Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

skkn giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.83 KB, 9 trang )

I. Tên đề tài: Giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh lớp 1
II. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu:
1.1 Cơ sở lý luận : Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
lớn và phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời của một
con người. Sự phát triển ở giai đoạn này tốt hay khơng phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố.Trong đó, vấn đề về giữ gìn vệ sinh cho các em là một trong những vấn
đề thiết yếu của bậc học Tiểu học khi các em đặt chân đến mơi trường gia đình
thứ hai của mình. Ngồi ra, việc giữ gìn vệ sinh tốt sẽ giúp cho các em có thể
lực tốt, hạn chế sự phát sinh của các dịch bệnh, hạn chế tỷ lệ trẻ bị suy dinh
dưỡng, và ốm đau nghỉ học ảnh hưởng đến chất lượng học tập, kinh tế gia đình
và cộng đồng xã hội do mất vệ sinh. Vì vậy cơ giáo chủ nhiệm, người mẹ thứ hai
của các em có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục và uốn nắn những học
sinh của mình phát triển một cách khoẻ mạnh nhất và phù hợp với chuẩn mực
vệ sinh chung của mọi người. Đặc biệt tôi chú trọng đến học sinh độ tuổi bắt đầu
bước vào lớp 1 là con em dân tộc thiểu số vân kiều.
1.2.Cơ sở thực tiễn: Lớp 1D,Trường Tiểu học Hướng Phùng thuộc trên địa
bàn xã Hướng Phùng, một xã thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn về mọi
mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội 100% hộ nghèo và cận nghèo 2016-2017. Trong
đó, về mặt xã hội là khó khăn nổi bật nhất vì trình độ dân trí rất thấp, phụ huynh
học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập của con em mình nên việc
giáo dục vệ sinh cho con em họ lại càng khó khăn gấp bội lần.Vậy tất cả chúng
ta phải làm gì để có thể rèn cho học sinh thực hiện được một số nề nếp vệ sinh
chung của lớp khi mà trẻ đã sống theo kiểu tự do trong 5 năm liền? Sau một thời
gian 8 tháng tiếp xúc, dạy dỗ tôi đã dùng nhiều biện pháp giáo dục vệ sinh khác
nhau nhằm lựa chọn được một số biện pháp giáo dục vệ sinh đem lại kết quả cao
nhất và năm học này tôi đã thử nghiệm một số biện pháp giáo dục vệ sinh đó,
thời gian này đã đem lại một số kết quả khá khả quan trong việc nâng cao ý thức
vệ sinh cho các em, vì thế cho nên tôi đã mạnh dạn viết đề tài: “ Giáo dục vệ
sinh cá nhân cho học sinh lớp 1”.
2. Đối tượng nghiên cứu: “ Giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh lớp 1”.


3. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Học sinh lớp 1D – Chênh Vênh
4.Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu, khảo sát thống kê, thực hành, thực
tiễn…
5.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Tại lớp 1D trường Tiểu học Hướng
Phùng - Thời gian bắt đầu nhận lớp là: 9/2016 đến 3/1017.
III. Nội dung
1. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế hiện nay cho thấy rằng: Trẻ em người dân tộc Vân Kiều chưa có ý
thức trong việc vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung vì các em được sinh ra
và lớn lên trong một môi trường rất “tự do”, trẻ muốn làm gì thì làm, muốn ăn
gì thì ăn, muốn đi học lúc nào thì đi, sáng ngủ dậy khơng bao giờ đánh răng rửa
mặt, thậm chí nhiều trẻ đêm ngủ đái dầm ra quần áo đến sáng vẫn mặc bộ quần
áo đến lớp như khơng có gì xẩy ra…bố mẹ trẻ ít quan tâm tới mọi sinh hoạt
thường ngày của con em mình.
1


