Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA CÁC GIỜ NGỮ VĂN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.53 KB, 18 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu giáo dục của Đảng ta: Đào tạo con người phát triển tồn diện,
con người có bản lĩnh làm chủ xã hội làm chủ tương lai. Bên cạnh đó sống ở thế
kỉ XXI, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ thông tin. Làm thế nào để đào tạo được những con người
phát triển tồn diện góp phần làm rạng danh đất nước? Trách nhiệm trước hết
thuộc về những người thầy, người cô, những người đang làm công tác giáo dục.
Đúng như lời nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Hồng Quân đã nói: "Sản
phẩm của nhà giáo gắn liền với tương lai của đất nước. Vì vậy trách nhiệm của
nhà giáo là rất lớn. Mỗi giáo viên chịu trách nhiệm cụ thể về quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh, những chủ nhân tương lai của đất
nước..."
Theo lí luận dạy học hiện đại thì trong quá trình dạy học phải lấy người
học làm trung tâm. Vì thế học sinh cần được xác định như như một chủ thể có ý
thức trong q trình dạy văn và học văn. Người thầy phải biết tổ chức cho học
sinh tiếp cận để từng bước nhận thức vấn đề, nhận thức cuộc sống, con người và
xã hội. Từ đó các em tự thể hiện mình trong giao tiếp, trong tự đánh giá và đánh
giá để hồn thiện mình. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, trước hết, mỗi học sinh
phải được rèn luyện tốt các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết khi cịn ngồi trên nghế
nhà trường. Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học, không phải khi nào bốn kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết cũng được giáo viên chú trọng rèn luyện và phát triển đồng
thời. Thông thường, người dạy thường chú ý vào việc hướng dẫn học sinh tìm
hiểu các tri thức theo phân mơn mà ít để tâm tới việc rèn luyện, phát triển toàn
diện các kĩ năng cho học sinh. Giáo viên ít chú ý tới việc rèn luyện các kĩ năng,
nghe, nói, đọc, viết trong những tình huống giao tiếp cụ thể, gần gũi với cuộc
sống sinh hoạt của các em. Có khi, giáo viên quá chú trọng rèn luyện kĩ năng
này mà quên hoặc ít rèn luyện kĩ năng khác, ví như trong giờ Ngữ văn, việc rèn
luyện kĩ năng đọc, viết rất được lưu ý nhưng đôi khi kĩ năng nghe và kĩ năng nói
lại rất mờ nhạt.
1




Thực tế cho thấy, nhiều học sinh chưa biết lắng nghe, chưa biết hoặc
khơng tìm được cách nói tốt nhất để diễn đạt, bộc bạch những suy nghĩ, tình
cảm, chính kiến của mình; khơng truyền đạt được chính xác thơng tin về một
vấn đề nào đó.
Là người làm cơng tác quản lí giáo dục, chúng tơi thực sự trăn trở trước
những thực tế vừa nêu nên đã mạnh dạn chỉ đạo giáo viên các nhà trường trên
địa bàn chú trọng rèn luyện các kĩ năng nói chung và kĩ năng nói nói riêng cho
học sinh THCS qua các giờ dạy - học Ngữ văn. Hoạt động này được chúng tôi
tổng kết lại trong SKKN Chỉ đạo rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh Trung học
cơ sở qua các giờ Ngữ văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng, qua việc rèn luyện kĩ
năng nói cho học sinh, chúng ta không tham vọng đào tạo những nhà hùng biện,
nhưng ít ra cũng luyện cho các em học sinh diễn đạt được ý mình một cách gãy
gọn và trơi chảy, có thể truyền đạt một cách tối ưu ý tưởng của mình. Đó là một
trong những công cụ hữu hiệu để thành công trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, chương trình và sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn THCS đã
chú trọng tới việc sắp xếp các tiết luyện nói gắn với từng kiểu văn bản được học
trong chương trình. Mục đích của các giờ học này là tiếp tục rèn luyện cho học
sinh kĩ năng nói trước tập thể về kiểu văn bản vừa được học và thể hiện suy nghĩ
của cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng ngày. Ví dụ
ở lớp 6, học sinh được trình bày trước tập thể bài văn kể chuyện đời thường, về
cách vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả và
về bài văn miêu tả có chủ đề gắn với những sinh hoạt gần gũi. Các nội dung
luyện nói này đều tập trung vào trọng tâm chương trình Tập làm văn là hai kiểu
bài kể chuyện và miêu tả, nhằm tăng cường rèn luyện cho các em các kỹ năng
liên quan đến việc tạo lập bài văn miêu tả, kể chuyện.


2


Tôi mạnh dạn áp dụng đề tài Chỉ đạo rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh
Trung học cơ sở qua các giờ Ngữ văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học
với mục đích:
Bồi dưỡng phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn
trong các nhà trường THCS ở huyện Quảng Xương. Bên cạnh việc hướng dẫn
học sinh tiếp cận kiến thức, chúng tôi yêu cầu cao ở việc rèn luyện các kĩ năng
cho học sinh trong đó có kĩ năng nói.
Từ mục đích vừa nêu, mỗi giáo viên sẽ giúp học sinh biết lắng nghe và
thấu hiểu, biết nói ra những điều mình nghĩ, truyền đạt đúng những thông tin
muốn truyền đạt theo đúng những nguyên tắc giao tiếp cơ bản;Giúp học sinh
được thực hành luyện tập trên cả 2 phương diện: văn nói và văn viết.
Việc chỉ đạo rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh THCS qua các giờ dạy học ngữ văn không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy học các giờ luyện nói, chất
lượng mơn Ngữ văn mà cịn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
II. PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng vấn đề rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh THCS qua
các giờ dạy - học Ngữ văn
1.1. Cơ sở lí luận
Mơn Ngữ văn vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ nên việc xác
đinh phương pháp dạy học gắn với đặc trưng bộ môn và đạt được mục tiêu của
môn học là việc làm hết sức cần thiết. Dạy học Ngữ văn theo quan điểm giao
tiếp là một trong những định hướng quan trọng. Hiện nay nhiều nước trên thế
giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn
cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ cụ thể là năng lực nghe,
nói, đọc, viết cho người đọc.
Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận
thơng tin thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền
đạt thông tin. Cả bốn kĩ năng năng này đều cần được rèn luyện và phát triển

