Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.04 KB, 19 trang )

Sáng kiến:
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8
1. Phần mở đầu
- Địa lí là một mơn khoa học có ý nghĩa quan trọng và khơng thể thiếu trong quá
trình học tập và rèn luyện của học sinh trong nhà trường. Việc học tập và nghiên cứu
mơn Địa Lí sẽ giúp cho học sinh có những kiến thức về đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã
hội của các châu lục, khu vực trên thế giới và Việt Nam và vận dụng những kiến thức đó
trong cuộc sống lao động sản xuất. Qua việc học tập mơn Địa Lí, giáo viên bồi dưỡng
cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên
cứu…cho học sinh.
1.1. Lý do chọn sáng kiến
Ở nước ta việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng
ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc
gia, nguyên khí thịnh thế nước lên nguyên khí suy thế nước xuống ” Đảng và Nhà nước
ta đã khẳng định" Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển" điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương. Nghị quyết TW VIII
" Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học. Bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Nghị
quyết TW IV " Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Mục tiêu
đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người năng động sáng tạo". “Phát triển quy
mơ giáo dục cả đại trà và mũi nhọn” (Trích kết luận của hội nghị lần thứ 6 Ban chấp
hành trung ương Đảng khóa 9). Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên Thế giới, vấn
đề dạy học và chất lượng dạy học nói chung, dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở
thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Như vậy với kết luận “Phát triển quy mô
giáo dục cả đại trà và mũi nhọn” Trích kết luận của hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành
trung ương Đảng khóa 9.Thì giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện phát
huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo
và cán bộ giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trị quan trọng.
-1-



Trường THCS là bậc học có nhiều khối lớp ( Từ lớp 6 đến lớp 9 ), trình độ học
tập của học sinh có khác nhau nên chương trình Địa lí cũng phân phối theo từng khối
lớp. Đối với mơn Địa Lí lớp 8 bao gồm nhiều phần trong đó phần “ Địa lí tự nhiên Việt
Nam” là rất quan trọng, đặc biệt là trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp...
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng HSG cũng như người trồng hoa. Bơng
hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe
sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết trời, một sự lãng quên bất cẩn
của người là hoa kém sắc, cây khơng trổ bơng. Có đồng nghiệp nói với tơi rằng, Học
sinh giỏi chỉ là “thiên bẩm”. Là người trực tiếp giảng dạy đã nhiều năm ở bậc THCS, với
tôi nghĩ không phải như vậy. Năng khiếu và tri thức văn hóa nói chung phải được bồi
đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân người học. Người thầy
phải là “chất xúc tác” trong quá trình biến đổi chất, người quản lí là nguồn động lực tiếp
sức định hướng cho cả thầy và trò. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước
công nghiệp, hội nhập với quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi CNH-HĐH và hội nhập
quốc tế là nguồn lực con người, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở mặt
bằng dân trí được nâng cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết bắt đầu
từ mục tiêu đào tạo của ngành là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển
tồn diện: có phẩm chất năng lực, có tri thức và kỹ năng, có khả năng chiếm lĩnh tri thức
mới một cách độc lập sáng tạo. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên những người làm
công tác giáo dục ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng cơ bản, thì việc bồi
dưỡng học sinh giỏi cũng rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Xong để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các mơn nói chung và mơn Địa Lí nói
riêng, người giáo viên phải dày cơng nghiên cứu, trang bị cho học sinh về phương pháp
học tập, về kiến thức kỹ năng tốt nhất, phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng địa
phương. Môn Địa lí là một mơn học ít được học sinh yêu thích, nên việc tuyển chọn học
sinh vào đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí là hết sức khó khăn. Từ thực tế như thế bản
thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm sao để học sinh thích tham gia bồi dưỡng bộ mơn của

mình, làm sao học sinh giỏi có kết quả tốt để góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học
-2-


và bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí. Với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng với tổ
chuyên môn. Tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến “ Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
mơn Địa lí lớp 8 ”
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng
Thuận lợi
Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường có những kế
hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Hiện nay ở nhà trường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học khá đầy đủ, có thể
đáp ứng yêu cầu để việc dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt.
Bản thân nhiều năm bồi dưỡng học sinh có giải các cấp nên kinh nghiệm trong cơng tác
bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nhiều học sinh ngoan, biết học hỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu trong việc bồi dưỡng.
Khó khăn
Bản thân giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn
thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và cả công tác kiêm nhiệm; do đó việc đầu tư cho
cơng tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
Cơng tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi
nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực cơng việc lớn
cũng là những khó khăn khơng nhỏ đối công tác tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh
giỏi ở một số mơn chưa cao. Học sinh bồi dưỡng trong tình trạng mệt mỏi nên khả năng
tiếp thu còn hạn chế. Nhất đối với mơn địa lí vì nhiều em khơng mấy u thích mơn họa
này.
Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy chủ yếu theo kinh nghiệm
của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.

