Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận Văn Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.85 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LÃ THỊ THANH NGA

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ THANH HẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60.22.01.20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Diêu Thị Lan Phƣơng

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 6
3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu ................................................. 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
5. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 9
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC THƠ CỦA THANH HẢI .................................................... 10

1.1. Một số vấn đề lí luận về Thế giới nghệ thuật .............................................. 10
1.1.1. Khái niệm Thế giới nghệ thuật............................................................... 10
1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình .................................................... 12


1.2. Hành trình sáng tác thơ Thanh Hải .............................................................. 13
1.2.1.

Thơ Thanh Hải trong dòng chảy chung của thơ kháng chiến
chống Mĩ ............................................................................................. 13

1.2.1.1. Thơ chống Mĩ - một nền thơ chiến đấu. ............................................. 14
1.2.1.2. Thơ chống Mĩ- bài ca thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và vẻ đẹp tâm hồn con ngƣời Việt Nam ............................................. 17
1.2.1.3. Thơ chống Mĩ- Tiếng nói thống nhất đa dạng.................................... 20
1.2.2.

Vài nét về Thanh Hải .......................................................................... 24

1.2.2.1. Thơ Thanh Hải trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ............................ 24
1.2.2.2. Thơ Thanh Hải trong cuộc sống hồ bình .......................................... 29
CHƢƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG VÀ HÌNH TƢỢNG
TRONG THƠ THANH HẢI................................................................................ 31

2.1. Những nguồn cảm hứng trong thơ Thanh Hải ............................................. 31
2.1.1. Cảm hứng đất nƣớc và thời đại trong chiến tranh............................... 31
2.1.2. Cảm hứng về con ngƣời ...................................................................... 38
2.1.3. Cảm hứng về đời thƣờng trong cuộc sống hịa bình ........................... 41
1


2.2. Hình tƣợng trong thơ Thanh Hải .................................................................. 44
2.2.1. Cái tơi Trữ tình ....................................................................................... 44
2.2.1.1. Khái niệm về cái tơi trữ tình. .............................................................. 44
2.2.1.2. Cái tơi cơng dân trong chiến tranh ...................................................... 46

2.2.1.3 Cái tôi nghị lực trong cuộc sống hịa bình. .......................................... 49
2.2.2. Những hình ảnh tiêu biểu .......................................................................... 51
2.2.2.1. Hình ảnh những ngƣời chiến sĩ trung kiên.......................................... 51
2.2.2.2. Hình ảnh Hồ Chí Minh ........................................................................ 56
2.2.2.3. Hình ảnh nhân dân .............................................................................. 58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG THƠ
THANH HẢI ....................................................................................................... 64

3.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tƣợng .............................................. 64
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu ............................................................................... 71
3.3 Thể thơ........................................................................................................... 76
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học nghiên cứu của riêng tơi, có
sự hỗ trợ từ Giảng viên hƣớng dẫn là TS. Diêu Thị Lan Phƣơng. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả của đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Nếu phát hiện có bất kỳ
sự gian dối nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ
kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2016

Lã Thị Thanh Nga

3



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc luận văn này, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Diêu Thị Lan
Phƣơng đã hƣớng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, ngƣời đã
đem lại cho tôi những kiến thức vơ cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Sau đại học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ
Văn đã tạo điều kiện cho tôi trong q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã
ln bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2016

Lã Thị Thanh Nga

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nói đến thế hệ nhà thơ trƣởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nƣớc, chúng ta không thể không nhắc tới nhà thơ Thanh Hải. Ngƣời đọc biết
đến thơ ông vào đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Những bài thơ ấy đã tạo ra
đƣợc tiếng vang lớn bởi thuyết phục thế hệ bạn đọc trẻ lúc bấy giờ không chỉ
bằng sự nhiệt tình nóng bỏng, bằng sức hấp dẫn của những vấn đề đặt ra mà cịn
vì sự ra đời của nó trong hồn cảnh chiến đấu vơ cùng gian khổ của dân tộc.
Từ tập thơ đầu tay của ông “Những đồng chí trung kiên” (1962) đến

“Huế mùa xuân” ( tập 1 năm 1970, tập 2 năm 1975) và tiếp sau đó là “Dấu võng
Trƣờng Sơn” (1977), “Mƣa xuân đất này” (1982) đã thể hiện một cách chân
thành những cảm xúc của tác giả đối với quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời trong
những năm tháng vô cùng khốc liệt của cuộc chiến tranh và những giây phút hịa
bình. Một thành phố Huế bình yên, thơ mộng bỗng trở thành chiến trƣờng ác
liệt. Một khung trời bình yên của vùng quê thanh bình trong tâm trí nhà thơ
bỗng chốc trở thành khung trời ám ảnh bao nỗi đau đớn trong lòng ngƣời đọc.
Cùng với các nhà thơ Dƣơng Hƣơng Ly, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Viễn Phƣơng,
Nguyễn Khoa Điềm,...nhà thơ Thanh Hải đã tạo ra một dấu ấn riêng biệt trong
lòng bạn đọc. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc kết thúc, đất nƣớc đƣợc
sống trong hịa bình với cuộc sống no ấm của nhân dân thì thơ Thanh Hải vẫn
gây đƣợc sự chú ý nhiều của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, trong đó
phải kể đến những bài thơ đƣợc in trong tập “Mƣa xuân đất này” đặc biệt là bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đƣợc ông sáng tác trƣớc khi con tim ông ngừng đập.
Thơ của Thanh Hải từ lâu đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng,
vì thế việc nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải đƣợc đặt ra nhƣ một
nhu cầu bức thiết đối với mỗi ngƣời đọc chúng ta. Với luận văn này, chúng tơi
hi vọng ít nhiều sẽ góp phần giúp chúng ta mở rộng kiến thức trong quá trình
giảng dạy trên lớp đồng thời giúp những bạn đọc u mến thơ Thanh Hải có một
cái nhìn khái qt, sâu sắc và đầy đủ hơn về một nhà thơ, một ngƣời chiến sĩ
cách mạng.
5


