Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

PHẠM MINH TRỌNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA KHÁCH HÀNG
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN THÚ CƯNG
TẠI TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

PHẠM MINH TRỌNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA KHÁCH HÀNG
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN THÚ CƯNG
TẠI TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh


Mã số chuyên ngành: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THANH NGUYÊN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độclập – Tự do – Hạnhphúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: Phạm Minh Trọng
Ngày sinh: 20/02/1984.

Nơi sinh: Cai Lậy, Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh.

Mã học viên: 1683401020058

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ
thống thông tin khoa học của sở khoa học và công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.


Ký tên

Phạm Minh Trọng

1


.w

ceNG HoA xA Her crru NcHia vrET NAM
D6c Iip - Tu do - Hanh phric

,,

V rmx cHo pHEp nAo vE LUAN vAN THAC
CUA GIANG VIEN HTIONG DAN
Gi6ng vicn hudng d6n:

Tdn

dO

y titin

tdi:

..[$ArUYfi[...:I.tJANrf

si


NCTUT.tN

.

oiua giSo

vi6n hucmg d6n v€ viQc cho ph6p hoc vi6n.

dugc b6o vQ lufln v5n trudc HQi d6ng:
,|

^

J-rd*..

O-

I

^

\

\eJh- ff-.4.1-. rKL. cA*:

_{J ^)

r_,D \ 1.


A

.fri....!xh$

Thdnh phii Hd Ch{ Minh,

2T.thdng

"gay
Ngudi nhfln x6t

a

0.{ ndm 2020

bs=,;)7"i
.'"
\'''.La.i*C(\

rru


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn
lòng chi trả của khách hàng đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang”
là cơng trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thanh Nguyên.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách hoàn toàn
trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này khơng sao
chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay cơng bố ở bất cứ

cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về pháp lí trong q trình nghiên cứu khoa
học của luận văn này.
Tác giả

Phạm Minh Trọng

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ trường Đại học Mở TP
Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức và truyền đạt cho tôi những kinh
nghiệm quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Nguyên đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo để tơi có thể hồn thành luận văn cao học này.
Cuối cùng Tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân đã
ln tin tưởng, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập.
Tác giả

Phạm Minh Trọng

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn
lòng chi trả của khách hàng đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền
Giang”. Luận văn đã đạt được những mục tiêu sau:
(i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của khách

hàng đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang.
(ii) Lượng hóa mức tác động của các nhân tố đến mức sẵn lòng chi trả của
người tiêu dùng đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang.
(iii) Dựa vào kết quả phân tích và kiểm định, tác giả đề xuất các giải pháp
và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang.
Luận văn xử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp
nghiên cứu định lượng. Tác giả sử dụng phần mềm Stata 13.0 để ước lượng mơ
hình hồi quy kiểm duyệt Tobit và sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để nhập và
thống kê mô tả dữ liệu khảo sát
Kết quả nghiên cứu đã tìm được 10 biến độc lập có ảnh hưởng đến sự sẵn
lòng chi trả của khách hàng đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang
là: Giới tính; Tuổi; Học vấn; Thu nhập; Tình trạng hơn nhân; Số thành viên; Cân
nặng; Giống chó; Năng lực tài chính; Tăng tuổi.
Với kết quả ước lượng mơ hình Tobit cho thấy về kiểm duyệt dữ liệu.
Theo đó, trong 200 quan sát thì có 13 quan sát bị kiểm duyệt trái khi sự sẵn lòng
chi trả (MCT) nhỏ hơn hoặc bằng 1 triệu đồng/tháng và chỉ có 2 quan sát khơng
bị kiểm duyệt phải khi sự sẵn lòng chi trả (MCT) lớn hơn hoặc bằng 5 triệu
đồng/tháng. Do đó, tổng cộng có 185 quan sát khơng bị kiểm duyệt trong số 200
quan sát của tập dữ liệu. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số
hàm ý quản trị nhằm gia tăng sự sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với dịch vụ
huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang
Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả; sẵn lòng chi trả;
Dịch vụ huấn luyện thú cưng; Dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang

iii


ABSTRACT
With the research topic: "Studying factors affecting customers' willingness to
pay for pet training services in Tien Giang". The thesis has achieved the