trong nhà trường. Đặc biệt, với việc dạy học gắn liền với quan điểm giao tiếp

3


như vừa nêu trên thì việc rèn luyện kĩ năng nói và viết càng trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết.
Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói quen nói trong những
mơi trường giao tiếp khác nhau. Trong chương trình Ngữ văn THCS, nó được
thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn
đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (lời văn, liên kết, quy tắc hội thoại, cử chỉ, điệu bộ,
âm lượng...). Nói tốt sẽ giúp người học có được một cơng cụ giao tiếp hữu hiệu
trong cuộc sống.
Trong chương trình ngữ văn THCS, bên cạnh việc rèn luyện cho học sinh
văn viết, vấn đề song song cùng tồn tại là rèn luyện cho học sinh văn nói. Trong
thao tác tư duy của con người, có nói chuẩn, dùng từ chuẩn, câu chuẩn thì mới
dẫn tới viết chuẩn, viết đúng và viết hay. Như vậy, từ nói đến viết là q trình
phải được thực hiện một cách nhuần nhuyễn. Có những học sinh mặc dù viết tốt
song khi đứng trước đám đơng lại nói năng lúng túng, vấn đề rời rạc, tư thế tác
phong không đĩnh đạc. Xã hội càng phát triển, nhu cầu nói, thuyết trình trước
một đám đơng càng được chú ý. Như vậy có thể đặt ra vấn đề ở đây là cần rèn
tốt cho học sinh khâu luyện nói trên lớp để tiến tới viết văn thành công.
1.2. Thưc trạng
Trong nhiều năm gần đây, việc dạy và học môn Văn- Tiếng Việt trong nhà
trường trung học cơ sở nói riêng và trong nhà trường phổ thơng nói chung đã có
những chuyển biến theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của học sinh.
Việc đổi mới phương pháp dạy học diễn ra sôi nổi, thường xuyên ở các giờ dạy học của những giáo viên cơ sở đứng lớp. Để khẳng định đổi mới phương pháp
dạy học chính là nhấn mạnh tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập,
chúng tôi luôn chú ý tới khâu tiếp nhận và vận dụng kiến thức kỹ năng bộ môn.

Nếu như giờ học văn cần có chất văn, sự cảm nhận trong nhận thức tình cảm thì
giờ học tiếng cần quan tâm tới việc phát triển các kỹ năng thực hành, vận dụng,
kỹ năng viết đoạn và tạo lập văn bản. Đặc biệt chúng tôi cho rằng đối với một
học sinh trung học cơ sở việc để tạo lập một văn bản là vấn đề phức tạp và khó
4


khăn. Chính vì vậy rất nhiều học sinh cho rằng văn học là mơn trừu tượng và
khó học.
Tâm lí của một bộ phận giáo viên dạy Ngữ văn là ngại rèn luyện kĩ nói
cho học sinh trong các giờ học nói chung và qua giờ luyện nói nói riêng.
Nguyên nhân cơ bản có lẽ là do mâu thuẫn giữa thời lượng giờ luyện nói có giới
hạn mà mục tiêu cần đạt thì khơng đơn giản. Bên cạnh đó cịn có những nguyên
nhân rất quan trọng như: học sinh chưa có kĩ năng nói trước tập thể, lớp học
chưa được thiết kế và trang thiết bị chưa đáp ứng cho những giờ học kiểu đối
thoại, thảo luận. Số lượng học sinh trong một lớp quá nhiều, giáo viên lúng túng
khi tổ chức một giờ luyện nói, những vấn đề lí thuyết cũng như đúc kết thực tiễn
về dạy kĩ năng nói trong nhà trường chưa được phổ biến rộng rãi. Chính vì thế,
thực trạng rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong nhà trường THCS có những
thuận lợi nhất định những cũng cịn nhiều khó khăn
* Thuận lợi :
Vốn từ vựng của học sinh THCS là tương đối phong phú, đa dạng do các
em học được từ nhà trường, từ giao tiếp xã hội. Đặc biệt, hiện nay sách báo,
ti vi, Internet phổ biến rộng rãi nên các em có điều kiện học hỏi, bổ sung vào
vốn từ của mình. Chính nhờ vốn từ ấy mà khả năng giao tiếp phát triển hơn theo
chiều hướng tích cực.
Nhu cầu và ý thức được nói, được nâng cao vốn từ của học sinh nói chung
và học sinh THCS nói riêng đã trở thành nhu cầu tự thân. Bên cạnh đó, việc rèn
luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp cho học sinh đã và đang trở thành việc làm
thường xuyên trong nhà trường và ở cả gia đình. Nhiều giáo viên đã thực sự

quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng nói và viết cho học sinh.
*Khó khăn :
Tại các trường THCS ở Quảng Xương, mặc dù giáo viên xác định được là
cần rèn luyện toàn diện cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh nhưng
trong thực tế, nhiều khi chúng ta quá chú trọng vào việc truyền tải kiến thức, vào
việc rèn luyện kĩ năng đọc và viết mà có phần sao nhãng việc rèn luyện kĩ năng
nghe, nói cho học sinh.
5