2. Lịch sử vấn đề
Thanh Hải sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề dạy học, mẹ
là một phụ nữ nông thôn chân chất hiền lành, đôn hậu. Từ nhỏ ông đã sớm hiểu
chuyện đời, lại đƣợc thừa hƣởng chất trí tuệ của ngƣời cha nên Thanh Hải say
mê văn chƣơng nghệ thuật. Thế nhƣng mãi đến những năm 60 của thế kỉ ngƣời
đọc mới biết đến thơ ông. Năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng công bố Giải

thƣởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Có tất cả 54 tác phẩm đƣợc
tặng thƣởng. Trong 15 giải chính thức về thơ có 4 giải chính. Đó là tập Quê
hương của Giang Nam, Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Những đồng chí
trung kiên của Thanh Hải, và Tập thơ của nhiều tác giả. Từ đây Thanh Hải bắt
đầu đƣợc khẳng định.
Sự nghiệp sáng tác của Thanh Hải khơng nhiều, chỉ gồm các tập thơ
“Những đồng chí trung kiên” (1962), “Huế mùa xuân” (tập 1-1970, tập 2-1975),
“Dấu võng Trƣờng Sơn” (1977), “Mƣa xuân đất này” (1982). Nhƣng trong các
tác phẩm của Thanh Hải đều thể hiện một cảm xúc chân thành, nhiệt huyết của
ngƣời lính trẻ trong chiến tranh. Trong những tác phẩm của Thanh Hải đều thể
hiện một cảm xúc đầy chân thành, nhiệt huyết của ngƣời lính trẻ trong chiến
tranh “người đọc tìm thấy ở ơng sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc, giữa lịng
khát khao lí tưởng với những tình cảm riêng tư của con người. Bước vào chiến
tranh đã có sau lưng một thời của tuổi trẻ sơi nổi, một lí tưởng cách mạng rõ
ràng và lòng tin vào con đường mà dân tộc đã chọn” [28 tr 481]. Đây chính là
một đặc điểm quan trọng làm nên chất men trong cảm hứng của thơ Thanh Hải
nói riêng và thơ của thế hệ các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ nói chung.
Vì vậy mà thơ Thanh Hải đã dành đƣợc sự quan tâm, góp ý của độc giả và các
nhà nghiên cứu phê bình.
Điểm qua lịch sử nghiên cứu thơ Thanh Hải, chúng tôi nhận thấy
không nhiều bài viết về tác giả này. Và các bài nghiên cứu, phê bình của các
tác giả đi trƣớc mới chỉ là các bài viết giới thiệu về tập thơ, những bài riêng lẻ,
những khía cạnh nổi bật nào đó trong thơ hay có khi chỉ là những bài phê bình
ngắn gọn, sơ lƣợc về phong cách nghệ thuật của thơ ông. Tất cả những bài viết
đó đƣợc in trên các tạp chí, báo, hoặc đƣợc sƣu tập lại cùng với một số nhà thơ
6


khác nhƣ cơng trình nghiên cứu của Vũ Tiến Quỳnh “Thu Bồn, Lê Anh Xuân,
Thanh Hải, Giang Nam, Viễn Phƣơng- Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê

bình- Bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Năm 1960 với bài thơ Mồ anh hoa nở, Thanh Hải đã giành giải nhất
cuộc thi thơ báo Thống Nhất. Nhà phê bình Hồi Thanh nhân sự kiện này đã có
đơi lời viết về Thanh Hải: “Thanh Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một
khi tiếng nói của cách mạng vút lên được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà
thơ lớn vẫn rất quý” [41, tr 12]. Lời nhận xét ấy của Hoài Thanh phải chăng một
lần nữa chứng minh Thanh Hải là một nhà thơ chiến sĩ, nhà thơ cách mạng.
Nhiều bài thơ của Thanh Hải đã đƣợc bạn đọc nhớ tới nhƣ các bài Tấm băng vẫn
đi đầu, A Vầu không chết, Mồ anh hoa nở, Núi vẫn nhớ người vẫn thương… Sau
này tập hợp in thành tập thơ Những đồng chí trung kiên (NXB Văn học, Hà Nội,
1962). Tập thơ Những đồng chí trung kiên gồm những bài thơ đƣợc viết trong
một thời kỳ gian khổ của cách mạng miền Nam (giai đoạn 1954-1960). Những
bài thơ kể lại một cách bình dị mà sâu sắc tội ác của kẻ thù, tình cảm xót xa của
sự chia cắt và cách biệt, niềm khát khao Bắc Nam thống nhất đồng thời nêu cao
tinh thần đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất của nhân dân và các chiến sĩ cách
mạng miền Nam.
Năm 1980, trƣớc khi trái tim ngừng đập, ơng cịn để lại cho đời khao
khát, ƣớc mơ cháy bỏng đƣợc dâng hiến cho quê hƣơng, đất nƣớc qua bài thơ
“Mùa xuân nhỏ nhỏ” làm rung động hàng triệu trái tim độc giả.
Nhƣ vậy, vẻ đẹp trong thơ Thanh Hải rất phong phú, đa dạng nhƣng
chƣa đƣợc khai thác nhiều. Với Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải, chúng tôi
hi vọng sẽ làm nổi bật đƣợc những vẫn đề thú vị, cũng nhƣ sự vận động về tƣ
tƣởng của một nhà thơ cách mạng.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề Thế giới nghệ thuật qua các
tập thơ:
- Những đồng chí trung kiên- Nxb Văn học, 1962
- Huế mùa xuân- Nxb Văn nghệ Giải phóng, 2 tập ( tập 1- 1970, tập 2-1975)
7



- Dấu võng Trƣờng Sơn- Nxb Văn học Hà Nội 1977
- Mƣa xuân đất này- NxbTác phẩm mới Hà Nội- 1982)
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Để tìm hiểu đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Hải, ngồi khảo sát và
trích dẫn các tập thơ chính của ơng, chúng tơi cịn mở rộng, liên hệ nền thơ ca
chống Mĩ và các tác giả khác.
3.3. Mục đích nghiên cứu:
Thơng qua việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong thơ Thanh Hải, ngƣời
đọc phần nào hiểu đƣợc phong cách thơ Thanh Hải cũng nhƣ những đóng góp
của ơng đối với nền thơ ca chống Mĩ.
Từ thế giới nghệ thuật của một nhà thơ, cơng trình cũng hƣớng đến và chỉ
ra đƣợc những đặc tính chung nhất trong thơ ca của các tác giả cùng thời.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
Sử dụng phƣơng pháp phân tích, chúng tơi đi sâu vào từng bài thơ, tập
thơ cụ thể để khai thác thế giới nghệ thuật, cái tơi trữ tình. Từ đó nhằm làm nổi
bật những đặc điểm quan trọng về nội dung và nghệ thuật thơ Thanh Hải.
4.2. Phương pháp phân tích tiểu sử- xã hội
Tiểu sử và xã hội có một ảnh hƣởng khơng nhỏ đến những cung bậc tình
cảm của mỗi ngƣời nghệ sĩ. Với phƣơng pháp này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ
nét về tâm hồn thơ Thanh Hải.
4.3. Phương pháp phân tích tác phẩm
Đây là phƣơng pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói
chung nên chúng tơi sẽ vận dụng phƣơng pháp này để phân tích câu thơ, khổ
thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho những
luận điểm trong luận văn.
4.4. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp:
Sử dụng phƣơng pháp thống kê, hệ thống hóa nhằm tìm ra một các chính

xác số lần xuất hiện của các hình tƣợng và so sánh đƣợc tần suất xuất hiện giữa
các hình tƣợng. Từ đó khái quát lại, rút ra đặc điểm chung và riêng của thơ
Thanh Hải ở chặng trƣớc và trong thời kì đổi mới.
8