Nhiều học sinh không hứng thú trong bồi dưỡng học sinh giỏi vì ngại khó, ngại khổ.
Hiện nay trong các phong trào thi đua ở trường THCS việc đánh giá năng lực giảng
dạy và trình độ học tập của học sinh là không thể thiếu, đặc biệt là chất lượng học sinh
giỏi các cấp của từng môn học. Qua các cuộc thi HSG các cấp số lượng học sinh giỏi
-3-


mơn Địa lí lớp 8 cịn ít. Qua đó có thể thấy rằng để đào bồi dưỡng được một học sinh đạt
học sinh giỏi các cấp là rất khó.
Bảng thống kê số lượng học sinh môn địa lý lớp 8 khi chưa áp dụng sáng kiến.
Năm học
Số HS đạt HSG mơn

2011-2012
01

2012-2013
01

2013-2014
01

Địa lí cấp Huyện
Nhìn vào kết quả khảo sát, số học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện môn địa lí lớp
8 các năm qua. Từ thực tế đó tơi mạnh dạn đưa ra giải pháp như sau:
2.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 8.
2.2.1. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng Địa lí cơ bản.
a.Kĩ năng bản đồ
Kĩ năng xác định vị trí địa lí trên bản đồ
Vị trí địa lí của một đối tượng là mối quan hệ khơng gian của nó đối với những

đối tượng khác ở xung quanh có liên quan đến nó về tốn học, tự nhiên, kinh tế, chính
trị, quốc phịng.
Ví dụ: Xác định vị trí địa lí của Việt Nam ( phần đất liền )
* Toạ độ địa lí phần đất liền:
- Điểm cực Bắc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang

23023’B – 105020’Đ

- Điểm cực Nam: Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau

8034’B – 104040’Đ

- Điểm cực Tây: Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên

22022’B – 102010’Đ

- Điểm cực Đông: Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hồ

23023’B – 105020’Đ

* Vị trí tiếp giáp
Bắc giáp Trung Quốc (1400km), Tây giáp Lào (2067) và Cam-pu-chia (1080km),
Đông và Nam giáp biển ( 3260 km ).
* Tự nhiên
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển.
* Kinh tế
Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề, giao lưu với các nước Đông
Nam Á và thế giới bằng nhiều phương tiện khác nhau.
-4-



Kĩ năng mô tả độ cao, độ sâu
Cách biểu hiện độ cao trên bản đồ: dùng đường đồng mức, chỉ số độ cao, màu sắc
- Dựa vào thang màu hoặc dựa vào đường đồng mức để xác định độ cao.
- Xác định độ dốc và hướng dốc:
+ Hướng dốc: Căn cứ vào dịng chảy của sơng ( Bắt nguồn ở nơi cao, đổ về nơi
thấp ). Những nơi sông uống khúc nhiều và có nhiều đầm lầy độ dốc nhỏ….
+ Dốc nhiều: những đường đồng mức nằm sát nhau, thang màu chuyển tiếp nhanh
…….
Ví dụ: Xác định độ cao và hướng dốc của ba miền địa lí tự nhiên.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Cao nhất ở Tây Bắc 2419m và ở phía Bắc 2274m
- Thấp nhất ở Đơng Nam
- Dốc lớn ở Tây Bắc và dốc nhỏ ở đồng bằng
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Cao nhất ở Tây Bắc 3143m
- Thấp nhất ở đồng bằng, hướng dốc là Tây Bắc – Đông Nam.
- Dốc lớn ở Tây Bắc
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Tây Nguyên dốc ở phía Đơng, phía Tây ít dốc. Cao ở phía Bắc và phía Nam, thấp
ở giữa. Đồng bằng Nam Bộ bằng phẳng, độ dốc nhỏ.
Kĩ năng mơ tả địa hình
* Dàn ý mơ tả
- Có những dạng địa hình nào? Phân bố ra sao?
- Dạng địa hình nào chiếm ưu thế? Chỗ cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu?
- Mô tả từng dạng địa hình
+ Núi: Cao (trên 2000m ), trung bình ( 1000 – 2000m ), thấp dưới 1000m nằm ở
bộ phận nào của lãnh thổ, tiếp cận với dạng địa hình nào? Với vịnh, biển, đại dương
nào? Độ cao trung bình, đỉnh cao nhất là bao nhiêu mét? Dốc về phía nào? Thoải về phía
nào?


-5-


+ Bị cắt xẻ nhiều hay ít bởi các thung lũng sông, gây trở ngại lớn hay nhỏ cho sự
phát triển giao thông vận tải, ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?
+ Bình ngun ( 0 – 200m ), cao nguyên ( Trên 500m) nằm ở phía nào của lãnh
thổ, hình dáng, kích thước, tiếp cận với dạng địa hình nào? Bị sơng ngịi chia cắt nhiều
hay ít? Có những hệ thống sơng lớn nào chảy qua?
Ví dụ: Mơ tả địa hình của ba miền địa lí tự nhiên?
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Gồm khu vực đồi núi thấp ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi con Voi đến vùng
đồi ven biển Quảng Ninh, phía Nam là đồng bằng sông Hồng.
- Núi chiếm phần lớn diện tích, cao nhất ở Tây Bắc ( Tây Cơn Lĩnh 2402m), thấp
nhất ở Đông Nam ( Ven biển dưới 1000m )
- Núi chủ yếu là đồi núi thấp ở phía Bắc và Đơng Bắc của miền, Phía Nam là đồng
bằng Bắc Bộ, phía Đơng là vịnh Bắc Bộ. Các dãy núi hình cánh cung, từ Đơng sang Tây
là: Đơng Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. Độ cao trung bình dưới 100m, đỉnh cao
nhất là Tây Cơn Lĩnh 2419m. Dốc về phía Bắc và phía Tây Bắc, thoải về phía Nam và
Đơng Nam.
- Sơng ngịi dày đặc chia cắt vùng núi thành nhiều ngọn và thung lũng. Các dãy
núi hình cánh cung này tạo điều kiện thuận lợi cho gió mùa Đơng Bắc xâm nhập sâu vào
lãnh thổ làm tăng tính lạnh về mùa đơng, các thung lũng rộng tạo điều kiện thuận lợi cho
giao thông vận tải.
- Đồng bằng ở phía Đơng Nam có hình tam giác, rộng 15.000km 2 phía Đơng là
vịnh Bắc Bộ. Có hai hệ thống sơng lớn: Sơng Hồng và sơng Thái Bình chia đồng bằng
thành nhiều ô nhỏ.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta vơi
những dải núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở, phía Đơng của Bắc Trung Bộ