Học sinh ở địa bàn huyện Quảng Xương đa số đều là học sinh nơng thơn,
các em ít có điều kiện học tập và giao tiếp rộng rãi như các em ở thành phố nên
nhiều em chưa chủ động và tự tin khi nói trước đơng người. Nhiều em chưa biết
cách lắng nghe, lại càng chưa biết cách làm thế nào để diễn đạt được những suy
nghĩ, nhận xét, trình bày chính kiến hoặc tâm tư tình cảm của mình.
- Số tiết luyện nói so với tổng thời lượng mơn Ngữ văn khơng nhiều. Theo
phân phối chương trình Ngữ văn THCS, tồn cấp học chỉ có 14 tiết luyện nói:
TT Lớp

Tiết theo

1
2
3

6
6
6

PPCT

29
43
69

4

6

83

5

6

84

6
7
8
9
10

6
7
7
7
7

96
40

55
56
112

11

8

42

12

8

54

13

9

65

14

Tên bài

Ghi chú

Luyện nói kể chuyện
Luyện nói kể chuyện

Hoạt động ngữ văn : Thi kể chuyện
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận
xét trong văn miêu tả
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận
xét trong văn miêu tả
Luyện nói về văn miêu tả
Luyện nói: Văn biểu cảm nghĩ về sự vật, con người
Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
Luyện nói: Kể chuyện theo ngơi kể kết hợp với miêu
tả và biểu cảm
Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả

nội tâm
9
140
Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Vì vậy, nếu giáo viên khơng biết lồng nghép việc rèn luyện kĩ năng nói

cho học sinh trong các giờ học khác và các hoạt động ngoại khố thì mục tiêu
luyện nói cho học sinh sẽ rất khó thành cơng
- 35/42 trường trong huyện có sĩ số/lớp học đơng( trung bình khoảng 40
học sinh/lớp), thời lượng một tiết học khơng nhiều nên khó có thể tổ chức cho
tất cả học sinh được nói. Các tiết luyện nói đã ít, thời gian luyện nói lại càng co
hẹp trong 45 phút và số học sinh được lên bảng trình bày bài nói là con số đếm
trên đầu ngón tay. Có khi một tiết luyện nói, giáo viên chỉ gọi được 2 hoặc 3 em
6



trình bày. Những con số ít ỏi trên địi hỏi mỗi giáo viên phải có một biện pháp
khắc phục thì mới nâng cao được hiệu quả giờ dạy.
Qua khảo sát xác suất về khả năng và kĩ năng nói của học sinh tại 10 đơn
vị (đảm bảo về cơ cấu vùng miền, chất lượng giáo dục...) số liệu cụ thể nh
sau:
TT

Đơn vị

Quảng
Tâm
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
10. Ngọc
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.

Số HS
đợc
khảo sát

Hùng
Lộc
Lợi
Ninh
Đông
Đức
Hoà
Vọng

35
35
35
35
35
35
35
35
35
35

Khả năng và kĩ năng nói
Cha tốt Trung bình
Khá
Tốt

SL
%
SL
%
SL
%
SL %

9
14
14
9
7
9
10
9
11

25.7
40.0
40.0
25.7
20.0
25.7
28.6
25.7
31.4

19
14

13
17
21
18
17
17
19

54.3
40.0
37.1
48.6
60.0
51.4
48.6
48.6
54.3

6
5
6
7
5
5
6
6
4

17.1
14.3

17.1
20.0
14.3
14.3
17.1
17.1
11.4

1
2
2
2
2
3
2
3
1

2.9
5.7
5.7
5.7
5.7
8.6
5.7
8.6
2.9

10 28.6 19
54.3 5 14.3 1

2.9
29.
350 102
1 174 49.7 55 15.7 19 5.4
Tæng
Như vậy, từ thực tế chỉ đạo công tác chuyên môn, qua dự giờ, kiểm tra tại

các nhà trường, có thể khẳng định: việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh ở các
giờ dạy - học Ngữ văn chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng các giờ dạy học luyện nói chưa cao và các giờ thực hành luyện nói sẽ rất ít hiệu quả nếu
khơng có sự chuẩn bị chu đáo.
2. Những giải pháp
Để chỉ đạo việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua các giờ dạy - học
Ngữ văn tại nhà trường THCS trong huyện, tôi đã tập trung thực hiện thông qua
một số giải pháp sau:
2.1. Tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
thảo luận về những yêu cần thiết để rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua
các giờ dạy - học Ngữ văn
Ngay từ đầu năm học, PGD&ĐT đã mở các chuyên đề đổi mới phương
pháp dạy học trong đó có chuyên đề Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh thông
7


qua các giờ dạy- học Ngữ văn. Chuyên đề đã thống nhất một số những yêu cầu
cơ bản để rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. Để làm tốt việc rèn luyện và phát
triển kĩ năng nói cho học sinh, ngoài những yêu cầu cụ thể về nội dung của mỗi
giờ luyện nói trong chương trình vẫn là rèn luyện cho học sinh tự tin khi giao
tiếp, chính vì thế khi luyện nói cho học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Thứ nhất, rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh bằng nhiều nội dung và hình
thức tổ chức để tránh sự gị bó và gây áp lực cho học sinh
Thứ hai, đối với những giờ luyện nói theo phân phối chương trình phải tổ