5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình
bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về thế giới nghệ thuật và hành trình sáng tác thơ của
Thanh Hải.
Chƣơng 2: Những nguồn cảm hứng chính và hình tƣợng trong thơ Thanh Hải
Chƣơng 3: Một số nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Thanh Hải.
Tài liệu tham khảo

9


Chƣơng 1: KHÁI QUÁT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC THƠ THANH HẢI

1.1. Một số vấn đề lí luận về Thế giới nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm Thế giới nghệ thuật.
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu
tố, các cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm
hiểu quy luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống, nhân
sinh của ngƣời nghệ sĩ. Thế giới nghệ thuật là một thế giới thứ hai do ngƣời
nghệ sĩ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ánh phần nào thế giới hiện thực, mặt khác
nó là biểu hiện khát vọng chân, thiện, mĩ và khao khát sáng tạo của ngƣời nghệ
sĩ. Với ý nghĩa này, vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm thật bao quát,

thật đầy đủ để làm cơ sở cho việc tiếp cận các hiện tƣợng, tác giả văn học.
Thế giới nghệ thuật là một thuật ngữ mang tính khái niệm đƣợc sử dụng
ngày càng phổ biến trong đời sống và trong học thuật. Nó đƣợc sử dụng khi
chúng ta có nhu cầu diễn đạt ý niệm về cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ
thuật ( một tác phẩm, một trào lƣu, một quá trình sáng tác của tác giả).
Khái niệm Thế giới nghệ thuật là một khái niệm của thi pháp học. Trong
cuốn “Tinh hoa lí luận văn học cổ điển Trung Quốc”, tác giả Phƣơng Lựu có
trích dẫn quan điểm của Lƣu Hiệp (nhà lí luận cổ đại Trung Hoa) về sự thống
nhất giữa nội dung và hình thức. Lƣu Hiệp quan niệm một tác phẩm văn học
phải đảm bảo 6 yếu tố:
1. Tình cảm sâu mà khơng dối.
2. Việc chắc mà khơng ba hoa
3. Phong thái mà không tạp
4. Nghĩa thẳng mà không quanh co
5. Thể gọn mà không rƣờm rà
6. Văn đẹp mà khơng dâm
Ngồi ra ơng cịn nhấn mạnh các phƣơng diện khác nhƣ ngôn ngữ, kết cấu
với những nhận xét sâu sắc, những so sánh độc đáo…
10


Theo Từ điển thuật ngữ văn học- bộ mới, khái niệm Thế giới nghệ thuật
đƣợc định nghĩa bằng những luận điểm cơ bản sau đây:
- Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ
thuật. Sáng tác văn học là một thế giới có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc
vào ý thức sáng tạo của tác giả. Nó xác định tính độc lập tƣơng đối so với thế
giới tự nhiên, thế giới xã hội.
- Thế giới nghệ thuật là thế giới tinh thần, kết quả của trí tƣởng tƣợng
sáng tạo, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con ngƣời
mặc dù nó phản ánh thế giới ấy.

- Thế giới nghệ thuật là mơ hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật
riêng, thể hiện các đặc điểm con ngƣời, tâm lí, khơng gian, thời gian, đồ vật, xã
hội,…Nó tƣơng ứng với thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan của chủ thể
sáng tạo.
- Thứ tƣ, thế giới nghệ thuật còn là thực tại tinh thần mà ngƣời đọc ở vào
khi sống với tác phẩm.
Theo Chu Văn Sơn trong cuốn “Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu,
Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử” quan niệm: “Xét đến cùng Thế giới nghệ của mỗi
nhà văn chính là thế giới hình tượng sống động ( với tất cả tính phong phú đa
dạng và tính hệ thống tinh vi của nó), chứa đựng một quan niệm nhân sinh và
thẩm mĩ nào đó, được xây cất bằng chất liệu ngơn từ. Như vậy thế giới nghệ
thuật vừa là con đẻ, vừa là hiện thân của tư tưởng và thi pháp. Thế giới ấy, tất
cũng vận động, biến chuyển theo sự vận động, biến chuyển của tư tưởng nghệ sĩ.
Bởi thế nó dứt khoát là một kiến trúc vừa tĩnh vừa động. Diện mạo của Thế giới
nghệ thuật chính là bức chân dung tinh thần của người nghệ sĩ” [ 35 tr 24]
Lê Tiến Dũng lại cho rằng: “Qua văn bản ngôn từ, người đọc bắt gặp
“bức tranh đời sống”, một thế giới như ta đã gặp đâu đó trong đời, nhưng lại
chưa gặp bao giờ. Người ta gọi lớp này là lớp thế giới nghệ thuật hay là lớp
hình tượng”. “Mỗi nhà văn, mỗi thời đại sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật
riêng. Tiếp nhận được thế giới nghệ thuật này là cơ sở để hiểu tư tưởng, nghệ
thuật của tác phẩm, cảm nhận được những gì mà nhà văn miêu tả, kí thác cũng
như cái nhìn, quan niệm của nhà văn về con người, cuộc sống” [5 tr 11].
11


Khẳng định Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể ngoài việc chỉ ra mối
quan hệ mật thiết giữa các yếu tố còn giúp ngƣời nghiên cứu tránh đƣợc những
suy diễn chủ quan, lệch lạc trong việc khám phá, chiếm lĩnh Thế giới nghệ thuật.
Dựa vào nội hàm Thế giới nghệ thuật đã đƣợc trình bày ở trên, chúng tơi có
thêm cơ sở lí luận để tiếp cận sáng tác thơ của Thanh Hải. Từ các sáng tác ở bốn

