38.20 42.00 45.00


Sử 8 30.66 45.27 40.00 50.00


Sử 9 47.59 39.46 50.00 45.00


Địa 6 58.04 31.25 65.00 30.00


Địa 7 30.24 53.32 40.00 55.00


Địa 8 41.26 31.81 45.00 35.00


Địa 9 56.63 29.52 65.00 30.00


Anh 6 24.11 26.19 30.00 40.00


Anh 7 19.63 30.77 30.00 40.00


Anh 8 22.64 29.23 30.00 40.00


Anh 9 38.25 40.06 40.00 45.00


GDCD 6 79.76 17.56 80.00 15.00


GDCD 7 72.15 23.34 75.00 20.00


GDCD 8 73.07 24.07 75.00 23.00



GDCD 9 92.47 6.93 93.00 06.00


CN 6 71.73 18.75 72.00 20.00


CN 7 45.36 27.59 50.00 30.00


CN 8 42.41 45.56 43.00 45.00


CN 9 32.23 43.67 35.00 45.00


Tin học 6 55.06 30.65 56.00 30.00


Tin học 7 50.40 44.30 51.00 45.00


Tin học 8 28.08 51.29 29.00 52.00


Tin học 9 66.87 30.12 67.00 31.00


TD 6-7-8-9 100% Đạt 100% Đạt


Nhạc 6-7-8-9 100% Đạt 100% Đạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

27


<b>KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN HÀNG THÁNG </b>


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


<b>8 </b>



- Họp phân công chuyên môn, cơ cấu nhân


sự tổ, nhóm. Hiệu trưởng


- Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà
trường, các kế hoạch chun mơn của
trường, tồ, nhóm, giáo viên.


Phó hiệu trưởng, tổ,
nhóm trưởng chuyên
môn, giáo viên


- Thực hiện các biểu mẫu họp tổ, nhóm. Phó hiệu trưởng


-Tham dự buổi duyệt kế hoạch tổ, nhóm
chun mơn tại trường THCS Chánh Hưng


Phó hiệu trưởng, các
tổ trưởng chuyên môn,
giáo viên trong hội
đồng bộ môn của
Quận.


- Sinh hoạt Quy chế chun mơn.


Phó hiệu trưởng, tổ,
nhóm trưởng chuyên
mơn.


- Hồn thành thời khóa biểu. Phó hiệu trưởng.


- Họp chun mơn tồn trường. Tồn trường.
- Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn đầu năm


học theo kế hoạch của Sở Giáo dục. Giáo viên mạng lưới.
- Tập huấn về công tác học vụ, sổ điểm điện


tử theo kế hoạch của Sở Giáo dục.


Phó hiệu trưởng, nhân
viên giáo vụ, giáo viên
phụ trách quản trị sổ
điểm điện tử.


- Triển khai kế hoạch tổ chức các cuộc thi
chuyên môn bậc trung học (học sinh giỏi
THCS cấp thành phố; Khoa học kỹ thuật
dành cho học sinh trung học; Văn hay chữ
tốt; Giải toán bằng máy tính cầm tay; Sáng
tác ảnh; Khéo tay kỹ thuật; Nét vẽ xanh; Lớn
lên cùng sách, Ngày hội an tồn giao
thơng…) đến các tổ, nhóm chun mơn.


Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, tổ trưởng
chuyên môn.


- Cập nhật Danh sách học sinh trên cổng
thông tin trước 15/8/2018.


Giáo viên phụ trách


cổng thông tin, giáo
viên chủ nhiệm.


- Hoàn tất danh sách giáo viên gửi cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

28


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


- Triển khai kế hoạch KTNB. Ban KTNB.


- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT, tập huấn STEM… Phó hiệu trưởng.


<b>9 </b>


- Họp chun mơn tồn trường Toàn trường.
- Triển khai Kế hoạch Hội thi Giáo viên giỏi


cấp Quận.


Phó hiệu trưởng, các
tổ trưởng chuyên môn.
- Triển khai Kế hoạch cuộc thi Khoa học kĩ


thuật dành cho học sinh trung học, Kế hoạch
thi Văn hay chữ tốt cấp Quận, cuộc thi Giải
toán trên máy tính cấp tay cấp Quận, Ngày
hội An tồn giao thơng.



Phó hiệu trưởng, giáo
viên các tổ, nhóm
được phân cơng
hướng dẫn học sinh dự
thi.


