Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Một số giải pháp marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.41 KB, 104 trang )

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
………………………………………………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc
……………………………………………..

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: PHAN NGỌC LIÊM
NGÀY THÁNG NĂM SINH: 03-03-1978
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

PHÁI: NAM
NƠI SINH: QUẢNG NAM
MÃ SỐ: 12.00.00

I/-TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CHO TỈNH QUẢNG NAM

II/-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
ƒ
ƒ
ƒ
ƒ

Phân tích và đánh giá thực trạng marketing địa phương về thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên đại bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm qua.


Khảo sát sự thỏa mãn của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư hiện tại của tỉnh
Quảng Nam.
Thiết lập các chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh Quảng Nam
đến năm 2010.
Đề xuất một số giải pháp để thực hiện các chiến lược này.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
IV.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

THẦY HƯỚNG DẪN

: 23/01/2005
: 30/06/2005

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH

GS.TS. HỒ ĐỨC HÙNG

Nội dung và đề cương Luận Văn Thạc Só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày ………. tháng ………năm 2005
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn GS-TS Hồ Đức Hùng, người đã tận tình
hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn cao
học này.
Trong quá trình làm luận văn, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của:
• Các quan chức cấp cao của UBND tỉnh, Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam
• Ban Quản Lý khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp Điện Nam –Điện
Ngọc, Cục thống kê, Sở kế hoạch đầu tư, Sở công nghiệp tỉnh Quảng Nam
• Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư trên địa bàn tỉnh
đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin và số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu luận
văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các quý Thầy cô trong khoa Quản lý
công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, những người đã
trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, cùng bạn
bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt khóa học cũng như trong thời gian thực
hiện luận văn này.


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
FDI – nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan
trọng đối với đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo, mà kể cả các
nước công nghiệp phát triển. Kinh nghiệm phát triển hiện đại của một số nước
Đông Á cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các
quốc gia. Vấn đề hiệu quả sử dụng FDI tùy thuộc vào cách thức huy động, quản
lý và sử dụng tại nước tiếp nhận đầu tư.
Đối với Việt Nam, sau hơn 17 năm đổi mới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp
phần bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực kinh tế để
khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí,

điện… Đến nay, Việt Nam đã thu hút được vốn đầu tư từ trên 65 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP có xu hướng tăng lên qua các năm.
Thực tế cho thấy, mức độ cạnh tranh gay gắt không chỉ diễn ra giữa Việt Nam và
các nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Mã Lai mà ở ngay tại các địa
phương trong nước. Thấy được lợi ích từ thu hút FDI, mặc dù đi sau các thành phố
lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… nhưng Quảng
Nam cũng đang phần đấu cải thiện môi trường đầu tư của mình nhằm thu hút
ngày càng nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Đặc biệt kể từ khi chính phủ
thành lập khu kinh tế mở Chu Lai, vấn đề thu hút đầu tư của Quảng Nam được
các nhà đầu tư nước ngoài chú ý nhiều hơn.
Để đánh giá chính xác hơn môi trường đầu tư của tỉnh, nhằm làm cơ sở cho việc
đề ra chiến lược và giải pháp thu hút FDI ngày càng hiệu quả hơn, đề tài đã tiến
hành thu thập các số liệu và những ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài
trên địa bàn tỉnh về các vấn đề sau:
• Cơ sở hạ tầng khu kinh tế mở Chu Lai và khu công nghiệp Điện Nam –
Điện Ngọc.
• Giá thuê đất và chi phí đầu tư xây dựng
• Nguồn nhân lực
• Các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư
• Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư…
Vì những hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo cũng như việc thu thập ý kiến
đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, nên các nghiên
cứu trong luận văn này mới chỉ là bước khởi đầu, chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và tất
cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn.