là đồng bằng ven biển hẹp.
- Núi chiếm phần lớn diện tích, cao nhất ở Tây Bắc, dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh
cao nhất là Phan-xi-păng cao 3143m, thấp nhất là đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.

-6-


Núi chiếm phần lớn diện tích, đây là vùng đồi núi cao nhất nước ta ở phía Bắc như
dãy Hồng Liên Sơn với đỉnh cao nhất là Phan-xi-păng cao 3143m được xem như là nóc
nhà của Việt Nam. Phía Tây và Tây Nam là các núi cao kế tiếp nhau: Pu-huổi-Long, PuHoạt. Ở giữa là các cao nguyên Sơn La, Mộc Châu. Núi có hướng Tây Bắc – Đơng Nam,
dốc về phía Tây, thoải về phía Đơng Nam.
Vùng núi ở phía Tây Bắc Trung Bộ chủ yếu là đồi núi thấp, hướng Tây Bắc-Đơng
Nam có hai sườn khơng cân đối: Dốc về phía Đơng và thoải về phía Tây.
Sơng ngịi dày đặc chia cắt vùng núi thành nhiều thung lũng sâu, sơng ngịi có độ
dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Ở vùng Tây Bắc khó khăn cho sự phát triển giao thơng vận
tải. Hướng núi Tây Bắc-Đơng Nam mùa hạ đón gió mùa Tây Nam gây mưa lớn ở một số
địa phương Tây Bắc còn ở Bắc Trung Bộ thời tiết khơ và nóng. Mùa đơng đón gió mùa
Đơng Bắc gây mưa lớn ở Bắc Trung Bộ, ở Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển bị các nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng
bằng thành nhiều ơ nhỏ, có hai hệ thống sông lớn là sông Mã và sông Cả.
Kĩ năng mơ tả khí hậu
- Nhiệt độ: các chỉ số màu đỏ, những nơi có cùng nhiệt độ được nối với nhau bằng
những đường cong gọi là những đường đẳng nhiệt.
- Lượng mưa: Dùng màu sắc khác nhau để khoanh vùng.
- Gió được biểu hiện bằng mũi tên
* Dàn ý mơ tả
- Nằm giữa những vĩ độ nào?
- Thuộc vành đai khia hậu gì?
- Mùa hạ có đường đẳng nhiệt nào chạy qua? Đường đẳng nhiệt cao nhất chạy qua

những đâu? Vì sao?
- Sự phân bố đường đẳng nhiệt " đặc điểm khí hậu?
- Gió thịnh hành trong năm là loại gió nào? Ảnh hưởng gì đến khía hậu?
- Lượng mưa trên đại bộ phận lãnh thổ là bao nhiêu? Những vùng nào mưa nhiều?
Vùng nào mưa ít? Vì sao?
Ví dụ 1: Dựa vào bản đồ mơ tả khí hậu nước ta?
-7-


- Nằm giữa 8034’B – 23023’B, nằm hoàn toàn trong vịng đai nhiệt đới nửa cầu
Bắc.
- Mùa hạ có các đường đẳng nhiệt: 18 0C, 280C, 240C, 280C chạy qua. Nhiệt độ cao
nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung vì nơi đây chịu ảnh hưởng của gió
khơ nóng Tây Nam.
- Mùa đơng có các đường đẳng nhiệt: 140C, 180C, 240C chạy qua, nhiệt độ thấp
nhất là vùng núi và trung du Đông Bắc, Tây Bắc. Đây là những vùng nằm ở vĩ độ cao
nhất nước ta, núi cao chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô.
- Các đường đẳng nhiệt trung bình năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.
Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. ( Từ một số vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn)
- Gió: Gió mùa Đơng Bắc ( Mùa Đơng ) lạnh và khơ làm cho miền Bắc có mùa
đơng lạnh. Ở miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là mùa khơ. Riêng dun hải Miền
Trung có mưa do gió mùa đơng Bắc qua biển nhận được hơi nước, gặp dãy Trường Sơn
chắn gió.
- Mùa hạ có gió mùa Tây Nam thổi vào miền Nam, miêøn Trung, miền Bắc gió
mùa Tây Nam và Đông Nam. Thời tiết phổ biến là trời nhiều mây, mưa rào, mưa dông.
Riêng duyên hải miền Trung thời tiết khơ nóng do ảnh hưởng gió khơ nóng Tây Nam.
- Lượng mưa trên đại bộ phận lãnh thổ nước ta là từ 1500mm – 2000mm/năm,
lượng mưa lớn ( Trừ những nơi kín gió: Mườn Xén ( Nghệ An); Ninh Thuận ( Địa hình
khuất gió và song song với hướng gió). Những nơi có lượng mưa lớn ( Hịn Ba – huyện
Trà Mi – Quảng Nam), Kon-Tum …4000-5000mm/năm