tập thơ, chúng tơi kết nối để hình dung, khái qt về thế giới mà nhà thơ đã tạo
lập, sau đó đi tìm hiểu các đặc điểm của thế giới ấy và cố gắng tạo lập một lần
nữa thế giới ấy bằng cảm nhận chủ quan của cá nhân.
1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình.
Thơ trữ tình là một thuật ngữ nhằm để phân biệt với các thể loại khác
trong thể loại trữ tình và thơ tự sự. Nó có ý nghĩa là phƣơng tiện để con ngƣời ta
tự khẳng định bản thân mình, xây dựng hình tƣợng về mình, xác định chí hƣớng,
lập trƣờng, giá trị cuộc sống, đồng thời là phƣơng tiện thể hiện thế giới tinh thần
của nhà thơ. Thơ trữ tình có khả năng khơi gợi và bộc lộ cảm xúc rất lớn. Cảm
xúc là bản sắc riêng của từng cá thể nhƣng thơ cũng nhƣ các thể loại văn học
khác đều bắt nguồn từ hiện thực đời sống nên trong thơ trữ tình chúng ta nhận ra
cả hiện thực cuộc sống, chuyện thế sự, chuyện đời tƣ, chuyện chung, chuyện
riêng,…Dù nói gì đi nữa thì thơ trữ tình vẫn là “bản tự thuật của tâm trạng”
(Poxpelop), là “những vƣơng quốc chủ quan” ( Bêlinxki ). Cuốn Từ điển thuật
ngữ văn học đã đƣa ra một khái niệm tƣơng đối trọn vẹn về thơ trữ tình. Thơ trữ
tình là các thể thơ mà trong đó “những cảm xúc, suy tư của nhà thơ hoặc của
nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực
tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể
hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ
trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ
các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học”
[14 tr 317].
Tác giả Lê Quang Hƣng trong cuốn “Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu
trước thời kì 1945” đã đƣa ra một khái niệm về Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình:
“Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một chỉnh thể thống nhất bao hàm các thành
12


tố cấu trúc và các quy luật cấu trúc chung thể hiện q trình cái tơi nhà thơ nội
cảm hóa thế giới khách quan bằng tưởng tượng của mình. Một mặt thế giới nghệ

thuật ấy gắn liền với kinh nghiệm cá nhân, với phong cách sáng tác của bản
thân nhà thơ, mặt khác nó phản ánh trình độ sáng tác của một giai đoạn lịch sử,
một thời đại” [17 tr 30].
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử quan niệm: “Văn bản thơ không chỉ gồm
câu chữ, vần điệu, ngắt nhịp…mà bao gồm cả thế giới hình tượng bên trong như
một thế giới sống đặc thù. Phải miêu tả thế giới ấy cho dù nó khác với thế giới
thực tại như thế nào, có vẻ vơ lí như thế nào. Đó chính là thế giới chủ quan nội
cảm của tác phẩm” [32 tr 6].
Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình ở mỗi thời đại, mỗi trào lƣu sáng tác lại
mang những nét đặc trƣng riêng. Nếu thế giới thơ trữ tình Trung đại chủ yếu
xoay quanh hai thành tố: Cái “ta” và Thế giới thì đến thế giới hiện đại lại là cái
“tơi” và Thế giới. Nói đến thơ trữ tình là nói đến cảm xúc của chủ thể, thế giới
chủ quan của nhà thơ. Những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ thể hiện
trong thế giới nghệ thuật chính là những biểu hiện của cái “tôi” và các nguyên
tắc thể hiện nó. Muốn tiếp cận đƣợc Thế giới nghệ thuật của thơ phải nhận diện
đƣợc “cái tơi trữ tình”. Khơng phải nhà thơ xƣng tơi thì cái tơi ấy mới đƣợc bộc
lộ mà cái tôi ấy đƣợc bộc lộ qua tƣ thế trữ tình, giọng điệu trữ tình hay mẫu hình
lí tƣởng mà hồn thơ ấy tơn thờ. Bên cạnh “cái tơi trữ tình”, thì thế giới nghệ
thuật, hiểu nhƣ môi trƣờng tự nhiên, xã hội bao quanh cái tơi (khơng gian, thời
gian, các nhân vật trữ tình) là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên thế giới
nghệ thuật thơ.
1.2. Hành trình sáng tác thơ Thanh Hải
1.2.1. Thơ Thanh Hải trong dòng chảy chung của thơ kháng chiến chống Mĩ
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã
khơi dậy nguồn cảm hứng lớn lao cho văn học nói chung và cho thơ ca chống
Mĩ nói riêng. Nhìn trên bình diện lớn, nền thơ chống Mĩ đƣợc hình thành từ
nhiều thế hệ nhà thơ: Thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trƣớc cách mạng nhƣ Tố Hữu,
13



Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh…, thế hệ các nhà thơ trƣởng
thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp nhƣ: Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi,
Hồng Trung Thơng,…và thế hệ các nhà thơ trƣởng thành trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ cứu nƣớc nhƣ: Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải,…Có thể nói phong
trào thơ ca chống Mĩ đã đóng góp cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam một giọng
điệu riêng, nó mang hơi thở của dân tộc, của thời đại, nó cổ vũ mạnh mẽ đối với
tồn quân, toàn dân trong cuộc chiến đấu ác liệt của dân tộc “ Nó là một nền thơ
thống nhất Bắc- Nam” [39 tr 130].
1.2.1.1. Thơ chống Mĩ - một nền thơ chiến đấu.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc vĩ đại đã sản sinh ra một nền thơ
lớn mà tính chiến đấu là đặc điểm bao trùm, nổi bật. Trải qua hơn 30 năm, nền
thơ chống Mĩ là tiếng nói của dân tộc Việt Nam- một dân tộc đứng vào hàng ngũ
tiên phong của các dân tộc chống chủ nghĩa Đế quốc. Khởi sinh trên mảnh đất
giàu tinh thần dân tộc, giàu lòng yêu nƣớc nên nền thơ chiến đấu ấy mang những
nét rất riêng của Việt Nam. Ở đó có một truyền thống riêng, một q trình phát
triển riêng không thể lẫn vào bất cứ nền thơ của một dân tộc nào. Nó phản ánh
sâu sắc, đầy đủ những nét đặc thù của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc,
những nét đặc thù của tâm hồn con ngƣời Việt Nam bất khuất, kiên cƣờng trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm, góp phần làm nên những trang lịch sử vẻ vang,
chói lọi của thơ ca hiện đại.
Nói đến tính chiến đấu trong phong trào chống Mĩ cứu nƣớc, trƣớc tiên
ta phải nói đến tính thời sự nhạy bén. Đó là sự hòa nhập vào thời cuộc, là sự
phản ánh kịp thời của cuộc chiến đấu đang diễn ra nóng bỏng của dân tộc mà thế
hệ các nhà thơ phải thực sự lăn xả vào thì mới có những kinh nghiệm quý báu và
sâu sắc đến vậy. Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những chiến sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng )
14