iv


ABSTRACT
FDI, foreign direct investment is one of the most important capital source
in investment and development not only with poor countries but also with
industrial developing countries. From the modern developing experiment of East
Asia countries, FDI plays an important role in the developing process of some
countries. The effect of using FDI belongs to the way of mobilizing, managing
and using at the countries invested.
In Vietnam, after 17 years of renovation, FDI have helped to supplement
for developing investment and strengthening economic potential to exploit as
well as raise the result of using the source of force in our country such as oil and
gas, power… Up to now, VietNam have attracted investment capital from more 65
countries and territories. The contributory proportion of FDI to GDP has
increased year after year.
In fact, the level of sharp competition happens not only between VietNam and
neighbouring countries such as China, Thailand, Malaysia but also between
domestic localities. Through the profit from attracting FDI, Quang Nam is
striving to improve its investment environment aiming at attracting more foreign
investment projects following big cities such as TPHCM, Ha Noi, Binh Duong,
Dong Nai… Since the government has established Chu Lai opening economic
zone, Quang Nam attracted more foreign investors.
To estimate investment environment of the Province more exactly in order
to make strategy and solution of attracting FDI effectively, some figures and
opinions from the foreign investors based on the Province area are collected for
this research theme concerning the following items:
• Infrastructure of Chu Lai opening economy zone and Dien Nam - Dien Ngoc
industrial area.
• The cost of land hiring and fee for building investment.
• Source of manpower.
• Special policy, incentive for investment.
• Promotion , promoting investment.

Because of time limit, shortage of reference documents and difficulties in
surveying opinion from foreign investors, this study is only a beginning step,
there are still shortcomings in this thesis. I would appreciate all suggestions as
well as critical opinions from professors, friends and anyone who are interested
in this issue.
My heartfelt thanks!


v

MỤC LỤC
Chương 1 : MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và ý nghóa của đề tài.....................................................2
1.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây có liên quan..............................................4
1.4 Các đóng góp của nghiên cứu .........................................................................6
1.5 Giới hạn vấn đề cần nghiên cứu .....................................................................6
1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7
1.7 Kết cấu nội dung của đề tài ............................................................................9
1.8 Kế hoạch thực hiện .......................................................................................10
Chương 2 : CÁC LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG ...................12
2.1 Marketing địa phương .................................................................................12
2.1.1 Giới thiệu về marketing địa phương .............................................12
2.1.2 Bản chất của marketing địa phương..............................................13
2.1.3 Thị trường mục tiêu của một địa phương ......................................14
2.2 Quy trình marketing địa phương...................................................................16
2.2.1 Đánh giá hiện trạng của địa phương .............................................16
2.2.2 Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển của địa phương ..........18
2.2.3 Thiết lập chiến lược marketing địa phương ..................................18
2.2.4 Phát triển kế hoạch hành động......................................................19

2.2.5 Thực thi và kiểm tra kế hoạch tiếp thị ..........................................19
Chương 3 : THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VỀ THU HÚT
FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG NHỮNG
NĂM QUA .......................................................................................20
3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam ..............................20
3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Quảng Nam ...................................21
3.2.1 Tăng trưởng kinh tế .......................................................................21
3.2.2 Đầu tư phát triển ...........................................................................21
3.2.3 Tài chính, ngân sách .....................................................................22
3.2.4 Công nghiệp ..................................................................................23
3.2.5 Về dân số, lao động.......................................................................23
3.2.6 Về giáo dục ...................................................................................23
3.2.7 Về cơ sở hạ tầng............................................................................23
3.3 Tình hình hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh từ 1997 đến 2004 ......................24


vi
3.4 Đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Quảng Nam ..............................................27
3.4.1 Phương pháp đánh giá ...................................................................27
3.4.2 Đánh giá mức độ thỏa mãn của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư
của tỉnh ...............................................................................................................30
3.5 Phân tích và nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của tỉnh
Quảng Nam về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................49
3.5.1 Phân tích và xác định các điểm mạnh, điểm yếu..........................49
3.5.2 Phân tích và nhận dạng các cơ hội, nguy cơ..................................54
3.5.3 Ma trận SWOT của tỉnh Quảng Nam về thu hút FDI ...................56
Chương 4 : THIẾT LẬP CHIẾN LƯC THU HÚT FDI CHO TỈNH QUẢNG
NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÁC
CHIẾN LƯC NÀY ........................................................................58
4.1 Chiến lược marketing về thu hút đầu tư .......................................................58

