Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn HƯỚNG DẪN LÀM NHANH BÀI TẬP SINH HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.34 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG PT DTNT TỈNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN LÀM NHANH BÀI TẬP SINH HỌC
PHẦN DI TRUYỀN HỌC

Họ và tên người viết SKKN : Nguyễn Văn Sơn
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên môn: Sinh học

Phú Thọ, tháng 3 năm 2016

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tình xã hội hiện nay, sự bùng nổ của thông tin, khoa học phát
triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, trong giáo dục cũng đòi hỏi phải đổi mới
mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy
học luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Thực hiện chủ trương đổi mới
của Đảng, ngành GD-ĐT nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng cải cách
giáo dục trên cả 3 mặt: Nội dung - Mục tiêu - Phương pháp. Nội dung và
chương trình của SGK cũng đã được thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thời
đại. Trước đây luật giáo dục coi SGK là pháp lệnh, điều đó đã buộc giáo viên
khơng có phương pháp để phát huy được tính tích cực, tự học và vận dụng
kiến thức một cách tối ưu khi tự học ở nhà cũng như một số nội dung trong
tiết học của học sinh.
Hiện nay, SGK, SGV và tài liệu Chuẩn KT- KN là phương tiện dạy học
để phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học của học sinh, là cho học


sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ tập trung hơn, đồng thời phải tác động đến
tâm lí hứng thú học tập của học sinh.
Như vậy, đổi mới phương pháp trong dạy học không chỉ đơn thuần là
dạy những vấn đề với kiến thức có sẵn trong SGK mà cịn phải dạy như thế
nào để phát huy tinh tự học của học sinh, phải hướng dẫn học sinh biết làm
một số bài tập ở nhà để cũng cố kiến thức đã học ở lớp, đó là vấn đề cấp thiết
và hồn tồn phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Đảng, nhà nước ta cũng như
ngành GD-ĐT quan tâm chỉ đạo.
Sinh học vốn là mơn học khoa học có tính ứng dụng ở hầu hết các lĩnh
vực của đời sống xã hội cũng như trong sản xuất. Trong nhà trường việc giảng
dạy bộ môn sinh học song song với nhiệm vụ giảng dạy lý thuyết thì việc rèn
luyện, hướng dẫn cho học sinh kỹ năng giải bài tập là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng.

2


Làm thế nào để học sinh có kỹ năng giải bài tập sinh học nhanh đáp
ứng yêu cầu của việc thi CĐ- ĐH ( trước năm 2015) và thi THPT Quốc gia từ
2015 đến nay là một vấn đề khó khăn trong cơng tác giảng dạy. Khó khăn lớn
nhất là tiết luyện tập ở bộ mơn sinh học rất ít trong phân phối chương trình, (1
đến 2 tiết/1 học kỳ) trong khi đó lượng kiến thức học lý thuyết ở mỗi tiết học
lại quá nhiều, nên hầu như giáo viên khơng có thời gian để hướng dẫn học
sinh làm bài tập. Học sinh khơng có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức
nên việc giải bài tập còn gặp nhiều lúng túng, đặc biệt là bài tập di truyền học.
Việc làm bài thi kiểm tra hiện nay của bộ môn sinh học theo yêu cầu của Bộ
giáo dục & Đào tạo đang thực hiện theo hình thức trắc nghiệm, học sinh
muốn trả lời đúng, nhanh các bài tập di truyền cần phải biết vận dụng kiến
thức lý thuyết của tiết học ở lớp và rèn luyện kỹ năng đó trong phần bài tập ở
nhà; ôn thi CĐ- ĐH và thi THPT Quốc gia.