chức giờ học theo một tiến trình khoa học
* Yêu cầu chuẩn bị:
Trước mỗi tiết luyện nói, giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị đề tài trước
khoảng một tuần. Có thể giao cho các em cùng một đề tài hay chia lớp từ 4 đến
6 nhóm, mỗi nhóm một đề tài.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh xác định được nội dung, xác định được
đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và cách thức giao tiếp để thuyết phục
người nghe.
Thông thường, giáo viên yêu cầu học sinh phải chuẩn bị dàn bài, dàn bài
nên ngắn gọn, nêu được các ý chính và học sinh sẽ dựa vào dàn bài để nói. Việc
lập dàn bài sẽ làm cho học sinh phải nói theo những ý chính chứ khơng thể nhìn
theo đó mà đọc. Tuy nhiên, với học sinh lớp 6 thì khó có thể nói tốt nếu thực
hiện theo cách đó. Vì với trình độ của các em, các em sẽ khó diễn đạt thành
nhiều ý khác nhau từ một ý chính, có chăng thì các em sẽ nói theo ý chính đó
chứ khơng phát triển ý thêm được. Do đó, phương pháp lập dàn bài ta nên áp
dụng cho đối tượng học sinh lớn hơn như lớp 8, lớp 9, còn đối với các em lớp 6
và lớp 7, ta cho phép các em được chuẩn bị bài nói theo khả năng, sau đó các em
sẽ tập nói thành thạo và khi lên lớp các em sẽ nói theo sự chuẩn bị. Chắc chắn
giáo viên sẽ nhận được những bài nói tương đối hơn thay vì những lời ấp úng,
ngập ngừng vì khơng tìm được ý. Trong những quyển sách giới thiệu kỹ năng
hoạt động của thanh thiếu niên, nhà biên soạn Tôn Thất Sam và Nguyễn Thị
Khiết cũng đồng ý với đề xuất này trong quyển “Học sinh với kỹ năng thuyết
trình và diễn đạt ý tưởng” (NXB Trẻ). Cịn nếu có những học sinh kỹ năng tốt
8


hơn, ta có thể cho các em chuẩn bị bằng cách lập dàn bài và cũng động viên các
em còn lại chuẩn bị theo hướng này thì sẽ rất tốt. Vấn đề còn phụ thuộc vào đặc
thù của mỗi lớp, giáo viên cũng nên linh động để học sinh có thể tự tin hơn khi
bắt đầu bài nói.

* Yêu cầu khi tổ chức giờ học
Vào giờ học, giáo viên cần cho thời gian để các em có thể chuẩn bị tư thế
trước khi lên nói. Có thể là cá nhân tự chuẩn bị, có thể là cho nhóm thảo luận để
chọn đại diện lên nói. Giáo viên Ngữ văn nên hướng học sinh có thái độ cùng
nhau hợp tác. Thời gian để thảo luận là 5 phút.
Giáo viên cần xác định trọng tâm giờ học là luyện nói nên dành nhiều thời
gian cho học sinh được nói.
Khơng khí của giờ luyện nói nên tạo được sự hào hứng cho lớp học, cho
từng em học sinh, làm cho các em phấn khởi, mong muốn được lên trình bày bài
nói của mình. Để kích thích học sinh, giáo viên nên đánh giá khen ngợi, khuyến
khích bằng cách cho điểm, tặng những tràng pháo tay sau mỗi bài nói tốt.
* Yêu cầu về cách thức và tác phong
Tránh đọc lại văn bản đã chuẩn bị sẵn, cũng tránh thuộc lịng văn bản;
Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết
phục người nghe (thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, khơng gị bó, áp đặt...);
Tác phong tự nhiên, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy; tránh những động tác thừa.
Biết chào và giới thiệu đề tài trước khi nói; biết cảm ơn khi kết thúc. Đây là
những thao tác nhỏ nhưng gây được thiện cảm lớn cho người nghe.
Thứ ba, việc tổ chức rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh cần được chức
đồng bộ. Tổ chuyên mơn cần có những buổi sinh hoạt tổ, đánh giá rút kinh
nghiệm về hiệu quả và cách thức tổ chức thực hiện.
2.2. Các hình thức rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh
2.2.1. Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong tất cả các giờ Ngữ
Văn, kết hợp với rèn luyện các kỹ năng khác.
Giáo viên Ngữ Văn khó có thể phát triển kỹ năng nói cho học sinh nếu chỉ
trơng chờ vào số tiết luyện nói trong chương trình sách giáo khoa. Mặc dù sách
9