................................................................................................................................
4.2 Thiết lập chiến lược thu hút FDI cho tỉnh Quảng Nam đến năm 2010.........58
4.3 Đề xuất một số giải pháp để thực hiện các chiến lược đã chọn....................60
4.3.1 Nhóm giải pháp trước mắt .............................................................60
4.3.2 Nhóm giải pháp dài hạn ................................................................63
4.3.3 Nhóm giải pháp về quảng bá, xúc tiến đầu tư ..............................67
Chương 5 : KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................70
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Tóm tắt lý lịch trích ngang


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng 3.1: Sắp xếp thứ tự các nước đầu tư vào tỉnh (theo vốn đầu tư) ................25
Bảng 3.2: Số dự án FDI được cấp phép của tỉnh tính đến 31/12/2005 ...............25
Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia......................27
Bảng 3.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.....................................28
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá các nhân tố quyết định đến đầu tư trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.........................................................................................................29
Bảng 3.6: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến con ................34
Bảng 3.7: Ma trận phân tích nhân tố .................................................................40
Bảng 3.8: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập ..........43
Bảng 3.9: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào tỉnh
Quảng Nam.........................................................................................................49
Bảng 3.10: Ma trận SWOT.................................................................................56
Hình 1.1: Các cấp độ marketing địa phương .......................................................5
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu ..............................................................................7
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..........................................................42

Hình 3.2: Biểu đồ phân bố tần suất phần dư chuẩn của biến phụ thuộc.............45


viii

CHỮ VIẾT TẮT
FDI:

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

AFTA:

Asean Free Trade Area
Khu vực tự do mậu dịch Asean

WTO:

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

JETRO:

Japan Extenal Trade Organization
Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản

UNCTAD:

United Nations Conference on Trade and Development


FEER:

Far East Economic Review
Tạp chí kinh tế Viễn Đông

USD:

Đồng đô la Mỹ


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Chương 1
MỞ ĐẦU
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Nam là một tỉnh nghèo, nơi mà đời sống người dân còn gặp nhiều
khó khăn. Kể từ khi tách tỉnh, Quảng Nam được sự quan tâm của nhà nước nhiều
hơn. Từ đó, quá trình xây dựng, đầu tư phát triển tỉnh được các cấp lãnh đạo quan
tâm sâu sắc. Từ năm 1997 đến 2003, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm là 8,5%, và đến nay, nói chung tình hình kinh tế của tỉnh phát triển tốt đẹp
hơn. Trong những năm qua, nguồn thu của tỉnh chủ yếu từ Du Lịch, trong đó đặc
biệt phải kể đến hai di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ
Sơn, nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Cũng nhờ phát
triển du lịch mà đời sống của người dân ở hai nơi có di sản văn hóa thế giới cải
thiện đáng kể. Ngoài việc phát triển du lịch, những năm qua tỉnh cũng quan tâm
đến việc thu hút đầu tư nhằm phát triển kinh tế tỉnh bền vững hơn, đa dạngï ngành
nghề hơn. Bằng chứng là việc ra đời nhiều khu công nghiệp nhằm thu hút các
công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh. Đáng chú ý hơn là

