Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tải Lịch sử lễ trao giải Oscar - Tìm hiểu về giải thưởng điện ảnh Oscar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.94 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Lịch sử lễ trao giải Oscar</b>



<b>Oscar là một giải thưởng điện ảnh danh giá của Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ.</b>
<b>Đây là một lễ trao giải thường niên và được đông đảo khán giả quan tâm. Nhân dịp</b>
<b>lễ trao giải Oscar lần thứ 88, upload.123doc.net xin được gửi đến các bạn một số</b>
<b>thơng tin hữu ích về lịch sử ra đời của lễ trao giải Oscar nhé.</b>


Giải thưởng Viện Hàn lâm (tiếng Anh: Academy Awards), thường được biết đến với tên
Giải Oscar (tiếng Anh: Oscars) là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và
Nghệ thuật Điện ảnh (tiếng Anh: Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt
là AMPAS) (Hoa Kỳ). Kể từ năm 1928, giải Oscar được trao hàng năm tại thành phố Los
Angeles để ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn,
diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác.


Chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar là AMPAS, một tổ chức nghề nghiệp danh
dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ. Cho đến năm 2007 số người đủ tiêu chuẩn
tham gia bầu chọn là 5830 người, trong đó có 1311 diễn viên (tỉ lệ cao nhất, chiếm 22
phần trăm).


<b>1. Quy trình bầu chọn giải Oscar</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hội đồng.


Việc đề cử các thành viên mới cho việc tuyển chọn được tiến hành hàng năm. Ngày nay,
theo điều số hai và số ba trong quy định chính thức của giải Oscar, một phim muốn đủ
điều kiện tranh giải phải được trình chiếu trong năm trước đó, tức là từ nửa đêm ngày 1
tháng 1 đến nửa đêm ngày 31 tháng 12, tại quận Los Angeles, California. Điều số hai cịn
nói rõ các bộ phim nộp dự giải phải là phim dài, tức là có độ dài ít nhất 40 phút, trừ các
phim tham gia hạng mục phim ngắn, và phải sử dụng phim 35 mm hoặc phim 70 mm, tốc
độ 24 hoặc 48 hình trên giây, độ phân giải khơng được thấp hơn 1280x720.



Các thành viên thuộc cánh nhánh khác nhau sẽ bầu chọn ứng cử viên cho các hạng mục
thuộc nhánh mình, riêng hạng mục Phim hay nhất (Best Picture) thì tất cả đều có quyền
tham gia đề cử. Những người thắng giải sẽ được lựa chọn bằng vòng bỏ phiếu thứ hai,
trong đó mọi thành viên đều được phép bầu cho hầu hết các hạng mục, kể cả hạng mục
Phim hay nhất.


<b>2. Bức tượng vàng Oscar</b>


<b>Phần thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ có tên chính thức là Giải thưởng của</b>


<b>Viện Hàn lâm cho đóng góp xuất sắc (tiếng Anh: Academy Award of Merit). Bức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

và nặng 3,85 kg có hình dáng của một hiệp sĩ được điêu khắc theo phong cách Art Deco,
người hiệp sĩ này cầm gươm và đứng trên một cuộn phim có năm cánh. Năm cánh này
<b>tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm bao gồm diễn viên, biên kịch, đạo</b>


<b>diễn, nhà sản xuất và kỹ thuật viên.</b>


Người nghĩ ra ý tưởng cho bức tượng Oscar là chỉ đạo nghệ thuật của hãng MGM, Cedric
Gibbons, một trong các thành viên đầu tiên của Viện Hàn lâm. Những người cụ thể hóa ý
tưởng của Gibbons là nhà điêu khắc George Stanley, người đã tạo ra một bản tượng bằng
đất sét trước khi Alex Smith chế ra bản tượng bằng thiếc và đồng được mạ vàng với tỉ lệ
92,5 phần trăm thiếc và 7,5 phần trăm đồng. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 40 bức tượng
Oscar được sản xuất bởi cơng ty R.S. Owens với sự kiểm sốt chất lượng rất nghiêm
ngặt, các bản tượng lỗi trong quá trình sản xuất lập tức được cắt đơi và nung chảy.