Trong q trình giảng dạy và ơn thi đại học trong những năm qua tôi
nhận thấy việc hướng dẫn học sinh giải nhanh các bài tập di truyền là rất cần
thiết. Vì những lý do trên, tơi đã tổng kết thành sáng kiến kinh nghiệm
"HƯỚNG DẪN LÀM NHANH BÀI TẬP SINH HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC "

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thơng tin mã hố một sản
phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN)
Mã di truyền là trình tự các nuclêơtit trong gen quy định trình tự các
axit amin (a.a) trong phân tử prôtêin: cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau trong
gen quy định 1 a.a
Mã di truyền là mã bộ 3: Có 64 mã bộ 3, trong đó có 61 mã bộ 3 mã
hố cho hơn 20 loại a.a, có 3 bộ 3 làm nhiệm vụ kết thúc (UAA, UAG, UGA)
Phiên mã: Là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN
Dịch mã: Là q trình tổng hợp prơtêin

3


Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến
một cặp nu (đột biến điểm) hoặc một số cặp nu.
Đột biến NST: là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST
Đột biến cấu trúc NST: Là những biến đổi trong cấu trúc NST, có thể
làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST
Đột biến số lượng NST là đb làm thay đổi về số lượng NST ở một hay
một số cặp NST hoặc ở toàn bộ bộ NST trong tế bào, bao gồm có đột biến
lệch bội (dị bội) và đột biến đa bội.
Đột biến lệch bội (Dị bội) là những thay đổi về số lượng NST xảy ra ở
một hay một số cặp NST tương đồng.

Đột biến đa bội: Là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST
đơn bội của loài (lớn hơn 2n) gồm đa bội chẵn (4n, 6n, 8n,…), đa bội lẻ (3n,
5n, 7n,….)
2. Thực trạng vấn đề
Do lượng thời gian luyện tập trong giờ chính khóa ít vì vậy khi làm bài
tập học sinh gặp một số khó khăn, làm chậm và đơi khi chưa chính xác. Vì
vậy để đáp ứng được lượng các bài tập TNKQ khi thi đại học hàng năm
khoảng 30-40% thì địi hỏi phải tính tốn nhanh, chính xác do đó cần phải
hướng dẫn thông qua các buổi ôn thi Đại học ( trước năm 2015) và ơn nâng
cao trong chương trình học ôn buổi chiều do nhà trường tổ chức.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trong các buổi ơn nâng cao và đại học thì trước tiên phải hệ thống lại kiến
thức, các khái niệm, các cơng thức sinh học có liên quan đến phần lý thuyết
Bước 1: Giáo viên giảng dạy lý thuyết của từng nội dung (từng mục) theo
sách giáo khoa và theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Bước 2: Củng cố phần thực hiện ở bước 1 bằng phương pháp sử dụng “sơ đồ
hóa” hoặc rút ra hệ quả, công thức liên quan với nội dung ở bước 1.
Bước 3: giải quyết bài tập ví dụ hoặc hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà
theo nội dung.

4


Phương pháp hướng dẫn bài tập ở một số bài học trong phần DTH
Bài : Gen, mã di truyền và cơ chế nhân đôi ADN
Khái niệm gen: sau khi rút ra được khái niệm về gen giáo viên sử dụng sơ đồ
Gen

Gen


mARN1

mARN2

ADN

Sản phẩm của gen
Polipeptit1

Polipeptit2

Cơ chế nhân đôi ADN: giáo viên sử dụng bài tập củng cố để xác định kết quả
của q trình nhân đơi:
1 ADN

Nhân đơi
x lần

2x ADN con

NmT = Ngen(2x – 1)
Để hiểu nội dung về nhân đôi của ADN học sinh cần nhớ lại kiến thức về cấu
trúc của ADN với hai mạch polinucleotit, vì vậy có thể sử dụng sơ đồ:
Mạch 1
A1

Mạch 2
T2

T1


A2

G1

X2

X1

G2

Từ đó nêu một số công thức trong cấu trúc ADN
A = T = A1 + A2 = T2 + T1
G = X = G 1 + G2 = X2 + X1
2xL

Tổng số nucoleotit trong ADN = N = 3,4 (Å)
Tổng số liên kết trong ADN: H = 2A + 3G; HT = 2(N-1)
Bài : Phiên mã và dịch mã
Phiên mã: Khi dạy phần phiên mã cần cho học sinh xác định chỉ có mạch gốc
trên ADN thực hiện phiên mã mARN.