- Họp sinh hoạt chun mơn tổ, nhóm, dự
giờ dạy minh họa NCBH, thao giảng của tổ,
nhóm


Phó hiệu trưởng, tổ
trưởng, nhóm trưởng,
giáo viên.


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chun
mơn của tổ, nhóm, giáo viên theo lịch kiểm
tra nội bộ


Ban KTNB


- Kiểm tra việc học BDTX của giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn
- Thực hiện các chuyên đề về đổi mới


phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá…theo kế hoạch của tổ, nhóm.


Các tổ nhóm chun
mơn.



- Thực hiện chuyên đề về đổi mới phương
pháp dạy học cấp trường: “Dạy học theo
định hướng giáo dục STEM”.


Tổ Hóa- Lý


- Tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi
dưỡng học sinh thi giải tốn bằng máy tính
cầm tay Casio, thi Văn hay chữ tốt.


Giáo viên được phân
công.


- Thi Văn hay chữ tốt cấp trường. Tổ Ngữ văn


- Duyệt hồ sơ sổ sách. Phó hiệu trưởng, tổ <sub>trưởng chun mơn </sub>
- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT. Phó hiệu trưởng


-Thực hiện tiết hoạt động NGLL chủ điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

29


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


<b>10 </b>


- Thi giải tốn bằng máy tính cầm tay Casio
cấp quận.



Tổ Toán
- Thi Văn hay chữ tốt cấp Quận, cấp Thành


phố. Tổ Ngữ văn


- Thi Giáo viên CN giỏi cấp Quận Giáo viên dự thi.
- Thi Ngày hội an tồn giao thơng Nhóm GDCD
- Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận,


cấp Thành phố. Nhóm Thể dục


- Họp sinh hoạt chun mơn tổ, nhóm, dự
giờ dạy minh họa NCBH, thao giảng của tổ,
nhóm.


Phó hiệu trưởng, tổ
trưởng, nhóm trưởng.


- Triển khai và thực hiện kế hoạch Ngày hội
Khoa học kỹ thuật cấp THCS.


Phó hiệu trưởng, tổ
trưởng nhóm Lý, Hóa,
Sinh, Tin học, Cơng
nghệ và các giáo viên
thuộc các tổ trên.


- Triển khai và thực hiện kế hoạch Hội thi
“Lớn lên cùng sách”



Phó hiệu trưởng, tổ
trưởng tổ Ngữ Văn,
giáo viên tổ Ngữ Văn
được phân công.


- Dạy BDHSG. GV được phân công.


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chun
mơn của tổ, nhóm, giáo viên theo lịch kiểm
tra nội bộ.


Ban KTNB.


- Kiểm tra việc học BDTX của giáo viên. Tổ trưởng chuyên
môn.


- Thực hiện chuyên đề Đổi mới phương
pháp dạy học cấp trường: “Dạy học theo dự
án”.


Tổ Ngữ văn.


- Tổ chức KTGHK1. Phó hiệu trưởng.


- Duyệt hồ sơ sổ sách. Phó hiệu trưởng, Tổ <sub>trưởng chuyên môn. </sub>
- Thực hiện báo điểm GHKI. Tổ phụ trách SĐĐT,


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

30



<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


- Tổ chức chấm sản phẩm dự thi Khoa học
kỹ thuật cấp trường, chọn sản phẩm dự thi
cấp Quận.


BTC cuộc thi KHKT.


- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT, học STEM. Phó hiệu trưởng.


- Tham gia cuộc thi Giáo viên sáng tạo
(vịng 1).


Giáo viên được phân
cơng.


- Thực hiện tiết học trải nghiệm sáng tạo bộ
môn Sinh lớp 6 tại Thảo Cầm Viên. Chủ đề:
Thân ở thực vật.


Phó hiệu trưởng, GV
nhóm Sinh.


- Thực hiện tiết hoạt động NGLL chủ điểm
tháng 10 “Chăm ngoan học giỏi” và thực
hiện dạy “An toàn giao thông”.


Giáo viên chủ nhiệm.



- Thực hiện các chuyên đề về đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá…theo kế hoạch của tổ, nhóm.


Tổ, nhóm chuyên mơn


<b>11 </b>


- Họp chun mơn tồn trường. Tồn trường
- Họp sinh hoạt chuyên mơn tổ, nhóm, dự


giờ dạy minh họa NCBH, thao giảng của tổ,
nhóm.


