Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đáp án chuyên Ngữ văn chung Ninh Bình 2012-2013 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.29 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TỈNH NINH BÌNH <b><sub>TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN </sub>HƯỚNG DẪN CHẤM THI </b>
<b>Năm học 2012 – 2013 </b>


<b>Môn: NGỮ VĂN (Ngày thi: 26/06/2012) </b>


<b>Câu 1 </b><i><b>(2.0 điểm)</b></i><b>:</b>


a) Xác định phép tu từ:


+ Phép điệp từ, điệp ngữ <i>(0.5 điểm)</i>
+ Phép nhân hóa <i> (0.5 điểm) </i>


- Phân tích giá trị của hai phép tu từ trên. (<i>0.5 điểm)</i>


+ Phép điệp từ, điệp ngữ nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến công, tạo sự nhịp
nhàng cho câu văn.


+ Phép nhân hóa làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người, có hành động, phẩm chất
như con người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.


<b>b) </b>Xét về mặt cấu tạo, câu văn: “<i>Tre…lúa chín.” </i>thuộc kiểu câu đơn. <i>( 0.25 điểm)</i>
- Vì câu văn trên có một kết cấu C-V. <i>( 0.25 điểm)</i>


<b>Câu 2</b> (3,0 điểm)<b>: </b>
<b>1.Yêu cầu về kĩ năng </b>


Biết ca<sub>́ch làm mô ̣t bài nghi ̣ luâ ̣n xã hô ̣i đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết </sub>
có bố cu ̣c rõ ràng ma ̣ch la ̣c, lâ ̣p luâ ̣n chă ̣t chẽ, dẫn chứng thuyết phu ̣c, không sai các loa ̣i


lỗi.


<b>2. Yêu cầu về kiến thức </b>


Co<sub>́ thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản </sub>
sau:


- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè. <i>( 0.5 điểm)</i>
- Trong quan hệ bạn bè, cách ứng xử tốt đẹp là thái độ giao tiếp, cách đối đãi, đối xử ân
tình, yêu thương, trân trọng đối với nhau<i>.</i> (<i>0.5 điểm</i>)


- Cách đối xử tốt đẹp với bạn bè biểu hiện ở lời nói, hành động, tình cảm chân thành, tự
nguyện, biết sống vị tha, nhân hậu, giúp bạn nhận ra những hạn chế, tồn tại…<i>(0.5 điểm)</i>
- Lối ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè hình thành nên tình bạn chân chính, giúp
chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, vun đắp niềm tin, lòng vị
tha, sự sẻ chia,… trong mỗi con người. <i>(0.5 điểm)</i>


- Lên án, phê phán những hiện tượng tiêu cực: không biết trân trọng, yêu thương bạn,
đối xử thơ bạo với bạn, ích kỉ, vụ lợi, dung túng, bao che, bè phái… <i>(0.5 điểm)</i>


- Khẳng định vấn đề, liên hệ đến cách ứng xử của bản thân trong quan hệ bạn bè. <i>(0.5</i>
<i>điểm)</i>


<b>Câu 3 </b><i><b>( 5.0 điểm):</b></i>
<b>1. Yêu cầu về kĩ năng </b>


Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, cụ thể là phân tích nhân vật trong trong
truyện ngắn. Bài viết có bố cu ̣c rõ ràng ma ̣ch la ̣c, lâ ̣p luâ ̣n chă ̣t chẽ, dẫn chứng thuyết
phục, không sai các loa ̣i lỗi.



<b>2. Yêu cầu về kiến thức </b>


Co<sub>́ thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản </sub>
sau:


<b>* </b>Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. <i>(0,5 điểm)</i>
<b>* </b>Phân tích nhân vật lão Hạc


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


con,…, tuổi già lão sống một mình với con chó Vàng.<i> (1,0 điểm)</i>


- Lão Hạc là con người hiền lành, chất phác, nhân hậu, giàu tình yêu thương (đối với
con trai, đối với con chó mà lão gọi là “cậu Vàng”). <i>(1,0 điểm)</i>


- Lão Hạc là một lão nông lương thiện, trong sáng, giàu lòng tự trọng. Cái chết bất ngờ,
thảm khốc và dữ dội của lão càng làm sáng tỏ những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao
thượng, đáng kính trọng. <i>(1,0 điểm)</i>


* Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm <i>(1,0 điểm)</i>


- Xót thương số phận đau khổ, bất hạnh của lão Hạc nói riêng và những người nông dân
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung.


- Trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo khổ, hiền lành, chất phác,
vị tha, nhân hậu và giàu lòng tự trọng. <i> </i>


- Lên án các thế lực thực dân phong kiến đẩy những người nông dân như lão Hạc đến
chỗ bần cùng, bế tắc, đến bờ vực của sự tha hóa.



* Đánh giá chung <i>(0,5 điểm)</i>


Khẳng định tài năng xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lý
đặc sắc của Nam Cao trong việc xây dựng hình tượng người nơng dân điển hình trong
xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: khổ đau mà cao quý, cao quý giữa khổ
đau. Tinh thần nhân đạo sâu sắc chính là cái gốc tạo nên giá trị bền vững của tác phẩm,
cũng là một phần không thể thiếu trong những trang viết của nhà văn.


</div>

<!--links-->

×