2. Thực trạng nghiên cứu: Lớp 1D Chênh Vênh Thuộc trường Tiểu học
Hướng Phùng . Giáo dục học sinh một số nề nếp vệ sinh cá nhân và vệ sinh
chung ngay khi tôi bắt đầu được nhận lớp . Tôi thấy các em còn nhếch nhác, đi
học áo quần rách rưới, luộm thuộm, tóc tai bù xù, đi chân đất và chưa biết rửa
mặt , rửa tay chân...
2.1.Thuận lợi:
Nhiều học biết sử dụng tiếng phổ thông. Các cô đều yêu nghề, mến trẻ.
Một số phụ huynh đã bắt đầu có sự quan tâm đến việc học của con em mình.
Đồng thời được sự quan tâm của UBND xã, BGH nhà trường cùng các ban
ngành đoàn thể khác trong xã Hướng phùng. Đặc biệt đã có hệ thống nước tự
chảy trên nguồn về.
2.2. Khó khăn:
Khảo sát đầu năm

Chưa biết cách VSCN
Số lượng
12 em
Tỷ lệ
100%
Trong 5 năm liền trẻ không được sự rèn giũa của bố mẹ trong việc vệ
sinh cá nhân cũng như giữ gìn vệ sinh chung.
Theo phong tục, tập quán của người Vân Kiều thì lấy nước dưới suối để
dùng và lấy nước tự chảy được xây cả thôn dùng chung 1 bể. Dụng cụ lấy nước
và đựng nước dùng hằng ngày chì bằng bon 5 lít, thậm chí là các vỏ chai nhỏ …
nên họ dùng nước rất tiết kiệm. Vào mùa khô nước lại cạn nên việc vệ sinh của
trẻ tại gia đình càng khó khăn hơn.
3.3 Các giải pháp: “ Giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh lớp 1”
Theo như mục tiêu chính của chương trình giáo dục Tiểu học bây giờ là
chất lượng giáo dục. Đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng thực hành.
Trong chương trình giáo giáo dục hiện hành Bộ môn Đạo đức, Bộ môn Tự nhiên
và xã hội, Bộ môn Thủ công, Bộ môn Mĩ thuật… đều giáo dục các em yêu quý
cái đẹp và quý trọng cũng như nâng cao sức khoẻ để giá trị sống . Khi các em đã
biết yêu cái đẹp và giá trị sống thì ắt rằng các em sẽ yêu trường yêu lớp và kết
quả học tập sẽ được nâng cao . Vì thế giáo dục vệ sinh cho trẻ nhằm giúp trẻ
ngày càng có ý thức vệ sinh hơn nữa nên tôi đã kịp thời giáo dục cho trẻ một số
kỹ năng sử dụng nước sạch và bảo quản nước sạch, ý thức tự vệ sinh cá nhân
sạch sẽ, vệ sinh trường lớp sạch sẽ tuy nhiên đối với trẻ người dân tộc Vân Kiều
thì đó là cả một vấn đề lớn vì trẻ đã quen sống tự do và vì điều kiện nước sinh
hoạt khó khăn…như tơi đã nêu trên nên tôi phải sử dụng nhiều phương pháp
giáo dục vệ sinh hỗ trợ khác để giúp trẻ có ý thức tự giác cao trong việc vệ sinh.
Như chúng ta đã biết, vệ sinh bao gồm vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Vậy chúng ta cần làm gì để giúp trẻ có ý thức tự giác trong việc giữ vệ sinh sạch
sẽ? Trước hết, mỗi chúng ta phải tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cô giáo luôn là tấm
gương gọn gàng, sạch và đẹp trong mắt các em.

3.3.1 Giải pháp 1: Cô phải là người luôn làm mẫu quét dọn lớp và xung quanh
lớp học sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định… Tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh. Nhờ thôn trưởng tuyên truyền đến các phụ huynh trong các buổi họp
làng, các buổi lễ hội của làng…. Cô tuyên truyền với các bậc phụ huynh khi tổ
chức buổi họp phụ huynh đầu năm học bằng cách cô thực hành các bước vệ sinh
2


