Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn HÌNH THÀNH kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH THÔNG QUA PHÂN môn tập đọc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.36 KB, 24 trang )

-1-

1. Tên đề tài:

HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
2.1/ TẦM QUAN TRỌNG VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Rèn luyện kỹ năng sống (KNS) cho học sinh Tiểu học, trong đó kỹ năng
tự học tập, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức là một yêu cầu rất quan trọng
trong trường Tiểu học hiện nay. Tích hợp giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học
vào mỗi môn học là một yêu cầu cấp thiết trong mục tiêu giáo dục và đào tạo thế
hệ trẻ trở thành những công dân tương lai với đầy đủ năng lực và phẩm chất của
một con người phát triển tồn diện về đức, trí, thể, mỹ và biết sống hợp tác, hòa
nhập với cộng đồng.
Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học hiện nay, ngồi việc giúp các em hình
thành kiến thức, người giáo viên cịn phải chú trọng giáo dục, hình thành năng
lực và phẩm chất với các KNS cần thiết, phục vụ việc học tập và hòa nhập vào
cuộc sống cộng đồng. Vấn đề được đặt ra là: Con đường nào để giáo dục KNS
khi 9 môn học bắt buộc và thêm các mơn Tiếng Anh, Tin học đang có xu hướng
q tải đối với học sinh Tiểu học hiện nay. Xuất phát từ thực tế này, chúng ta cần
chọn lựa con đường tốt nhất để giáo dục KNS cho các em. Đó chính là con
đường tích hợp giáo dục KNS vào các môn học, nhất là phân môn Tập đọc.
Bản thân phân môn Tập đọc đã nhận nhiệm vụ rất quan trọng trong học
tập và rèn luyện kỹ năng của trẻ, đó là các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng
Việt. Ngồi ra, hoạt động học phân mơn Tập đọc ở lớp 4 nếu diễn ra một cách
tích cực, người học sẽ có thêm các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thương lượng, kỹ năng ra quyết
định, xác định mục tiêu…



-2-

Trong phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực hiện nay, việc tạo cho các em một mơi trường học tập tích cực với nhiều kỹ
năng cần thiết như trên là việc làm cần thiết giúp các em học tập và rèn luyện
KNS.
Đề tài này được áp dụng cho giáo viên và học sinh lớp 4 trong phân môn
Tập đọc cấp Tiểu học.
2.2/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong những năm qua, được nhà trường phân công dạy lớp 4, bản thân tôi
thấy việc dạy Tập đọc có nhiều yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng mà học sinh
cần được hình thành. Ngồi việc hiểu nội dung và các giá trị nghệ thuật của một
đoạn văn, đoạn thơ hay chuẩn mực của một mẫu văn bản chính luận, các em cịn
cần thể hiện nội dung đó qua giọng đọc của mình sao cho người nghe cùng cảm
thụ được nội dung bài. Đây là một yêu cầu mà bất cứ người giáo viên nào cũng
trăn trở tìm cách dạy học tốt nhất. Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng việc
dạy học phân môn Tập đọc lớp 4 muốn đạt kết quả cao, cần được tích hợp thật
tốt việc học Tập đọc với rèn luyện các KNS cơ bản. Vì với yêu cầu cao trong
phần tìm hiểu nội dung bài và tìm ra cách đọc hay, người học cần có cách học
tích cực hơn, phải biết hợp tác, biết chia sẻ, biết thương lượng cùng nhau để đưa
ra quyết định tích cực nhất về nội dung và cách đọc. Bản thân việc đổi mới cách
dạy, cách học đã là những việc làm giúp học sinh rèn luyện KNS. Mấy năm qua,
tôi thường xuyên nghiên cứu, vận dụng và thực hiện ở lớp do tôi giảng dạy nên
tơi thấy đạt hiệu quả cao. Vì thế tơi xin chia sẻ qua đề tài: “ Hình thành kỹ
năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua phân mơn Tập đọc” để đồng nghiệp
cùng tham khảo và góp ý.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Theo quan niệm của các nhà tâm lý giáo dục học trong nước và trên thế
giới, KNS gắn với các yêu cầu căn bản của giáo dục học sinh, đó là: Học để biết
các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải

quyết vấn đề,…; Học để làm người gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với


-3-

căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người
khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp
tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thơng,...; Học để làm việc gồm kĩ năng
thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, hợp tác nghiên
cứu, đảm nhận trách nhiệm,… thể hiện rất rõ ở những hoạt động học tập của học
sinh nhất là học Tập đọc.
Các quan niệm trên cho thấy khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng
thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và với mơi
trường học tập của mình. Kĩ năng mà một người có được, một phần lớn cũng
nhờ có được kiến thức, cho nên muốn thể hiện các kỹ năng một cách tích cực
cần có kiến thức . Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có
tác động mạnh mẽ đến kĩ năng.
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ
năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người, nhất là trong học
tập. Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để
cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác,
KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống. Liên quan đến việc hình thành KNS cho học sinh, khi học một
bài tập đọc, chúng ta có thể nhận ra thơng qua một tiết học cụ thể. Có thể hình
thành cho HS các kỹ năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Việt như nghe, nói, đọc,
viết, hiểu và cảm thụ được một văn bản thì mới đọc hay. Mà muốn hiểu văn bản,
nhất là các văn bản nghệ thuật, người đọc cần có các kỹ năng nghe, phân tích,
tổng hợp, ứng phó tích cực với các khó khăn trong nghiên cứu, học tập để chiếm
lĩnh kiến thức mới, đưa ra được quyết định đúng về nội hàm của văn bản mà

