Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 80 SVTH: Dương Thị Nhạn
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY
5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Căn cứ vào tài liệu như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kế quả hoạt động
kinh doanh của công ty, các tài liệu liên quan khác cùng với năng lực thực tế của
công ty hiện nay, qua phân tích tình hình biến động về vốn, nguồn vốn, tình hình
khả năng thanh toán của công ty qua 03 năm (2006-2008), có thể rút ra những
nhận xét tình hình tài chính những ưu điểm, những mặt còn hạng chế và nguyên
nhân của công ty như sau:
5.1.1 Về tình hình quy động vốn
Qua phân tích tình hình tài chính, cho thấy qua 03 năm thì vốn sản xuất
kinh doanh của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ đã có sự gia tăng đáng kể (năm
2006 là 76.237 triệu đồng, năm 2007 là 81.683 triệu đồng và năm 2008 là 88.113
triệu đồng), tình hình kinh doanh bước đầu có những thuận lợi trong việc huy
động vốn và tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, công ty
làm ăn thường xuyên có lãi, nên đã phát triển được nguồn vốn dồi dào, từ đó mà
việc huy động vốn kinh doanh từ các đối tượng bên ngoài cũng được thuận lợi
hơn. Nguồn vốn không ngừng tăng lên, quy mô hoạt động cũng như thị trường
tiêu thụ được mở rộng, và công ty hoàn toàn chiếm ưu thế trong địa bàn Thành
phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
5.1.2 Về tình hình sử dụng vốn
Theo kết quả phân tích trong những năm qua hiệu quả sử dụng vốn cố
định cũng như vốn lưu động có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Nguyên nhân là do công ty đã làm tốt công tác dự trữ hàng hóa, nhiên liệu dẫn
đến tăng hiệu quả sử dụng vốn vào năm 2007 (trong năm 2007 công ty thực hiện
chính sách dự trữ hàng tồn kho khá nhiều làm cho lượng hàng tồn kho bình quân
tăng 104.645 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ 106,64%). Tuy
nhiên, vẫn còn mặt hạn chế tồn tại là công ty đã bị chiếm dụng một số vốn tương
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 81 SVTH: Dương Thị Nhạn
đối lớn, công tác thu hồi nợ vẫn còn hơi yếu, đây cũng là nguyên nhân làm cho
hiệu quả sử dụng vốn giảm vào năm 2008 (khoản phải thu khách hàng năm 2008
tăng 42,19% - một tỷ lệ tương đối cao, điều này đồng nghĩa là vốn lưu động của
công ty đang bị chiếm dụng, các nhà quản trị công ty phải đề ra biện pháp để thu
hồi lại số vốn bị chiếm dụng một cách hợp pháp).
5.1.3 Về tình hình sử dụng tài sản cố định
Ngoài tài sản cố định được xây dựng và đầu tư mới thì số lượng tài sản
xuống cấp vẫn chiếm đại đa số. Việc sử dụng vốn trong dài hạn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn thấp. Chính điều này đã dẫn đến hiệu
quả sử dụng tài sản cố định chung của toàn công ty vẫn giảm. Nguyên nhân là do
tốc độ tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các tài sản được đầu tư nâng cấp
mới vẫn nhỏ hơn tốc độ giảm của các tài sản cố định đã qua sử dụng, dẫn đến
hiệu quả sử dụng tài sản cố định chưa tốt qua 03 năm, chưa có sự bố trí các tài
sản này một cách hợp lý cho các bộ phận, trong khi đó các máy móc thiết bị mới
đưa vào sử dụng thì chưa khai thác hết công suất.
5.1.4 Về tình hình khả năng thanh toán
Trong 03 năm qua, nợ phải trả của công ty ngày càng có xu hướng tăng
lên. Đặc biệt là nợ dài hạn đã khiến cho khả năng thanh toán của công ty ngày
càng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xét về nguồn gốc số nợ phải trả thì số nợ
đến hạn và nợ quá hạn của công ty không có. Nợ phải trả tăng chủ yếu là do các
khoản vay dài hạn của công ty trong thời gian qua. Nguyên nhân của sự tăng này
là do công ty đã vay vốn Ngân hàng để đầu tư xây dựng mới thêm cơ sở vật chất
trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới nếu
không cân đối được nguồn thu thì có thể dẫn đến khó khăn trong công tác trả nợ.
Việc thu hồi các khoản thu của công ty nói chung là chưa được tốt lắm, hiện tại
mà số vốn của công ty bị chiếm dụng vẫn còn nhiều. Đây cũng là một nguyên
nhân làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH CHO CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, công ty muốn đứng
vững và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải đem lại hiệu quả cao.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 82 SVTH: Dương Thị Nhạn
Muốn như vậy công ty phải tận dụng tối đa các lợi thế của mình và hạn chế
những mặt yếu kém gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đạt được hiệu quả trong kinh doanh là mong muốn của tất cả doanh nghiệp, các
nhà quản lý. Đứng trước tình hình biến động thất thường về giá cả cũng như tình
hình tài chính hiện nay đòi hỏi công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của
việc tổ chức quản lý sử dụng vốn. Để làm tốt công tác này trước hết phải có
những biện pháp cụ thể gắn với những tồn tại thực tế của công ty để khắc phục
điểm yếu và phát huy mặt mạnh của mình. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu, phân
tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty với kiến thức hiện có của bản thân
có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tài chính
của công ty.