để giúp phụ huynh nắm được cách rửa tay, mặt,…theo đúng khoa học để về nhà
hướng dẫn lại cho con em mình. Giáo dục trẻ thực hiện đúng và đầy đủ việc vệ
sinh sạch sẽ. Ngay từ đầu năm học, cô phải hướng dẫn thật tỉ mỉ cho trẻ cách vệ
sinh cá nhân như thế nào là đúng. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,
thường xuyên tắm gội sạch sẽ, đánh răng hàng ngày, móng tay và móng chân
phải được cắt ngắn, tóc cúng phải được cắt hoặc cột lên thật gọn gàng, mặc quần
áo sạch, đẹp đến lớp học, bỏ rác vào hố rác và khơng vứt rác bừa bãi…
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh cách vệ sinh qua những ngày làm quen đầu
tiên khi nhận lớp. cơ trị tập trung vịng trịn và múa hát…
Hát bài “ Rửa mặt như mèo”
Dạy trẻ: Các con vừa hát bài hát nói về con gì? (Con mèo) Đúng rồi, con
mèo vệ sinh không sạch nên nên bị đau mắt vì vậy khơng được mẹ u và bị các
bạn cười chê đấy các con ạ. Bây giờ cô hướng dẫn các con một số hoạt động vệ
sinh để tự vệ sinh cho sạch nhé? Có như vậy thì mẹ và các bạn sẽ ngày càng yêu
mến các con hơn.

Tổ chức hát múa
Giáo viên chuẩn bị chậu và nước sạch, xà phòng thơm Lét boy, chuẩn bị
khăn mặt.
Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng: Cho nước làm ướt tay và bắt đầu rửa:
rửa cổ tay trước tiếp đến rửa mu bàn tay, kẽ các ngón tay, móng tay, lịng bàn
tay rồi cho nước sạch rửa lại và vẩy nhẹ cuối cùng là lau tay vào khăn ( Cô vừa

hướng dẫn cách rửa vừa làm cho trẻ xem 2-3 lần rồi tập cho từng trẻ rửa theo
trình tự của các thao tác)
Hướng dẫn trẻ rửa mặt: Cho nước ướt khăn và bắt đầu rửa mặt: dùng hai
ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) giữ một bên đầu của khăn và lau hai mắt trước
tiếp đến dịch khăn lên một ít và lau mũi, lại dịch khăn lên rồi lau miệng, cằm.Lật
khăn sang mặt khác và tiếp tục như thế cô lại lau hai má, dịch khăn lau trán và
cuối cùng là lau tai ( Cô vừa hướng dẫn cách rửa vừa làm cho trẻ xem 2-3 lần rồi
tập cho từng trẻ rửa theo trình tự của các thao tác).
3


Hướng dẫn học sinh tự vệ sinh cá nhân
Hướng dẫn trẻ vệ sinh lớp học: Để một cái sọt ở cuối lớp cho trẻ cho rác
vào và đến giờ ra chơi và ra về thì cho trẻ mang sọt rác ra đổ vào hố rác, bạn nào
có q thì gửi cô đến giờ ra chơi cô phát lại chứ tuyệt đối khơng cho trẻ ăn trong
lớp học vì các con chỉ lo ăn thì các con sẽ khơng nghe cơ giảng bài, như vậy sẽ
không hiểu bài cô giảng,… gọn gàng và để trẻ tập trung chú ý vào bài học và
thoải mái khi vui chơi…. Hướng dẫn trẻ kê lại bàn ghế khi thấy bàn ghế để
không ngay ngắn.
Cô vừa dạy các em về các hoạt động gì? Nhận xét và tuyên dương các em.
Cô giáo bắt cho các em hát bài “ Vui đến trường” cách hướng dẫn trẻ các hoạt
động vệ sinh để hướng dẫn các em vệ sinh sạch sẽ mà chúng ta phải thực hiện
ngay khi các em đã vào nề nếp học tập của lớp.Tuy nhiên đối với các em người
Vân Kiều thì nếu học cách vệ sinh đó chỉ có một lần thì rất khó khăn với các em
vì các em sẽ khơng nhớ được, bên cạnh đó thời gian học rất là ít mà thời gian ở
nhà rất nhiều trong khi đó, bố mẹ các em không quan tâm đến việc vệ sinh của
con em mìn. Biện pháp quan trọng nhất là hàng ngày cô phải kiểm tra vệ sinh trẻ
về một số vấn đề đơn giản như: trước khi đi học các con đã rửa tay, chân, mặt
mũi sạch sẽ chưa? Đã chải tóc chưa? Đã đánh răng khi ngủ dậy chưa?…. Và
phải động viên kịp thời khi trẻ thực hiện đúng được một trong những vấn đề vệ