Phó hiệu trưởng,
tổ/nhóm trưởng, giáo
viên.


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chun
mơn của tổ, nhóm, giáo viên theo lịch kiểm
tra nội bộ.


Ban KTNB


- Kiểm tra việc học BDTX của giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn
- Thực hiện chuyên đề cấp trường “Đổi mới


phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
thông qua tiết học trải nghiệm sáng tạo


ngoài lớp học”.


Tổ Tin học- Sinh


- Thực hiện chuyên đề 1 hướng nghiệp:
“Tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh
hưởng tới việc chọn hướng học, chọn nghề
của bản thân”.


Phó hiệu trưởng, giáo
viên chủ nhiệm 9, giáo
viên hướng nghiệp
- Duyệt hồ sơ sổ sách. Phó hiệu trưởng, tổ <sub>trưởng. </sub>
- Hoàn thành hồ sơ dự thi NCKH. Phó hiệu trưởng, giáo


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

31


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


- Thi khéo tay kỹ thuật. Giáo viên được phân
công


- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT, học STEM. Phó hiệu trưởng


- Duyệt sản phẩm dự thi Cuộc thi Khoa học
kỹ thuật dành cho học sinh trung học.


Phó hiệu trưởng, các tổ


trưởng chuyên môn,
giáo viên hướng dẫn
và các em học sinh
tham gia dự thi.


- Thi giáo viên CN giỏi cấp Quận (vòng
thực hành)


GV tham gia dự thi,
giáo viên tổ nhóm có
giáo viên thi hỗ trợ.
- Thẩm định sản phẩm và hoàn thành sản


phẩm dự thi Giáo viên sáng tạo ( vịng 2)


Phó hiệu trưởng, Tổ
trưởng, giáo viên được
phân công


- Triển khai và thực hiện kế hoạch Cuộc thi
thực nghiệm Khoa học tự nhên.


Phó hiệu trưởng, tổ,
nhóm trưởng các mơn
Lý- Hóa- Sinh, giáo
viên phân công dạy bồi
dưỡng.


-Thực hiện tiết hoạt động NGLL chủ điểm
tháng 11 “Tôn sư trọng đạo” và thực hiện


dạy “An toàn giao thông”.


Giáo viên chủ nhiệm.


<b>12 </b>


- Kiểm tra HK1 Phó hiệu trưởng, giáo <sub>viên được phân công. </sub>


- Báo cáo sơ kết HK1 <sub>Phó </sub> <sub>hiệu </sub> <sub>trưởng, </sub>


Tổ/nhóm trưởng.


- Thực hiện báo điểm HK1 Tổ phụ trách SĐĐT,
Giáo viên


- Tiếp tục BDHSG, phụ đạo học sinh yếu. Giáo viên
- Họp chun mơn tồn trường Toàn trường
- Họp sinh hoạt chun mơn tổ, nhóm, dự


giờ dạy minh họa NCBH, thao giảng của tổ,
nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

32


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên
môn của tổ, nhóm, giáo viên theo lịch kiểm
tra nội bộ



Ban KTNB


- Kiểm tra việc học BDTX của giáo viên. Tổ trưởng chuyên
môn.


- Sơ kết BDTX HKI Tổ trưởng chuyên


môn.
- Thực hiện chuyên đề cấp trường: Chuyên


đề trải nghiệm sáng tạo: Nâng cao khả năng
giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh”


Tổ Anh Văn


- Duyệt hồ sơ sổ sách Phó hiệu trưởng, tổ <sub>trưởng </sub>
- Thực hiện báo cáo sơ kết học kỳ I Phó hiệu trưởng,


Tổ/nhóm trưởng.


- Thực hiện tiết học trải nghiệm sáng tạo bộ
mơn Sử 8 tại .


Phó hiệu trưởng, GV
nhóm Sử, chi đoàn
GV.


- Tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho
học sinh trung học cấp Quận và Thành phố.



Giáo viên hướng dẫn,
học sinh tham gia dự
thi.


- Thi Thực nghiệm khoa học tự nhiên cấp
Quận.


Giáo viên nhóm Lý,
Hóa, Sinh.


- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT, học STEM. Phó hiệu trưởng


- Thực hiện tiết hoạt động NGLL chủ điểm
tháng 12 “ Uống nước nhớ nguồn” và thực
hiện dạy “An tồn giao thơng”


Giáo viên chủ nhiệm
- Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và sản phẩm dự


thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh
trung học cấp Thành phố


Phó hiệu trưởng, giáo
viên.


- Hướng dẫn học sinh tham gia thi Hour of


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

33



<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


<b>1-2 </b>


- Họp chun mơn tồn trường, sơ kết HK1,
đánh giá về hoạt động chun mơn thực hiện
HK1


Tồn trường
- Họp sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm, dự


giờ dạy minh họa NCBH, thao giảng của tổ,
nhóm


Phó hiệu trưởng,
Tổ/nhóm trưởng, giáo
viên.


- Dạy BDHSG, phụ đạo HSY Giáo viên


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chun
mơn của tổ, nhóm, giáo viên theo lịch kiểm
tra nội bộ


Ban KTNB


- Kiểm tra việc học BDTX của giáo viên. Phó hiệu trưởng, nhóm <sub>trưởng </sub>
- Thực hiện chuyên đề về đổi mới phương



pháp dạy học cấp trường: “Dạy học theo
chủ đề giáo dục định hướng STEM” (tháng
1).


Tổ MT-AN-CN


- Thực hiện chuyên đề về “ Đổi mới kiểm


tra đánh giá” cấp trường (tháng 2) Tổ Thể dục
- Thực hiện tiết học trải nghiệm sáng tạo bộ


môn Sinh khối 9 tại Thảo Cầm Viên. Chủ
đề: Hệ sinh thái.


Phó hiệu trưởng, GV
nhóm Sinh.


- Khảo sát học sinh khối 7- THCS. Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, giáo viên
nhóm Tin học.


- Hồn thành sản phẩm và thẩm định sản
phẩm dự thi Lớn lên cùng sách cấp Quận.


Phó hiệu trưởng, Tổ
Ngữ văn


- Tham dự Hội thi “Lớn lên cùng sách” cấp


quận, thành phố ( tháng 1/2019) Tổ Ngữ văn


- Thi Nét vẽ xanh vòng sơ khảo cấp quận. (


tháng 2/2019) Nhóm Mỹ thuật


- Thi An tồn giao thơng cho nụ cười ngày
mai cấp Thành phố. ( tháng 1/2019)


Giáo viên nhóm
GDCD.


- Triển khai kế hoạch và chuẩn bị cho cuộc
thi thi Olympic tháng 4.


Phó hiệu trưởng, giáo
viên được phân công
hướng dẫn học sinh dự
thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

34


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


tiểu phẩm minh họa ( tháng 1)


- Hoàn tất hồ sơ, sản phẩm dự thi Giáo viên
sáng tạo trên nền tảng CNTT (vịng chung
kết, nếu có)


Phó hiệu trưởng, tổ
trưởng, giáo viên



- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT, học STEM. Phó hiệu trưởng


- Thực hiện tiết hoạt động NGLL chủ điểm
tháng 1-2 “ Mừng Đảng-Mừng Xuân” và


thực hiện dạy “ An tồn giao thơng”. Giáo viên chủ nhiệm


<b>3 </b>


- Thi HSG cấp TP Phó hiệu trưởng, giáo <sub>viên được phân công. </sub>
- Họp chun mơn tồn trường. Tồn trường


- Họp sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm, dự
giờ dạy minh họa NCBH, thao giảng của tổ,
nhóm


Phó hiệu trưởng,
tổ/nhóm trưởng, giáo
viên.


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chun
mơn của tổ, nhóm, giáo viên theo lịch kiểm
tra nội bộ


Ban KTNB


- Kiểm tra việc học BDTX của giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn


- Thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp


dạy học cấp trường: “ Dạy học tích hợp” Tổ Sử- Địa-GDCD
- Thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Thành phố.


Phó hiệu trưởng,
tổ/nhóm trưởng, giáo
viên được phân công.
- Tiếp tục BDHSG khối 6, 7, 8 cấp Quận,


phụ đạo HSY.


Giáo viên được phân
cơng.


- Tham dự vịng chung kết hội thi “Sáng tác
ảnh” cấp quận, cấp thành phố.


Giáo viên được phân
công, học sinh tham
gia dự thi.


- Thi “Nét vẽ xanh” cấp thành phố ( nếu có)


Giáo viên được phân
công, học sinh tham
gia dự thi.