việc thành lập khu Kinh tế Mở Chu Lai. Việc đầàu tư phát triển khu kinh tế mở
Chu Lai nhằm khai thác lợi thế vêà điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế thuận
lợi trong giao thương trong nước và quốc tế, tạo thêm động lực mới để thúc đẩy
phát triển nhanh kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam, góp phần tạo ra động lực
mạnh mẽ và sự lan tỏa nhanh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả khu
vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình thu hút đầu tư
vào các khu công nghiệp và khu kinh tế mở diễn ra còn chậm, khả năng cạnh
tranh với các tỉnh khác trong việc thu hút đầu tư còn chưa cao. Có một số giả
thuyết đặt ra cho hiện tượng này phải chăng là do:
SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích đi kèm của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu
của các nhà đầu tư?
Tỉnh chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư khi đến làm ăn lâu dài tại tỉnh?
Các tỉnh lân cận đã dành nhiều ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư?
Tỉnh chưa có chiến lược quảng bá hiệu quả những thế mạnh của mình đến các
nhà đầu tư?
Vị trí địa lý của tỉnh không thuận lợi trong việc giao thương kinh tế (trong mắt
các nhà đầu tư)?
Nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư?
Việc phát triển các ngành công nghiệp hổ trợ còn diễn ra chậm, không tạo thuận
lợi cho các nhà đầu tư phát triển ngành nghề của mình?
Hoặc cũng có thể là không phải những giả thuyết trên đây mà do các lý do khác.

Để góp phần củng cố hơn việc phát triển kinh tế, trong đó lấy thu hút đầu tư làm
nền tảng thì việc đầu tiên cần phải trả lời được các câu hỏi trên đây để biết được
đâu là điểm mạnh, điểm yếu, đe dọa và cơ hội của tỉnh đối với vấn đề thu hút
đầu tư. Và đây sẽ là cơ sở cho việc đề ra các chiến lược và giải pháp nhằm thu
hút đầu tư vào tỉnh, từng bước giúp phát triển kinh tế tỉnh đi lên.
Xuất phát từ những nhận định như vậy, đề tài “Một số giải pháp Marketing địa
phương cho tỉnh Quảng Nam nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” được hình
thành.

2/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
a/ Mục tiêu nghiên cứu
Trong nền kinh tế thế giới của chúng ta, mỗi địa phương phải cạnh tranh
với những nơi khác để thúc đẩy kinh tế. Các tỉnh, thành phố khác nhau giới thiệu
những tiềm năng của mình để thu hút các công ty, các nhà máy công nghiệp, các
SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

trụ sở chính của các tập đoàn, vốn đầu tư, du khách, các đội thể thao v...v. Tất cả
nhằm hứa hẹn gia tăng việc làm, thu nhập, thương mại, đầu tư và phát triển.
Không còn những địa phương chỉ đơn thuần làm môi trường của hoạt động kinh
doanh. Thay vào đó, mỗi địa phương phải tự chuyển sang người bán hàng và dịch
vụ, một nhà tiếp thị tiên phong đối với sản phẩm và giá trị địa phương của mình.
Thực vậy, những địa phương chính là những sản phẩm mà đặc tính và giá trị của
chúng phải được xây dựng và tiếp thị. Và chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của

luận văn này là:
Đánh giá thực trạng marketing địa phương nhằm tìm ra những nguyên nhân vì
sao thu hút đầu tư vào tỉnh chưa được phát huy. Trên cơ sở này, thiết lập các
chiến lược thu hút đầu tư cho tỉnh và đề xuất một số giải pháp để thực hiện chiến
lược này.

b/ Ýù nghóa của đề tài
Thường không có địa phương nào lựa chọn chiến lược, sử dụng nguồn tài
nguyên, định rõ tính chất sản phẩm, hay thực thi kế hoạch của mình theo cùng
một phương cách giống với các địa phương khác. Các địa phương khác biệt về
lịch sử, văn hóa, chính trị, khả năng lãnh đạo, và những mối quan hệ, quản lý
giữa chính quyền và tư nhân. Do đó các địa phương phải nhận thức rằng không có
phương thuốc đơn giản chữa bá bệnh, toa thuốc cứng ngắc, mà các địa phương
phải tự tìm cho mình chiến lược tiếp thị phù hợp để thu hút đầu tư. Vì vậy, đề tài
này sẽ khai thác tất cả những thế mạnh mà địa phương có được và xây dựng nên
những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm cạnh tranh với các địa phương khác
trong việc thu hút đầu tư, góp phần nhỏ vào việc cải thiện tình hình kinh tế của
tỉnh nhà.

SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

3/ TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN VÀ SƠ
ĐỒ NGHIÊN CỨU

Trên thế giới, lý thuyết về Marketing địa phương đã được các nước áp
dụng rộng rãi để quảng bá thành phố, tỉnh của mình nhằm thu hút đầu tư. Tuy
nhiên, vấn đề này còn khá mới mẻ đối với Việt Nam và trong những năm qua,
cũng đã có một số địa phương lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai áp dụng
được lý thuyết này vào thu hút đầu tư. Đối với một tỉnh nhỏ như Quảng Nam thì
vấn đề này lại càng mang tính thời sự, cũng có một số nhà lãnh đạo hiểu biết về
vấn đề này nhưng việc thực thi các chính sách marketing nhằm thu hút đầu tư còn
chưa đồng bộ. Vì vậy, đề tài này được xem là một nghiên cứu ứng dụng, xây
dựng các chiến lược thu hút đầu tư nhờ dựa trên lý thuyết marketing địa phương,
marketing nations của Philip Kotler. Lý thuyết nêu lên rằng: Giải pháp lâu dài
bao gồm việc cải thiện bốn yếu tố tiếp thị chính có trong mỗi cộng đồng
Thứ nhất phải chắc rằng những dịch vụ cơ bản phải được đáp ứng và cơ sở hạ
tầng được bảo trì để thỏa mãn cư dân, doanh nghiệp và du khách.
Thứ hai, địa phương có thể cần những điểm thu hút mới để nâng cao chất lượng
đời sống nhằm giữ chân doanh nghiệp hiện tại và sự hổ trợ chung để thu hút thêm
các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cư dân mới
Thứ ba, cộng đồng cần thông tin về những nét đặc thù đã được cải thiện và chất
lượng cuộc sống thông qua một hình ảnh sống động và chương trình truyền thông
Sau cùng, địa phương phải có được sự hổ trợ từ những cư dân, nhà lãnh đạo và
các tổ chức khác để làm cho địa phương trở nên hiếu khách và nhiệt tình thu hút
các công ty mới, vốn đầu tư và du khách đến với mình.
Bốn yếu tố tiếp thị này ảnh hưởng đến sự thành công của một địa phương trong
việc thu hút và đáp ứng năm thị trường tiềm năng: nhà sản xuất hàng hóa và dịch

SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp cao học


GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

vụ, các trụ sở chính của các tập đoàn và văn phòng khu vực, thị trường đầu tư
nước ngoài và xuất khẩu, kinh doanh du lịch và khách sạn, và các cư dân mới.
Các cấp độ của Marketing địa phương được thể hiện dưới hình vẽ sau đây:
Khách hàng
mục tiêu

Các nhân tố
Marketing

Nhà xuất khẩu

Cơ sở hạ tầng
Du khách

Con người

Hoạch định chiến
lược Marketing

Tính hấp dẫn

Cư dân mới

Các nhà
đầu tư

Hình tượng


Trụ sở các tập
đoàn

Các nhà
hoạch định

Dựa vào lý thuyết này mà các nhà hoạch định địa phương cần phải có một giải
pháp dài hạn cải thiện các nhân tố marketing nhằm thu hút và làm thỏa mãn năm
SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

khách hàng mục tiêu tiềm năng của địa phương, đó là du khách, dân cư mới, trụ
sở của những tập đoàn, các nhà xuất khẩu và nhà đầu tư.