Hay nhà thơ Chính Hữu cũng sung sƣớng tự hào vì đƣợc hịa mình vào
biển ngƣời mênh mơng trong cuộc hành trình lớn của cả dân tộc trong bài thơ
Đường ra mặt trận:
Sung sƣớng bao nhiêu: tôi là đồng đội
Của những ngƣời đi, vơ tận, hơm nay
“Tính thời sự- đó là yêu cầu nâng cao hiệu quả chiến đấu của thơ kháng
chiến đồng thời cũng là sự phản ứng nhạy bén trƣớc tình hình của trận đánh mà
nhà thơ đã tham gia với tƣ cách là một chiến sĩ” [40 tr 133]. Có thể nói trong
những năm tháng chống Mĩ cứu nƣớc, khơng có một mảnh đất nào, một chiến
cơng nào, một anh hùng tiêu biểu nào, một sự kiện có tầm quan trọng nào lại
khơng có mặt trong thơ và có mặt ngay trong cái dáng dấp sống động và khơng
khí nóng hổi chất thời sự. Điều đó là một minh chứng thể hiện trách nhiệm của
một công dân và cảm hứng của ngƣời nghệ sĩ trong các nhà thơ. Họ đã có một
q trình dài tu dƣỡng, rèn luyện, bám sát vào hiện thực đời sống để từ có có ý
thức nhạy bén, tạo đƣợc những cảm xúc kịp thời trƣớc những sự kiện, những
biến cố lớn của thời đại. Tính thời sự của nền thơ chống Mĩ đã thực sự tạo ra
một đƣờng nét mới, rất đáng tự hào trong truyền thống đấu tranh của các nhà thơ
cách mạng. Đây chính là một đặc điểm nổi bật hơn so với nền thơ ca thời kì
kháng chiến chống Pháp.
Bên cạnh tính thời sự nóng hổi thì trong thơ kháng chiến chống Mĩ ta
còn thấy các nhà thơ dùng tiếng nói chính luận làm một phƣơng thức chiến đấu
mới. Âm điệu chính của thơ vẫn là trữ tình nhƣng đồng thời thơ cũng chuyển
mạch sang phong cách chính luận. Điều đó khơng chỉ thể hiện ở một số bài thơ
hay ở một nhà thơ nào đó mà nó đã dần trở thành đặc điểm chung về phong
cách của cả nền thơ với những biểu hiện ngày càng rõ nét hơn và có nhiều
thành tựu hơn. Tính chính luận ấy đƣợc thể hiện rõ trong thơ Sóng Hồng, Tố
Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh
Hải,….Trong thơ Hồng Trung Thơng, có khi ta nghe nhƣ một lời thúc giục,

kêu gọi lên đƣờng ra trận:

15


Tơi vấn nghe
Sơi sục
Một tiếng cịi
Vang vang xúc động
Nhƣ giục giã bàn tay ghì chặt súng
Nhƣ thức tỉnh cả trời sao
Từ những đêm nào
Và bao đêm nữa
…Tiếng còi tàu chống giặc
Bất khuất kiên cƣờng
( Tiếng cịi tàu )
Chất chính luận ấy cũng là nét nổi bật trong phong cách thơ Chế Lan
Viên những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc. Ơng đã có nhiều tìm
tịi, phát hiện và đã đóng góp nhiều bài thơ mang tính chính luận mạnh mẽ, sắc
bén vào thành tựu chung. Có khi đọc thơ ông ngƣời đọc cảm thấy nhƣ mình
cũng đang đứng trên chiến tuyến để cùng các chiến sĩ cách mạng đánh giặc Mĩ:
Giặc Mĩ mày đến đây
Thì ta tiêu diệt ngay
Trời xanh ta nổi lửa
Bể xanh ta giết mày
( Sao chiến thắng )
Việc tăng cƣờng tính chính luận trong thơ thời kháng chiến chống Mĩ
đƣợc xem là một yêu cầu tất yếu, nó quy định bởi những địi hỏi của cuộc chiến
đấu chống quân thù vô cùng ác liệt và bản chất chiến đấu của thơ ca cách mạng.
Nó thể hiện rõ khát vọng chiến đấu trực tiếp của nền thơ ca chống Mĩ cứu nƣớc.

Thơ lúc này trở thành lời kêu gọi, là vũ khí đấu tranh góp phần vạch mặt bọn
quân xâm lƣợc và vạch trần tội ác, phanh phui bản chất của Đế quốc Mĩ trong
cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam. Bằng cách dùng tiếng nói chính luận
sắc bén, thơ đã làm nhiệm vụ của một nhân chứng lịch sử và cũng chính là

16


ngƣời tuyên án thẳng tay đối với bọn Đế quốc Mĩ- kẻ thù không đội trời chung
của dân tộc Việt Nam, của nhân loại, của sự sống trên Trái Đất:
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ
Nhân danh ai
Bay mang những B.52
Những Napan, hơi độc…
Đến Việt Nam
Để ám sát hịa bình và tự do dân tộc
Để đốt những nhà thƣơng, trƣờng học
Giết những con ngƣời chỉ biết yêu thƣơng
Giết những trẻ em chỉ biết đến trƣờng
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dịng sơng của thơ ca nhạc họa
( Tố Hữu )
Nhƣ vậy có thể khẳng định thơ chống Mĩ là một nền thơ chiến đấu, trải
qua hơn 20 năm dân tộc Việt Nam chống kẻ thù hung bạo, thơ đã thực sự đứng
vào đội ngũ của toàn quân, toàn dân làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của
mình. Chính một dân tộc anh hùng đã sản sinh ra một nền thơ nhƣ thế và cũng
chính nền thơ ấy với những sinh hoạt phong phú và sơi nổi của mình đã tạo nên
hình ảnh đẹp của dân tộc Việt Nam- một dân tộc vừa đánh giặc, vừa làm thơ.
1.2.1.2. Thơ chống Mĩ- bài ca thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vẻ đẹp
tâm hồn con người Việt Nam.

Đất nƣớc Việt Nam ta đã trải qua 4000 năm dựng nƣớc và giữ nƣớc.
Với bề dày lịch sử đó đã có biết bao truyền thống tốt đẹp của nhân dân, của dân
tộc đƣợc tích lũy. Và trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc,
mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, những con ngƣời ấy lại giàu lên biết bao trong
trí tuệ, phong phú thêm biết bao trong tâm hồn và tình cảm của họ. Có thể nói
nền thơ chống Mĩ trong những năm qua đã biểu hiện rõ nhất tâm hồn dân tộc,
ghi lại trong nhiều vần thơ vẻ đẹp và sự phong phú của tâm hồn Việt Nam trong
những năm tháng hào hùng nhất của lịch sử dân tộc.
17