following goals:
(i) Identify factors affecting customers' willingness to pay for pet training
services in Tien Giang.
(ii) Quantify the impact of factors on the willingness of consumers to pay
for pet training services in Tien Giang.
(iii) Based on analysis and testing results, the author proposes solutions
and recommendations to develop pet training services in Tien Giang.
The thesis uses qualitative research methods combined quantitative
research methods. The author uses Stata 13.0 software to estimate the Tobit
moderation regression model and uses SPSS 23.0 software to enter and
statistically describe survey data.
The research results have found 10 independent variables that affect
customers' willingness to pay for pet training services in Tien Giang: Sex; Year
old; Education; Income; Marital status; Number of member; Weight; Dog breeds;
Financial capacity; Increasing age.
With the Tobit model estimation results show about data censorship.
Accordingly, of the 200 observations, 13 were censored left when the willingness
to pay (MCT) was less than or equal to 1 million VND / month and only 2
observations were uncensored right when the willingness to pay. Pay (MCT) is
greater than or equal to 5 million VND / month. Therefore, a total of 185
uncensored observations out of 200 observations of the dataset. Based on the
research results, the author proposes some administrative implications to increase
the willingness of customers to pay for pet training services in Tien Giang.
Keywords: Factors affecting willingness to pay; willing to pay; Pet
training service; Pet training service in Tien Giang

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... x
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... x
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 3
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 5
2.1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO NGHIÊN CỨU ................................... 5
2.1.1 Khái niệm về Thú cưng ............................................................................. 5
2.1.2 Mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay –WTP) ..................................... 5
2.1.2.1 Khái niệm mức sẵn lòng chi trả .............................................................. 7
2.1.2.2 Các phương pháp đánh giá mức sẵn lòng chi trả .................................... 7
2.1.3 Các loại thú cưng tại Tiền Giang ............................................................... 9
2.1.4 Phương pháp định giá ngẫu nhiên ............................................................. 9
2.1.4.1 Nội dung của phương pháp ..................................................................... 9
2.1.4.2 Các bước thực hiện CVM ..................................................................... 12
2.1.4.3 Phương pháp hỏi giá sẵn lòng trả ......................................................... 13
2.2 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....................................... 14
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 14
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 18
v



TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 22
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 24
3.2 MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................. 25
3.2.1 Mơ hình hồi quy ....................................................................................... 25
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 25
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 29
3.3.1 Phương pháp định tính ............................................................................. 29
3.3.1.1.Mục tiêu nghiên cứu định tính .............................................................. 29
3.3.1.2.. Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................. 30
3.3.2 Phương pháp định lượng .......................................................................... 31
3.3.2.1 Thiết kế mẫu ......................................................................................... 31
3.3.2.2 Thu thập dữ liệu mẫu điều tra ............................................................... 31
3.3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 32
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 33
4.1. THƠNG KÊ MƠ TẢ CÁC BIẾN SỐ TRONG MƠ HÌNH HỒI QUY
TOBIT ................................................................................................................... 33
4.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính ....................................................................... 36
4.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi ......................................................................... 36
4.1.3. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn .......................................................... 37
4.1.4. Cơ cấu mẫu theo thu nhập ...................................................................... 38
4.1.5. Cơ cấu mẫu theo số thành viên trong hộ gia đình .................................. 38
4.1.6. Cơ cấu mẫu theo cân nặng của thú cưng ................................................ 39
4.1.7. Cơ cấu mẫu theo giống chó .................................................................... 40
4.1.8. Cơ cấu mẫu theo năng lực tài chính........................................................ 40
4.1.9. Cơ cấu mẫu theo mức sẵn sàng chi trả cho dịch vụ huấn luyện thú
cưng ....................................................................................................................... 41

4.2. HỒI QUY TOBIT. ......................................................................................... 42
4.2.1. Ma trận tương quan ................................................................................. 43
4.2.2. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Tobit ............................................. 45
vi


TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 48
CHƯƠNG 5 .............................................................................................................. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 49
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 50
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................. 52
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 53

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung viết tắt tiếng việt

1

CVM

Phương pháp định giá ngẫu nhiên


2

ĐL

Đi làm

3

GT

Giới tính

4

HGĐ

Hộ gia đình

5

KH

Khách hàng

6

LN

Lượng nước


7

NN

Nghề nghiệp

8

RTSH

Rác thải sinh hoạt

9

SN

Số người

10

TĐHV

Trình độ học vấn

11

TP

Thành Phố


12

WTP

Mức sẵn lòng chi trả

Nội dung viết tắt tiếng anh
Customer value maximization

Willingness to pay

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 28
Bảng 4.1: Chỉ tiêu thống kê trung bình các biến trong mơ hình hồi quy Tobit 33
Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................ 35
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy tobit ......................................................................... 42
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ........................................... 44
Bảng 4.5 Bảng ước lượng Tobit về sự sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với các
dịch vụ huấn luyện thú cưng ............................................................................. 46