5


Chiều mở xoắn

5’…ATGGXGA…3’
Học sinh cần xác định đó là mạch bổ sung nên phải tìm mạch gốc.
3’…TAXXGXT…5’ ⇒ mARN

mARN 5’…UAGGXGA…3’
Dịch mã: cơ chế dịch mã khi giảng dạy là một riboxôm trượt trên mARN để
tạo ra chuỗi polypeptit, nên củng cố phần này cần làm rõ nhiều riboxôm cùng
trượt trên mARN tạo nên chuỗi polixôm và cho sản phẩm là các chuỗi
polipeptit giống nhau theo sơ đồ:

Rn

mARN

R3

R2

R1

Từ đó hướng dẫn học sinh nghiên cứu cách tính thời gian trượt của các
riboxôm khi R1 bắt đầu tiếp xúc với mARN giống như cách tính khoảng cách
giữa các R và số lượng R… theo công thức L =

v
t

(L: chiều dài của mARN, v: vận tốc của riboxom và t là thời gian một
riboxom trượt hết mARN)
Bài : Đột biến gen
Sau khi giảng dạy xong nội dung về khái niệm, cơ chế phát sinh,
nguyên nhân và các dạng đột biến gen, giáo viên cho học sinh bài tập về cấu
trúc ADN bình thường rồi từ đó suy ra cấu trúc ADN đột biến bằng bài toán
tổng số lượng và tỉ lệ phần trăm các nucleotit, số liên kết trong ADN, hoặc

nếu gen đột biến nhân đơi thì số nucleotit mơi trường cần cung cấp…
Dạng 1: Thay đổi số liên kết hidro
- Mất 1 cặp nu :
+ Mất 1 ( A – T ) : Số liên kết hiđrô giảm 2
+ Mất 1 ( G – X ) : Số liên kết hiđrô giảm 3
-Thêm 1 cặp nu :

6


+ Thêm 1 ( A – T ) : Số liên kết hiđrô tăng 2
+Thêm1 ( G – X ) : Số liên kết hiđrô tăng 3
-Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác :
+ Thay 1 ( A – T ) bằng 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô tăng 1
+ Thay 1 ( G – X ) bằng 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô giảm1
Dạng 2: Liên quan đến chiều dài của gen
Chiều dài không thay đổi : Thay số cặp nucleotit bằng nhau .
Chiều dài thay đổi :
- Mất : Gen đột biến ngắn hơn gen ban đầu ( gen bình thường).
-Thêm : Gen đột biến dài hơn gen ban đầu( gen bình thường).
-Thay cặp nucleotit khơng bằng nhau.
Dạng 3: Liên quan đến phân tử protein
Mất hoặc thêm nu: Phân tử protein sẽ bị thay đổi từ axitamin có nucleotit bị
mất hoặc thêm .
Thay thế :
- Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu cùng mã hóa 1 axitamin thì phân
tử protein sẽ khơng thay đổi .
- Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu mã hóa aa khác nhau thì phân tử
protein có 1 aa thay đổi .
Dạng 4: Phân loại đột biến điểm

Đột biến câm: xảy ra bazo thứ 3 của 1 bộ ba nhưng aa không bị thay đổi
Đột biến dịch khung: Xen mất Nu khung sẽ đọc thay đổi
Đột biến vô nghĩa: tạo bộ ba quy định mã kết thúc
Đột biến nhầm nghĩa: thay đổi bộ ba và làm xuất hiện bộ ba mới
Ví dụ: Câu 6 (M826 đề ĐH 2010): Gen A có chiều dài 153nm và có 1169
liên kết hiđrơ bị đột biến alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra
các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai
lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và
1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là