giáo khoa đã đổi mới theo khuynh hướng quan tâm tới việc rèn luyên kỹ năng

nói cho học sinh, phân phối mỗi khối lớp đề có tiết luyện nói ở cả hai học kỳ.
Nếu khơng có sự chuẩn bị ngay từ đầu năm học thì chắc chắn giáo viên sẽ
gặp khơng ít trở ngại khi tổ chưa các giờ học. Vậy nên chú trọng việc luyện nói
cho học sinh mọi lúc, mọi nơi có thể thực hiện được vì việc này khơng q khó
nhất là khi giáo viên Ngữ Văn thực sự muốn đạt hiệu quả trong những giờ luyện
nói. Chú trọng đến việc tập nói cho HS có thể thực hiện theo những cách như :
- Tạo cho các em có nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ.
Khi tiếp xúc với các em lần đầu tiên, giáo viên Ngữ Văn cần thiết lập tốt
mối quan hệ, giúp học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình nơi giáo viên Ngữ
Văn, điều này là cơ sở giúp học sinh dễ dàng bộc lộ với giáo viên hơn trong
những giờ học sau. Giáo viên có thể làm quen với các em bằng cách giới thiệu
về mình, cũng là cơ sở để các em theo đó mà tự giới thiệu bản thân về những
điều đơn giản như họ tên, tuổi, sở thích... Điều này khơng kém phần quan trọng,
vì nếu làm được như vay thì giáo viên Ngữ Văn đã phần nào giúp học sinh bắt
đầu tập làm quen với việc phát biểu miệng.
- Phát huy kỹ năng nói trong các giờ học, kết hợp với việc rèn luyện các
kỹ năng khác :
Trong các tiết học, giáo viên nên chú trọng kỹ năng nói cho học sinh
thơng qua những lần phát biểu đóng góp xây dựng bài. Đặt những câu hỏi kích
thích óc tư duy và sự phản xạ. Những câu hỏi có ích lợi nhiều nhất là những câu
hỏi mà học sinh không thể trả lời một cách ngắn gọn là “ có” hay “ khơng”
được, giáo viên nên dùng các loại vấn ngữ : Ai? Tại sao? Như thế nào? Ở đâu?
Lúc nào? Cái gì?... Thực tế , nếu giáo viên đặt những câu hỏi q khó thì học
sinh khó trình bày ý kiến của mình một cách trọn vẹn được. Câu hỏi nên đi từ
đơn giản đến phức tạp để tập cho các em biết suy nghĩ trước khi nói, nói đúng
vấn đề cần trao đổi, khi nói cần bình tĩnh, tự tin... Giáo viên cần khuyến khích,
động viên học sinh phát biểu suy nghĩ trong khi phát biểu và cả trong thảo luận,
ngay cả khi ý kiến đó là sai hoặc chưa hồn tồn chính xác. Bên cạnh đánh giá
việc trình bày của học sinh, giáo viên cũng nên lưu ý cho học sinh những lỗi
10



cần tránh trong nói tiếng Việt về chính âm và hướng dẫn các em nói diễn cảm,
ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn người nghe.
Theo kinh nghiệm của các giáo viên Ngữ văn, hiệu quả của việc luyện nói
cho học sinh cao hơn hẳn khi giáo viên quan tâm và tạo điều kiện cho các em
được tập nói trong các giờ học như trên.
- Phát huy kỹ năng nói trong sinh hoạt hàng ngày:
Ngoài việc chú trọng cho học sinh tập làm quen với việc trình bày miệng
trong những giờ học, theo ý kiến của bản thân tôi, giáo viên cũng nên tiếp xúc
với học sinh trong những lúc ngoài giờ lên lớp. Đó là những trao đổi để tìm hiểu
tâm tư, nguyện vọng của các em, ngồi ra cịn nhằm mục đích khác là tạo cho
các em thaí độ tự tin, mạnh dạn. Trên thực tế, khi giáo viên làm được việc đó thì
các em vốn rất nhút nhát và không dám trao đổi với thầy cô trong cuộc sống đã
có sự thay đổi, các em dần dần bớt e ngại, rụt rè và trở nên dạn dĩ hơn, tiếp xúc
với giáo viên một cách tự nhiên hơn. Thiết nghĩ, mục đích của các tiết luyện nói
nhằm giúp cho các em có thể tự tin trình bày ý kiến của mình, và chúng ta tập
cho học sinh sự tự tin để các em khỏi ngỡ ngàng khi bắt đầu vào tìm hiểu các
giờ luyện nói.
2.2.2. Rèn luyện kĩ năng nói qua các tiết luyện nói trong chương trình
Để nâng cao chất lượng các giờ luyện nói, giáo viên cần vận dụng linh
hoạt các hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt
động học tập của người học, vận dụng sáng tạo lý thuyết giao tiếp vào dạy các
giờ luyện nói .
Giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung bài nói để các em hình dung được
mình sẽ nói gì (xác định đề tài), nói với ai (xác định đối tượng giao tiếp). nói
trong hồn cảnh nào (xác định hồn cảnh giao tiếp), nói như thế nào (cách thức
giao tiếp để thuyết phục người nghe). Ví dụ: Đề bài yêu cầu: Phát biểu cảm nghĩ
về cô giáo chủ nhiệm trong buổi tổng kết lớp cuối năm học. Học sinh cần xác
định được nội dung là cảm nghĩ về cô giáo chủ nhiệm, xác định được đối tượng

giao tiếp: thầy cô giáo và các bạn cùng lớp, hoàn cảnh giao tiếp(buổi tổng kết
lớp) và cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe (nói rõ ràng, tình cảm,
chân thành...)
11