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Các phương pháp hỏi chính trong phương pháp định giá ngẫu nhiên13
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của tác giả ...................................................... 24

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính ............................................................ 36
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi ............................................................... 37
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn ................................................ 37
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu mẫu theo thu nhập ............................................................ 38
Biểu đồ 4.5: Cơ cấu mẫu theo số thành viên trong hộ gia đình ........................ 39
Biểu đồ 4.6: Cơ cấu mẫu theo cân nặng của thú cưng ...................................... 39
Biểu đồ 4.7: Cơ cấu mẫu theo giống chó .......................................................... 40
Biểu đồ 4.8: Cơ cấu mẫu theo năng lực tài chính ............................................. 41
Biểu đồ 4.9: Cơ cấu mẫu theo mức sẵn chi trả cho DV huấn luyện thú cưng .. 41

x


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng gia
tăng. Theo đó, các loại thú ni được các chủ nhân của nó ngày càng quan tâm
đến việc chăm sóc về vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng cũng như huấn luyện đào tào
các loại thú đó. Đáp ứng nhu cầu làm thân với những "người bạn bốn chân",
ngành công nghiệp thú cưng ở các nước cũng bắt đầu phát triển. Tại Mỹ cũng
như các nước châu Âu với tỷ lệ sinh đẻ thấp, vật nuôi đã và đang ngày một phổ
biến. Theo số liệu từ American Pet Products Association, có đến 68% hộ gia đình
sở hữu thú cưng tại Mỹ trong năm 2016.
Ở Nhật Bản, từ năm 2003, lượng thú cưng thậm chí đã vượt hơn số trẻ em
dưới 16 tuổi tại đất nước này. Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2015, đã có hơn 10
triệu người sở hữu thú cưng. Cịn tại Trung Quốc, năm nay, số lượng chó cảnh
cũng tăng đến 27,4 triệu con, đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Brazil.
Với số liệu nghiên cứu thị trường của IDTechEx, (2019) thì thị trường đồ
dùng dành cho thú cưng sẽ đạt mức 2,6 tỷ USD. Riêng tại nước Mỹ năm 2015
tổng chi phí mà người tiêu dùng chi tiêu dành cho thú cưng, vật nuôi đạt tới hơn

100 tỷ USD. Tại Hàn Quốc chi tiêu dành cho thú cưng, vật nuôi đạt 3 tỷ USD, dự
kiến đến năm 2020 chi tiêu dành cho thú cưng, vật nuôi đạt tại nước này sẽ đạt 5
tỷ USD. Tại Trung Quốc chi tiêu dành cho thú cưng, vật nuôi đạt 14,2 tỷ USD
trong năm 2015. Theo kết quả nghiên cứu của Euromonitor International, (2019)
thì: “Thị trường Đơng Nam Á xếp tiếp theo với giá trị đạt 1 tỷ USD, thị trường
châu Á - Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng chậm nhưng ổn định trong nhiều
năm qua”
Theo số liệu của Statista, doanh thu thị trường thức ăn thú cưng tại Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng hằng năm 7,3% (CAGR 2019-2023). Nhiều nhà sản
xuất thức ăn thú cưng nước ngoài như InVivo NSA, Smart Heart, Royal Canin...
đang tập trung vào việc xây dựng hệ thống phân phối thức ăn vật nuôi tại Việt
Nam.
Tại Việt Nam trong những năm qua cũng đã chứng kiến các mơ hình kinh
doanh dịch vụ huấn luyện thú cưng tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ

1


Chí Minh. Riêng đối với Tiền Giang, địa phương thuộc Đồng bằng Sơng Cửu
Long thì cũng đã có những thay đổi khá lớn trong thu nhập của người dân và các
dịch vụ như huấn luyện thú cưng ngày càng được quan tâm. Theo đánh giá của
Công ty Euromonitor (2019) tại thị trường Tiền Giang Trung bình 1 lần đi spa, 3
chú chó giống Toy Poodle là Shushi, Pizza, Angels của khách hàng tốn khoảng
1-1,5 triệu đồng tiền phí dịch vụ. Giá chăm sóc cún thường dao động từ 250.000500.000 đồng, tùy vào cân nặng, định kỳ 2 tháng lại đi spa một lần. Tại Tiền
Giang nhiều gia đình nhỏ hoặc những bạn trẻ độc thân chọn cách nuôi một chú
cún hoặc một chú mèo con để bầu bạn. Vì thế, dịch vụ dành cho thú cưng cũng
ngày càng đa dạng và phong phú như chăm sóc làm đẹp, khám và trị bệnh, phối
giống, giữ cún, bán thức ăn và vật dụng chăm sóc cún. Tuy nhiên, dịch vụ dành
cho thú cưng vẫn là mảnh đất màu mỡ. Thấy được tiềm năng của thị trường dịch
vụ thú cưng tại Việt Nam, vấn đề cần phân tích đánh giá là việc định giá các sản

phẩm, dịch vụ này sao cho hợp lý để thu hút ngày càng nhiều người chủ có nhu
cầu đến với dịch vụ cũng như đảm bảo yêu cầu cầu chi trả của chủ nhân thú
cưng.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với dịch vụ huấn luyện
thú cưng tại Tiền Giang” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của khách hàng
đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang.
- Lượng hóa mức tác động của các nhân tố đến mức sẵn lòng chi trả của
người tiêu dùng đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang.
- Dựa vào kết quả phân tích và kiểm định, tác giả đề xuất các giải pháp và
kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, luận văn cần phải trả lời những câu
hỏi sau:
- Mức sẵn lòng chi trả của KH đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại
Tiền Giang là bao nhiêu?

2


- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của khách hàng đối
với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang?
- Các giải pháp và kiến nghị nào nhằm phát triển dịch vụ huấn luyện thú
cưng tại Tiền Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả
của khách hàng đối với dịch vụ huấn luyện thú cưng tại Tiền Giang và các yếu tố
ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của khách hàng.

Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ huấn luyện
thú cưng tại Tiền Giang
Phạm vi nghiên cứu: Tại các cơ sở huấn luyện chó trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
1.5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài lời cảm ơn, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì Luận văn được
trình bày thành 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương này tác giả trình bày lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu
hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn và kết cấu của đề
tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này tác giả trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên
cứu; Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài làm
cơ sở cho tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
luận văn, quy trình nghiên cứu, phương pháp xử lý dữ liệu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu và thực hiện thảo luận kết quả nghiên
cứu thông qua phần mềm Stata 13.0 để ước lượng mô hình hồi quy kiểm duyệt
Tobit và sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để nhập và thống kê mô tả dữ liệu điều
tra

3


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này tác giả đưa ra kết luận; kiến nghị cho luận văn; Trình bày hạn
chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu về sau

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này tác giả trình bày những nội dung liên quan đến: Lý do chọn
đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của luận văn và kết cấu của đề tài.

4


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO NGHIÊN CỨU
2.1.1 Khái niệm về Thú cưng
Thú cưng (hay còn gọi là vật cưng hay thú kiểng, thú cảnh) là: “Những
lồi động vật được ni để làm cảnh, ơm ấp, nâng niu chăm sóc của con người
trái ngược với động vật dùng để lao động (lấy sức kéo như trâu, bị, lừa, ngựa,
chó kéo xe) trong thể thao (chó, bị, ngựa), trong phịng thí nghiệm (chuột bạch,
thỏ nhà) hay những lồi vật được ni để lấy thịt, trứng và các sản phẩm từ
chúng”. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia1).
Thú cưng phổ biến nhất là “chó, mèo và thỏ nhà, con vật nhỏ nhắn mà
con người dành nhiều tình cảm hơn. Một số lồi gặm nhấm như chuột nhảy,
chuột đồng, chinchillas, chuột cảnh và chuột lang nhà, vật cưng là gia cầm như
chim hoàng yến, chim yến hót, vẹt, vật cưng lồi bị sát, chẳng hạn như rùa, thằn
lằn và rắn, vật cưng thủy sản chẳng hạn như cá cảnh và ếch và vật cưng động
vật chân đốt như nhện và cua, thậm chí có người cịn ni hổ như là vật cưng”.
(Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia)
Hiện nay thú cưng được coi là vật nuôi quan trọng đối với con người, nó
tạo ra niềm vui, sự an ủi cho chủ nhân của nó. Ngồi ra, thú cưng cịn giúp cho
chủ của nó, đặc biệt là những người lớn tuổi, họ ít va chạm, tương tác với xã hội
họ có điều kiện được giải tỏa về tâm lý, cảm xúc và giúp cho họ đỡ buồn hơn
trong cuộc sống hàng ngày.
2.1.2 Các loại thú cưng tại Tiền Giang