định ra cách đọc như thế nào cho hay. Trong đổi mới phương pháp dạy học, nhất
là học Tập đọc, các kỹ năng hợp tác phối hợp trong tổ nhóm để nghiên cứu tìm
hiểu cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản là những yêu cầu kỹ năng cần có của
người học. Người giáo viên biết khéo léo tổ chức nhiều hoạt động học tập tích
cực cho học sinh để các em có nhiều cách học mới cùng nhau khám phá được


-4-

cái hay, cái đẹp trong nội dung văn bản, là đã góp phần rất lớn trong việc giáo
dục KNS cho các em.
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết của giáo dục Tiểu
học hiện nay. Phương pháp dạy học cung cấp kiến thức một chiều từ thầy đến trò
một cách thụ động được chuyển sang hoạt động học tập tích cực có sự phối hợp
giữa thầy với trò, trò với thầy và trò với trò. Phương pháp này đã phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh trong tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra kiến thức
mới một cách vững chắc là yêu cầu cần thiết để thế hệ trẻ phát triển toàn diện
nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới và hội nhập của đất nước. Việc đổi mới phương
pháp dạy học, đòi hỏi thầy và trò phải đổi mới cách dạy, cách học theo hướng
“thầy thiết kế, trị thi cơng”. Mà việc trị thi công như thế nào để đạt hiệu quả
cao và vững chắc thì cần phải đề cập đến các kỹ năng tự nghiên cứu, tự chiếm
lĩnh kiến thức và hợp tác rèn luyện cùng nhau của học sinh.
4. CƠ SỞ THỤC TIỄN :
Học sinh trường Tiểu học Hồ Phước Hậu là học sinh thuộc khu vực nông
thôn miền núi, nhận thức về xã hội còn nhiều hạn chế, tiếp cận với các văn bản
nghệ thuật một cách thụ động do vốn sống các em cịn nghèo. Việc tìm hiểu từ
ngữ mới, tìm hiểu nội hàm của câu văn, đoạn văn, các giá trị nghệ thuật của tác
phẩm còn là những điều mới lạ với các em. Giọng đọc mang nhiều yếu tố
phương ngữ cũng là một yếu điểm để thể hiện tốt kỹ năng đọc. Điều kiện kinh tế
khó khăn của gia đình là một yếu tố bất lợi cho các em trong tiếp cận các văn

bản có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Vốn sống, môi trường xã hội hạn chế
cũng là vấn đề khó trong việc giúp các em tiếp cận các văn bản mẫu mực nhất là
các văn bản nghệ thuật. Muốn cho các em hiểu từ mới, hiểu nội dung và giá trị
nghệ thuật của một văn bản và phải đọc cho hay thì người giáo viên phải tổ chức
nhiều hoạt động học giúp các em chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kỹ năng đọc
từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng. Để đạt được điều đó thì phải mất khá
nhiều thời gian.


-5-

Các điều kiện thiết yếu về nghe, nhìn giúp HS tiếp cận với các loại hình văn
bản, nhất là các văn bản nghệ thuật. Tạo điều kiện cho các em cảm thụ văn học
còn hạn chế, cũng là một yếu tố gây khó khăn trong học tập và rèn luyện kỹ
năng đọc cho các em.
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
5.1/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHUNG:
Giáo dục KNS cho HS với bản chất là hình thành và phát triển cho các em
khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và
với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, rõ
ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông nhất là cấp Tiểu học hiện nay.
Phương pháp giáo dục KNS đạt hiệu quả tích cực thơng qua các hoạt động như:
hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai,
trị chơi, dự án, tranh luận, động não, hỏi chuyên gia, viết tích cực,... rất phù hợp
với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Vấn đề
cần quan tâm hiện nay với giáo viên dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân mơn
tập đọc nói riêng là làm thế nào để lồng ghép giáo dục KNS vào mỗi hoạt động,
mỗi nội dung trong tiết học tập đọc cho hợp lý và đạt hiệu quả cao là một việc
cần phải nghiên cứu tìm biện pháp thực hiện.
5.2/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỤ THỂ:

2/1: Rèn luyện kĩ năng nghe:
Để HS cảm nhận được nội dung văn bản, người giáo viên cần phải tìm
cách truyền đạt để HS nghe được và biết cách nghe.
a/ Cách truyền đạt để HS nghe:
* Nghe một cách có ý nghĩa: (Tức là nghe và hiểu vấn đề để phản hồi
được và đúng)
Để HS nghe một cách có ý nghĩa, tơi thường tạo những tình huống ở mỗi
trường hợp như sau:


-6-

- Trước khi kiểm tra bài cũ, tơi thường có câu lệnh: “Cơ muốn biết các em
có đọc bài trong tiết luyện Tiếng Việt không và việc nắm bắt nội dung câu hỏi
như thế nào?”.
- Khi giảng bài mới, tôi thường xem trọng lời giới thiệu bài. Vì giới thiệu
bài là cách dẫn dắt các em vào bài một cách nhẹ nhàng nhất và hiệu quả nhất. Ví
dụ: Để dạy bài “Mẹ ốm”, tơi đã vào bài bằng cách: “Có bao giờ các em đã bị ốm
chưa? Khi ốm, cơ thể chúng ta có những dấu hiệu nào? Lúc ấy con người chúng
ta ra sao? Và điều ta cần nhất là gì?....Cơ sẽ giúp các em nhớ lại điều đó qua bài
“Mẹ ốm” của tác giả Trần Đăng Khoa”. Chỉ cần như vậy, các em đã lắng nghe
tôi đọc một cách say sưa và các em cũng đã dễ dàng trả lời được nội dung câu
hỏi trong bài.
* Nghe có hiệu quả: Trong khi giảng, tơi ln nói chậm, rõ, dùng từ ngữ
giản dị, dễ hiểu và gần gũi. Khi nói, tơi ln quan sát xem ánh mắt, thái độ phản
ứng của học sinh, nếu các em thiếu tập trung, tơi pha một chút hài hước chứ
khơng nói to tiếng và chỉ trích nặng lời. Thỉnh thoảng tơi dừng lại và đặt câu hỏi
lửng để học sinh tập trung cao trong quá trình nghe.
b/ Rèn luyện cách nghe: Muốn nghe được, HS cần biết:
- Người truyền tin nói về nội dung gì? Nội dung ấy gồm mấy ý? Để bộc

lộ ý đó, người truyền tin đã sử dụng từ ngữ trọng tâm nào và biện pháp nghệ
thuật nào?
- Người truyền tin đã phát âm như thế nào? Âm được phát ra được kết
hợp những bộ phận nào ở miệng (lưỡi, nướu, răng, môi) để phù hợp với từng
phụ âm, nguyên âm đơn, đơi đó?
- Cường độ âm thanh to, nhỏ, mạnh, yếu ở những từ ngữ trọng tâm nào,
nhanh hay chậm ở những cụm từ nào, câu nào?.... Nghe đối với học sinh lớp 4
không đơn thuần là nghe thông tin một chiều mà phải nghe trong giao tiếp, nghe
để hiểu, nghe để tranh luận, nghe để thương lượng cùng nhau tìm đến cái đích
của cảm thụ nội dung một cách chính xác.


-7-

2/2: Rèn luyện kĩ năng nói:
- Khi HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra, tôi luôn khen ngợi những em nói
to, rõ ràng. Trong q trình các em thảo luận nhóm, tơi ln cho các HS khác
trong nhóm nhận xét xem bạn nào đưa ra nội dung thảo luận rõ ràng nhất, dễ
hiểu nhất để tuyên dương trước lớp. Có như vậy, các em mới dần dần tạo thói
quen nói to, rõ.
- Ngồi ra, trong khi giáo dục kĩ năng nói, tơi ln lưu ý HS một số cách
khi nói như:
+ Chú ý điều chỉnh trường độ, cường độ âm thanh phù hợp, dễ nghe.
+ Nói có nội dung, nắm bắt các ý chính để nói, nhấn mạnh một số từ trọng
tâm để bản thân bộc lộ cảm xúc và giúp cho người nghe thâm nhập vào văn bản.
+ Khi trình bày ý kiến riêng của mình hoặc khi tranh luận bất cứ nội dung
nào (khi thảo luận nhóm) cần phải khiêm tốn và thể hiện thái độ lịch thiệp, tơn
trọng người khác. Đây chính là kỹ năng giao tiếp tích cực khơng những học
trong lớp mà cả khi ra ngoài đời muốn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của
người khác cần phải có.