- Chế độ mưa theo mùa: Mưa tập trung vào mùa hạ ( Tháng 5 – tháng 10) do gió
mùa Đơng Nam và Tây Nam, riêng Bức Trung Bộ mưa tập trung vào mùa Thu-Đơng do
gió mùa Đơng Bắc đem hơi ẩm đến, bã cũng góp phần làm cho mưa nhiều về mùa đơng.
Kết luận: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh trên nửa phần phía Bắc của
đất nước, lượng mưa hàng năm tương đối lớn trên khắp lãnh thổ.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau
Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C) tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh
Tháng

1

2

3

4

5

6
-8-

7

8

9

10


11

12

Năm


Địa
điểm
Hà Nội

16.

17.

20.

23.7 27.3 28.8 28.9 28.2 27.2 24.6 21.

18.2 23.5

4
TPHCM 25.

0
26.

2
27.


4
28.9 28.3 27.5 27.1 27.1 26.8 26.7 26.

25.7 27.1

8
7
9
4
Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải
thích vì sao có sự khác biệt đó?
Hướng dẫn trả lời
* Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt
- Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn ở Thành Phố Hồ Chí Minh ( nhiệt độ trung bình
năm 230C so với 27.10C )
- Hà Nội có ba tháng ( 12, 1, 2 ) nhiệt độ xuống dưới 20 0C, thậm chí có hai tháng
nhiệt độ xuống dưới 180C.
- Hà Nội có 4 tháng ( 6, 7, 8, 9 ) nhiệt độ cao hơn Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Thành Phố Hồ Chí Minh quanh năm nóng, khơng có tháng nào nhiệt độ dưới
25.70C.
- Biên độ nhiệt ở Hà Nội cao, tới 12.50C
- Biên độ nhiệt ở Thành Phố Hồ Chí Minh thấp, chỉ 3.10C
* Giải thích ngun nhân của sự khác biệt đó
- Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đơng Bắc thổi từ vùng áp cao lục
địa phương Bắc tràn xuống, nên có nhiệt độ thấp trong các tháng mùa đơng. Trong thời
gian này Thành Phố Hồ Chí Minh khơng chịu tác động của gió mùa Đơng Bắc nên nhiệt
độ cao.
- Từ tháng 5 đến tháng 10 , toàn lãnh thổ nước ta có gió hướng Tây Nam thịnh
hành và Tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ. Vì thế trong thời gian này nền nhiệt

độ cao đều trên toàn quốc.
- Hà Nội ở gần chí tuyến Bắc cùng với nhiệt độ hạ thấp vào mùa Đông nên biên
độ nhiệt cao hơn. Thành Phố Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo, cùng với hai mùa đều có
nhiệt độ tương đối cao. Vì thế biên độ nhiệt trong năm thấp.

-9-


- Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thời gian hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh trong
mùa hạ ngắn hơn. Thêm vào đó, do ảnh hưởng hiệu ứng phơn xảy ra trong mùa hạ, nên
nhiệt độ các tháng 6, 7, 8, 9 cao hơn ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Kĩ năng mơ tả sơng ngịi
Nhìn mạng lưới sơng ngịi có thể thấy được những nét lớn về đặc điểm khí hậu,
địa hình, thực vật, sự phân bố dân cư trên bản đồ.
* Dàn ý mô tả:
- Nêu những nét chung của sơng ngịi:
+ Mạng lưới sơng ngịi ra sao (Dày đặc hay thưa thớt, đều hay không đều), nguyên
nhân?
+ Sông chảy theo những hướng nào, đổ vào biển, đại dương nào? Hướng nào tập
trung nhiều nhất? Vì sao?
+ Nguồn cung cấp nước cho sông (Mưa, tuyết, băng, nước ngầm) và chế độ nước.
- Các hệ thống sơng chính:
+ Sơng chính lớn hay nhỏ, bắt nguồn từ đâu, chảy theo hướng nào? Đổ vào đâu,
sông dài hay ngắn? Chảy qua những miền địa hình nào?
+ Độ dốc lớn hay nhỏ, có nhiều hay ít các sơng nhánh, các sơng này từ đâu chảy
đến, nguồn tiếp nước sơng chính avf phụ, chế độ nước của sơng, ý nghĩa kinh tế?
Ví dụ: Dựa vào ATLÁT Địa Lí Việt Nam mơ tả sơng ngịi nước ta.
- Nước ta có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, phân bố đều khắp trên lãnh thổ, đại bộ
phận là những sơng nhỏ, chỉ có hai hệ thống sông lớn là Sông Hồng va sông Cửu Long.
Do lượng mưa trung bình trên lãnh thổ nước ta lớn trên 1500mm/năm. Nên mạng lưới

sơng ngịi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp. Lãnh thổ đất liền kéo dài theo chiều
kinh tuyến, hẹp ngang, phía đơng giáp biển, phía tây phần lớn là núi, nơi bắt nguồn của
nhiều sông nên đại bộ phận sơng ngịi nước ta nhỏ, ngắn và dốc. Riêng Bắc Bộ và Nam
Bộ chiều ngang rộng hơn nên có một số sơng lớn.
- Phần lớn các sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đơng, một
số sơng chảy theo hướng vịng cung ở vùng Đông Bắc: Sông Cầu, sông Thương, sông
Lục Nam. Địa hình cao ở Tây Bắc và thấp dần về phía Đơng Nam, các dãy núi có hai
hướng chính là hướng Tây Bắc-Đơng Nam và hướng vịng cung.
-10-


- Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là nước mưa ( do nhiệt độ cao ). Lượng
mưa lớn nên tổng lượng nước chảy của sông lớn. Ở Bắc Bộ và Nam Bộ lũ về mùa hạ,
cạn về mùa Đông do phù hợp với chế độ mưa mùa hạ. Riêng ở Trung Bộ lũ về mùa
Đông ( tháng 9 đến tháng 12 ) do mùa này mưa nhiều.
* Các hệ thống sông lớn
- Bắc Bộ: Hệ thống sông Hồng
+ Sơng Hồng bắt nguồn từ cao ngun Vân Q, chỉ có phần trung lưu và tồn bộ
hạ lưu chảy qua nước ta theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đổ vào vịnh Bắc Bộ. Chiều dài
tổng cộng 556km, đoạn trung lưu chảy qua vùng đồi thấp, độ dốc nhỏ, khi vào miền
đồng bằng độ cao thấp, độ dốc nhỏ nên uốn thành nhiều khúc, cùng với sơng Thái Bình
hợp thành tam giác châu mà đỉnh là Việt Trì.
+ Ở Việt Trì nhận được nước của hai phụ lưu là sông Đà bên phải và sông Lô bên
trái. Sông Đà là phụ lưu lớn nhất bắt nguồn từ Trung Quốc đến Tuyên Quang nhận nước
của sông Gâm, đến Đoan Hùng nhận phụ lưu sơng Chảy, sơng Chảy có nhiều thác
ghềnh.
+ Nguồn cung cấp nước chính là nước mưa, sơng có lũ về mùa hạ, cạn về mùa
đông.
Ý nghĩa kinh tế
+ Thuỷ lợi: Chủ động canh tác, thâm canh, tăng vụ

+ Thuỷ điện: Trữ lượng khá lớn nhưng hiện nay chưa khai thác hết
+ Nối với hệ thống sơng Thái Bình thuận lợi cho giao thông vận tải
+ Bồi đắp phù sa tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển; phát triển nghề cá nước
ngọt.
- Nam Bộ: Hệ thống sông Mê Kông
+ Dài 4420km, bắt nguồn từ Tây Tạng Trung Quốc chảy qua các nước: Lào, Thái
Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam. Ở nước ta chỉ đoạn hạ lưu dài 230km. Ở tỉnh Đòng
Tháp phân thành hai nhánh: Phía Bắc là sơng Tiền, phía Nam là sông Hậu đổ ra biển bởi
9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc, Trần Đề.
+ Sông chảy qua vùng Đông Nam Bộ độ dốc nhỏ, nguồn cung cấp nước chính là
nước mưa. Chế độ nước điều hoà.
-11-


Ý nghĩa kinh tế
- Thuỷ lợi, bồi đắp phù sa
- Giao thông đường sông, nghề cá nước ngọt
b. Kỹ năng về biểu đồ
Đối với học sinh giỏi giáo viên phải hình thành cho học sinh khơng phải là dạng biểu
đồ mà là sử dụng biểu đồ dạng nào, trong trường hợp nào, với nội dung yêu cầu nào của
địa lý. Nhận xét biểu đồ theo trình tự phân tích bảng số liệu thống kê cho sẵn, chuyển,
xử lý số liệu, tính tốn, so sánh…, tìm cách giải thích các trường hợp thay đổi của số
liệu.
c. Kỹ năng lược đồ
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách vẽ lược đồ câm, sau đó u cầu học sinh điền
các yếu tố chính trên lược đồ và từ đó học sinh phân tích được các mối quan hệ nhân quả
để tìm ra những kiến thức cần thiết.
d. Đối với bảng số liệu thống kê
Với học sinh giỏi địa lý, không chỉ yêu cầu các em giải quyết vấn đề theo câu hỏi mà
còn phải biết sử dụng số liệu thống kê.

e. Kỹ năng khai thác Atlat
Ngoài nắm vững các kỹ năng khi sử dụng bản đồ, khi sử dung Atlat địa lý Việt Nam
học sinh cần rèn kuyện các kỹ năng: dựa vào tỷ lệ bản đồ để đo tính các biểu .Ở đây, cần
chú ý đến các bản đồ phụ, biểu đồ, số liệu…trong các trang Atlat. Đó là các thành phần
bổ trợ nội dung khơng nên bỏ sót. Với học sinh giỏi kỹ năng này phải yêu cầu ở mức độ
cao đó là thấy được bản chất của đối tượng địa lý.
f. Kỹ năng viết báo cáo và nhiều kỹ năng khác
2.2.2. Đối giáo viên bồi dưỡng
Phẩm chất, uy tín, năng lực của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cơ là yếu tố hàng đầu đóng vai trị quyết định
trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các
em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cơ cũng
phải tự đào tạo, cố gắng hồn thiện về năng lực chun mơn, có am hiểu về kiến thức
chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương
-12-