sinh như đã rửa tay chân sạch hay đã đánh răng rửa mặt sạch cơ đặt ra bên cạnh
đó cần động viên, khuyến khích những trẻ chưa thực hiện lần sau cố gắng thực
hiện tốt như các bạn. Thường xuyên nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, treo
áo, mũ, để dép vào đúng nơi quy định, quét dọn lớp khi lớp bẩn, cách kê bàn ghế
lại cho gọn gàng khi bàn ghế để không ngay ngắn. Trước khi ra về, cô nhắc trẻ
về tắm rửa sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tắm rửa bằng
xà phòng, giặt quần áo bằng xà phòng,…Cứ như thế, hàng ngày, hàng ngày cô
động viên kịp thời những trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, để dép, mũ,…đúng nơi
quy định sẽ giúp cho trẻ dần dần hình thành được thói quen tốt về cách vệ sinh
sạch sẽ. Biết cách ăn chính uống sơi.Biết đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ
dậy, biết mặc áo quần đúng theo mùa và đúng theo đi học và ở nhà.

4


Giáo viên hướng dẫn học sinh vệ sinhvà bảo vệ tai, mắt, mũi
3.3.2 Giải pháp 2: Giáo viên cần quan tâm động viên các em tiến bộ qua
các tiết GDTT cuối mỗi tuần qua sinh hoạt lớp. đồng thời biết phối hợp với dự
án Tầm nhìn thế giới Hướng Hố để có những cuộc sinh hoạt cộng đồng để đưa
ra giúp đỡ phụ huynh hiểu sâu hơn tác dụng của vệ sinh cá nhân.
3.3.3 Giải pháp 3: Qua các tiết Đạo đức :” Gọn gàng sạch sẽ”,“ Lớp học
em”… giáo viên cần quan tâm chỉnh sửa áo quần các em cho gọn gàng, hướng
dẫn cách chải tóc và buộc tóc cho các em gái. Giáo viên cần động viên khen
ngợi những cái đẹp mà các em đã tự làm được cũng như cơ cát tóc cắt móng tay
cho các bạn nam tóc dài, các bạn gái tóc chưa được đẹp mắt.

Giáo viên cắt tóc cho những bạn gái
Trong các tiết học của bộ mơn Tự nhiên và xã hội có các bài: “Cơ thể
chúng ta”, Bài :” Giữ vệ sinh cho răng” , Bài “ Giữ vệ sinh cho mắt, bài: “ Bảo
vệ tai”,bài, “ Công việc ở nhà”, bài “ Môi trường xung quanh”…

Giáo viên cũng cần đưa ra những hình ảnh chất lượng sống được nâng cao
hơn nhờ vệ sinh đúng cách, khoa học nhằm khuyến khích các em biến ước mơ
thành hiện thực là biết ăn chín uống sơi, biết tắm rửa hằng ngày, biết chải tóc ít
nhất ngày 3 lần, biết, biết vệ sinh tai, mắt.. để cơ thể sạch sẽ và phát triển khoẻ
mạnh.
5


Trong các tiết học của bộ môn Thủ công và Mĩ thuật . Giáo viên cũng cần
liên hệ để giáo dục các em biết yêu cái đẹp qua sản phẩm của mình cũng như
của bạn . Đồng thời giáo dục các em biết vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với chì,
phẩm màu , sáp màu, biết dọn rác và phế thải sau khi xong việc.
3.3.4. giải pháp 4: Hằng ngày 15 phút đầu giờ, giáo viên cho 2 tổ trưởng
là em Hồ Văn Báo và Hồ Thị Thuý của 2 tổ đi kiểm tra các bạn giữ gìn vệ sinh
như thế nào và báo cáo cô giáo. Cô giáo tuyên dương các bạn sạch sẽ, gọn gàng
và giúp đỡ thêm những em chưa được sạch sẽ…( Những em chưa thấy tự vệ
sinh ở nhà được trước khi đến lớp là em Hồ Văn Huy và Hồ Thị Hoa thì giáo
viên nên đến nhà gặp trực tiếp phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân hướng dẫn
thêm cho phụ huynh các em cách vệ sinh cho con em mình.).
3.3.5. Giải pháp 5: Ngoài ra, giáo viên phối hợp với Đội – Sao trường,
Già làng, trưởng thôn và các Dự án để tổ chức các buổi truyền thông đến phụ
huynh học sinh qua các buổi Hội nghị phụ huynh, họp thôn bản, xây dựng làng
văn hoá…
3.4 Kết quả thực hiện:
Sau một thời gian áp dụng một số biện pháp trên tôi thấy ý thức tự giác vệ
sinh của học sinh tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh có ý thức vệ sinh cá nhân trước
khi đến lớp cao hơn so với đầu năm học, trẻ biết quét lớp sạch sẽ, kê bàn ghế
gọn gàng, hiện tượng mặt mũi không rửa và áo quần xộc xệch đến lớp khơng
cịn. Các em sạch hơn, gọn gàng hơn, sạch sẽ thơm tho hơn.
Kết quả học sinh có ý thức tự giác trong việc vệ sinh cá nhân giữa học kì