2/3: Kĩ năng đọc:
Trong học tập cũng như làm việc hằng ngày, chúng ta thường đọc nhiều
loại văn bản khác nhau, đọc cho các đối tượng khác nhau trong từng thời điểm
khác nhau. Nhưng dù trong bất cứ trường hợp nào, GV cũng luôn chú ý luyện
cho các em đạt những yêu cầu sau:
* Đọc đúng:
- Đọc đúng số tiếng (không thừa, không thiếu); phát âm chuẩn (âm, vần,
dấu thanh); ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Đọc đúng ngữ điệu: Tức lên giọng, xuống giọng, chuyển giọng, ngắt hơi
(ở những câu văn dài), chú ý đến trường độ, cường độ âm thanh, nhấn giọng ở


-8-

những từ ngữ trọng tâm để làm toát lên được nội dung của bài. Những yêu cầu
này cần thể hiện rõ nét trong các bài có câu hội thoại như: “Dế Mèn bênh vực kẻ
yếu”, “Ở vương quốc tương lai”, Thái sư Trần Thủ Độ”....
- Đọc đúng các âm, vần:
+ Cách phát âm ở những tiếng có âm s,x: Chẳng hạn âm “s” cần khít hai
hàm răng lại và bật mạnh âm thanh từ miệng ra. Còn muốn tạo âm “x” thì đánh
lưỡi lên sát nướu, cho hơi xì ra để tạo âm. Sau đó tơi cho học sinh luyện đọc lại
nhiều lần.
+ Ngoài những phụ âm đầu (s/x) dễ lẫn lộn như trên, các em cũng gặp
nhiều khó khăn khi đọc một số vần có ngun âm đơi mà các em hay phát âm
sai. VD như vần “ươu” trong từ “con hươu”. Nếu các em đọc sai, tôi đã hướng
dẫn cụ thể như sau: “Muốn tạo được vần “ươu”,các em cho hơi ra, sau đó uốn
khép trịn mơi lại, nếu ép lưỡi với nướu mà hở mơi thì sẽ tạo thành vần “ươi””
- Đọc đúng dấu thanh.
Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần như trên tôi cịn luyện
đúng dấu thanh. Vì HS tiểu học vẫn cịn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng

dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó, yếu tố chính là do đặc điểm khu
vực vùng miền nơi các em sinh sống. nhất là thanh ngã và thanh hỏi.
Khi luyện đọc, tơi đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn, chẳng hạn
như: “Tặc lưỡi” , “Giận dữ”, “Dũng cảm”, vẫn bay được?. Với những tiếng có
thanh ngã như trên, tôi tập cho các em cách đẩy hơi lên rồi ngắt chứ khơng thả
lỏng bình thường như thanh hỏi “cảm”
* Đọc hiểu: Đây là cách đọc để tự mình tiếp xúc với văn bản, hiểu văn
bản một cách đại khái hoặc thấu đáo. Khi đọc, GV cần lưu ý cho HS nhận biết
đề tài, chủ đề, nhận biết về nội dung chính của bài của đoạn và câu. Trong q
trình đọc hiểu, GV cịn rèn cho các em kĩ năng đọc đọc thầm, đọc lướt để nắm
bắt ý chính và lựa chọn thơng tin. Cách đọc này cịn giúp các em tăng dần tốc độ
đọc.
* Đọc diễn cảm:


-9-

- Để HS rèn kĩ năng đọc tốt, tôi thường hướng dẫn cho các em:
+ Cách lấy hơi, tập thở: Hít thở sâu, lấy hơi ở những chỗ ngừng nghỉ.
+ Cách ngắt giọng, ngừng nghỉ ở những chỗ lắng đọng. Đôi lúc cần tạo ra sự im
lặng ở những chỗ nói lên suy nghĩ, cao trào ở những chỗ xúc cảm lên cao; hay
nhấn giọng các từ ngữ, hình ảnh trọng tâm.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Dịng sơng mặc áo”
(Tiếng Việt lớp 4- tập II - Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo).
Để thấy được niềm vui bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra những vẻ đẹp đổi
thay muôn màu của dịng sơng qua sự ngắt nhịp của câu thơ.
Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ/
Dịng sơng đã mặc bao giờ/ áo hoa/
Ngước lên/ bỗng gặp la đà/
Ngàn hoa bưởi/ đã nở nhịa áo ai/

Ví dụ 2: khi dạy bài “Đôi giày ba ta màu xanh”Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Bài có 2 đoạn:
- Đoạn 1: Vẻ đẹp của đơi giày - đọc giọng hồi tưởng, nhẹ nhàng nhấn giọng một
số từ: Chao ôi! đôi giày mới đẹp làm sao! cổ giày cao, ôm sát chân, thân giày
làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vàng như màu da trời....
- Đoạn 2: Tâm trạng của cậu bé - nhấn giọng từ ngữ tả sự xúc động niềm vui
sướng của cậu bé. Hôm nhận giày, tay lái run run, môi cậu mấy máy, mắt hết
nhìn đơi giày, lại nhìn xuống đơi chân, lái cột hai chiếc giày vào với nhau, đeo
vào cổ, nhảy tưng tưng...
Sau khi hướng dẫn những kĩ năng đó, tơi thường tổ chức cho các em
luyện đọc dưới những hình thức sau:
- Tổ chức trị chơi rèn kĩ năng đọc như (“Ai đọc nhanh, đọc đúng”, “Đố
bạn đọc đúng từ...., câu...,”, “Đố bạn tìm được chỗ tơi đọc sai”...
- Tổ chức thi đọc (tăng dần mức độ đọc) thi đọc to; thi đọc đúng; thi đọc
phát âm chuẩn; thi đọc diễn cảm...