- Thực hiện KT GKII Phó hiệu trưởng, giáo



viên được phân công.


- Báo điểm GHK II Tổ phụ trách SĐĐT,


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

35


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


- Kiểm tra hồ sơ học vụ, thư viện, thiết bị và
các phịng chức năng.


Phó hiệu trưởng, Nhân
viên phụ trách học vụ,
thư viện, thiết bị và
các phòng chức năng.
- Duyệt hồ sơ sổ sách


Phó hiệu trưởng, Tổ,
nhóm trưởng chun
mơn.


- Thực hiện chuyên đề 2,3 hướng nghiệp:
“Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, xây dựng kế
hoạch nghề nghiệp ”


Phó hiệu trưởng, Tổ
trưởng chuyên môn.


<b>-</b>Tham gia ngày hội Khoa học kỹ thuật cơng



nghệ. Tổ Hóa-Lý, Sinh-Tin, nhóm Cơng nghệ


<b>- </b> Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT, học STEM. Phó hiệu trưởng


<b>-</b>Thực hiện tiết học trải nghiệm sáng tạo bộ


môn Sinh 7 tại Thảo Cầm Viên. Chủ đề: Tìm
hiểu các lồi thú.


Phó hiệu trưởng, GV
nhóm Sinh.


-Thực hiện tiết hoạt động NGLL chủ điểm
tháng 3 “ Tiến bước lên Đoàn” và giáo dục
‘Sức khỏe sinh sản vị thành niên - Bình đẳng
giới - Hơn nhân gia đình” cho học sinh.


Phó hiệu trưởng, giáo
viên chủ nhiệm.


<b>4 </b>


- Kiểm tra HK2. Phó hiệu trưởng, giáo


viên được phân cơng.
- Họp chun mơn tồn trường Toàn trường


- Họp sinh hoạt chun mơn tổ, nhóm, dự


giờ dạy minh họa NCBH, thao giảng của tổ,
nhóm


Phó hiệu trưởng,
tổ/nhóm trưởng.


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chun
mơn của tổ, nhóm, giáo viên theo lịch kiểm
tra nội bộ.


Ban KTNB


- Kiểm tra việc học BDTX của giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn
- Thực hiện chuyên đề cấp trường: “ Dạy


học theo định hướng giáo dục STEM” Tổ Toán.


- Thực hiện báo điểm HK2, CN Tổ phụ trách SĐĐT,
giáo viên


- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

36


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


-Thực hiện tiết hoạt động NGLL chủ điểm
tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị” và giáo dục
‘Sức khỏe sinh sản vị thành niên - Bình đẳng
giới - Hơn nhân gia đình” cho học sinh.



Giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên môn Sinh
học.


-Tham gia hội thi Olympic tháng 4


Giáo viên nhóm Lý,
Hóa, Sinh, Tin học,
Công nghệ được phân
công.


<b>5 </b>


- Họp chun mơn tồn trường, tổng kết
năm học, đánh giá hoạt động chuyên môn
thực hiện trong năm học.


Toàn trường
- Họp sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm, dự


giờ dạy minh họa NCBH, thao giảng của tổ,
nhóm


Phó hiệu trưởng,
tổ/nhóm trưởng, giáo
viên.


- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên
mơn của tổ, nhóm, giáo viên theo lịch kiểm


tra nội bộ


Ban KTNB


- Báo cáo tổng kết năm học Phó hiệu trưởng, Tổ <sub>trưởng chuyên môn </sub>
- Tổng kết việc học BDTX của giáo viên. Hội đồng xét duyệt
- Xét duyệt kết quả cuối năm Hội đồng xét duyệt
- Xét tốt nghiệp THCS cho HS lớp 9 Hội đồng xét duyệt


TN THCS


- Tổng kết năm học Toàn trường


- Phân luồng học sinh lớp 9 Giáo viên chủ nhiệm 9
- Công khai kết quả kiểm tra việc thực hiện


quy chế chuyên môn của tổ, nhóm, giáo
viên.


Tổ trưởng chun mơn


- Đánh giá thi đua.


Hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng, tổ trưởng
chuyên môn.


- Kiểm tra và chuẩn bị hồ sơ xét tốt nghiệp
trung học cơ sở.