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng thì trào lưu ni thú
cưng (pet) đang nở rộ trong khoảng 10 năm trở lại đây. Không chỉ bó buộc trong
2 loại pet truyền thống là chó và mèo, thú cưng hiện nay được bổ sung thêm rất
nhiều loại khác nhau, trong đó có cả các giống rất “độc và dị”, thậm chí gây kinh
hãi với nhiều người.
Chó cảnh
Tuy khơng cịn chiếm vị trí độc tơn nhưng chó vẫn là giống thú cưng phổ
biến nhất ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Có tất cả hơn 500 giống chó được
1

truy cập ngày 09/06/2018.

5


cơng nhận bởi FCI (Hiệp hội chó giống quốc tế) và có khoảng hơn 50 giống đang
được ni ở Việt Nam. Ngồi các giống chó Tây đang rất được u thích như
Poodle, Phốc, Phốc Sóc, Becgie, Pitbull, Bulldog,… dân chơi chó trong nước
cũng bắt đầu quay trở lại với các giống chó nội địa q hiếm như Xốy Phú
Quốc, H’mong cộc đi, Bắc Hà, Dingo,…
Giá cả của mỗi chú chó cảnh cũng rất đa dạng, chia thành nhiều mức giá
khác nhau. Từ vài trăm ngàn đến 1 triệu thường là các giống chó lai. Từ 1 triệu –
3 triệu có thể kể đến giống chó Bắc Kinh, Pug, Shar Pei, Chihuahua, Lạp Xưởng,
Phốc Hươu. Từ 3 – 5 triệu có Becgie, Labrador, Shih Tzu,…
Mèo Cảnh
Với những người có quỹ thời gian eo hẹp thì mèo là sự lựa chọn tốt hơn
chó rất nhiều. Mèo khơng cần ra ngồi tập thể dục nhiều, ăn rất ít, sạch sẽ và dễ
dạy đi vệ sinh đúng chỗ,… Hầu hết các giống mèo cũng rất nhỏ gọn và thích hợp
với các phịng hoặc căn hộ nhỏ ở thành phố. Ở Việt Nam các giống mèo Tây rất
được ưa chuộng, nổi tiếng nhất có mèo Ba Tư mặt tịt, Exotic (Ba Tư lông ngắn),

mèo Anh lông dài (ALD), Anh lông ngắn (ALN), mèo Xiêm, Maine Coon,
Ragdoll, mèo Nga, mèo Ankara,…
Dựa vào mục đích ni, mèo cảnh cũng được chia ra làm 2 loại phổ biến
là nuôi để nhân giống và nuôi làm pet. Những người ni làm pet sẽ được triệt
sản từ nhỏ và có giá thành rẻ hơn những người nuôi nhân giống. Tùy thuộc vào
từng giống mèo và mục đích ni, giá mỗi con có thể dao động từ 2 – 10 triệu.
Thỏ, Hamster và nhím
So với chó mèo, thỏ, hamster và nhím cực kỳ dễ ni, chúng rất nhỏ, ăn
rất ít và không cần phải tập thể dục. Chỉ cần một không gian nhỏ vài m² và vài
món đồ chơi xinh xắn người ni đã có thể ni cả đàn hamster. Một đặc điểm
khiến những người ni thỏ và hamster rất thích là chúng sinh sản rất nhiều, từ 1
cặp hamster ban đầu, sau 1 năm có thể sở hữu đàn lên đến hàng chục hamster.
Khơng giống với chó mèo, thỏ, hamster và nhím hầu hết đều rất rẻ, chỉ từ
vài chục – vài trăm ngàn/con, nằm trong khả năng của hầu hết mọi người. Nhìn
chung ni 3 giống này rất dễ, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, tuyệt đối tránh