- 10 -

Như vậy, thông qua đọc, HS không những cảm nhận được nội dung, ý
nghĩa mà còn thấy được giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đưa ra nhận
xét, đánh giá về chúng. Đọc diễn cảm đã góp một phần khơng nhỏ vào việc cảm
thụ văn học của HS, truyền được nội dung và cảm xúc của bài văn, thơ tới người
nghe một cách hiệu quả nhất. Đọc diễn cảm còn giúp các em nhận thức được cái
hay, cái đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người, thấm
nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham
thích làm việc, có khả năng tư duy cao và thích ứng với cuộc sống xã hội sau
này cũng như mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người. Thông qua
đọc diễn cảm, học sinh nắm được tư tưởng, chủ đề đơn giản của bài, nắm được
dàn ý sơ lược, tóm tắt được nội dung chính của bài, biết phát hiện giá trị nghệ

thuật và nhận xét đánh giá bài. Từ đó các em có thể tự viết được các câu, đoạn,
bài văn bằng chính sự hiểu biết của mình. Đó chính là sản phẩm của sự học hỏi,
tìm tịi, khám phá từ việc tiếp xúc văn bản đọc (đọc diễn cảm). Đồng thời GV
cũng dễ dàng đánh giá năng lực của HS theo TT30/2014 BGD- ĐT
2/4 Kĩ năng viết:
Trong giờ tập đọc, kĩ năng viết được rèn luyện cho HS khi tìm hiểu bài
(Khi bạn trả lời câu hỏi, cá nhân HS có thể ghi nhanh nội dung trọng tâm bằng
những từ ngữ cốt lõi), hoặc khi thảo luận theo nhóm như trả lời câu hỏi hay tìm
nội dung chính của bài v v...Trong những trường hợp này, HS có khả năng thể
hiện hết các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đã được GV rèn luyện.
2/5 Kĩ năng giao tiếp:
Việc rèn kĩ năng giao tiếp có thể lồng ghép khi HS thảo luận nhóm để tìm
hiểu nội dung bài, tức là giao tiếp với các bạn trong nhóm hoặc trình bày ý kiến
trước lớp, trước thầy cô.


- 11 -

- Khi thảo luận nhóm, GV nên taọ cho các em một khơng khí thoải mái,
cho các em nói tự do theo những điều mình hiểu, sau đó GV trau chút lại để các
em có câu nói hồn thiện. Khơng nên phê bình khi các em nói cịn lúng túng.
- Khi trình bày, GV nên tập cho các em cách dùng từ, cử chỉ, thái độ, tư
thế đứng, ánh mắt nhìn gần gũi thân thiện, vui vẻ.
- Trong giờ học tập đọc, tơi thường hay chia nhóm đối tượng, mỗi nhóm
có nội dung thảo luận ở mức độ khác nhau:
* Nhóm (1) có lời nói lưu lốt, đọc trơi chảy, mạch lạc, thể hiện biểu cảm
khi nói, khi đọc.
* Nhóm (2) có lời nói tương đối lưu lốt nhưng biết thể hiện biểu cảm.
* Nhóm (3) nhút nhát, nói cộc lốc, ngại giao tiếp.
Chia nhóm dưới hình thức như vậy để tạo điều kiện cho tất cả mọi đối

tượng có điều kiện tập trình bày trước tập thể.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho từng nhóm đối tượng đó. (nhóm 3 được ngồi ở vị
trí mà GV dễ dàng lui tới để giúp đỡ)
- Kết quả: Sau 4 tuần học (8 bài tập đọc), nhận được sự khen ngợi động
viên của GV và các bạn, các thành viên trong nhóm 3 đã mạnh dạn hơn nhiều.
Trao đổi với các bạn cùng trình độ, các em cũng tự tin hơn, nói năng có phần lưu
lốt hơn.
2/6 Kĩ năng phân tích, tổng hợp:
Trong quá trình tìm hiểu bài, muốn HS nắm bắt nội dung một cách vững
chắc, tôi luôn quan tâm đến kĩ năng phân tích, tổng hợp. Qua các từ trọng tâm,
các em tìm được các ý của từng câu, từng đoạn sau đó các em có thể tổng hợp
lại thành nội dung của bài. VD: Bài “Sầu riêng”, các từ: đậm, ngào ngạt, thơm
ngát, bay rất xa, lâu tan trong khơng khí => mùi thơm của hoa sầu riêng; đậu
từng chùm, trắng ngà, nhỏ như vảy cá, giống cảnh sen con, nhụy li ti => vẻ


