Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

đề thi văn 7 kì 2 năm học 2017-2018 - Website Trường THCS Phan Bội Châu - Đại Lộc - Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.58 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC</b>

<b> KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018</b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN 7</b>



<i> ( Thời gian : 90 phút – không kể thời gian giao đề)</i>


<b>Câu 1</b>

: (3 điểm)



Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu dưới:



<i>“Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang</i>


<i>hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã</i>


<i>trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ơi ! Sức người khó lịng</i>


<i>địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay ! Nguy</i>


<i>thay ! Khúc đê này hỏng mất.”</i>



(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

a. Trong đoạn văn trên có những câu nào là câu đặc biệt và cho biết câu đặc biệt


đó dùng để làm gì ?



b. Thế nào là phép liệt kê ? Trong đoạn văn trên, câu nào có phép liệt kê ?


c. Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay ?


<b>Câu 2</b>

: (2 điểm)



Nêu nghĩa đen và nghĩa bóng của các câu tục ngữ:


<i>a. Đói cho sạch, rách cho thơm.</i>



<i>b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.</i>




<b>Câu 3</b>

: (5 điểm)



Viết bài văn nghị luận bàn về ích lợi của việc đọc sách.



<i> </i>

Hết



<i>---Họ và tên thí sinh: ………</i>
<i>Lớp : ……… Số báo danh: ………</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC</b>

<b> KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018</b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN 7</b>



<i> ( Thời gian : 90 phút – không kể thời gian giao đề)</i>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>Câu 1</b>: <b>(3 điểm)</b>


a. Các câu đặc biệt có trong đoạn văn trên là :
Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay!


(nêu đúng mỗi câu được <b>0,25 điểm</b> – nêu sai 1 câu <b>trừ </b>0,25 điểm)
- Các câu đặc biệt đó dùng để bộc lộ cảm xúc (<b>0,25 điểm)</b>


b. Phép liệt kê: học sinh trả lời theo ghi nhớ I trang 105 sgk NV7 t.2: <b>0,5 điểm</b>


Trong đoạn văn, câu có phép liệt kê là câu đầu (hoặc câu thứ hai) : <b>0,5 điểm</b>


c. Giáo viên căn cứ mục 7 trang 103 sgv NV7 t.2 để đánh giá cho điểm.
Giá trị hiện thực : <b>0,5 điểm</b>


Giá trị nhân đạo : <b>0,5 điểm</b>
<b>Câu 2</b>: <b>(2 điểm)</b>


Thực hiện đúng yêu cầu ở mỗi câu:<b> 1 điểm</b>



- Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau; nhưng chỉ cần


nêu được nghĩa đen mỗi câu: <b>0,5 điểm</b>; nêu đúng nghĩa bóng mỗi câu: <b>0,5 điểm</b>
<b>Câu 3</b>: <b>(5 điểm)</b>


<b>1.Yêu cầu về kỹ năng</b>:


- Biết viết một bài văn nghị luận xã hội kết hợp nhiều thao tác lập luận :giải thích,
chứng minh.


- Nêu được những suy nghĩ của mình về vấn đề ích lợi của việc đọc sách.


- Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu
<i>đúng, diễn đạt trong sáng và có sức thuyết phục. </i><b>(1 điểm)</b>


<b>2. Yêu cầu về kiến thức</b>:


Sau đây là một số ý mang tính chất định hướng:


<b>Luận điểm a</b>: Nêu lên vai trò của sách đối với đời sống <b>(1 điểm).</b>
<b>Luận điểm b</b>: Trình bày những lợi ích của việc đọc sách <b>(1,5 điểm)</b>.


<b>Luận điểm c</b>: Mở rộng vấn đề: <b>(1,5 điểm)</b>.


- Bày tỏ thái độ của mình với những người chưa quan tâm đến đọc sách
- Trình bày thực trạng của việc đọc sách trong giới trẻ hiện nay


- Nêu phương pháp đọc sách



<b>3. Thang điểm:</b>


<b>4 - 5 điểm </b>: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, có nhiều ý hay.


<b> </b> Có thể có một số lỗi về diễn đạt, chính tả.


<b>2,5 – 3,5 điểm</b>: Hiểu vấn đề, biết cách viết bài văn nghị luận, đáp ứng cơ bản
các yêu cầu trên. Cịn nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.


<b>1 - 2 điểm</b>: Chưa thể hiện rõ các luận điểm theo yêu cầu của đề.


Còn nhiều hạn chế về kĩ năng làm bài. Có nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.


<b>0 điểm</b>: Lạc đề hoặc khơng làm được gì.


<b>* Lưu ý: </b>


1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, thầy cơ giáo
cần hết sức linh hoạt khi vận dụng vào chấm bài.


2. Phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách
trình bày khác nhau, kể cả những ý khơng có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức
thuyết phục.


</div>

<!--links-->

×