Trƣớc hết thơ chống Mĩ đã thể hiện một chủ nghĩa yêu nƣớc sâu sắc,
mạnh mẽ. Nhƣ chúng ta đã biết, tinh thần yêu nƣớc là một truyền thống quý báu
của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Mỗi lần có giặc xâm lăng thì tinh thần ấy
lại sơi nổi, trỗi dậy thành những làn sóng mạnh mẽ để cuốn trơi đi bè lũ bán
nƣớc và cƣớp nƣớc.Và đó cũng là nội dung chủ yếu của thơ ca thời Lý Thƣờng
Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Nguyễn Trãi,... rồi cho đến những năm kháng chiến
chống Pháp, chống Nhật. Trong những năm tháng chống Mĩ cứu nƣớc, chủ
nghĩa yêu nƣớc đó đã đƣợc nâng cao, bổ sung thêm những phẩm chất mới ngày
càng sâu sắc hơn trong nhận thức, mãnh liệt hơn trong tình cảm. Khi Tổ quốc
gặp lâm nguy, bao nhiêu tấm lịng khao khát đƣợc xả thân vì độc lập, tự do cho
đất nƣớc. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
Tình u tổ quốc là đỉnh núi bờ sơng
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy
Thật vậy, Tổ quốc trong cái nhìn của các nhà thơ thật đẹp đẽ, hào hùng
vĩ đại biết bao. Những tên ngƣời, tên đất, tên sông, tên núi vang vọng trong thơ
một cách tự hào, kiêu hãnh:
Tổ quốc tôi nhƣ một con tàu
Mũi thuyền xé sóng, mũi Cà Mau
( Xuân Diệu )

“Nền thơ chống Mĩ đã có nhiều bài thơ, nhiều câu thơ xứng đáng xếp
vào hàng những vần thơ yêu nƣớc đẹp nhất trong thơ ca dân tộc. Cảm hứng lớn
về Tổ quốc Việt Nam đó là đơi cánh lớn nâng thơ chống Mĩ lên một tầm cao,
mang nội dung chiến đấu vì ý nghĩa giáo dục lớn” [40 tr 160].
Nhìn lại cả phong trào thơ chống Mĩ, chúng ta thấy dù mở rộng và đi xa đến đâu
đi nữa thì về mặt đề tài vẫn luôn xoay quanh vầng sáng trung tâm là vẻ đẹp của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam là sản
phẩm của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, phát triển mạnh mẽ trong
thời kì kháng chiến chống Mĩ và bổ sung vào tính cách con ngƣời Việt nam
những nét mới. Có thể nói chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã làm nên sức đẩy
mạnh mẽ bên trong của mỗi bài thơ, làm nên linh hồn của mỗi tác phẩm nghệ
18


thuật. Chính vì thế trong thơ Việt Nam chống Mĩ ta thấy tiếng nói anh hùng đã
trở thành tiếng nói tự nhiên của tâm hồn, tình cảm. Dƣờng nhƣ cả đất nƣớc, cảnh
vật, con ngƣời hòa hợp thành một dàn hợp xƣớng lớn của chủ nghĩa anh hùng
Việt Nam chống Mĩ.
Hãy xem! đồng ruộng cũng chỉnh tề thế trận
Lúa đứng thẳng hàng quyết tâm năm tấn
Chào cô dân quân vai súng tay cày
Chân lội bùn, mơ hạ máy bay!
Chào các cụ bạch đầu quân trồng cây chống Mĩ
Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ
Chào các em, những đồng chí của tƣơng lai
Mang mũ rơm đi học đƣờng dài
Chuyện thần kì, dân tộc ta là vậy!

( Tố Hữu )


Con ngƣời Việt Nam trong cuộc sống đời thƣờng đẹp đẽ biết bao nhiêu
thì trong chiến tranh, khi phải hi sinh để dành độc lập, tự do cho tổ quốc thì
những vẻ đẹp ấy lại đƣợc tỏa sáng hơn bao giờ hết. Có thể nói trong thơ chống
Mĩ, con ngƣời Việt Nam hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn. Đó là những con
ngƣời kiên cƣờng, bất khuất trong chiến đấu; giản dị, khiêm tốn sau mỗi chiến
công; cần cù, chăm chỉ, chịu thƣơng, chịu khó trong lao động, sản xuất. Và ở
đâu trên mảnh đất Việt Nam thân yêu ta cũng bắt gặp những ngƣời dân nhân
hậu, giàu lòng yêu nƣớc, sẵn sàng hi sinh tất cả vì lợi ích của Tổ quốc, của dân
tộc. Khơng phải đến thơ chống Mĩ, vẻ đẹp tâm hồn ấy của con ngƣời Việt Nam
mới đƣợc phát hiện, ngợi ca nhƣng phải nói rằng chính nền thơ ấy với những
cây bút tài hoa, lại đƣợc trải nghiệm từ cuộc chiến đấu gian khổ trong những
chiến trƣờng vô cùng ác liệt đã làm tỏa sáng thêm vẻ đẹp ấy của con ngƣời Việt
Nam trong chiến tranh. Hơn bao giờ hết, tâm hồn ngƣời Việt Nam đƣợc nhìn
nhận, sáng soi từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Con ngƣời Việt Nam bƣớc
ra từ trong thơ đã trở thành những biểu tƣợng đẹp đẽ của dân tộc, đó là dáng
đứng, là tâm hồn, là tính cách của Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta, những ngƣời con
của đất nƣớc Việt Nam có quyền tự hào khi đƣợc sinh ra và lớn lên trên mảnh
19


đất anh hùng, nhân hậu nhƣ thế. Các thế hệ bạn trẻ Việt Nam chúng ta không
ngần ngại mà kể với bạn bè của mình trên khắp năm châu rằng cha ông chúng
tôi đã từng sống nhƣ thế, đã từng hi sinh và sống đẹp nhƣ thế. Và chính nền thơ
chống Mĩ đã tiếp sức cho ta niềm tự tin, lịng kiêu hãnh đó.
1.2.1.3. Thơ chống Mĩ- Tiếng nói chống Mĩ trong đa dạng.
“Cũng nhƣ có phong cách của một nhà thơ, ta có thể nói đến phong cách
của một nền thơ. Một nền thơ lớn, cũng nhƣ một nhà thơ lớn, tất yếu phải là một
nền thơ có phong cách riêng biệt, độc đáo khiến nó khác biệt so với nền thơ của
một dân tộc khác đã đành, nó cũng khác biệt ngay với chính thơ ca của giai đoạn
trƣớc hoặc sau nó” [ 40 tr 179]

