Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Quản lý Nhà nước về công tác lưu trữ tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.21 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>QN LÝ NHÀ Nlróc VẾ CỊNG TÁC </b>

<b>Lim </b>

<b>TRỮ TẠI CÁC </b>


<b>TỈNH, THÁNH PHÔ TRựC THUỘC TRUNG UtmG HIỆN NAY</b>



■ ThS. NGUYỀN MẠNH CUÒNG n



C

ông tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ có vị trí, vai trị quan trọng trong nhiều
mặt của đời sống xã hội. Ngay sau
khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, ngày 3/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký ban hành Thông đạt số 1CA/P chỉ đạo việc
cấm tự ỷ tiêu hủy tài liệu, trong đó nêu rõ lý
do là <i>“tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện </i>
<i>kiến thiết quốc gia". Thông đạt này là một </i>


trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước
ta về công tác lưu trữ, đặt nền móng quan
trọng cho ngành Lưu trữ Việt Nam.


Từ sau khi thành lập Cục Lưu trữ thuộc
Phủ Thủ tướng (năm 1962), Nhà nước đã
ban hành nhiều văn bản quản lý quan trọng
về công tác lưu trữ: Nghị định 142/CP ngày
28/9/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành
Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và
công tác lưu trữ; Thông tư số 10-BT ngày
22/3/1969 của Phủ Thủ tướng về việc đẩy
mạnh việc thực hiện Điều lệ về công tác
công văn giấy tờ và công tác lưu trữ ỏ các cơ
quan Trung ương và địa phương; Pháp lệnh
Bảo vệ tài liệu lưu trữ Quốc gia (năm 1982);
Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia (năm 2001);


Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004
của Chính phủ về công tác Văn thư; Nghị
định 111/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điểu của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia; Chỉ thị
05/2007/CT-TTg ngày 2/3/2007 của Thũ
tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ và
phát huy giá trị tài liệu lưu trữ...


<i><b>(*) Trưởng khoa Quản trị văn phòng, </b></i>
<i><b>Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội </b></i>


<b>©</b>



Do những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau
trong từng giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, cơ quan quản lý nhà nước về công tác
lưu trữ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có sự chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị
khác nhau. Ngày 4/2/2008 Chính phủ ban
hành Nghị định sổ 13/2008/NĐ-CP quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban
nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung
ương. Trong đó quy định <i>“Sở Nội vụ tham </i>
<i>mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện </i>
<i>chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, gồm: </i>
<i>tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành </i>
<i>chính, sự nghiệp; cải cách hành chính; chính </i>
<i>quyền địa phương; địa giới hành chính; cán </i>
<i>bộ, cơng chức, viên chức nhà nước, cán bộ, </i>


<i>công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ </i>
<i>chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; </i>
<i>tôn giáo; thi đua - khen thưởng".</i>


Trên cơ sở Nghị định trên đây của Chính
phủ, Bộ Nội vụ đã có các thơng tư hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở
Nội vụ, trong đó quy định thành lập Phòng


<i>Quản lý Văn thư - LƯU trữ với nhiệm vụ giúp </i>


Sở Nội vụ quản lý công tác lưu trữ ở cấp tỉnh.
Nhằm quản lý tập trung và thống nhất về
tổ chức và nghiệp vụ, Bộ Nội vụ đã ban
hành Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày
28/4/2010 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư,
Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và uỷ ban nhân dân các
cấp; quy định “<i>thành lập Chi cục Văn thư - </i>
<i>LƯU trữ trực thuộc Sở Nội vụ trên cơ sở hợp </i>
<i>nhất Phòng Quản lý vãn thư, lưu trữ và Trung </i>
<i>tâm lưu trữ tỉnh".</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chi cục Văn thư - LƯU trữ chiu sự chỉ đạo,
q jả n iý vế tổ chức, biên chế và hoạt đỏng


của Sỏ' Nôi vụ, đồng thời chịu sự hướng dẫn


vế chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Văn thư



vả Lưu trữ nhà nước trực thuộc Bộ Nội vụ.