Tạo tính huống có vấn đề để học sinh có nhu cầu muốn nói, muốn bộc lộ.
điều này tưởng chứng đơn giản nhưng rất khó thực hiện trong nhà trường bởi đa
số học sinh ngại nói, khơng tự tin khi nói trước đám đơng mặc dù trong giờ chơi,
trong cuộc sống các em nói năng rất lưu lốt. Vì thế trong q trình luyện nói ,
người giáo viên phải tạo ra được những tình huống giả định gần gũi với cuộc
sống thường ngày của học sinh để các em có hứng thú
Trong các tiết luyện nói, trên thực tế thời lượng dành cho luyện tập kỹ
năng nói cịn q ít. Hầu như trong 45 phút giáo viên thường dành 20 phút cho
học sinh tập viết các đoạn văn và giáo viên chỉnh sửa. Thời gian cịn lại giáo
viên có gọi học sinh lên nói trước lớp, cho nên học sinh làm việc và hoạt động
trước tập thể cịn ít. Những học sinh nông thôn tác phong chậm chạp, rụt rè kết
hợp khi đứng trước đám đơng, nên bài nói khơng thuyết phục, hiệu quả thấp.
Nguyên nhân của tình trạng trên là giao tiếp hàng ngày của các em cịn ít.
Mặt khác, việc chuẩn bị ở nhà của các em còn sơ sài, chưa hình thành những
đoạn văn cụ thể nên trình bày trước lớp cịn lúng túng, rời rạc.
Để khắc phục tình trạng trên và tăng cường hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói
cho học sinh, chúng tơi đã chỉ đạo như sau:
Vấn đề thứ nhất: Chia học sinh mỗi lớp thành những nhóm nhỏ. Mỗi
nhóm khi chia cần chú ý phải có đầy đủ các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung
bình, yếu) về mơn văn. Mục đích khi chia như vậy để các em học sinh giỏi, khá
có thể đôn đốc học sinh yếu kém và chỉ đạo nhóm học. Khi chia nhóm cũng cần
chú ý, các em này phải cùng thôn với nhau để thuận tiện trao đổi thảo luận.
Vấn đề thứ hai: trước khi đến giờ thực hành luyện nói giáo viên phải giao
yêu cầu và có hướng dẫn đối với học sinh trong cơng tác chuẩn bị. Giao nội

dung cho từng nhóm chuẩn bị ở nhà.Đây là khâu đơn giản nhưng đem lại hiệu
quả rất to lớn. Nếu như một học sinh đứng trước bốn năm đề chuẩn bị ở nhà, các
em sẽ nản, không muốn viết hoặc đầu tư vào từng đề có tính chất sơ sài, thậm
chí có những em khơng ngó ngàng tới. Nhưng nếu chia nhỏ số đề và giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng nhóm, có sự đơn đốc chặt chẽ của nhóm trưởng, các em sẽ
tích cực hoạt động và hoạt động có hiệu quả.
12


Vấn đề thứ ba: khi đã chia được nhóm học sinh và giao nhiệm vụ cho từng
nhóm, giáo viên bộ mơn hướng dẫn các nhóm trưởng điều hành việc chuẩn bị
nói ở nhà. Mỗi tuần nhóm học duy trì ít nhất một buổi học ở nhà một bạn nào
đó.Trong buổi học đó, nhóm trưởng cần điều khiển để mỗi bạn được nói một,
hai lần. Trước bốn năm bạn trong nhóm, các em sẽ có sự bình tĩnh, tự tin. Đặc
biệt, có duy trì nhóm học thì vấn đề gánh giữa học sinh giỏi khá với yếu kém
được nâng nên, các em đã biết nói theo đoạn và trình bày đoạn, đó là bước đầu
rèn được kĩ năng nói viết trong văn bản.
Khi có được sự bình tĩnh mạnh dạn, trên lớp giáo viên có thể uốn nắn cho
các em những câu mở, lời kết phù hợp, những điệu bộ cử chỉ tạo sự lơi cuốn hấp
dẫn người nghe. Ví dụ trong lời mở đầu bài nói bao giờ cũng có câu: " Thưa cơ
giáo và các bạn, tơi xin trình bày bài nói của mình", kết thúc bao giờ cũng có
câu:" Xin cảm ơn cơ giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe" hoặc:" Rất mong cô
giáo và các bạn sẽ bổ sung cho bài nói của tơi được hồn chỉnh .
Đối với giáo viên dạy bộ mơn văn, khâu tiến hành hoạt động giờ luyện nói
trên lớp phải được chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng song không cầu kì hoặc mất nhiều
thời gian. Giáo viên bộ mơn văn có thể phát phiếu học tập cho từng nhóm trước
khi đến giờ luyện nói.
Khi bước vào giờ luyện nói, việc đầu tiên giáo viên cần làm là kiểm tra sự
chuẩn bị của từng nhóm qua việc báo cáo của nhóm trưởng. Khi kiểm tra đánh
giá giáo viên có thể cho điểm với những nhóm hoạt động tốt để khuyến khích sự

hoạt động của từng nhóm. Khâu kiểm tra này diễn ra khoảng từ 3 đến 5 phút đầu
giờ. Thời gian còn lại là dành cho việc học sinh thực hành nói trên lớp. Như vậy
trong 45 phút một giờ luyện nói thực sự đem lại hiệu quả rất lớn cho học sinh.
Giáo viên Ngữ văn nên cho học sinh ý thức được vai trị của những giờ
luyện nói ngay trong tiết đầu tiên, vì các học sinh cịn rất lạ lẫm với giờ học này
nên giáo viên làm cho các em thấy được bên cạnh việc học những tri thức văn,
tiết Việt, tập làm văn… Nhằm nâng cao kỹ năng đọc, viết tiếng Việt được thành
thạo, thì việc nói cũng không kém phần quan trọng, là công cụ giao tiếp và là
chìa khóa cho sự thành cơng của cuộc sống. Cũng nên làm cho học sinh ý thức
được đây là những giờ học quan trọng bằng cách đưa ra những yêu cầu cụ thể
13


