Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phân tích tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 21 trang )

Phân tích tài chính công ty cổ
phần đường Biên Hòa














Họ & tên: Nguyễn Thị Ngọc Thùy
Võ Thị Hồng Hương
Lớp: 35K7_PVD
Chiến lược Phát triển và Đầu tư

 Phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía: Mía - Đường vẫn là ngành cốt lõi trong hoạt động
của Công ty trong những năm tới đây.
 Giữ vững vị trí dẫn đầu về uy tín sản phẩm và chất lượng đường tinh luyện.
 Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Đầu tư bổ sung vào hệ thống thiết bị sản xuất đường tại hai Nhà máy Đường Biên Hòa -
Tây Ninh, Biên Hòa - Trị An và đường luyện tại Công ty để cải thiện thêm hiệu suất thu hồi,
giảm giá thành, tăng cường lượng đường thương phẩm bán thẳng ra thị trường từ hai Nhà máy
kể từ năm 2010.
Các dự án lớn


 Dự án Cụm chế biến Công nghiệp phía tây sông Vàm Cỏ Đông: Tổ chức thực hiện đầu tư
các hạng mục hạ tầng cơ sở theo đúng tiến độ.
 Kết hợp với địa phương thực hiện Dự án đưa nước sông Vàm Cỏ Đông qua rạch Bàu Lầy
tưới cho mía Nông trại Thành Long và vùng phụ cận tương ứng tổng diện tích 2.500 ha nhằm
tăng năng suất và chất lượng mía.
 Xúc tiến việc nghiên cứu chuẩn bị khái thác quỹ đất và cơ sở hạ tầng sau khi di dời Nhà
máy từ thị xã Tây Ninh qua Cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông cùng số
diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty.
Triển vọng Công ty

 Giá dầu đang ở mức thấp kéo theo giá nguyên vật liệu giảm tạo nên mặt bằng giá mới
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong nước.
 Thương hiệu sản phẩm đường tinh luyện Biên Hòa vẫn được người tiêu dùng tín nhiệm,
năm 2008 là năm thứ 12 liên tiếp được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao.
 Giá các loại cây trồng cạnh tranh gay gắt với cây mía trước đây đang giảm mạnh là cơ hội
tốt cho việc phục hồi nhanh vùng mía tại khu vực Đông Nam Bộ nói chung và Đồng Nai, Tây
Ninh nói riêng.
Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần
đường Biên Hòa
Vị thế Công ty

 Đường Biên Hòa có hệ thống phân phối sản phẩm trải đều trên cả nước, bao gồm hơn 100
đơn vị sản xuất sử dụng đường làm nguyên liệu đầu vào và trên 130 nhà phân phối, đại lý, siêu
thị trực tiếp bán sỉ, bán lẻ trên thị trường tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu của Công ty là một
số nước trong khối ASEAN, Trung Quốc và Iraq.
 Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên
biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc nhiều vào mùa vụ với
chất lượng cao.Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa có lợi thế là đơn vị duy nhất cung ứng sản
phẩm đường phong phú, đa dạng mà các đơn vị khác chưa cạnh tranh được như sản phẩm

đường có bổ sung vitamin A “ SugarA"
Rủi ro Kinh doanh chính

 Năm 2009 dự báo sẽ còn nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế tiếp tục lan rộng, sức mua bị
hạn chế, trong đó có Việt Nam.
 Thị trường xuất khẩu đường có thể bị thu hẹp do mức độ hạn chế, thắt chặt chi tiêu của các
nước nhập khẩu.
 Hoạt động sản xuất, huy động nguyên liệu tại Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An còn phải
vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt là nguồn nguyên liệu mía do “dư âm” của Công ty
Mía Đường Trị An (đơn vị cũ) để lại cần sớm được khắc phục để đạt hiệu quả trong thời gian
tới.

1. Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1969 với tiền thân là Nhà máy
đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là đường ngà, rượu mùi, bao đay.
- Đến năm 1971 – 1972, đầu tư Nhà máy đường tinh luyện.
- Năm 1994, nhà máy đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty đường Biên Hòa.
- Năm 1995, để mở rộng sản xuất Công ty đường Biên Hòa tiến hành đầu tư mở rộng công
suất đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và khởi công xây dựng nhà
máy đường Tây Ninh (hiện nay là nhà máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh). Sau hơn 2 năm thiết
kế, thi công và lắp đặt, Nhà máy đường Tây Ninh đã chính thức đi vào hoạt động ngày
26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày, đến năm 2001 đã đầu tư nâng công
suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày.
- Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty đường Biên Hòa thành công ty cổ phần, quá trình cổ
phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 16/05/2001. Công ty cổ phần đường Biên Hòa ra đời.
- Ngày 30/08/2006, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát
hành số 51/UBCK-ĐKPH. Công ty đã phát hành bổ sung cổ phần để huy động vốn, vốn điều
lệ của Công ty tăng từ 81.000.000.000 đồng lên 162.000.000.000 đồng. BHS vẫn trung thành

với ngành kinh doanh truyền thống của mình là sản xuất đường, rượu và các sản phẩm sau
đường bằng việc đầu tư vào các dự án như: Dự án đốt lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới;
xây dựng cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông-Tây Ninh… để hạ giá thành
sản phẩm, chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất.