Phó hiệu trưởng, giáo
viên chủ nhiệm


- Kiểm tra chéo hồ sơ học vụ khối 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

37


<b>THÁNG </b> <b>NỘI DUNG </b> <b>THỰC HIỆN </b>


- Thi nghề phổ thông HS lớp 8


Giáo viên dạy nghề,
giáo viên coi thi được
phân công.


- Dạy ôn tập tuyển sinh 10 Giáo viên Văn, Toán,
Anh lớp 9


- Lập danh sách học sinh dự thi học sinh giỏi


lớp 6,7,8 cấp quận. Phó hiệu trưởng


- Tham gia hội thi học sinh giỏi lớp 6,7,8
cấp Quận


Giáo viên được phân
công, học sinh tham
gia dự thi.


- Thực hiện cuộc thi Kodu game lab GV nhóm Tin học


- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT, học STEM. Phó hiệu trưởng


- Thực hiện tiết hoạt động NGLL chủ điểm


tháng 5 “Bác Hồ kính yêu” Giáo viên chủ nhiệm


<b>6-7 </b>


- Hoàn tất hồ sơ tuyển sinh lớp 10 Phó hiệu trưởng, giáo
viên chủ nhiệm


- Thi tuyển sinh 10


Giáo viên được phân
công làm công tác hội
đồng thi.


- Tuyển sinh lớp 6 Ban tuyển sinh


- Tổ chức ôn tập, kiểm tra lại lớp 6,7,8 Phó hiệu trưởng, giáo
viên


- Lập danh sách giáo viên học tập huấn


CNTT, học STEM. Phó hiệu trưởng


<b>III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN </b>



<b>1.</b> <b>Công tác quản lý, chỉ đạo: </b>


- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục, triển khai và chỉ đạo việc thực
hiện kế hoạch tại đơn vị.


- Phó hiệu trưởng hướng dẫn các tổ, nhóm trưởng căn cứ vào kế hoạch giáo
dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm.


- Tổ, nhóm trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của tổ,
nhóm hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện trong năm học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

38
+ Công tác kiểm tra chuyên môn:


- Tổ, nhóm trưởng chun mơn kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện kế
hoạch giáo dục của tổ, nhóm, việc thực hiện quy chế chuyên môn của các giáo viên
trong tổ và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện cho Phó hiệu trưởng.


- Phó hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện về đổi mới phương pháp dạy học,
hình thức dạy học, việc đổi mới kiểm tra đánh giá, việc tổ chức sinh hoạt chun
mơn của các tổ, nhóm chuyên môn và các hoạt động giáo dục khác được nêu trong
kế hoạch, cụ thể:


Cô Trần Thúy An: kiểm tra tổ Ngữ Văn.


Thầy Trần văn Giàu: kiểm tra tổ Tốn, Hóa-Sinh, Lý-CN- Tin học, Thể -
Mỹ - Nhạc


Thầy Trần Minh Thành: kiểm tra tổ Tiếng Anh, Sử- Địa-GDCD.



- Việc kiểm tra chuyên môn được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra nội bộ
của nhà trường và đảm bảo tính khách quan, chính xác, cơng bằng.


+ Công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động Ngoại khóa – Hướng nghiệp –
Ngồi giờ lên lớp: cô Trần Thúy An – Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện và kiểm tra
đánh giá.


Sau mỗi học kì, có tổ chức họp rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung kế
hoạch, nội dung và công tác tổ chức.


<b>3.</b> <b>Chế độ thông tin, báo cáo: </b>


- Phó hiệu trưởng và tổ, nhóm trưởng thực hiện báo cáo theo định kì (cuối
mỗi học kỳ) và đột xuất về Hiệu trưởng việc thực hiện kế hoạch giáo dục để kịp
thời điều chỉnh, khắc phục những khó khăn trong q trình thực hiện.


Trên đây là Kế hoạch giáo dục năm học 2018 – 2019 của trường Trung học
cơ sở Minh Đức, đề nghị toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường
nghiêm túc thực hiện.


<i><b>Nơi nhận: </b></i>


<i>-Phòng GD và ĐT Q1; </i>


<i>-Hiệu trưởng, Các phó hiệu trưởng; </i>
<i>-Các tổ, nhóm trưởng chuyên môn; </i>
<i>-Lưu: VT.</i>


<b> HIỆU TRƯỞNG </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39></div>

<!--links-->

×