- 12 -

đẹp của hoa sầu riêng => Từ 2 ý nhỏ trên cho thấy: Nét đặc sắc của hoa sầu
riêng; thơm giống mít chín quyện với hương bưởi, béo như trứng già, ngọt
như mật ong già hạn => Hương vị của quả sầu riêng; lủng lẳng giống tổ kiến;
=> Nét đặc sắc của quả sầu riêng; khẳng khiu, cành ngang, thẳng đuột =>
Thân, cành của cây sầu riêng; nhỏ, xanh vàng, khép lại như héo => Đặc điểm
của lá sầu riêng => Nội dung chính: Tả cây sầu riêng.
2/7 Kĩ năng hợp tác:
Kĩ năng này được rèn luyện trong khi hoạt động nhóm, hợp tác để cùng
nhau thảo luận rồi cùng hướng về một mục tiêu chung, cùng phấn đấu để tìm
kiếm sự thành cơng trong cơng việc. Kết quả của sự cộng tác này đôi khi hiệu
quả hơn cả sự mong đợi vì đã tập hợp được những cá nhân thích hợp lại với
nhau để cùng nhau thảo luận, tìm ra ý chính của đoạn, của bài, để trả lời câu hỏi

hoặc tìm ra cách đọc hay nhất cho từng bài. Để hợp tác có hiệu quả, mỗi thành
viên trong nhóm phải có những kĩ năng sau:
- Biết lắng nghe ý kiến của nhau. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng
nhất. Kĩ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành
viên.
- Biết chất vấn các thành viên trong tổ của mình. Qua cách thức mỗi người đặt
câu hỏi, các em có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận,
đưa ra vấn đề cho các thành viên khác.
- Biết trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra và đồng thời cũng biết tự bảo
vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
- Mỗi thành viên trong nhóm phải tơn trọng ý kiến của những người khác thể
hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
- Các thành viên phải đưa ra ý kiến và tường thuật cách mình nghĩ ra cho người
khác hiểu và phải biết giúp đỡ nhau.
- Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.


- 13 -

2/8 Kĩ năng xác định mục tiêu:
Đây chính là một kỹ năng quan trọng trong học tập ở tất cả các môn học và
thực tế hoạt động sống của mỗi người. Mục tiêu là cái đích mà người học phải
đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu có thể về nhận thức, hành
vi, thái độ. Kỹ năng xác định mục tiêu giúp học sinh sống có mục đích, có kế
hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình. Mỗi bài tập đọc đều có
các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thiết mà các em có được sau khi
học. Muốn rèn kỹ năng xác định mục tiêu cho học sinh, giáo viên cần chú ý đến
những yêu cầu sau: Mục tiêu phải được thể hiện bằng những ngôn từ cụ thể, trả
lời được các câu hỏi như: Ai? Thực hiện cái gì? Trong thời gian bao lâu?...Để
rèn kỹ năng xác định mục tiêu cho học sinh qua mỗi bài tập đọc, giáo viên phải

tạo tình huống có vấn đề cho học sinh tư duy trong bài học để tìm ra mục tiêu
cần đạt như bài tập đọc này em phải đọc như thế nào là tốt? Hiểu nội dung bài
này như thế nào là đúng với chuẩn kiến thức kỹ năng qui định? Em tìm hiểu nội
dung này trong thời gia mấy phút? Cần có sự hợp tác của bạn không?...Xác định
được mục tiêu sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực trong học sinh. Việc xác
định mục tiêu thường được giáo viên hỏi học sinh trong phần định hướng nhiệm
vụ học tập của lớp trong phần giới thiệu bài. Ví dụ: Trong bài Thư thăm bạn –
học sinh phải tìm hiểu được ý nghĩa của tấm lịng nhân hậu trong cuộc sống –
biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau trong cuộc sống. Việc đọc cũng cần thể hiện
thái độ tình cảm như thế nào cho phù hợp với chủ đề bài đọc. Xác định được
mục tiêu sẽ giúp người học định hướng đúng yêu cầu các hoạt động học trong
tiết học, làm cho việc tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên được thuận
lợi. Muốn có kỹ năng xác định mục tiêu, học sinh cần phải có các kỹ năng tự
nhận thức, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ...
29/ Kĩ năng thương lượng:
Kỹ năng thương lượng hay còn gọi là kỹ năng đàm phán là khả năng trình
bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự
điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.
Trong tiết tập đọc, kỹ năng này thể hiện rõ ở hoạt động nhóm để tìm cách đọc


- 14 -

ngắt nghỉ hơi đúng, cách đọc hay một đoạn văn hoặc tìm hiểu một nội dung mới
có tính trừu tượng cao như giá trị nghệ thuật của một câu thơ, đoạn văn địi hỏi
có sự tranh luận tìm chân lý. Muốn giáo dục kỹ năng này cho học sinh, giáo viên
cần tạo mơi trường học tập tích cực trong lớp, tổ chức cho các em hoạt động
nhóm trong việc thảo luận tìm cách đọc đúng và đọc hay hoặc thảo luận tìm ra
hàm ý sâu sắc của nội dung câu thơ, đoạn văn. Ví dụ như bài: “ Bè xi sơng
La”: Tìm ý nghĩa hai câu thơ: “ Trong đạn bom đổ nát