học trò, giúp đỡ đồng nghiệp. Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần một đội ngũ
giáo viên ổn định, thường xuyên được bồi dưỡng, việc tổ chức bồi dưỡng tại chỗ được
coi là yếu tố quan trọng nhất. Giáo viên phải tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang
đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung
giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, đề thi HSG trong các năm, học hỏi với các tổ CM trong trường, với tổ CM ở
trường khác...
2.2.3. Công tác đánh giá phát hiện học sinh giỏi môn đia lý 8
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển
chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “chọn giống của nhà nông".
Phương châm giảng dạy là “Phải làm cho học sinh u thích mơn học của mình, truyền
ngọn lửa u thích mơn học thì mới có hiệu quả trong giảng dạy” vì vậy trong các bài
giảng bên cạnh việc cung cấp các kiến thức thầy cô cần dạy cho học sinh lối sống, kỹ

năng và những ứng dụng của kiến thức được học vào thực tế cuộc sống.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều cơng sức, địi
hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cơ giáo. Q trình phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi giống như việc tìm ngọc trong đá. Ở đó các em giống như những viên đá cịn
thơ, phải được mài giũa thì đá mới thành ngọc, ngọc mới tinh và tỏa sáng. Điều náy cần
có thời gian, sự đầu tư bài bản và lâu dài.
Trong điều kiện thực tế của nhà trường, việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông
qua đánh giá thường xuyên của giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả các kì thi học
kỳ. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần khơi gợi để học sinh tự khám phá, bộc lộ
cách tiếp cận vấn đề mới, từ đó GV đánh giá được tư chất và năng lực của học sinh. Một
số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thơng minh.
Học sinh giỏi nói chung mơn địa lí nói riêng cần có một số kỹ năng, kỹ năng tư duy
mơ hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn
đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành, tổ chức sắp xếp công việc. Năng lực phản
biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay khơng? Có biết thay đổi
giả thiết, thay đổi hồn cảnh để tạo ra tình huống mới hay khơng?
-13-


Là học sinh giỏi địi hỏi các em phải có tinh thần vượt khó và bản lĩnh trước tình
huống khó khăn. Có khả năng tìm tịi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ
sung kiến thức, phương tiện để thực hiện và hồn thành nhiệm vụ. Có sự nhạy cảm đón
bắt ý tưởng từ giáo viên, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến
từ giáo viên. Từ những biểu hiện trên GV đưa ra phương pháp bồi dưỡng, cung cấp kiến
thức, tài liệu... để HS nhanh chóng tiếp cận. Điều quan trọng là các em phải học trên sự
u thích bộ mơn, muốn tìm hiểu, đam mê mơn học mình chọn để bồi dưỡng.
Để có đội tuyển học sinh giỏi địa lý không phải chỉ tổ chức một kỳ thi tuyển ở
trường với một dạng đề khó. Trong q trình giảng dạy, nhiệm vụ của giáo viên là phải
phát hiện những học sinh có khả năng về mơn địa lí và đồng thời định hướng cho học
sinh có khả năng ban đầu ham thích học tập bộ mơn. Để làm được cơng việc này người

giáo viên phải công phu lựa chọn qua các giờ học cũng như qua các bài tập, bài kiểm tra,
bài thi…Thơng thường những học sinh có năng khiếu mơn địa lý thường có biểu hiện
tích cực tham gia giải quyết vấn đề, hay thắc mắc, đôi khi tự đặt vấn đề để hỏi thầy giáo.
Những học sinh có khả năng phát hiện nhanh, chính xác những vấn đề địa lý, có khả
năng tính tốn, lập luận để đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Trong các bài làm, bài tập
thường thể hiện gọn gàng kiến thức, không lam man, không kiến tạo, trong bài viết các
mạch kiến thức sắp xếp có trình tự, đúng logic kiến thức. Với những học sinh này, thầy
giáo phải động viên, khuyến khích, giao nhiệm vụ nhận thức cao hơn. Người thầy giáo
phải cho học sinh biết hướng tương lai của những người học giỏi mơn địa lý để các em
có thể lựa chọn và quyết định.
2.2.4. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Ngay từ đầu năm học nên có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể cho việc bồi dưỡng học sinh
giỏi nói chung và học sinh giỏi Địa Lí lý nói riêng. Tùy theo tính chất và mức độ khó
của kỳ thi các cấp mà lên kế hoạch cho phù hợp.
Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị, lên kế hoạch cá nhân, với giáo viên bồi dưỡng, khi
lập kế hoạch phải đảm bảo quy trình sau:
+ Xác định được tồn bộ nhiệm vụ bồi dưỡng trong mối quan hệ với những công việc
khác trong thời gian bồi dưỡng.
-14-


+ Giáo viên phải đăng ký thời gian bồi dưỡng trong tuần để chuyên môn trường lên kế
hoạch phù hợp, tránh sự chồng chéo với học chính khóa.
+ Kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo chương trình, có giáo án đầy đủ.
+ Kiểm tra kế hoạch, đánh dấu công việc quan trọng, điều chỉnh cho hợp lý.
+ Phải đảm bảo tính khả thi của kế hoạch (làm việc đúng giờ, tiết kiệm thời gian).
Việc lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp là một việc khó nhưng khó hơn là
việc thực hiện nó một cách có hệ thống để đem lại hiệu quả. Bởi vậy cần phải có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của GV.
2.2.5. Sắp xếp, bố trí thời gian bồi dưỡng