6


ni chung với các giống mèo và các giống chó săn để tránh xảy ra chuyện đáng
tiếc.
Bò sát
Bò sát là giống thú cưng còn rất mới và vẫn còn xa lạ với nhiều người.
Thú chơi bò sát mới bắt đầu trở nên phổ biến từ khoảng năm 2010. Trước năm
2010, đa số bị sát được ni ở Việt Nam là những chú rùa. Sau đó, hịa chung
với trào lưu ni bò sát làm thú cưng trên thế giới, các giống bỏ sát cảnh cũng đa
dạng hơn nhiều, có thể kể đến là thằn lằn, tắc kè, rắn, trăn, kỳ đà,…
Giá các các giống bò sát rất đa dạng, từ vài chục ngàn cho đến chục triệu.
Kỹ thuật ni bị sát phức tạp hơn so với các giống thú cảnh khác do đây là sinh
vật biến nhiệt, lại là vật nuôi khá mới mẻ ở Việt Nam và gần như không thể huấn

luyện.
Các loại thú cưng khác
Có một vài loại thú cưng khác được nuôi rất phổ biến trên thế giới nhưng
vẫn còn khá xa lạ ở Việt Nam như: ếch, nhện, lợn, chồn, bọ cạp,… Chim và gà
cũng được nuôi rất phổ biến tuy nhiên đây được coi là những giống thú cảnh,
không phải thú cưng.
2.1.2 Mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay –WTP)
2.1.2.1 Khái niệm mức sẵn lòng chi trả
Theo Turner Pearce và Batemen (1995), cho rằng: “Mức sẵn lịng chi trả
đo lường bằng sở thích của một cá nhân riêng lẻ hay xã hội đối với một thứ hàng
hóa hay dịch vụ nào đó”.
Theo Wedgwood và Sansom (2003), “mức sẵn lòng chi trả là số tiền tối
đa mà một cá nhân, họ sẵn sàng trả cho một hàng hóa hay dịch vụ tốt”.
“Mức sẵn lịng chi trả (WTP) thường được định nghĩa là mức giá tối đa
một người mua sẵn sàng trả tiền cho một số lượng nhất định của một sản phẩm
hoặc dịch vụ” (Wertenbroch và Skiera, 2002).
“Mức sẵn lòng trả tiền là mức giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp
nhận trả tiền cho một số dịch vụ tốt” (Breidert và Christoph, 2005).
2.1.2.2 Các phương pháp đánh giá mức sẵn lòng chi trả

7


Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau được thực hiện khi xác định
mức sẵn lòng chi trả, một số phương pháp như:
Theo Turner, Pearce và Bateman (1995): “có 02 nhóm phương pháp cơ
bản để xác định là: phương pháp đánh giá hàng hóa thơng qua đường cầu (cách
của Marshall hoặc Hicks) và phương pháp đánh giá hàng hóa khơng thông qua
đường cầu”.
- Các phương pháp không thông qua đường cầu: “phương pháp này không

thể cung cấp thông tin đánh giá, các đo lường về lợi ích thực nhưng vẫn là cơng
cụ tìm tịi hữu ích để thẩm định chi phí lợi ích của các dự án sản xuất”. Bao gồm
các phương pháp:
+ Phương pháp Thay đổi năng suất (Changes in Productivity): “được sử
dụng để xác định giá trị kinh tế của sự thay đổi sản lượng. Ưu điểm của phương
pháp này là đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện vì có thể xác định được trực tiếp giá
trị kinh tế, dựa trên các thông tin dễ thu thập và quan sát được về giá và các mức
sản lượng trên thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này gặp phải
vấn đề nhất định chẳng hạn như sản lượng, giá trị hàng hóa có thể bị phản ánh sai
trong một số tình huống thay đổi hoặc hàng hóa sử dụng đa mục đích cần có sự
đánh đổi về giá trị…”
+ Phương pháp Chi phí thay thế (Substitue Cost Method): “được sử dụng
để tính các chi phí để sử dụng biện pháp thay thế hoặc phục hồi để loại bỏ hoặc
giảm lược các tác động bất lợi chẳng hạn như tác động của ơ nhiễm khơng khí
đối với cơ sở hạ tầng là cầu đường, nhà cửa…Phương pháp này khá đơn giản
trong ứng dụng do không phải thực hiện các cuộc điều tra chi tiết nhưng việc xác
định các biện pháp thay thế hoặc phục hồi đơi khi rất khó khăn dẫn đến tính tốn
chi phí khơng chính xác”.
+ Phương pháp chi phí phịng ngừa (Preventive Cost Method): “Để tránh
các thiệt hại có thể nhìn thấy trước, các biện pháp phịng ngừa thường được sử
dụng với chi phí thấp hơn thiệt hại thực tế xảy ra. Chi phí phịng ngừa này được
dùng làm cơ sở tính tốn chi phí thiệt hại. Phương pháp này đơn giản và có chi
phí thấp hơn thực tế thiệt hại nhưng chi phí phịng ngừa luôn bị hạn chế bởi thu
nhập. Chẳng hạn như việc tiêm chủng phịng bệnh, chi phí xây dựng đê điều,…”