7


Hướng dẫn
L=153. 10 A0 ==> N= 1530 x 2/3,4 = 900 nu
2A + 2G = 900 (1)
2A + 3G = 1169 (2)
Từ (1)(2) ==> G = 269 và A = 181 (đây là của 1 alen)
Sau 2 lần nhân đôi, môi trường cung cấp 1083A và 1617G
- Số nu loại A của cặp alen Aa bị đột biến = 1083 / (22-1) = 316. Ta tách và
nhóm 316 = (181 x 2) – 1. Từ đó dễ dàng nhận thấy số cặp nu loại A trong
gen đột biến = 2xA ( gen bình thường) -1, vì vậy mất đi 1 cặp AT
- Số nu loại G của cặp alen Aa bị đột biến là = 1617/ (22-1) = 539. Ta tách và
nhóm 539 = (269 x 2 )+1 . Từ đó dễ dàng nhận thấy số cặp nu loại G trong
gen đột biến = 2xG ( gen bình thường) + 1, vì vậy thêm 1 cặp GX
Vậy kết luận đột biến thuộc dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X
Qua bài tập học sinh sẽ nắm kỹ các dạng đột biến mất, thêm và thay thế các
nucleeotit trong ADN cũng như cơ chế hậu quả của các dạng đột biến.
Một số BTVN tương tự
Bài 1. Một gen có khối lượng 450000 đơn vị cacbon và có 19000 liên

kết hidro. Gen bị đột biến thêm một cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit môi
trường cung cấp cho gen sau đột biến tự sao 4 lần là:
A. A=T=5250; G=X= 6000

B.A=T=5265;G=X=6000

C. A=T= 5265; G=X= 6015

D.A=T=5250;G=X=6015

Bài 2. Một gen có 225A và 525G nhân đơi 3 đợt và đã tạo ra một số
gen con có chứa 1800A và 4201G. Dạng đột biến điểm đã xảy ra trong quá
trình trên là:
A Thay một cặp G- X bằng một cặp A-T
B. Thêm một cặp G-X
C. Thêm một cặp A-T
D. Thay một cặp A-T bằng một cặp G-X

8


Bài 3. Một gen có 225 A và 525 G nhân đôi 3 đợt và đã tạo ra một số
gen con có chứa 1800 A và 4201 G. Dạng đột tỉ lệ của gen đột biến so với số
gen tạo ra là
A. 6,25%

B. 18,75%

C .12,5%


D.25%

Bài 4. Một gen có 1200 nuclêơtit và có 30% adênin. Gen bị đột biến
mất một đoạn 100 nu. Đoạn mất chứa 20% ađênin và có G=3/2 A. Số lượng
từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là:
A .A=T=220; G=X= 330
B.A=T=330;G=X=220
C. A=T = 210; G=X = 340
D. A=T= 340; G=X=210
Bài: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
- Đột biến lệch bội:
Ví dụ: Ở ruồi giấm 2n = 8 ⇒ tồn tại 4 cặp NST trong mỗi tế bào:

>>

Giảm phân

<<

>

Bình thường

OO

<
O

2n


n

Nếu xảy ra đột biến tạo thành tế bào của ruồi giấm có các dạng sau:

>>

<<<
OO

>>

<

>>

<<<

OO

>>

OOO

<<

>>

<<

O


(1) sinh sẽ xác (2)
Học
định tên gọi các(3)dạng đột biến (4)
trên. Qua đó dễ(5)dàng

nhận ra các dạng câu hỏi trắc nghiệm về các đột biến lệch bội và cơ chế hình
thành các dạng đột biến trên.
- Đột biến đa bội:
2n

Giảm phân
Đột biến

Giao tử (2n)

2n

Nguyên phân
Đột biến

Cơ thể (4n)