Bừng tươi nụ ngói hồng”
nên cho học sinh thảo luận để hiểu được tinh thần vượt qua gian khó để xây
dựng đất nước của ơng cha ta trong kháng chiến chống ngoại xâm. Cũng với nội
dung câu thơ này giáo viên kết hợp giáo dục kỹ năng “Ứng phó với căng thẳng”.
Hình thành kỹ năng thương lượng cho học sinh cần kết hợp giáo dục các kỹ
năng khác như kỹ năng kiên định, sự cảm thông, kỹ năng hợp tác và khả năng
thỏa hiệp những vấn đề khơng có tính ngun tắc của bản thân.
2/10 Kĩ năng ra quyết định:
Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định, lựa chọn
phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống
một cách kịp thời. Mỗi cá nhân học sinh cần phải tự mình ra quyết định cho bản
thân, không trông chờ, phụ thuộc vào người khác mặc dù có thể tham khảo ý
kiến của một số người tin cậy trước khi ra quyết định. Trong học tập đọc, việc ra
quyết định đúng về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng hay hiểu đúng nội
dung câu thơ, đoạn văn khi trình bày trước lớp là một kỹ năng rất cần. Muốn
giáo dục kỹ năng ra quyết định cho học sinh giáo viên cần giao quyền tự chủ cho
học sinh trong việc tìm cách đọc đúng, đọc hay, tìm hiểu nội dung bài cho học
sinh. Giáo viên chỉ theo dõi, định hướng và xem xét quyết định các em đưa ra có
đúng khơng. Nên khuyến khích nhiều học sinh mạnh dạn đưa ra quyết định của
mình. Để có kỹ năng ra quyết định lại rất cần các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ
năng phân tích tổng hợp, kỹ năng thu thập thông tin...
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN :


- 15 -

Sau khi tổ chức thực hiện các biện pháp này, việc dạy của bản thân cũng như
quá trình học của học sinh có chuyển biến tích cực.
Đối với bản thân tơi, sau khi được tập huấn chương trình giáo dục KNS cho
học sinh, nghiên cứu, tham khảo thêm tài liệu, tôi đã nhận thức được giá trị của

việc giáo dục KNS cho học sinh. Chính bản thân của giáo viên cũng thấy được
các KNS trên rất cần cho mình vì muốn giáo dục học sinh thì giáo viên phải am
hiểu trước. Ngoài kĩ năng bẩm sinh, nhờ rèn luyện thêm, đến nay, tôi đã thuần
thục về kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và cũng đã khá tự tin về kĩ năng giao tiếp,
hợp tác, phân tích tổng hợp, xác định mục tiêu, thương lượng và ra quyết định...
Tôi đã áp dụng khá tốt các kĩ năng ấy trong công tác dạy và học tại đơn vị và tại
địa phương mình. Nhờ vậy mà bản thân ln được đồng nghiệp, phụ huynh và
học sinh yêu mến; đạt được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” ; “Giáo viên dạy giỏi”
cấp trường, cấp huyện nhiều năm liền.
b/ Việc học của học sinh:
Những lớp tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy Tốn, Tiếng Việt (trong
đó có phân mơn Tập đọc, cứ hết năm học lớp 4, các em tiến bộ rất nhiều về kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp, xác định mục tiêu. Nhiều học sinh
hăng hái hoạt động hơn do có được các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp và học
tập nên các em rất tự tin thể hiện các kỹ năng của mình.
Giáo dục KNS đã giúp cho các em học tốt phân môn Tập đọc, các em cịn
biết viết văn hoặc trình bày vấn đề có bố cục. Việc giải tốn có lời văn hoặc học
các mơn Tự nhiên xã hội có phần dễ dàng và hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, việc rèn
kĩ năng hợp tác, thương lượng, giải quyết vấn đề, ra quyết định đã giúp các em
năng động, tự tin nên các em đã mạnh dạn tham gia nhiều hoạt động tập thể như
Hội khỏe Phù Đổng, văn nghệ, thi viết chữ đẹp, kể chuyện đạo đức Bác
Hồ...luôn đạt hiệu quả cao.
Lên lớp 5, học sinh ở lớp tôi đã giảng dạy trong năm qua, các em luôn
được lựa chọn trong nhiều hoạt động như đọc tham luận trong đại hội liên đội,
phát biểu cảm nghĩ trong các buổi lễ tổng kết năm học hoặc làm MC cho chương