5.2.1 Về vốn bằng tiền của công ty
Trong quá trình phân tích tình hình tài chính, lượng tài sản lưu động
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản (tức là 66,85% vào năm 2006; 76,32%
vào năm 2007 và 65,24% vào năm 2008), nhưng tỷ trọng vốn bằng tiền chiếm rất
ít trong tổng tài sản (năm 2006 chiếm 1,13%, năm 2007 là 2,23% và 2,73% vào
năm 2008). Tuy nhiên, đối với bất kỳ công ty nếu tỷ lệ vốn bằng tiền quá thấp sẽ
có ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của công ty và làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn lưu động. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp tích cực
hơn nữa trong việc phân bổ hợp lý tỷ trọng giữa tiền mặt hiện có trong đơn vị và
lượng tiền gửi trong ngân hàng. Tạo ra tính thanh khoản cao và tránh lãng phí
nếu như dự trữ lượng tiền mặt quá lớn hay tránh tình trạng khả năng thanh toán
của công ty sẽ giảm sút, gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Muốn làm được
điều đó công ty cần phải:
Thứ nhất, áp dụng một số biện pháp quản lý tài chính của công ty một
cách chặt chẽ như tiến hành kiểm soát nội bộ và kiểm toán Nhà nước theo định
kỳ.
Thứ hai, sử dụng nguồn vốn lưu động để đầu tư nâng cao và mở rộng chất
lượng các loại hình loại hình dịch vụ, thường xuyên kiểm tra hợp lý giữa tiền mặt
và tiền gửi Ngân hàng để tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 83 SVTH: Dương Thị Nhạn
Thứ ba, nếu có điều kiện thuận lợi thì công ty nên sử dụng lượng tiền mặt
hiện có trong đơn vị đê tham gia vào các khoản đầu tư ngắn hạn nhằm tăng thêm
thu nhập cho công ty, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết để tiết kiệm
vốn lưu động.
5.2.2 Về các khoản phải thu của công ty
Trong tổng số các khoản phải thu thì chủ yếu là các khoản phải thu của
khách hàng chiếm tỷ 21,03% năm 2006, năm 2007 được giảm xuống còn 9,66%
nhưng sang năm 2008 lại tăng lên dữ dội (tức 58,4%) trong tổng tài sản. Điều
này cho thấy việc thu hồi công nợ của công ty vẫn chưa tốt lắm, số vốn bị chiếm
dụng vẫn còn nhiều dẫn đến việc làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Trong thời gian tới công ty nên có những biện pháp tích cực hơn trong công tác
đòi nợ để giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể của các khoản ày. Cụ thể là:
Tăng cường công tác thu hồi công nợ giúp công ty hạn chế thất thoát công
nợ, xoay vòng đồng vốn nhanh hơn, vừa giảm bớt được vốn bị khách hàng chiếm
dụng. Tuy nhiên việc thu hồi công nợ cũng phải được cân đối dựa trên từng
khách hàng cụ thể, thời hạn tín dụng… để có thu hồi nợ tốt mà không ảnh hưởng
đến quan hệ mua bán giữa đôi bên.
Sự quan tâm đôn đốc, nhắc nhở và gửi giấy xác nhận công nợ hàng tuần ,
hàng tháng của công ty đến các chi nhánh, đại lý cũng là nhân tố quan trọng
trong thu hồi nợ bởi vì nó tạo ra sự quan tâm nhiều hơn của các đại lý đối với các
món nợ của họ đối với công ty. Điều này sẽ giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mặt khác do
họ thường là những doanh nghiệp tư nhân nhỏ hoặc ở dạng hộ kinh doanh cá thể
cho nên đôi khi công việc bề bộn đã làm cho họ quên mất rằng họ đang có khoản
nợ đến hạn đối với công ty, cần phải thanh toán ngay và lúc này sự đôn đốc và
nhắc nhở của công ty lẫn các chi nhánh là rất cần thiết. Sự đúng hẹn và cách ứng
xử của các nhân viên thu nợ đối với các đại lý cũng là một yếu tố có tác động
không nhỏ đến việc thu hồi nợ cho công ty.
Khả năng tài chính và sự sẵn lòng trả nợ của các đại lý cũng là yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình thu hồi nợ tại công ty - một đại lý không thể coi là thanh
toán tốt nếu đại lý đó không có khả năng tài chính vững mạnh hoặc một đại lý có
tài chính tốt nhưng luôn trì tuệ và không sẵn lòng trả nợ khi đến đã hạn, chính là
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 84 SVTH: Dương Thị Nhạn
nhân tố làm cho dư nợ và nợ quá hạn tại chi nhánh và công ty tăng lên. Do vậy
việc lựa chọn các đối tác trong kinh doanh cũng hết sức quan trọng.
