Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

skkn một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.08 KB, 8 trang )

Một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5
Biện pháp 1: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thơng qua các tiết học
chính khóa
Mơn Tốn:
Khi dạy về đơn vị đo đại lượng, có thể cho học sinh thực hành ước lượng hoặc
cân, đo các vật trong thực tế như: gói bột mì, hộp sữa, quả ổi, quả đu đủ…; chiều cao
bạn trong lớp; chiều dài, chiều rộng phòng học; cạnh của viên gạch lát nền; khoảng
cách từ nhà đến trường… Học sinh có thể ước lượng và thực hành tính:
- Chu vi và diện tích hình trịn (miệng giếng, mâm…).
- Diện tích xung quanh, diện tích tồn phần hình hộp chữ nhật, hình lập
phương (diện tích phần qt sơn, diện tích tơn, bìa cần dùng khi làm hộp hay thùng
dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương)…
- Thể tích hình hộp chữ nhật (thể tích bể nước, thể tích thùng xe chở cát…).
Từ đó, giáo viên cung cấp các khái niệm “cao – thấp”, “dài – ngắn”, “xa –
gần”, “rộng – hẹp”, “nặng – nhẹ”, “nông – sâu”,… - tức là các thuật ngữ so sánh số
đo đại lượng thường dùng trong thực tế. Ví dụ: Bạn Nam cao hơn bạn Bình, gói bột
mì nặng hơn hộp sữa, sân trường rộng hơn sân tập thể dục, quãng đường từ nhà đến
trường gần hơn quãng đường từ nhà đến chợ… Đồng thời giáo viên cung cấp bổ sung
các đơn vị đo diện tích thường dùng của đồng bằng Bắc Bộ ngoài bảng đơn vị đo
diện tích đã học: sào mẫu, thước – những đơn vị đo được sử dụng thường xuyên
trong cuộc sống hàng ngày của các em, mà ông bà bố mẹ ở nhà hay nhắc đến (cấy 3
sào ruộng, trồng 1 mẫu ổi…), hay các đơn vị đo khối lượng ngoài bảng đơn vị đo
khối lượng đã học nhưng rất thông dụng trong thực tế là cân, lạng; biết “cân” tương
ứng với đơn vị đo đã học là ki-lơ-gam, cịn “lạng” tương ứng vơi đơn vị là hec-tôgam; nhưng trong thực tế khơng ai nói “Tơi mua 5 hec-tơ-gam” thịt” mà thường nói
“Tơi mua 5 lạng thịt”, hoặc “Tơi mua nửa cân thịt”…
Hay khi học về toán chuyển động đều, học sinh vận dụng, ước lượng và dự
kiến được thời gian cần để đi từ nhà đến một địa điểm nào đó đã định trước. Điều đó
giúp em chủ động và tiết kiệm được thời gian. Các em sẽ biết trong thực tế thuật ngữ


“nhanh – chậm” vừa chỉ vận tốc, vừa chỉ thời gian; thuật ngữ “cây” (cây số) chỉ ki-lômét.


Môn Tiếng Việt
Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và rèn luyện kĩ
năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Để đạt được mục tiêu này, hầu hết các phân môn của
Tiếng Việt đều hướng đến việc tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh. Trong
đời sống hàng ngày, giao tiếp là kĩ năng cần thiết nhất, được sử dụng nhiều nhất. Trải
nghiệm kĩ năng giao tiếp cho học sinh là việc làm có ý nghĩa quan trọng, giúp học
sinh nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, giáo
viên có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong tất cả các phân mơn của
Tiếng Việt. Ví dụ:
Phân mơn Tập đọc: Học sinh được rèn phát ngôn đúng, trải nghiệm cảm xúc
của nhân vật khi luyện đọc diễn cảm, luyện đọc phân vai.
Phân mơn Chính tả: Học sinh trải nghiệm thực tế nghe – viết đúng chính tả,
rèn viết, phát âm tiếng có âm đầu dêc lẫn ở địa phương.
Phân môn Luyện từ và câu: Học sinh phân biệt và sử dụng đúng từ đồng
nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong thực tế. Rèn nói, viết câu đúng ngữ pháp, rõ
ý. Thể hiện cảm xúc, tình cảm khi nói, viết câu; câu văn có hình ảnh.
Phân mơn Tập làm văn: Học sinh được trải nghiệm với những vẫn đề thực tế,
gần gũi trong cuộc sống. Ví dụ: Trong bài Luyện tập làm văn đơn (tuần 11), từ tình
hình thực tế về mơi trường nơi thơn xóm (xả rác bừa bãi, xử lí chất chải trong chăn
ni lợn của của một số hộ gia đình…), học sinh sẽ nêu những tác dụng xấu do ô
nhiễm môi trường đã xảy ra và viết đơn đề nghị UBND xã có biện pháp ngăn chặn,
xử lí để bảo vệ mơi trường. Hay trong bài học về “Làm biên bản cuộc họp (tuần 14),
học sinh được trải nghiệm với vấn đề thực tế qua việc ghi biên bản về việc chuẩn bị
chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam – Ngày Hội Quốc phịng
tồn dân 22 – 12.
Mơn khoa học