Nói đến phong cách thơ thời kháng chiến chống Mĩ, trƣớc hết ta phải
nói đến âm điệu chủ đạo của cả một nền thơ, đó là âm điệu trữ tình. Giáo sƣ Hà
Minh Đức đã nói: đây vốn là “một đặc điểm, một truyền thống quen thuộc của
thơ ca ta” [7 tr 309]. Khi nói đến âm điệu trữ tình là một trong những âm điệu
chính của thơ ca Việt Nam thì chúng ta khơng chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu
thành phần cấu tạo của thơ mà quan trọng hơn là nói đến đặc điểm đó nhƣ là
một tiếng nói của tâm hồn dân tộc. Trong thơ chống Mĩ, bên cạnh chất chiến đấu
oanh liệt, hào hùng thì chất trữ tình cũng đằm thắm, thiết tha. Chúng ta đã bắt
gặp rất nhiều bài thơ trữ tình chứa chan tình cảm của các nhà thơ ngay trong
hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, gian khổ nhất. Ở đó là những tâm trạng của
ngƣời chiến sĩ trên đƣờng ra trận nhớ trong lòng da diết vị mặn nồng của nƣớc
vối quê hƣơng:
Mẹ ơi
Quê ta đêm nay có nặng hạt mƣa dơng
Ấm vối đặc chắc vẫn nồng trong giỏ
Tháng năm rồi, vối trong vƣờn kết nụ
Cô láng giềng cịn hái giúp mẹ khơng?
Chúng con đi giữa rừng đêm mƣa xối
Lòng vẫn ngọt ngào vị nƣớc vối quê hƣơng
( Nước vối quê hương- Nguyễn Trọng Định )
20


Đó có khi là tình cảm nhớ ngƣời u của anh chiến sĩ giải phóng quân
tha thiết, mặn nồng:
Đêm liên hoan xóm làng vang tiếng hát
Tối giao thừa dào dạt nhớ thƣơng em
Có cả vầng trăng, vẫn nhớ ngọn đèn
Đi khắp núi sơng vẫn thƣơng về xóm nhỏ
Có nửa quả tim mình...có ngƣời u ở đó

( Đám cưới giữa mùa xuân- Viễn Phương )
Ngay trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhất, giữa sự sống và cái chết
gần nhau trong gang tấc, nhƣng ta vẫn bắt gặp những tâm hồn ngập tràn tình
cảm, lạc quan, tự tin, yêu đời. Trong thơ chống Mĩ, tiếng nói trữ tình chính là
tiếng nói của một dân tộc đứng ở đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng. Chính vì thế
chất trữ tình ấy đã hòa quện tự nhiên với chất anh hùng ca. Chất trữ tình ấy
khơng theo kiểu ủy mị, đầy nƣớc mắt khi nói đến cái chết, nói đến sự hi sinh mất
mát mà đó là những niềm tin, là lịng can đảm khi đối diện với sự thật. Vì vậy
chất trữ tình trong thơ kháng chiến chống Mĩ khơng gị bó, gƣợng gạo mà là
dịng chảy tự nhiên nhƣ chính tâm hồn những ngƣời chiến sĩ, những ngƣời con
đất Việt. Có thể nói phong cách của nền thơ chống Mĩ mang đậm đà tính dân tộc
đơng thời tính dân tộc ấy lại đi liền với những đòi hỏi cách tân nhằm biểu đạt
chân thực vẻ đẹp mới của tâm hồn dân tộc để mang tính hiện đại khá rõ. Đó là
những nét mới nổi trong phong cách chung của nền thơ kháng chiến chống Mĩ.
Và nhƣ đã nói ở trên, nền thơ chống Mĩ cứu nƣớc là tiếng nói thống nhất
của những phong cách đa dạng, giàu sức phát triển. Nhƣng những phong cách
đó khơng phải đƣợc tạo ra bằng những phép cộng máy móc, khơ khan giữa
những phong cách riêng, độc đáo của các tác giả với nhau mà bằng dấu nối các
phong trào ấy thành một tổng thể hài hịa, trong đó có sự ảnh hƣởng và thúc đẩy
lẫn nhau giữa các phong cách.
Trong thơ chống Mĩ, cảm hứng bao trùm là một tình cảm thiêng liêng,
sâu nặng với đất nƣớc, quê hƣơng, với cuộc chiến tranh sinh tồn của một dân
tộc. Trong thơ Tố Hữu, tiếng nói yêu thƣơng, ân tình là tiếng nói nhất qn
21


trong phong cách thơ ông. Ngay từ tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc” ta đã thấy rõ
tiếng nói yêu thƣơng của nhà thơ đƣợc bộc lộ trong những hình ảnh, hình tƣợng
thơ. Nổi bật trong thơ ơng là hình ảnh Bác Hồ, các bà mẹ, các chị, các em bé,
các anh bộ đội. Tất cả nhƣ hòa vào nhau trong một mối tình cá nƣớc giữa quân

và dân, giữa tiền tuyến với hậu phƣơng, giữa miền ngƣợc và miền xuôi. Và đến
thời kì kháng chiến chống Mĩ thì tiếng nói tâm hồn ấy dƣờng nhƣ lắng sâu hơn
và trong đó có cả trí tuệ, cả chất anh hùng ca hào sảng. Phong cách ấy của thơ
Tố Hữu là phù hợp nhất để diễn tả hiện thực cuộc chiến chống Mĩ cứu nƣớc đấu
tranh đầy gian khổ, hi sinh mất mát và ngời sáng vẻ đẹp của những con ngƣời
Việt Nam bình dị, đơn hậu nhƣng vơ cùng anh hùng, bất khuất, kiên cƣờng.
Với nhà thơ Chế Lan Viên nếu nhƣ ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp thơ ông
mang đậm sắc thái trữ tình thì đến thời kì này thơ ông đã chuyển mạnh sang
phong cách chính luận và luôn phản ánh những vấn đề thời sự- chính trị nóng
bỏng của cuộc chiến đấu vĩ đại. Và trong thơ ông ta bắt gặp cảm hứng tự hào về
dân tộc, về Đảng, về lãnh tụ, đồng thời đó cũng là tiếng nói đấu tranh chống kẻ
thù xâm lƣợc một cách mạnh mẽ, sắc bén.
Trong nền thơ lớn ấy, chúng ta còn có Hồng Trung Thơng với rất nhiều
bài thơ nồng hơi thở của đồng bằng chiến đấu, với một phong cách hồn hậu,
mực thƣớc và rắn rỏi và càng ngày phong cách ấy càng đƣợc mở rộng ra một
cách khoáng đạt cho phù hợp với hiện thực của đất nƣớc. Thơ Hồng Trung
Thơng là thứ thơ giàu chất thực tiễn và chất chiến đấu. Đó là sự thể hiện của lối
thơ chặt chẽ và ít lời của thơ ca Phƣơng Đơng đồng thời ơng cũng sử dụng cách
nói giản dị, chân thật, gần gũi với tiếng nói của quần chúng nhân dân
Ngồi những nhà thơ đã có tên tuổi thì thơ ca kháng chiến chống Mĩ còn
đƣợc làm giàu bởi thế hệ các nhà thơ trẻ. Bởi vì “phản ánh cuộc kháng chiến
chống Mĩ là nhiệm vụ chung của cả nền văn học thời kì chống Mĩ nói chung và
thơ ca nói riêng. Trong sự nỗ lực chung ấy, thơ trẻ đã vƣợt lên, góp vào nền thơ
chống Mĩ những trang thơ viết về đời sống chiến trƣờng, phản ánh đƣợc tính
chất ác liệt, dữ dội, những hi sinh, gian khổ của con ngƣời Việt Nam trong chiến
tranh” [45 tr 94]. Do đƣợc tôi luyện trong đời sống chiến tranh, các nhà thơ trẻ
22