8


+ Phương pháp chi phí y tế (Cost of Illness): “được sử dụng trong trường
hợp phát sinh chi phí do sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm mơi

trường. Chi phí về dịch vụ y tế chẳng hạn như chi phí khám chữa bệnh, thuốc
men, chi phí do năng suất lao động giảm … được tính là chi phí do ơ nhiễm mơi
trường tác động đến sức khỏe con người”.
- Phương pháp thông qua đường cầu: “cung cấp các thông tin đánh giá và
các đo lường về lợi ích, giá trị thặng dư tiêu dùng”. Bao gồm các phương pháp:
+ Phương pháp đo lường mức thỏa dụng (Hedonistic Pricing Method):
“được sử dụng để ước tính giá trị của mơi trường ẩn trong giá trị của các hàng
hóa, dịch vụ thông thường như giá trị của khung cảnh bờ sông ẩn trong giá bán
của mảnh đất ven sông. Giá bán của mảnh đất ven sông sẽ cao hơn giá bán của
mảnh đất khơng có khung cảnh bờ sơng, mức chênh lệch giữa hai mảnh đất này
là cơ sở để tính giá trị kinh tế của khung cảnh bờ sơng”.
+ Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method): “được sử dụng để
đánh giá giá trị giải trí tại các địa điểm có khách tham quan như cơng viên, khu
bảo tồn thiên nhiên, bãi biển…Giá vé vào cửa mà khách tham quan phải bỏ ra
khi đến thăm công viên, khu bảo tồn… thường rất rẻ, không phản ánh đúng giá
trị giải trí nơi đó nhưng có thể dùng dữ liệu tổng chi phí du lịch khách tham quan
phải chi trả để đến khu bảo tồn, công viên… để xem xét. Ưu điểm của phương
pháp này là dễ được chấp nhận vì dựa trên sự chấp nhận chi trả thực tế của khách
tham quan nhưng việc này địi hỏi phải có điều tra quy mơ rộng, phân tích thống
kê phức tạp và vấn đề đa mục đích khi du khách tham quan nhiều địa điểm trong
cùng một chuyến đi”.
+ Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method): “là
phương pháp thực hiện khảo sát, đưa tra nhiều câu hỏi về sản phẩm cũng như các
đặc điểm kinh tế xã hội, tạo nên tình huống giả định, đề xuất một hoặc nhiều
phương án bán sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau cho người tiêu dùng lựa
chọn. Phương pháp này phức tạp và tốn kém hơn, địi hỏi thực hiện phân tích
thống kê phức tạp”.
2.1.3 Phương pháp định giá ngẫu nhiên
2.1.3.1 Nội dung của phương pháp


9


- Phương pháp CVM: “Phương pháp CVM dùng các kỹ thuật phỏng vấn
cá nhân để định giá loại hàng hóa hay dịch vụ mơi trường vốn khơng có thị
trường. Phương pháp CVM là một hình thức nghiên cứu thị trường, ở đó “sản
phẩm” là sự thay đổi trong mơi trường. CVM khác với nghiên cứu thị trường
chung là ở chỗ nó đề cập đến một sự kiện mang tính giả thiết” (Phan Thị Giác
Tâm, 2008).
- Phương pháp CVM bao gồm “các cuộc phỏng vấn cá nhân, các cuộc
điều tra bằng thư và các cuộc điều tra điện thoại để biết được WTP của người
tiêu dùng về các hàng hóa khơng có trên thị trường dựa trên một kịch bản giả
định để đo lường các giá trị liên quan đến các hàng hóa khơng có mặt trên thị
trường như chất lượng nước, săn bắn, sự giải trí, chất lượng khơng khí và chất
thải độc hại. Theo Carson và cộng sự (1994), đã có hơn 1.600 nghiên cứu sử
dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên. Do đó, các nhà nghiên cứu CVM có một
nền tảng vững chắc để nghiên cứu CVM chính xác hơn”. (Phan Thị Giác Tâm,
2008).
- Ưu điểm của CVM: “ít tốn chi phí hơn so với phương pháp thử nghiệm
thực tế thị trường (Misra và cộng sự, 1991), không cần dựa vào nguồn dữ liệu thứ
cấp như các phương pháp khác (Anderson và Bishop 1986, Cummings và cộng
sự, 1986) và CVM có thể áp dụng cho giá trị sử dụng (chất lượng nước, nhìn thấy
những động vật hoang dã, hưởng thụ trực tiếp cảnh quan) và những giá trị không
sử dụng (giá trị tồn tại)” (Phan Thị Giác Tâm, 2008).
- Nhược điểm của CVM: “Khi sử dụng phương pháp CVM, kết quả điều
tra phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường giả định, cách đặt vấn đề của
người điều tra, cách chọn mẫu làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng
với giá trị thực. Theo Turner (1995) có một số trở ngại tiềm ẩn đối với nhà phân
tích thiếu thận trọng sẽ làm sai lệch”:
+ Nói ít đi mức sẵn lịng chi trả (WTP): “cho rằng bản chất giả thuyết của