Khoa học là một trong những mơn học có thể tổ chức nhiều hoạt động trải

nghiệm cho học sinh. Cụ thể là:
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo phương pháp Bàn tay nặn bột ở rất nhiều
bài môn Khoa học 5 (Bài 35: Sự chuyển thể của chất; Bài 37: Dung dịch; Bài 38 –
39: Sự biển đổi hóa học; Bài 46 – 47: Lắp mạch điện đơn giản; Bài 53: Cây con mọc
lên từ hạt; Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ,…). Chính
các em tìm ra câu trả lời cho các vẫn đề được đặt ra trong cuộc sống thơng qua tiến
hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra. Ví dụ như:
Bài 37: Dung dịch. Các em sẽ trực tiếp thực hành pha chế dung dịch nước
đường, nước muối. Từ dung dịch pha chế được, các em sẽ so sánh, phân biệt hỗn hợp
và dung dịch. Giáo viên dẫn dắt nêu tình huống có vấn đề: úp đĩa lên một cốc nước
muối nóng khoảng một phút, sẽ thu được những giọt nước động trên đĩa; những giọt
nước đó có vị gì? Học sinh sẽ bộc lộ những suy nghĩ ban đầu (nước có vị mặn, không
mặn, hoặc mặn nhưng không mặn bằng nước trong cố dung dịch); nêu ý kiến thắc
mắc và đề xuất phương án thực nghiệm. Các em được quan sát, trải nghiệm qua thí
nghiệm nhỏ sẽ tự mình kiểm chứng suy nghĩ ban đầu và rút được kết luận: Nước thu
được trên đĩa khơng có vị; đồng thời hiều được đó chính là q trình chưng cất. Từ đó
giải thích được cách người dân sản xuất muối từ nước biển hay sản xuất nước cất
dùng trong y tế.
Hoặc trong Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt và Bài 54: Cây con có thể mọc lên
từ một số bộ phận của cây mẹ, giáo viên nêu vấn đề từ trước đó khoảng 1 tuần để các
em được thí nghiệm trồng cây trong thực tế (từ hạt, từ thân, rễ hoặc lá). Học sinh
được trải nghiệm thơng qua việc tự mình thực hành, quan sát và tương tác, chăm sóc
mầm non mới trồng. Các em khơng những có được năng lực thực hiện mà cịn có cả
trải nghiệm cảm xúc, tâm lí hồi hộp, mong chờ. Kết quả đạt được không chỉ là kiến
thức, sự hiểu biết về sự sinh sản của thực vật mà cịn hình thành phát triển cho các em
tình yêu thiên nhiên, cây cối.
- Bên cạnh các bài có thể áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, hầu hết các
bài cịn lại đều có thẻ tổ chức cả bài học một số hoạt động thành hoạt động trải
nghiệm cho học sinh.