mà các em cần phải đạt được như phải nói được theo một đề tài soạn sẵn, có sự
đánh giá của giáo viên… Từ việc giáo dục đó khiến các em học sinh có động lực
để phấn đấu hơn trong những lần luyện nói, tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức
giờ luyện nói đạt hiệu quả.
2.2.3. Rèn luyện kĩ năng nói thơng qua các hoạt động ngoại khố
Vào các dịp như 20/10, 20/11,22/12, 8/3, 26/3, 19/5 ... chúng tôi đã chỉ
đạo tổ khối chuyên môn tại các nhà trường THCS trong toàn huyện tăng cường
tổ chức các hoạt động ngoại khoá văn học để học sinh được sinh hoạt tập thể,
được trình bày ý tưởng và suy nghĩ của mình vừa nâng cao chất lượng dạy học
bộ mơn, vừa tăng cường tính đồn kết, tính tập thể trong học sinh.
Nội dung những buổi ngoại khố này có thể tổ chức rất phong phú đa
dạng như Sân chơi bộ môn, Chắp cánh ước mơ, Chúng cháu làm theo lời Bác,
Ngày của mẹ, Câu lạc bộ thơ... hay những đề tài gần gũi như Hình ảnh người
thầy trong ca dao, tục ngữ hay Trao đổi kinh nghiệm học tập hoặc những đề tài
gắn với chủ đề của giờ luyện nói đã học trên lớp.
Hình thức: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các hoạt động ngoại khố
này có thể được tổ chức bằng các hình thức như chia đội dự thi, đóng kịch, múa

hát, kể chuyện, hùng biện...

PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả:

14


Sau hai năm chỉ đạo rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh THCS qua các giờ
dạy - học ngữ văn, chúng tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
1.1. Về khả năng và kĩ năng nói của học sinh
Chúng tôi khảo sát 350 học sinh/10 đơn vị đã khảo sát tại phần thực trạng
về kĩ năng và khả năng nói của học sinh về một chủ đề do các em tự chọn. Thời
gian chuẩn bị: 15 phút. Kt qu thu c nh sau:
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0

Đơn vị
Quảng

Tâm
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Quảng
Ngọc
Tổng

Hùng
Lộc
Lợi
Ninh
Đông
Đức
Hoà
Vọng

Số HS
đợc
khảo sát

Khả năng và kĩ năng nói
Cha tốt Trung bình
Khá
Tốt

SL %
SL
%
SL
%
SL %

35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
350

2
2
2
0
1
1
0
0
1

5.7

5.7
5.7
0.0
2.9
2.9
0.0
0.0
2.9

16
19
15
14
16
17
15
14
16

45.7
54.3
42.9
40.0
45.7
48.6
42.9
40.0
45.7

11

9
11
12
10
9
13
13
12

31.4
25.7
31.4
34.3
28.6
25.7
37.1
37.1
34.3

6
5
7
9
8
8
7
8
6

2 5.7


16

45.7

11

31.4

6 17.1

11 3.1

158

45.1 111

17.1
14.3
20.0
25.7
22.9
22.9
20.0
22.9
17.1

31.7 70 20.0

Qua khảo sát thực tế, chúng tơi thấy:

Đa số các em khơng cịn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám
đơng để nói mà theo vào đó là sự dạn dĩ, tự tin, thái độ cởi mở hơn. Tinh thần
đoàn kết và khả năng hoạt động theo nhóm của học sinh có nhiều tiến bộ.
Kỹ năng nói của các em đã có sự tiến bộ: các em biết chào khi mở đầu và
khi kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trơi chảy, gãy gọn, đúng ngữ
âm, ngữ điệu có kết hợp những yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ…).
Các em biết chọn chủ đề phù hợp với hiểu biết của mình. Bài nói có sự
chuẩn bị chu đáo nên khi trình bày các em khơng có sự ngập ngừng, ấp úng, nội
dung cũng trọn vẹn, đầy đủ. Tỷ lệ học sinh trình bày khá, tốt tăng đáng kể so với
trước khi áp dụng áp dụng đề tài.
Tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận khơng nhiều học sinh cịn rụt rè khi trình
bày, lựa chọn nội dung chưa phù hợp hoặc chuẩn bị bài chưa trọn vẹn.
15


1.2. Chất lượng môn Ngữ văn
Kết quả khảo sát chất lượng mơn Ngữ văn cuối học kì II năm học 20102011 ti 42 nh trng trong ton huyn nh sau:
TT