đã tận mắt chứng kiến những cảnh tƣợng dữ dội, ác liệt của cuộc chiến tranh nên

các nhà thơ trẻ đã ghi lại đƣợc những khoảnh khắc lịch sử, những giờ phút nóng
bỏng nhất qua đơi mắt của những tâm hồn tràn đầy sức trẻ, tràn đầy nhiệt huyết.
Ta có một Phạm Tiến Duật với một phong cách thơ khác hẳn những tiếng thơ
trƣớc đó. “Thơ anh đem vào cái bề bộn của đời thƣờng trong cuộc chiến đấu
gian nan diễn ra thƣờng ngày với sức khái quát cao, những ấn tƣợng mạnh” [23
tr 13]. Qua các bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”, “Gửi em cơ thanh
niên xung phong”, “Trƣờng Sơn Đông, Trƣờng Sơn Tây”,... ngƣời đọc chúng ta
cảm nhận rõ nét sự quan sát tinh tế và nhạy cảm của một chàng lính trẻ trong
chiến tranh.
Trong nền thơ ca chống mĩ cứu nƣớc, ta còn biết đến một Thanh Hải với
vốn tri thức phong phú, kinh nghiệm sống dày dặn và một hồn thơ sắc bén, nhạy
cảm. Trong thơ Thanh Hải, chúng ta thƣờng bắt gặp những trăn trở, suy tƣ về
quê hƣơng đất nƣớc đang ngày ngày bị quân thù giày xéo và một trách nhiệm
cao cả của tuổi trẻ trƣớc những mất mát đau thƣơng của q hƣơng mình. Thơ
ơng bộc lộ rõ lòng căm thù sâu sắc, sự tố cáo mạnh mẽ đanh thép bản chất tội ác
của quân xâm lƣợc và tinh thần đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất của nhân dân,
chiến sĩ cách mạng miền Nam. Ở nhà thơ Thanh Hải, chúng ta thấy rõ một
ngƣời cán bộ cách mạng hòa quện trong tâm hồn ngƣời nghệ sĩ, một lòng hƣớng
về dân, về nƣớc. Thơ ơng mang đậm tính thời sự và những câu chuyện thời sự
miền Nam nào khi đã in đậm vào lịng nhà thơ thì nó đến với ngƣời đọc nhƣ
những tiếng nói yêu thƣơng, tiếng nói tâm tình, sâu lắng. Đó là tâm tình của nhà
thơ và cũng là tâm tình của miền Nam và là máu của những chiến sĩ đã hi sinh,
là “giọt lệ căm hờn” của ngƣời dân Việt Nam trong thời đại.
Trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc, có rất nhiều
phong cách thơ đặc sắc khác nhau nhƣ Thu Bồn, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân,
Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh
Hải,...tất cả đã tạo nên một dàn đồng ca với đầy đủ thanh âm, giọng điệu. Trong
nền thơ ca phong phú, đa dạng các phong cách vẫn có sự thống nhất, ảnh hƣởng
và bổ sung cho nhau. Có đƣợc điều đó sở dĩ là do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
23



của đất nƣớc nên mỗi nhà thơ đều có một cảm xúc chung. Cuộc kháng chiến của
toàn dân tộc trở thành một đề tài nóng bỏng, trực tiếp nhất mà mỗi ngƣời cầm
bút chân chính nào cũng khơng thể bỏ qua. Vì vậy mà tình yêu đất nƣớc, tinh
thần sẵn sàng hi sinh, xả thân cho Tổ quốc chính là giọng điệu chung của các
nhà thơ chống Mĩ đồng thời các thế hệ nhà thơ ấy đều đƣợc soi sáng, dẫn dắt bởi
tƣ tƣởng cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng. Không chỉ riêng thơ ca mà cả nền
văn học Việt Nam thời chống Mĩ đều đƣợc phát triển trong quỹ đạo chung ấy.
Chính điều đó cho thấy sự thống nhất giữa các phong cách đa dạng trong phong
trào thơ chống Mĩ là một điều tất yếu.
1.2.2. Vài nét về Thanh Hải.
1.2.2.1. Thơ Thanh Hải trong cuộc kháng chiến chống mĩ.
Cùng thế hệ các nhà thơ đã trƣởng thành trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nƣớc vĩ đại nhƣ Lê Anh Xuân, Dƣơng Hƣơng Ly, Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Khoa Điềm,...Thanh Hải góp thêm một “nốt trầm” vào dàn đồng ca
mn điệu của thơ chống Mĩ. Tuy sự ngiệp sáng tác của ông không phong phú,
đồ sộ nhƣ các nhà thơ khác nhƣng có thể nói những gì ơng đã thể hiện đƣợc
trong thơ thực sự đã để lại một dấu ấn riêng trong lịng độc giả. Cuộc đời ơng
cũng có ít nhiều ảnh hƣởng đến quá trình sáng tạo thơ ca, vì vậy những chi tiết
về tiểu sử, cuộc đời của ông là một trong những nhân tố cần thiết mà chúng ta
phải tìm hiểu khi nghiên cứu về thơ ông.
Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, ông sinh ngày 4 tháng
11 năm 1930. Quê ở xã Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên nay
thuộc Thừa Thiên Huế. Thanh Hải là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội
viên hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1978.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình tri thức nghèo, Thanh Hải sớm
nhận biết xã hội. Cha làm nghề dạy học, mẹ là một phụ nữ nông dân chân chất,
thật thà. Thanh Hải cũng nhƣ bao đứa trẻ khác, sinh ra, lớn lên và đi học ở nông
thôn. Ông đƣợc thừa hƣởng những nét tri thức ở ngƣời cha và nét chân chất, thật

thà, đơn hậu, bình dị ở ngƣời mẹ nơng dân của mình. Mặt khác, ảnh hƣởng của
quê hƣơng Thừa Thiên Huế cũng rất lớn đối với Thanh Hải. Chúng ta đã từng
24


×