Ví dụ ở Hoạt động 2: “Cách phịng bệnh” của các bài: Phòng bệnh sốt rét,
Phòng bệnh sốt xuất huyết, Phòng bệnh viêm não: Giáo viên phối hợp với cha mẹ học
sinh, Đồn thanh niên, cán bộ thơn xóm tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt
động trải nghiệm như: vệ sinh nhà ở, vệ sinh đường làng ngõ xóm, phát quang bụi
rậm, diệt bọ gậy, diệt muỗi ở thơn xóm.
Hoặc ở Bài 9 – 10: Thực hành nói “Khơng!” đồi với các chất gây nghiện: Giáo
viên có thể tổ chức bài học dưới hình thức diễn đàn “Chúng em nói về chất gây
nghiện”. Các em sẽ trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, tâm sự của mình với
bạn trong lớp và cơ giáo về tác hại của các chất gây nghiện (rượu, bia, thuốc lá, ma
túy) mà các em biết qua thực tế hoặc sách báo và bộ lộ quan điểm: nói “Khơng!” với
các chất gây nghiện. Kết quả đạt được học sinh không chỉ được thực hành quyền bày
tỏ ý kiến, quyền được lắng gnhe, quyền được tham gia… mà cịn hình thành cho học
sinh kĩ năng từ chối, tự bảo vệ mình trước các chất gây nghiện.
Môn Kĩ thuật
Học sinh được trải nghiệm thực tế cuộc sống thơng qua các bài có thể dạy
ngoài lớp học. Học sinh trải nghiệm các hoạt động chuẩn bị nấu cơm, rửa dụng cụ
nấu ăn, rán đậu phụ… cũng như việc ni dưỡng, chăm sóc gà trong thực tế. Trong
các trường tiểu học hiện nay hầu hết đều có hoạt động bán trú, nên giáo viên có thể
dẫn học sinh xuống nhà bếp thực hành là việc làm hồn tồn có thể thực hiện được.
Hay học sinh đang ở địa bàn nơng thơn, nơi có rất nhiều trang trại gà, thì việc thu xếp
thời gian, liên hệ với trang trại gần đó cho học sinh tham quan, trải nghiệm việc cho
gà ăn, chăm sóc gà thì khơng phải là một việc làm khó và khơng cần kinh phí. Vì vậy
giáo viên hồn tồn có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm được…
Biện pháp 2: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay chúng ta đang tiến hành chủ yếu
được tổ chức dựa trên các chủ đề đã được quy định trong chương trình:
- Truyền thống nhà trường (tháng 9)
- Người học sinh ngoan (tháng 10)

- Nhớ ơn thầy cô (tháng 11)


- Uống nước nhớ nguồn; Yêu đất nước Việt Nam, Yêu chú bộ đội (tháng 12)
- Yêu nước Việt Nam; Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc (tháng 1)
- Yêu đất nước Việt Nam; Mừng Đảng quang vinh (tháng 2)
- Mẹ và cơ, Tiến bước lên Đồn (tháng 3)
- Hịa bình và hữu nghị (tháng 4)
- Bác Hồ kính yêu (tháng 5)
Có thể tổ chức các hoạt động này phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức…
- Giao lưu: Mời một bác cựu chiến binh đến kể chuyện về kỉ niệm ngày 22 –
12, những tấm gương chiến đấu dũng cảm hoặc chuyền thống của Quân đội nhân dân
Việt Nam… Cũng có thể tổ chức cho học sinh xem phim, tư liệu về lịch sử, truyền
thống địa phương…
- Hội vui học tập: Học sinh thể hiện sự hiểu biết về Quân đội nhân dân Việt
Nam, lịch sử địa phương, biển đảo cũng như một số tấm gương liệt sĩ, thương binh ở
địa phương… qua các câu hỏi phù hợp với nhận thức của các em dưới hình thức
Rung chng vàng hoặc bắt thăm câu hỏi.
- Triển lãm báo ảnh về các chú bộ đội và tình qn dân.
- Trị chơi dân gian: Thi kéo co, nhảy dây,…
- Xen kẽ các hoạt động là các tiết mục văn nghệ ca ngợi đất nước, Đảng, Bác
Hồ, quê hương, chú bộ đội…
Ngoài các buổi sinh hoạt theo chủ đề, thơng qua các bài học về an tồn giao
thông, học sinh được thực hành nhận biết một số biển báo giao thơng đường bộ theo
các nhóm biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh trên đường tời trường. Các em sẽ vận dụng
những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày: đi xe đạp như thế nào là đúng luật giao
thơng, đảm bảo an tồn cho bản thân và người khác; chọn đường đi an toàn khi tới
trường.
Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua việc

giáo dục kĩ năng sống
Mỗi bài học thực hành kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 gồm 5 phần:
- Mục tiêu


- Câu chuyện
- Trải nghiệm
- Bài học
- Đánh giá, nhận xét
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần quan tâm đến phần Trải nghiệm và
phần Bài học, đặc biệt là phần trải nghiệm: những yêu cầu về xử lý tình huống, thực
hiện bài tập, trò chơi… liên quan đến bài học để giúp học sinh vận dụng tri thức vào
thực tế. Ví dụ ở bài 2: “Hồn thành xuất sắc nhiệm vị được giao”, học sinh được
thực hành “Lập kế hoạch cho lớp làm vệ sinh sân trường” (yêu cầu 2 – phần trải
nghiệm). Có trải nghiệm qua thực tế việc làm vệ sinh sân trường, học sinh mới biết
cần chuẩn bị những gì, cần làm những gì khi thực hiện cơng việc đó và lập được kế
hoạch và thực hiện nhiệm vụ trực nhật lớp học (ở lớp); lập kế hoạch và thực hiện việc
dọn dẹp nhà cửa (ở nhà). Qua thực hành trải nghiệm, học sinh sẽ phát huy được tính
tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân, học sinh được tham gia vào tất
cả các khâu của quá trình hoạt động từ lựa chọn ý tưởng, thiết kế hoạt động tham gia
chuẩn bị, thực hành trải nghiệm, tự đánh giá, khảng định.
Biện pháp 4: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua hoạt động của Câu lạc
bộ
Hoạt động của Câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức,
hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng
của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng
trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm
việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,…
Câu lạc bộ là nơi để học sinh thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền
được học tập quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ

thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,…
Thông qua các hoạt động của các Câu lạc bộ, giáo viên hiểu và quan tâm hơn
đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. Mỗi lớp (hoặc khối) đều
có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ khác nhau cho các nhóm học sinh tham gia và cần xây
dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi câu lạc bộ để việc tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả


giáo dục cao như: CLB Em yêu Tiếng Việt; CLB Tốn; CLB Thể dục thể thao; CLB
Trị chơi dân gian…
Biện pháp 5: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động tham
quan, dã ngoại
Với điều kiện thực tế của lớp, giáo viên có thể tổ chức cho các em:
- Tham quan, dâng hương Di tích lịch sử văn hóa ở địa phương vào ngày hội và
trải nghiệm các hoạt động trong ngày Hội của các làng trong xã.
- Tham quan xưởng cơ khí, nhơm kính, lị rèn ở địa phương để tìm hiểu về ứng
dụng cũng như cách sản xuất đồ dùng từ hợp kim của sắt (thép): chấn song sắt, hàng
rào sắt, cửa sắt, dao, cuốc, xẻng; từ nhôm: khung cửa, tủ bếp,… (Bài 23: Sắt, gang,
thép và Bài 25: Nhôm – môn Khoa học).
- Tham quan vườn ươm cây giống ở địa phương để các em tìm hiểu các cách
tạo ra cây con: gieo hạt, giâm cành, chiết, ghép,… (Bài Cây con mọc lên từ hạt và bài
Cây con có thể mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ - môn Khoa học)
- Thăm hộ gia đình chăn ni nhiều gà giúp các em trải nghiệm về cách cho gà
ăn, uống, chăm sóc và vệ sinh phịng bệnh cho gà. (Bài 13: Ni dưỡng gà, Bài 14:
Chăm sóc gà, Bài 15: Vệ sinh phịng bệnh cho gà – môn Kĩ thuật).
- Tham qua trụ sở Ủy ban nhân dân xã để tìm hiểu về vai trò cũng như một số
hoạt động của Ủy ban nhân dân xã (Bài 10: Ủy ban nhân dân xã – mơn Đạo đức).
- Viếng, chăm sóc các ngơi mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang liệt sĩ của xã để thể hiện
đạo lí Uống nước nhớ nguồn…
Biện pháp 6: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động nhân
đạo

Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trong lớp tham gia các hoạt động nhân
đạo như:
- Mua tăm tre ủng hộ người mù.
- Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, tiền… ủng hộ các bạn nhỏ
vùng cao, vùng bị thiên tai.
- Ủng hộ xây dựng điểm vui chơi cho thiếu nhi vùng khó khăn.


- Nuôi lợn đất lấy quỹ ủng hộ các bạn trong lớp, trong trường có hồn cảnh
khó khăn.
- Giúp đỡ các gia đình có hồn cảnh neo đơn trong làng, trong xã…
Biện pháp 7: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua các hội thi, cuộc thi
Tùy theo nội dung theo từng chủ điểm mà hội thi/cuộc thi trong lớp học có thể
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Thi vẽ tranh
- Thi viết chữ đẹp
- Thi đố vui; thi giải ô chữ
- Thi kể chuyện theo sách, theo tranh
- Thi đọc thơ diễn cảm
Ngoài các hội thi tổ chức theo đơn vị lớp, giáo viên động viên học sinh tham
gia các cuộc thi, giao lưu cấp trường, cấp huyện, tỉnh tổ chức như:
- Thi đấu cầu lơng, cờ vua, bóng đá mi ni…
- Thi giải Tốn Violimpic qua mạng Internet
- Thi Tiếng Anh - IOE qua mạng Internet
- Thi Tiếng Việt (Trạng nguyên Tiếng Việt)
- Thi viết thư quốc tế UPU
Giáo viên cần lưu ý khi tổ chức hội thi phải linh hoạt, sáng tạo, nên kết hợp với
các hình thức tổ chức khác (như văn nghệ, trò chơi) để cuộc thi/hội thi phong phú, đa
dạng, thu hút được nhiều học sinh tham gia.




×