9


Hướng dẫn học sinh cách viết các giao tử của cơ thể (3n) và (4n)
A

a


A

A

a

O

a

a

Tỉ lệ các giao tử tạo thành là:
Aaa



AAaa →

2
2
1
1
Aa;
aa;
A;
a;
6
6

6
6
1
4
1
AA;
Aa;
aa
6
6
6

Ví dụ : Câu 40(M826 đề ĐH 2010): Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội
hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân
cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai
giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu
hình là
A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
B. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Hướng dẫn:
Cây AAaa cho

1
giao tử aa ; Cây aaaa cho 100% giao tử aa
6

AAaa X aaaa => cây quả vàng (aaaa )=


1
= 6 tổ hợp
6

--> đáp án B
Bài: Quy luật phân ly và phân ly độc lập
Hướng dẫn học sinh cách lấy giao tử cho n cặp gen dị hợp
Aa

A
a

2 loại giao tử

AaBb → AB, Ab, aB, ab: 4 loại giao tử

10

= 21

= 22


⇒ n cặp gen dị hợp bằng 2n

P1: Aa

x Aa

⇒ F1: 1AA : 2Aa : 1aa .


TLKG : (1:2:1)1

P2: AaBb x AaBb
⇒ F2: AABB



4 alen trội

AABb
AaBB

3 alen trội

AaBb
AAbb

2 alen trội

aaBB
Aabb
aaBb
aabb

1 alen trội
0 alen trội

F2: 9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1 (aabb)
Khi học sinh làm hai phép lai này tốt sẽ rất dễ hiểu các quy luật di

truyền cho các bài học tiếp theo như: quy luật di truyền tương tác gen, quy
luật di truyền liên kết gen...
Từ kết quả của ( F2) phép lai trên có thể rút ra các kết luận được coi
như các tiên đề về quy luật di truyền và hằng đẳng thức đáng nhớ, áp dụng
cho các dạng bài tập về quy luật di truyền
CÁC TIÊN ĐỀ QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEN
1. Số kiểu tổ hợp giao tử bằng tích số loại giao tử đực và giao tử cái.
2. Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của các cặp gen thành phần
3. Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng thành
phần.
4. Tỷ lệ phân li kiểu gen bằng tích tỷ lệ của các cặp gen thành phần.
5. Tỷ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các cặp tính trạng thành phần.
CÁC HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
Có 2 locut gen A,a, B, b trội lặn hoàn toàn, tác động riêng rẽ, phân li độc lập,
liên kết gen hồn tồn, hốn vị gen, F1xF1 thu được F2 luôn thỏa mãn

11


1. (A- bb) = (aaB-)
2. (A- bb) + (aabb) = (aaB-) + (aabb) = 0,25
3. ( A- B- ) - aabb = 0,5
4. ( A- B- ) + (A-bb) = ( A- B- ) + (aaB-) = 0,75
Áp dụng:
1. Biết tỷ lệ 1 loại kiểu hình suy ra tỷ lệ các kiểu hình cịn lại
2. Xác định nhanh tỷ lệ kiểu hình lặn suy ra kiểu gen của P, xác định
được tần số hoán vị gen (f)
+ Nếu: aabb = 6,25%, suy ra là PLĐL, kiểu gen của P là AaBb x AaBb
AB


AB

Ab

Ab

+ Nếu: aabb = 25%, suy ra là LKG hoàn toàn, kiểu gen dị đều ab x ab

+ Nếu: aabb = 0%, suy ra là LKG hoàn toàn, kiểu gen dị chéo aB x aB

+ Nếu: aabb = tỷ khác các tỷ lệ trên, suy ra là HVG, ta xác định tần số hvg (f)
như sau
ab

Từ tỷ lệ ab = ab x ab
Nếu ab  0,25 suy ra ab là giao tử liên kết, vậy kiểu gen dị đều, f = 2.( 0,5-x)
Nếu ab  0,25 suy ra ab là giao tử hoán vị, vậy kiểu gen dị chéo, f = 2x
Lưu ý:
AB
AB
x
, f = 0, thì F1 có tỷ lệ 3: 1
ab
ab
Ab
Ab
x
, f = 0, thì F1 có tỷ lệ 1:2:1
aB
aB