Thực hiện đối chiếu công nợ định kỳ hàng tháng để phòng ngừa rủi ro
tranh cãi bởi vì nếu lỡ các đại lý quản lý sổ sách không cẩn thận thì sẽ dẫn đến sự
quên lãng, khi đó biên bản đối chiếu công nợ sẽ là căn cứ pháp lý hữu hiệu nhất.
Định kỳ nhân viên kế toán có trách nhiệm là thường xuyên thông báo tình
hình công nợ cho các đại lý và chi nhánh, đặc biệt là đối với các khoản nợ đến
hạn và quá hạn nhằm tạo cho đại lý luôn có sự quan tâm đúng mức đối với các
khoản nợ của họ đối với công ty.
Đối với lãnh đạo của công ty cần phải truyền đạt kinh nghiệm cho các
nhân viên mới và luôn nhắc nhở các nhân viên về những kinh nghiệm mà mình
đã từng trải trong quá trình thu hồi nợ của các đại lý để góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý công nợ tại chi nhánh nói riêng và của công ty nói chung.
Đối với những khoản nợ quá hạn thì chi nhánh phải đề nghị công ty cho
phép các đại lý nằm trong vùng sâu được gia hạn bởi hầu hết các đại lý này phải
bán chịu cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ, vốn kinh doanh ít, trả tiền sau khi bán được
hàng.
Đối với các đại lý có doanh số lớn thì chi nhánh nên đề nghị với công ty
để có sự uyển chuyển, linh hoạt và hợp lý về chính sách thưởng phạt trong thanh
toán. Đối với các đại lý này chúng ta có thể giảm nhẹ tiền phạt đối với các khoản
nợ quá hạn và tăng tiền thưởng đối với các khoản nợ thanh toán trước nếu doanh
số bán của họ tăng lên so với kỳ trước để nhằm khích lệ họ, tạo sự gắn bó chặt
chẽ giữa các đại lý với các chi nhánh của công ty.
Về phía chi nhánh phải thường xuyên thu thập thông tin thông qua các đại
lý về chính sách bán hàng - thu tiền của họ để kịp thời báo cáo về công ty để thực
hiện các điều chỉnh hợp lý, hữu hiệu trong việc bán hàng và thu tiền.
Một khi chi nhánh mở mới một số đại lý mới thì phải chọn lọc những đại
lý có tình hình tài chính và phải tiếp tục thực hiện thủ tục thế chấp nhằm đảm bảo
an toàn cho những món nợ về sau.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 85 SVTH: Dương Thị Nhạn
Bên cạnh đó, chi nhánh cần phải tuân thủ thời gian giao hàng và thu nợ
theo yêu cầu đã thỏa thuận đối với các đại lý nhằm góp phần nâng cao uy tín của
công ty đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.
5.2.3 Giải pháp giảm chi phí kinh doanh
Trong ba năm qua công ty vẫn đạt được lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh, nhưng vẫn có thể đạt được lợi nhuận cao hơn nếu làm tốt công tác giảm
những chi phí không cần thiết như: công ty nên đề ra hình thức khoán chi phí đối
với các bộ phận hành chính sự nghiệp, và vẫn có kế hoạch mua hàng hóa hợp lý.
5.2.4 Về quản lý và sử dụng tài sản cố định
Đa số tài sản cố định trong công ty đang sử dụng đã quá cũ, hiệu quả sử
dụng thấp, khấu hao gần hết, nhưng một phần do hạn chế về tài chính và một
phần do tình hình kinh tế đất nước đang khó khăn nên công ty chưa thực hiện
toàn diện trong việc mua sắm thay thế tài sản mới và nâng cấp tài sản cố định.
Với khả năng tài chính như hiện nay thì việc thay thế mới hoàn toàn hệ thống tài
sản trong công ty là một đòi hỏi khó khăn. Do đó công ty nên cần đề ra các biện
pháp nhằm duy trì khả năng hoạt động của các tài sản trong công ty như:
Bảo quản chặt chẽ hệ thống tài sản trong công ty, quá trình sử dụng phải
kết hợp với nâng cấp tài sản.
Định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá lại tài sản cố định, thường xuyên bảo
dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, và khi đầu tư các tài sản mới thì phải nhanh
chóng đưa vào sử dụng.
Ban giám đốc nên thiết lập ra một tổ chuyên nhiệm vụ kiểm tra và giám
sát việc sử dụng bảo quản tài sản trong công ty.
Gắn liền quyền sử dụng và trách nhiệm bảo quản tài sản cố định cho từng
bộ phận, từng tổ sản xuất. Thực hiện chế độ khen thưởng thích đáng để khuyến
khích công nhân có ý thức trong việc bảo quản máy móc thiết bị, phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật sao cho đạt năng suất với chi phí tiết kiệm nhất. Có chế độ
phạt, bồi thường khi hư hỏng hay mất mát để tránh tình trạng tài sản được sử
dụng một cách tùy tiện và bừa bãi.
www.kinhtehoc.net