<b>3. Lễ trao giải Oscar</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Lễ trao giải Oscar lần đầu được ghi hình năm 1953 bởi hãng NBC. Đến năm 1960 thì
quyền truyền hình rơi vào tay hãng ABC. Năm 1970, NBC giành lại quyền phát sóng


nhưng rồi từ năm 1976, chỉ có ABC được ghi hình buổi lễ này, hợp đồng của ABC với
AMPAS hiện kéo dài đến năm 2014. Trong buổi phát sóng trực tiếp, các hãng phim bị
nghiêm cấm phát quảng cáo.


<b>4. Địa điểm tổ chức Oscar</b>


Lễ trao giải đầu tiên của AMPAS diễn ra tại khách sạn Roosevelt ở Hollywood. Trong
thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, các buổi lễ được tổ chức tại khách sạn The


<b>Ambassador Hotel hoặc Millennium Biltmore Hotel ở Los Angeles.</b>


Từ năm 1944 đến năm 1946, Nhà hát Trung Hoa Grauman ở Hollywood là nơi tổ chức lễ
trao giải trước khi nó dời về thính phịng Shrine Auditorium cho đến năm 1948. Lễ trao
giải lần thứ 21 năm 1949 diễn ra tại Nhà hát Giải thưởng Viện Hàn lâm mà sau này là trụ
sở chính của AMPAS trên đại lộ Melrose ở Hollywood.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tại rạp Dorothy Chandler Pavilion nằm trong Trung tâm Âm nhạc Los Angeles. Rạp The
Dorothy Chandler Pavilion là nơi tổ chức 20 đêm trao giải liên tiếp cho đến tận năm
1988, sau đó giải Oscar lại được trao luân phiên ở Trung tâm Âm nhạc và thính phịng
Shrine Auditorium. Kể từ năm 2002, Nhà hát Kodak của Hollywood trở thành địa điểm
tổ chức lâu dài đầu tiên của giải thưởng.


<b>5. Các hạng mục trao giải Oscar</b>


 Phim hay nhất (Best Picture)


 Đạo diễn xuất sắc nhất (Best Director)


 Kịch bản gốc hay nhất (Best Writing - Original Screenplay)



 Kịch bản chuyển thể hay nhất (Best Writing - Adapted Screenplay)
 Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actor)


 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actress)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Quay phim xuất sắc nhất (Best Cinematography)


 Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất (Best Production Design) (được đổi tên từ Chỉ đạo
nghệ thuật xuất sắc nhất - Best Art Direction)


 Nhạc phim hay nhất (Best Original Score)


 Ca khúc trong phim hay nhất (Best Original Song)
 Thiết kế trang phục (Best Costume Design)


 Biên tập (Best Film Editing)


 Hóa trang (Best Makeup and Hairstyling)
 Âm thanh (Best Sound Mixing)


 Biên tập âm thanh (Best Sound Editing)


 Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất (Best Visual Effects)


 Phim nói tiếng nước ngồi hay nhất (Best Foreign Language Film)


 Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film) (giải Oscar mới nhất, chỉ mới
được trao từ năm 2001)


 Phim hoạt hình ngắn (Best Animated Short Film)


 Phim tài liệu hay nhất (Best Documentary Features)


 Phim tài liệu ngắn hay nhất (Best Documentary Short Subject)
 Phim ngắn (Best Live Action Short Film)


<b>Hạng mục đã ngừng trao</b>


 Trợ lý đạo diễn xuất sắc nhất (Best Assistant Director): trao từ 1933 đến 1937
 Chỉ đạo múa xuất sắc nhất (Best Dance Direction): trao từ 1935 đến 1937
 Hiệu ứng kỹ thuật (Best Engineering Effects): chỉ trao năm 1928


 Âm thanh trong phim ca nhạc hoặc hài kịch xuất sắc nhất (Best Original Musical or
Comedy Score): trao từ 1995 đến 1999


 Phim màu ngắn hay nhất (Best Short Film—Color): trao từ 1936 đến 1937


 Phim ngắn dài hai cuộn hay nhất (Best Short Film—Live Action—2 Reels): trao từ
1936 đến 1956


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

 Truyện gốc hay nhất (Best Original Story): trao từ 1928 đến 1956


 Chất lượng nghệ thuật độc đáo nhất (Best Unique and Artistic Quality of
Production): chỉ trao năm 1928


</div>

<!--links-->

×