Chiến luộc phát triển của công ty vẫn hướng đến tính bền vững theo chiều sâu nhiều hơn là
kinh doanh dàn trải qua các lĩnh vực khác. Sở dĩ vẫn tiếp tục phát triển theo chiều sâu là do
tiềm năn phát triển ngành trên thị trường đang còn, công ty đang có những lợi thế hơn so với
các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.

2. Định hướng phát triển
Hiện nay, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, các Công ty đều phải tìm biện
pháp tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ, hạ giá thành sản phẩm. Công ty Cổ phần Đường Biên
Hòa đang khẩn trương hoàn thiện các dự án:
 Đưa lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới với công suất 30 tấn hơi/giờ vào hoạt động,
nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm.
 Xây dựng và phát triển cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm cỏ đông, chủ
động nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất với mục tiêu cung ứng ra
thị trường 100.000 tấn đường tinh luyện hàng năm.
Định hướng phát triển của Công ty phù hợp với các chính sách của Nhà nước và xu hướng
phát triển chung của ngành đường thế giới.

3. Sơ đồ tổ chức bộ máy























Hội đồng quản trị của công ty bao gồm 10 người. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản
trị: ông Thái Văn Trượng, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế, với nhiều năm kinh nghiệm
thực tế, đảm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ III (2007-2011), là người có năng lực và
giàu kinh nghiệm. Vì vậy, chắc chắn công ty sẽ phát triển tốt hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra,
các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, đều tốt nghiệp cử nhân kinh tế, các trường đại học khác như
bách khoa, công nghiệp. Họ đều có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho quá trình phát triển
của công ty. Ngoài ra, công ty còn có: ban giám đốc, kế toán trưởng và ban kiểm soát công ty,
đảm bảo một bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả cao.

4. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Công ty cổ phần đường Biên Hòa là 185.316.200.000 VND.




5. Hệ thống phân phối
Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh tại: thủ đô Hà Nội, thành
phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản phẩm của Công ty đã
được đông đảo người tiêu dung trong cả nước biết đến và tin dùng.
6. Vị thế công ty trong ngành

Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 41 năm, có thể nói là một trong những công ty
đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên Hòa trở thành một
thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. Cùng
với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đai lý trải dài từ Bắc xuống Nam, thị phần công ty
chiếm một vị trí không nhỏ trong ngành sản xuất đường cả nước.




Phân tích tình hình tài chính của công ty

I. Phân tích dòng tiền
1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh




Hình 1: Biểu đồ thể hiện dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BHS diễn biến tăng giảm
qua các thời kỳ (trong đó có năm 2007 – 2009)

 Năm 2007: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm. Lý do một phần là do giá
đường bán ra giảm làm cho doanh thu bị sụt giảm, bên cạnh đó, các khoản chi trả cho chi

phí từ hoạt đọng sản xuất kinh doanh cao hơn so với dòng tiền thu vào. Mặc dù trong năm
nay, các khoản chi trả cho thuế và lãi vay có giảm nhiều so với năm các năm trước nhưng
vẫn không bù đắp được cho khoản chi ra.

 Năm 2008: do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, chi phí tài chính của công ty tăng đột
biến. Giá chứng khoán liên tục giảm nên BHS đã trích lập dự phòng cho tổn thất đầu tư
chứng khoán lên tới 44 tỷ đồng và cũng trong năm này, lãi suất tăng từ 0,81%/tháng lên
đến 1.75%/tháng làm cho chi phí lãy vay của BHS tăng hơn 100% so với năm 2007. Doanh
thu năm 2008 có tăng lên nhưng vẫn không bù đắp được các khoản chi phí tài chính khá
lớn này nên BHS bị lỗ cả năm. Tuy nhiên, dòng tiền thuần năm 2008 vẫn dương là do
khoản dự phòng giảm giá chứng khoán chỉ mới được thành lập, công ty chưa bán các
chứng khoán này nên khoản lỗ này chưa được tính là khoản tiền chi ra, ngoài ra còn là do
công ty thu tiền từ bán hàng năm 2007.


 Năm 2009: Hình 1 thể hiện dòng tiền thuần trong 3 quý đầu năm cho thấy, khi khủng
hoảng tài chính dần dần lắng xuống, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BHS thật
sự có chuyển biến tốt. Đây là điều đáng mừng cho BHS cũng như các nhà đầu tư vào công
ty. Cho đến quý 3 năm 2009, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng
lên đáng kể so với năm 2009. Đây là kế quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ,
hoàn nhập dự phòng của khoản đầu tư tài chính.

So sánh thu nhập ròng sau thuế và dòng tiền thuần từ hoạt đọng sản xuất kinh doanh

Rõ ràng dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường luôn cao hơn thu
nhập ròng của công ty (ngoại trừ năm 2007), điều này phát ra một tín hiệu tốt cho các nhà đầu
tư vào công ty, vì nó cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thường sản sinh
ra một lượng tiền mặt thặng dư khá cao, đủ để giúp công ty chi tiêu cho các hoạt động khác.




Tỷ trọng các dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh bao gồm :

 Tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ, kinh doanh khác
 Tiền thu từ các hoạt động kinh doanh khác

Từ năm 2007 – 2009, tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác dần dần bị thay thế bởi
tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh.

×