Ab
Ab
x
, f = mọi giá trị, hốn vị 1 bên, thì F1 có tỷ lệ 1:2:1
aB
aB

Ví dụ 1: Câu 22(M826 đề ĐH 2010; HSG 12 tỉnh PT 2010-2011): Ở một
loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa
vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D

12


qui định quả trịn trội hồn tồn so với alen d quả dài, cặp gen Dd nằm trên
cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần
chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F 1 giao phấn với nhau thu được
F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết
rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái
với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ,
quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ :
Hướng dẫn:
Nếu làm theo như cũ thì mất rất nhiều thời gian; vì vậy cần áp dụng các tiên
đề trên và hằng đẳng thức để làm thì rất nhanh
Ta có P: A-B-Dd x A-B-Dd = ( A-B- x A-B-) (Dd x Dd)
= ( A-B- x A-B-)(3/4D- ; 1/4dd)
= ( A-B- x A-B-) (75%D-; 25%dd)
Do có 4% cá thể mang tồn tính trạng lặn nên aabbdd = 4%
=


aabb x dd =4% thay dd =25% vào

= aabb x 25% = 4% , suy ra aabb = 16%
Áp dụng 4 tiên đề và 6 hằng đẳng thức ta có
Ta có ( A-B-) - aabb = 0,5 (50%), mà aabb = 16%, suy ra (A-B-) = 66%
Vậy cơ thể có kiểu gen (A-B-D- ) = 66% x 75% = 49,5%
Ví dụ 2: Câu 15(M826 đề ĐH 2010): Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp
gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và khơng có đột biến xảy
ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể
có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về
hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là
A. 50% và 25%.

B. 25% và 50%.

C. 25% và 25%.

D. 50% và 50%.

Tỉ lệ các tổ hợp khi lai 2 cơ thể lưỡng bội, dị hợp : AaBb x AaBb
= 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb : 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB : 2aaBb : 1aabb

13


= 1...2...2...4...1...2...1...2…1
=> đồng hợp về 1cặp gen (2AaBB; 2AABb; 2Aabb; 2aaBb) = 2+2+2+2
= 8 (50%);
=> đồng hợp về 2 cặp gen (1AABB; 1AAbb; 1aaBB; 1aabb) = 1 +1+1+1

= 4 (25%);
=> dị hợp về 2 cặp gen ( 4AaBb) = 25%
=> đáp án: A. 50% và 25%.
Ví dụ: Đề HSG tỉnh Phú Thọ năm 2014
Cho phép lai P: ♂AaBbDd × ♀AabbDd.
Quá trình giảm phân xảy ra sự khơng phân li của cặp Aa ở giảm phân I, giảm
phân II bình thường.
Khơng viết sơ đồ lai, hãy xác định số kiểu gen tối đa có thể có và tỉ lệ kiểu gen
AaBbDd ở F1 trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Rối loạn giảm phân xảy ra ở một giới.
- Trường hợp 2: Rối loạn giảm phân xảy ra ở cả hai giới.
(Cho rằng các loại giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh tương đương nhau)
Hướng dẫn:
* Trường hợp 1: Rối loạn giảm phân xảy ra ở một giới.
- Xét riêng từng cặp gen:
Cặp Aa x Aa à 4 kiểu gen à tỉ lệ kiểu gen Aa =0
1
2
1
Cặp Dd x Dd à3 kiểu gen à tỉ lệ kiểu gen Dd =
2

Cặp Bb x bb à 2 kiểu gen à tỉ lệ kiểu gen Bb =

- Vậy số kiểu gen tối đa: 4 x 2 x 3 = 24
Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd: = 0
* Trường hợp 2: Rối loạn giảm phân xảy ra ở cả hai giới.
1
2
1

Cặp Bb x bb à 2 kiểu gen à tỉ lệ kiểu gen Bb =
2

Cặp Aa x Aa à 3 kiểu gen à tỉ lệ kiểu gen Aa =

14


Cặp Dd x Dd à3 kiểu gen à tỉ lệ kiểu gen Dd =

1
2

- Vậy số kiểu gen tối đa: 3 x 2 x 3 = 18
Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd:

1
1
1
1
x x =
2
2
2
8

4. Hiệu quả SKKN
Việc hướng dẫn học sinh dựa vào lý thuyết, các tiên đề, hằng đẳng
thức, các công thức để giải đã giúp học sinh giải nhanh các bài tập trong khi
làm bài thi.