- 16 -

trình văn nghệ “Mừng Đảng, mừng xuân hằng năm. Bên cạnh đó, các em ln

đạt thành tích cao trong hội thi “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ”, “Chỉ huy giỏi”,
“Trò chơi dân gian” hoặc tham gia phát thanh măng non cũng như tất cả các
hoạt động khác.
7. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
* Kết luận:
Trong yêu cầu cao của việc đầu tư chất lượng dạy học và giáo dục học
sinh, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học, trong đó kỹ năng tự
học tập, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức là một yêu cầu rất quan trọng.
Tích hợp giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học vào mỗi môn học là một yêu
cầu cấp thiết trong mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những
công dân tương lai với đầy đủ năng lực và phẩm chất của một con người phát
triển tồn diện về đức, trí, thể, mỹ và biết sống hợp tác, hòa nhập với cộng
đồng. Việc duy trì kết quả học tập về cách sống, cách làm người, cách làm
việc qua việc rèn luyện kĩ năng sống rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày
của con người trong học tập, trong việc tự quản bản thân, làm chủ bản thân,
khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống để cá nhân học tập và làm
việc có hiệu quả, biết tự lực trong cuộc sống.
* Bài học kinh nghiệm:
Trong q trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện, tơi nhận thấy một số vấn
đề cần rút kinh nghiệm để thực hiện như sau:
Vì giáo viên là thần tượng của học sinh, cô thầy là mẫu mực, là tấm
gương sáng... Vậy để rèn được cho các em những kĩ năng đó, mỗi giáo viên phải
nghiên cứu, tìm tịi ở nhiều tài liệu, phải chắc lọc để chọn những biện pháp hiệu
quả nhất và đã rèn luyện thật nhiều để mình trở nên chuẩn mực. Vì thế, người
giáo viên đã trở nên hồn thiện hơn. Việc hồn thiện mình về những kĩ năng
trên, khơng những chỉ có ích cho lớp mình đang dạy trong hiện tại mà cịn có ích
cho các thế hệ sau này trong sự nghiệp trồng người.



- 17 -

- Người giáo viên phải luôn nghiên cứu, tìm tịi ở nhiều tài liệu như sách,
báo, phim ảnh, các thơng tin trên mạng có chắc lọc, và học hỏi những người có
kĩ năng sống tốt quanh mình để mình; biết phân tích, tổng hợp, biết tự đấu tranh
giữa cái xấu và cái tốt, cái thiện, cái ác...để đưa ra quyết định đúng; biết thương
lượng với những người xung quanh để cùng có lợi; làm việc gì hay nói về vấn
đề gì cũng cần xác định được mục tiêu để tránh sai lệch. Đối với những công
việc chung, chúng ta cũng cần biết hợp tác để tăng thêm tình đồn kết và tạo nên
sức mạnh. Có như thế chúng ta mới trở nên chuẩn mực trước học sinh và phụ
huynh.
- Ngồi việc tự rèn luyện cho bản thân mình, để việc rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh có hiệu quả, người giáo viên cần phải lên kế hoạch giảng dạy
cho từng bài Tập đọc một cách cụ thể như:
+ Cần sắp xếp xem dạy kĩ năng nào trong bài nào, phần nào của bài.
+ Chọn hình thức nào để rèn luyện kĩ năng đó cho phù hợp với thời gian, đối
tượng...
+ Tạo cho học sinh một khơng khí tự nhiên, thỏa mái, khơng gị bó, khơng
tạo áp lực.
+ Nhẹ nhàng sửa sai khi học sinh có hoạt động, lời nói, cử chỉ thiếu chuẩn
xác...
8. ĐỀ NGHỊ :
- Đề tài vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu và vận dụng nên cần được sự
trợ giúp của Hội đồng khoa học cấp trường và Ngành cũng như sự góp ý
đóng góp thêm những biện pháp hay để đề tài hồn thiện hơn.
- Giáo viên nghiên cứu thực hiện tại trường và góp ý để đề tài được bổ sung
hồn chỉnh hơn.
Trên đây là một số nội dung, biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện để
rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 qua môn tập đọc. Rất mong đồng nghiệp
và Hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài được bổ sung hoàn chỉnh hơn.



- 18 -

9. PHỤ LỤC : (Các biểu mẫu ở các trang 16 đến 18 )


- 19 -

10. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
+ Điều lệ trường tiểu học theo TT 41/BGD
+

Luật giáo dục ( Luật đã sửa đổi )

+ Quyết định 16/BGD-ĐT về chương trình giáo dục tiểu học.
+ Quyết định 896/BGD-ĐT về đổi mới trong soạn giảng cấp tiểu học.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên về môn tập đọc lớp 4.
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
+ Tài liệu tập huấn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học


- 20 -

11/ MỤC LỤC :
TT
Nội dung
1,2 Tên đề tài, đặt vấn đề, lý do chọn đề tài
3
Cơ sở lý luận


Trang
1
2


- 21 -

4
5
6
7
8
9
10
11

Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả thực hiện
Kết luận và bài học kinh nghiệm
Đề nghị
Phụ Lục
Tài liệu tham khảo
Mục lục

2-3
3 - 10
11
12

13
14
15
16
Người viết

Nguyễn Thị Hồng Vân


- 22 -

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TH HỒ PHƯỚC HẬU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4


- 23 -

Người viết: Nguyễn Thị Hoa

Tháng 3/ 2016


- 24 -




×