Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.65 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ CỘT ĐƠN
TRONG MÔN ĐỊA LÍ
I. Dấu hiệu nhận biết
– Thể hiện qui mô, độ lớn, số lượng: hơn – kém, nhiều – ít, so sánh các yếu tố, tình hình phát
triển.
– Có các cụm từ như: số lượng, sản lượng, so sánh
– Có số lượng năm cho trước hơn 4 năm
– Thể hiện ở dấu gạch chéo: người/ km2, USD/người,…
– Trong một năm mà yêu cầu thể hiện nhiều thành phần: loại sản phẩm, vùng miền, số lượng,
….
II. Cách vẽ biểu đồ Các bước thực hiện lần lượt như sau:
– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp
– Xây dựng hệ trục tọa độ: có trục hồnh bằng 3/2 trục tung
– Đánh số kí hiệu thật chính xác trên các hệ trục
– Sắp xếp số liệu theo 1 thứ tự nhất định
– Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 1 cm ( trừ biểu cột thể hiện lượng mưa) – Khoảng
cách các năm phải phân bố một cách chính xác
– Độ rộng các cột phải đều nhau .
– Viết số liệu trên mỗi cột và vẽ kí hiệu
– Viết tên cho biểu đồ
– Hồn chỉnh bảng chú thích
– Đầu tiên là nhìn vào và đưa ra sự nhận xét chung cụ thể, sau đó đi vào nhận xét từng năm,
tăng giảm bao nhiêu, sự tăng giảm diễn ra như thế nào : nhanh-chậm, liên tục-không liên tục
– Kết luận và giải thích nếu cần. Chú ý: Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của
các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc
cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian . Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao
của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mơ số lượng
giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện . Cịn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần
theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau
để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.