Với giáo viên: Sau khi có sự ấn định thời gian từ phía nhà trường, giáo viên nên xác
định quỹ thời gian tổng thể (ngày, tuần, tháng), xem thời gian hiện có để xây dựng lịch,
trong đó dành quỹ thời gian cho việc bồi dưỡng. Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng để phân
chia quỹ thời gian cụ thể phù hợp với yêu cầu về thời gian để hồn thành cơng việc bồi
dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên phải sắp xếp thời gian bồi dưỡng một cách khoa học,
tránh trùng lặp về nội dung và thời gian các đồng chí khác. Cần phải sử dụng quỹ thời
gian trên lớp thật hiệu quả, bồi dưỡng hướng dẫn học sinh những vấn đề trọng tâm, giải
quyết những vấn đề khó, mới lạ. Yêu cầu học sinh làm việc ở nhà bằng việc ra các bài
tập hoặc nêu lên vấn đề để học sinh tự giải quyết. Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng
thời gian tự học ở nhà một cách khoa học, yêu cầu quỹ thời gian một cách hợp lý, tránh
lãng phí thời gian.
2.2.6. Sử dụng các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
Việc sử dụng các phương pháp trong bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý phải thể hiện
vai trò chủ thể của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, tự lực giải quyết được vấn đề đặt
ra. Hay nói một cách khác, giáo viên nên sử dụng các phương pháp phát huy tính tích
cực của học sinh giỏi đồng thời cũng phải kết hợp các phương pháp truyền thống để
cung cấp cho học sinh những kiến thức khó và mới. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương
tiện dạy học cũng vơ cùng quan trọng địi hỏi phải kết hợp sử dụng trong quá trình lựa

-15-


chọn các phương pháp để bồi dưỡng. Với học sinh giỏi thường xuyên nhất vẫn là bồi
dưỡng bằng phương pháp giải quyết vấn đề.
Bồi dưỡng học sinh giỏi bằng các dạng đề tổng hợp: Với các dạng đề tổng hợp
thường được dùng để hệ thống hóa lượng kiến thức đã được học, vận dụng một cách
tổng hợp để có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp. Với cách này thì học sinh phải
lựa chọn kiến thức có liên quan trong một hệ thống kiến thức Địa lý có sẵn. Bước quan
trọng của giáo viên là giúp học sinh xác định được vùng kiến thức tiếp cận với các vấn
đề được hỏi. Dạng đề này phải sử dụng đến nhiều mối quan hệ địa lý để giải thích.

Khơng nên bồi dưỡng dạng đề tủ: Với học sinh giỏi Địa lý nếu bồi dưỡng theo
dạng tủ thì khơng thể gọi là bồi dưỡng học sinh giỏi. Bồi dưỡng học sinh giỏi phải bồi
dưỡng tri thức, bồi dưỡng khả năng tìm tòi, khám phá, bồi dưỡng kỹ năng để thành thạo
trong việc phát hiện và sử dụng kiến thức. Nói cách khác là bồi dưỡng những yếu tố cơ
bản để học sinh có bản lĩnh làm bài, khi tiếp xúc với thực tiễn bằng được trang bị một
khối lượng kiến thức lớn.
2.2.7. Hưỡng dẫn cách tự học, bồi dưỡng khả năng tự nghiên cứu cho học sinh giỏi.
Giáo viên phải cung cấp, giới thiệu tài liệu hay, cần thiết và bổ ích. Hướng dẫn cụ
thể nguồn tìm, ưu nhược điểm, phương pháp nghiên cứu, giải thích nội dung khó hiểu…
đối với mỗi tài liệu để giúp học sinh khai thác. Đồng thời, hướng dẫn xây dựng đề
cương, làm bảng tóm tắt tài liệu, biết hình dung các sơ đồ, lược đồ, bảng biểu trong
nghiên cứu và ghi chép tài liệu.
Hướng dẫn cho học sinh thấy vai trò cũng như tầm quan trọng của việc tự đặt câu
hỏi và tự trả lời trong tự học, khuyến khích học sinh đưa ra thắc mắc và sẵn sàng đối
thoại, tranh luận, giải đáp thắc mắc cùng với học sinh.
Tích cực đổi mới giảng dạy bằng cách tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, thảo luận.
Giáo viên có thể đặt ra hay gợi ý một số vấn đề mới, khó để học sinh tự thảo luận.
Khuyến khích, tạo cơ hội cho học sinh phát biểu quan điểm, lập trường và bảo vệ ý kiến
bản thân.
Thường xuyên gắn lý thuyết với thực tế trong giảng dạy, lấy dẫn chứng minh họa
bài học ở thực tiễn gần gũi xung quanh. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải
-16-


thích cho hiện tượng nhìn thấy trong thực tế, thắc mắc về bất tương đồng giữa lý luận
trên lớp và thực tiễn quan sát.
Bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, đánh giá cho học sinh bằng cách hướng dẫn cách
thức kiểm tra, đánh giá. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra đánh giá trong quá trình tự
học
Học sinh chú trọng hình thành thói quen xây dựng kế hoạch tự học (kế hoạch dài