Thời gian qua, việc quản lý nhà nước về
công tác lưu trữ ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có nhiều sự thay đổi cả về
mơ hình tổ chức bộ máy và nội dung quản lý,
đặt ra một số vấn đề cần giải quyết, cụ thể là:


<i><b>Về mơ hình tổ chức</b></i>


Việc thành lập Chi cục Văn thư - Lưu trữ
trực thuộc Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất
Phòng Quản lý ván thư - lưu trữ và Trung
tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố có những thuận
lợi nhất định. Chi cục Văn thư - Lưu trữ được
thành lập với vai trò là cơ quan giúp sỏ Nội
vụ trong quản lý nhà nước về lưu trữ theo
chức năng, nhiệm vụ; đổng thời là cơ quan
lưu trữ cố định (chức năng của Trung tâm
Lưu trữ) để bảo quản tài liệu có giá trị lịch sử
tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ, quá
trình hợp nhất bộ máy và nhân sự cần sớm
được hoàn thành để Chi cục đi vào hoạt
động.


Mối quan hệ giữa Chi cục Văn thư - Lưu
trữ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước là



mối quan hệ trực tuyến về nghiệp vụ; trong


đó, Chi cục <i>"chịu sự hướng dẫn vệ chuyên </i>
<i>môn, nghiệp vụ của Cục Văn thư và Lưu trữ </i>
<i>nhà nước trực thuộc Bộ Nội vụ".</i>


Được thành lập với tên gọi là Chi cục Văn
thư - Lưu trữ để quản lý nhà nước về công
tác văn thư lưu trữ ở địa phương; tuy nhiên,
theo Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày
28/4/2010 của Bộ Nội vụ, thì Chi cục Văn thư
- Lưu trữ có chức năng tham mưu về chuyên
môn, nghiệp vụ và <i>"giúp Giám đốc Sở Nội vụ </i>
<i>tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành </i>
<i>phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước </i>
<i>về văn thư, lưu trữ của tỉnh và trực tiếp quản </i>
<i>lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định </i>
<i>của pháp luật".</i>


Do đó, để các Chi cục Văn thư - Lưu trữ
hoàn thành tốt chức năng được giao, cần tạo
điều kiện tăng sự chủ động, phân cấp quản


lý vể chuyên môn cho các Chi cục Văn thư -


Lưu trữ. Các Sở Nội vụ tập trung quản lý,


hoạch định chính sách quan trọng đối với sự



phát triển ngành lưu trữ ở địa phương.


<i>Về n ộ i dung quản lý</i>


Để tiếp tục triển khai và thực hiện Chỉ thị
05/2007/CT-TTg ngày 2/3/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu
lưu trữ và Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày
28/4/2010 của Bộ Nội vụ, sở Nội vụ của các
tỉnh, thành phố cần triển khai một số nội dung
sau đây:


<i>Một là, củng với việc xây dựng và hoàn </i>


thiện tổ chức bộ máy của Chi cục Ván thư -
Lưu trữ, cần tăng cường đội ngũ cán bộ
chuyên môn, cán bộ quản lý đủ về số lượng
và có phẩm chất, năng lực làm việc.


<i>Hai là, rà sốt lại tồn bộ hệ thống văn </i>


bản quản lý về công tác lưu trữ để tham mưu
cho uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
ban hành các văn bản quản lý phù hợp theo
thẩm quyền;


<i>Ba là, phối hợp với các cơ sở đào tạo </i>


(Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội trực thuộc
Bộ Nội vụ) để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng


nghiệp vụ văn thư, lưu trữ với các hình thức
phù hợp cho cán bộ chuyên môn và cán bộ
quản lý làm việc tại Chi cục Văn thư - Lưu
trữ;


<i>Bốn là,</i>

triển khai nghiên cứu khoa học


công nghệ trong công tác bảo quản; thống
kê; xây dựng công cụ tra cứu; số hóa tài liệu;
tổ chức sử dụng tài liệu V.V..


<i>Năm là, tăng cường giao lưu và hợp tác </i>


quốc tế, tham quan học tập các mõ hình,
thiết bị của các nước tiên tiến.


Có thể khẳng định, tài liệu lưu trữ hình
thành trong quá trình hoạt động của các cơ
quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có số lượng lớn và phong phú về nội
dung, đa dạng về các loại hình tài liệu nên
cần thiết phải được quản lý, tổ chức, bảo
quản một cách khoa học. Nhiệm vụ quản lý
nhà nước về công tác lưu trữ ở các tỉnh,
thành phố đang là vấn đề cần được quan
tâm thích đáng nhằm đáp ứng yêu cầu thực
tiễn và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước □


</div>


<!--links-->

×