phương pháp CVM làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với sự thật,
có xu hướng nói bớt đi cái giá mà người ta sẽ thực sự trả. Tuy vậy phần bớt này
tương đối nhỏ nên không phải vấn đề nghiêm trọng”;

10


+ WTP hay WTA (Mức sẵn lòng chấp nhận): “Bạn sẵn lịng trả bao nhiêu
WTP để có dịch vụ chăm sóc thú cưng hoặc bạn sẵn lịng nhận bao nhiêu WTA
để bồi thường cho việc từ bỏ dịch vụ chăm sóc thú cưng này. Khi đem so sánh
giữa WTP và WTA bao giờ WTA cũng cao hơn WTP rất nhiều”.
Theo Turner, Pearce, Bateman (1995) “khi đem so sánh 2 dạng trên các
nhà phân tích cho rằng WTA cao hơn WTP rất nhiều, trên lý thuyết WTP và
WTA có giá trị tương đương nhưng thực tế khác nhau hoàn toàn.WTP được thể
hiện mức độ ưa thích của một cá nhân về một mặt hàng nào đó. Ở đây mặt hàng
đó là dịch vụ huấn luyện thú cưng. Còn WTA là ngược lại khi họ khơng thích
một điều gì đó, họ cũng sẽ sẵn lịng trả một mức giá nào đó để tránh nó hoặc sẵn
lịng chấp nhận mức đền bù nào đó để chịu đựng điều mà họ khơng thích”.
So sánh khi hỏi về WTP, người được hỏi thường trả lời WTP tối thiểu,
nhưng khi hỏi về WTA họ sẽ trả lời mức chấp thuận tối đa, vì WTP chịu ảnh
hưởng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn cịn WTA thì khơng bị
ảnh hưởng. Điều này có thể được giải thích rằng sự ưa thích là lựa chọn của con
người khơng hồn tồn giống nhau. (Phan Thị Giác Tâm, 2008).
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: “thường được áp dụng nhiều trong tất
cả các nghiên cứu, nhất là trong phương pháp định giá ngẫu nhiên, nó giúp người
điều tra và người được phỏng vấn gần gũi thân thiện dễ dàng trao đổi các thơng
tin, đưa ra nhiều tình huống giả định, đồng thời kết hợp nhiều dẫn chứng, minh
họa để chứng minh tình huống nào tốt nhất để người được hỏi so sánh lựa chọn,
kết quả chất lượng cuộc phỏng vấn được tốt hơn. Hạn chế của phương pháp này
đòi hỏi người đi điều tra phải nắm vững chuyên mơn u cầu mục đích của việc

điều tra, các tình huống giả định để phân tích, tốn nhiều thời gian, chi phí và
cơng sức”.
+ Thiên lệch một phần – tồn phần: “Nếu người lần đầu tiên được hỏi
WTP cho một phần tài sản và sau đó được hỏi đánh giá cho tồn bộ thì số tiền
được phát biểu là như nhau vì tổng ngân sách của họ ổn định, do đó dễ sai lệch
khi hỏi quy mơ rộng lớn”.
+ Thiên lệch điểm khởi đầu: “Do ban đầu gợi ý cho người trả lời đưa ra
mức trả khởi đầu từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp, thì việc lựa chọn mức

11


×