Kết quả bồi dưỡng HSG 12 năm học 2010-2011 và thi đại học các năm 2009;
2011, 2014 mà tôi ôn đã đạt kết quả cao, cụ thể như sau:
HSG 12 năm học 2010-2011: 3 /4 HS tham gia có giải ( 2 Ba, 1KK)
Điểm thi đại học 2009: 19HS/ 21 học sinh ôn thi môn Sinh học đạt từ 5
trở lên
Điểm thi đại học 2011: 33/35 học sinh ôn thi môn Sinh đạt từ 5 trở lên,
trong đó có 01 học sinh đạt 9,5 điểm đỗ ĐH Y Hà Nội; 02 học sinh đạt 8,25
điểm; 10 học sinh đạt 8 điểm, còn lại từ 5 đến 7,5.
Điểm thi đại học năm 2014: 30/36 học sinh ôn thi môn Sinh đạt từ 5
điểm trở lên; được nhà trường xét khen thưởng.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Phương pháp này chi áp dụng cho học sinh trung bình trở lên, những
học sinh yếu kém giáo viên phải hướng dẫn thật kỹ mới đủ khả năng nhận ra
các câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng trong ma trận đề kiểm tra trắc
nghiệm thông qua bài tập để củng cố kiến thức lý thuyết như đề tài đã trình
bày ở phần nội dung.
Tơi vận dụng các phương pháp trên nhận thấy rằng khả năng nhận biết
lý thuyết và làm bài tập của học sinh nhanh hơn và hiểu một cách tổng thể
hơn về di truyền học, khả năng tư duy của học sinh được tôt hơn và đặc biệt là
học sịnh thường hay yêu thích tốn học, thích tính tốn với những con số để

15


tìm tịi lý thuyết nên thực hiện theo đề tài này giúp các em u thích mơn sinh
học bằng tư duy toán học.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực có hạn, chắc chắn nội dung đề tài cịn
nhiều thiếu sót. Rất mong sự thơng cảm của các đồng nghiệp và góp thêm
nhiều ý kiến để tơi hồn thiện nội dung trên.

2. Kiến nghị
Tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng và phát triển tiếp trong những năm
học tới.
TX Phú Thọ, ngày15 tháng 3 năm 2016
Người viết SKKN

Nguyễn Văn Sơn

16


MỤC LỤC

Phần
I. Đặt vấn đề
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của SKKN
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Mục lục
Tài liệu tham khảo

17

Trang
1-2

2 - 14
2-3
3
3 - 13
13
14 - 15
14 - 15
15
16
17


Tài liệu tham khảo

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Hữu Bổng, Bùi Văn Sâm, Lý luận dạy học,
Huế, 1997.
2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Sinh học 12(SGK,SGV) NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2008.
3. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Sinh học 12(SGK,SGV)
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
4. Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng
Liên,Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 12
NXB Giáo dục, Hà nội, 2009.
5. Vụ Giáo dục THPT, Tài liệu bồi dưỡng biên soạn đề kiểm tra và xây
dựng thư viện câu hỏi và bài tập, Hà Nội, 2011.
6. Huỳnh Quốc Thành, Huỳnh Thị Kim Cúc, Hướng dẫn giải nhanh các
dạng bài tập trắc nghiệm sinh học NXB Đại học QG HN 2010
7. Đề thi ĐH 2010 - 2015; đề thi HSG 12 tỉnh PT 2010-2014
…………………………………………


18



×