II là:
Giữa học kì II
Chưa biết VSCN
Số Lượng
0 em
Tỷ lệ
0%
Qua hai bảng so sánh trên ta thấy kết quả giáo dục vệ sinh. Đầu năm, 12
em để tay chân bẩn, quần áo bẩn, tóc tai bù xù ,…đến lớp. Nhưng hiện nay,
trước khi đến lớp các em đã tự rửa tay chân, mặt mũi, móng tay, móng chân
cũng đã được cắt ngắn sạch sẽ. Các em đã biết so sánh giữa mình và các bạn
khác. Ai sạch hơn nào? Qua đó cho ta thấy rằng, các em đã dần có ý thức vệ
sinh sạch sẽ, các em đã biết thế nào là đẹp, thế nào là sạch?

6


Tổ chức tuyên dương, khen ngợi học sinh biết cách vệ sinh cá nhân
4. Kết luận và kiến nghị:
4.1 Kết luận: Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên đều được sự rèn giũa, dạy
dỗ của cha mẹ mới trở thành được con người có ích cho xã hội.Trong khi đó các
cháu người dân tộc Vân Kiều thua thiệt hơn các bạn cùng trang lứa ở những nơi
có điều kiện thuận lợi hơn về mọi mặt đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc của cha
mẹ đối với các con. Vì vậy, để học sinh có thể tự phục vụ bản thân được thì
trước hết cơ phải thực sự u nghề, mến trẻ và khi đó cơ dạy trẻ cách vệ sinh cá
nhân sẽ đạt kết quả cao nhất. Chúng ta phải tạo được cho trẻ một thói quen tốt,
hành vi vệ sinh văn minh và các kĩ năng tự phục vụ bản thân sạch sẽ, gọn gàng;
chỗ chơi, nơi chơi ngăn nắp, sạch sẽ và biết giúp đỡ lẫn nhau.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ người dân tộc Vân
Kiều mà tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm tại lớp mình và đã đạt được một số

kết qủa khả quan tuy nhiên nó vẫn còn một số hạn chế nhất định. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để Sáng kiến của tơi được hồn thiện
hơn. Xin chân thành cảm ơn!
4.2. Kiến nghị:
Đối với Đội – Sao cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể
cho học sinh điểm trường Chênh Vênh để giáo dục chung cho các em hiểu sâu
hơn tác dụng của vệ sinh cá nhân.
Đối với nhà trường cần tham mưu cho các Dự án của Tầm nhìn Thế giới
và các đơn vị đóng chân trên địa bàn để tu sữa lại cơng trình vệ sinh công cộng
của điểm trường Chênh Vênh.
Đối với thôn bản: Cần nêu cáo ý thức bảo vệ cơng trình vệ sinh công cộng
và nâng cao nhận thức vệ sinh cá nhân cho con em mình.
Hướng Phùng, ngày 29 tháng 03 năm 2017
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKK của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

(Ký, ghi rõ họ tên)

7


Nguyễn Thị Nga

MỤC LỤC
1. TÊN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1

2. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1

2.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM ........................................... 1
2.3. TÌM HIỂU, KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, THỰC HÀNH............................. 1
2.4. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ............................................. 1

3. NỘI DUNG: ................................................................................................. 1
3.1. CƠ SỠ THỰC TIỄN ................................................................................... 1
3.2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
3.3. CÁC BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP ........................................................... 2
3.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ............................................................................ 6

8


4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 7
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 7
4.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 7

9



×