Đơn vị

Quảng
1 Châu

Số
HS

Kém
SL %


Yếu
SL %

Chất lợng môn Ngữ văn
TB
Khá
Giỏi
SL
%
SL % SL %

TB trë lªn
SL
%

457

0 0.0 12 2.6 252

55.1

163 35.7

30 6.6 445

97.4

2 Quảng Thọ
Quảng
3 Vinh

Quảng
4 Tâm

367

0 0.0 10 2.7 209

56.9

124 33.8

24 6.5 357

97.3

457

0 0.0 17 3.7 255

55.8

162 35.4

23 5.0 440

96.3

350

0 0.0


8 2.3 126

36.0

158 45.1

58 16.6 342

97.7

5 Qu¶ng Phó

323

0 0.0

9 2.8 195

60.4

104 32.2

15 4.6 314

97.2

6 Quảng Cát
Quảng
7 Minh


468

0 0.0 10 2.1 263

56.2

156 33.3

39 8.3 458

97.9

261

0 0.0 13 5.0 142

54.4

95 36.4

11 4.2 248

95.0

276

0 0.0 14 5.1 138

50.0


106 38.4

18 6.5 262

94.9

274

0 0.0 11 4.0 130

47.4

119 43.4

14 5.1 263

96.0

10 Qu¶ng Lưu

493

0 0.0 14 2.8 266

54.0

191 38.7

22 4.5 479


97.2

11 Qu¶ng Léc

395

0 0.0 15 3.8 236

59.7

127 32.2

17 4.3 380

96.2

12 Quảng Đại

357

0 0.0

9 2.5 190

53.2

139 38.9

19 5.3 348


97.5

13 Quảng Hải
Quảng
14 Nhân

497

0 0.0 20 4.0 307

61.8

140 28.2

30 6.0 477

96.0

380

0 0.0 13 3.4 208

54.7

136 35.8

23 6.1 367

96.6


15 Quảng Lợi

361

0 0.0 11 3.0 220

60.9

107 29.6

23 6.4 350

97.0

16 Quảng Thái
Quảng
17 Thạch
Quảng
18 Nham
Ng. Bá
19 Ngäc
Qu¶ng
20 ChÝnh

501

0 0.0

8 1.6 284


56.7

182 36.3

27 5.4 493

98.4

345

0 0.0 23 6.7 195

56.5

108 31.3

19 5.5 322

93.3

655

0 0.0 25 3.8 485

74.0

112 17.1

33 5.0 630


96.2

402

0 0.0

8 2.0 214

53.2

150 37.3

30 7.5 394

98.0

439

0 0.0 14 3.2 213

48.5

153 34.9

59 13.4 425

96.8

21 Quảng Khê

Quảng
22 Lĩnh
Quảng
23 Bình

411

0 0.0 18 4.4 267

65.0

107 26.0

19 4.6 393

95.6

202

0 0.0

8 4.0 83

41.1

101 50.0

10 5.0 194

96.0


257

0 0.0

5 1.9 65

25.3

125 48.6

62 24.1 252

98.1

Qu¶ng
8 Hïng
Qu¶ng
9 Giao

16


Qu¶ng
24 Ninh
Qu¶ng
25 Phong

247


0 0.0 15 6.1 81

32.8

88 35.6

63 25.5 232

93.9

321

0 0.0 12 3.7 127

39.6

126 39.3

56 17.4 309

96.3

26 Thị Trấn
Quảng
27 Tân
Quảng
28 Thịnh
Quảng
29 Đông
Quảng

30 Định

150

0 0.0

34.7

82 54.7

13 8.7 147

98.0

302

0 0.0 15 5.0 187

61.9

88 29.1

12 4.0 287

95.0

305

0 0.0


9 3.0 129

42.3

106 34.8

61 20.0 296

97.0

249

0 0.0

9 3.6 84

33.7

105 42.2

51 20.5 240

96.4

270

0 0.0

9 3.3 132


48.9

99 36.7

30 11.1 261

96.7

31 Quảng Đức

315

0 0.0

5 1.6 158

50.2

135 42.9

17 5.4 310

98.4

32 Quảng Yên

285

0 0.0 11 3.9 155


54.4

108 37.9

11 3.9 274

96.1

Quảng
33 Trạch

281

0 0.0 11 3.9 144

51.2

101 35.9

25 8.9 270

96.1

34 Quảng Văn

263

0 0.0

TT


Đơn vÞ


HS

KÐm
SL %

3 2.0 52

7 2.7 142 54.0 101 38.4 13 4.9 256
97.3
Chất lợng môn Ngữ văn
Yếu
TB
Khá
Giỏi
TB trở lên
SL % SL
%
SL % SL %
SL
%

Qu¶ng
35 Long

269


0 0.0

7 2.6 130

48.3

116 43.1

16 5.9 262

97.4

36 Quảng Hoà

270

0 0.0

8 3.0 134

49.6

109 40.4

19 7.0 262

97.0

37 Quảng Hợp
Quảng

38 Phóc
Qu¶ng
39 Väng
Qu¶ng
40 Ngäc

237

0 0.0 10 4.2 120

50.6

89 37.6

18 7.6 227

95.8

186

0 0.0

9 4.8 89

47.8

72 38.7

16 8.6 177


95.2

348

0 0.0

5 1.4 185

53.2

134 38.5

24 6.9 343

98.6

454

0 0.0

5 1.1 177

39.0

212 46.7

60 13.2 449

98.9


349

0 0.0 12 3.4 210

60.2

102 29.2

25 7.2 337

96.6

484

0 0.0

6

Qu¶ng Tr41 ưêng

42 Ngun Du
Tỉng

14.51
3

0

0


0 0.0 29

245 50.6 210 43.4 484
100
528
136
457 3.1 7408 51.0
3 36.4 5 9.5 14056 96.9

Chất lượng môn Ngữ văn ở các nhà trường đảm bảo bền vững. Tỷ lệ học
sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu kém giảm xuống còn 3.1%, khơng cịn hiện
tượng học sinh kém.
2. Kết luận
Đồng chí Lê Duẩn đã từng nói : "Càng yêu người bao nhiêu, càng u
nghề bây nhiêu". Đó là thơng điệp đối với mỗi người đã và đang làm công tác
17


giáo dục và nhất là đối với những người thầy giáo đang trực tiếp giảng dạy học
sinh. Bởi chỉ có tình u thực sự thì mới có tình cảm với cơng việc mình làm,
mới thắp sáng trong mỗi người học sinh một tình yêu, một lẽ sống, mới khơi dậy
trong các em những tiềm năng chưa khai thác tạo cho các em một bản lĩnh để
bước vào cuộc sống. Dòng xoáy của kinh tế thị trường đã làm cho xã hội xoay
chuyển rất nhiều cả mặt tích cực và tiêu cực. Nhà trường - nơi đào tạo những
con người chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đưa họ bước vào đối diện với
dịng xốy đó. Hơn lúc nào hết bằng sự vinh quang của nghề dạy học, người
thầy trao cho các em một tình yêu, một niềm tin, một tinh thần chủ động làm
chủ để các em chủ động hoà nhập vững vàng vươn lên trong cuộc sống./.

18




×