hạn, trung hạn hay ngắn hạn…) thật hợp lý. Việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào nội
dung chương trình. Đồng thời, học sinh phải nổ lực, quyết tâm, thật kiên trì, nhanh
chóng và bằng mọi cách để biến kế hoạch đã xây dựng thành những việc làm cụ thể. Quá
trình vạch kế hoạch và thực hiện kế hoạch có thể điều chỉnh, bổ sung hay thay đổi…để
phù hợp với u cầu, hồn cảnh mới.
Thường xun tích cực, tìm tịi tài liệu nghiên cứu (ở thư viện, các hiệu sách, ở thầy,
ở bạn…). Khi nghiên cứu, phải biết lựa chọn tài liệu mình cần, xác định được mục đích,
mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Lựa chọn nội dung phải phù hợp với trình độ bản thân, vừa đảm
bảo độ sâu và chiều rộng của vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời, phải rèn luyện một số
thao tác xử lý tài liệu khi đọc như: trích dẫn tài liệu, lập dàn ý, viết thu hoạch, sơ đồ
hóa…
Khi nghe giảng, học sinh cần tập trung chú ý và tích cực tư duy về vấn đề được nghe.
Đồng thời, có thái độ, cách nhìn độc lập, có sự đánh giá, phán xét, nếu có ý kiến bất
đồng thì mạnh dạn đề xuất. Song song với nghe giảng, học sinh cần có sự ghi chép và có
thể ghi theo cách riêng của mình.
Trong tự học, phải thường xuyên nêu câu hỏi để tự trả lời. Nếu không giải đáp được
hoặc không tự tin, chắc chắn thỏa mãn với kết quả của mình thì cần chủ động trao đổi
với thầy, bạn. Cần có sự đối chiếu kết luận của thầy, bạn với sản phẩm ban đầu của
mình, tìm kiếm cơ sở chứng minh vấn đề.
Luôn gắn liền kiến thức thực tiễn vào bài học. Ln chú tâm liên hệ những gì thực
tế xảy ra để từ đó tìm hiểu, giải quyết.
Nên tiến hành học nhóm thường xuyên để có thể bổ sung thiếu sót, chỉnh sửa cho
nhau.
-17-


Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của mình để thấy được cái đúngsai, phương pháp học, kỹ năng…để kịp thời điều chỉnh
* Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến.
Bảng thống kê kết quả BDHSG môn địa lý lớp 8 sau khi áp dụng sáng kiến
Năm học

Số HS đạt

2014-2015
02

2015-2016
02

2016-2017
03

HSG
Qua một một thời gian dài ( từ năm 2011 đến 2014) mỗi năm chỉ có 01 HS đạt
HSG cấp Huyện mơn Địa lí lớp 8 . Đến nay số học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện mơn
Địa Lí lớp 8 đã tăng lên về số lượng và chất lượng qua các năm học.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng sáng kiến
Bồi dưỡng học sinh giỏi tạo ra môi trường, sự tác động bổ sung từ bên ngoài để
giúp học sinh hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa những năng lực, năng khiếu của
mình. Thực hiện cơng việc bồi dưỡng học sinh giỏi tức là giáo viên trực tiếp tác động
đến học sinh bằng việc truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn học sinh giải
quyết vấn đề, bổ sung kiến thức còn thiếu ở các em, định hướng và phát huy năng lực tự
học, tự nghiên cứu…Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết bởi nó quyết định đến hiệu
quả cuối cùng là học sinh được trang bị những kiến thức vững chắc và cũng từ đó tính
sáng tạo của các em mới được phát triển. Một danh ngơn được nhiều người tán thưởng
nói rằng tài năng (năng khiếu) 5% là do trời phú, 95% do lao động mà có.
Học sinh rất ham thích học tập bộ mơn, khơng khí của từng tiết học rất sơi nổi.
Những kiến thức Địa lí lớp 8 đã được học sinh vận dụng trong cuộc sống, sinh hoạt và
lao động sản xuất, đặc biệt là trong điều kiện nền sản xuất nơng nghiệp ở nước ta nói
chung và của huyện ta nói riêng.

Phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến này tơi áp dụng dạy học và bồi dưỡng mơn Địa lí trường THCS nói
chung và mơn địa lí lớp 8 nói riêng nơi tôi công tác.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
-18-


Hàng năm, ngành cần mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ môn Địa lý
cho tất cả giáo viên đang dạy Địa lý vì thơng qua các lớp tập huấn về chun mơn mỗi
giáo viên có cơ hội học tập, tiếp thu được nguồn kiến thức mới, bổ ích phục vụ cho công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi chọn học
sinh giỏi được đi tham quan để nâng cao kiến thức thực tế.
Các chế độ khen thưởng và hình thức khen thưởng đối với giáo viên bồi dưỡng và
học sinh đạt giải cần kịp thời và đa dạng hơn. Qua đó, động viên, khích lệ kịp thời tinh
thần giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Tiết dạy bồi dưỡng nên tính như những tiết dạy chính khóa nhằm giảm giờ dạy cho
những giáo viên tham gia bồi dưỡng.
Bản thân chỉ có một số kinh nghiệm nhỏ mong nhận được sự xẻ chia của các bạn
đồng nghiệp nhiều hơn để cơng tác BDHSG nói chung, mơn địa lý 8 nói riêng ngày càng
có hiệu qảu cao hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

-19-



×