4/ CÁC ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Về mặt thực tế:
Nghiên cứu này có một ý nghóa quan trọng trong hoạt động thu hút đầu tư thực tế
của tỉnh nhằm phát triển kinh tế của tỉnh, thể hiện ở các lợi ích sau:
Giúp các nhà hoạch định chiến lược phát triển tỉnh có một các nhìn tổng thể và
sâu sắc hơn về lónh vực Marketing địa phương.
Thông qua ý kiến của khách hàng, nhất là những nhà đầu tư, khách du lịch để tìm
hiểu những vấn đề nào mà khách hàng quan tâm và mong muốn có được khi đầu
tư vào tỉnh

Nắm rõ các lợi thế cạnh tranh của tỉnh nhà, và kết hợp với việc giải quyết các
điểm yếu của tỉnh, từ đó đề ra các giải pháp trước mắt cũng như các giải pháp
chiến lược để xây dựng tỉnh trở thành một nơi hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư.

5/ GIỚI HẠN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Hiện tại, việc thu hút đầu tư của tỉnh được thực hiện thông qua việc hình thành
các khu công nghiệp và khu kinh tế mở. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung phân
tích và tìm hiểu các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, chủ yếu ở khu kinh tế mở Chu
Lai và khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc.
Ngoài ra, cũng quan tâm tới các doanh nghiệp đang đầu tư vào lónh vưc phát triển
du lịch, mà trong đó có các nhà đầu tư lớn về du lịch đang kinh doanh tại đô thị
cổ Hội An.

SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

6/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là dạng nghiên cứu ứng dụng thực tế, phương pháp nghiên cứu như sau:
Dựa theo lý thuyết marketing địa phương của Philiip Kotler, các nhà hoạch định
tiếp thị địa phương cần tác động vào 4 nhân tố: hình ảnh của địa phương, tính hấp
dẫn thu hút, cơ sở hạ tầng và con người nhằm thu hút 5 thị trường mục tiêu: du
khách, cư dân và lao động, nhà đầu tư, thị trường xuất khẩu, trụ sở các tập đoàn.
Tuy nhiên, giới hạn của đề tài chỉ thu hút các nhà đầu tư, do đó, mô hình nghiên

cứu như sau:
Mô hình nghiên cứu:
Hình ảnh,
hình tượng

Hoạch
định
tiếp thị
địa
phương

Tính hấp
dẫn, thu hút
Thu hút

Doanh
nghiệp và
công
nghiệp

Cơ sở hạ
tầng

Con người

SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 7



Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Về trình tự nghiên cứu:
ĐẶT VẤN ĐỀ

MỤC TIÊU NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng mô hình nghiên cứu về Marketing
địa phương

Thiết kế
Questionaire và
phân tích số liệu

Phân tích đánh giá
các yếu tố bên
trong

Xác định tầm nhìn và
mục tiêu dài hạn của Tỉnh

Phân tích đánh giá
các yếu tố bên
ngoài

Ma trận SWOT


Thiết lập các chiến lược
thu hút đầu tư

Đề xuất một số giải pháp
để thực hiện các chiến lược
này
SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Về cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu:
Sử dụng các lý thuyết về marketing địa phương, lý thuyết quản trị chiến lược,
phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia.
Về số liệu cho việc thực hiện nghiên cứu:
Thu thập dữ liệu sơ cấp từ các chuyên gia, các bảng câu hỏi tham vấn các nhà
đầu tư …
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ ban quản lý các khu công nghiệp, các sở kế hoạch và
đầu tư, cục thống kê…
Thu thập các dữ liệu thứ cấp, các tin tức từ các báo đài, tạp chí, tài liệu liên quan,
internet …
Việc đánh giá các yếu tố môi trường đầu tư: dựa vào những tiêu chí chung về
đánh giá môi trường đầu tư của các tổ chức quốc tế có uy tín như JETRO, PRICE
WATER HOUSE COOPERS, cùng với việc lấy ý kiến của các chuyên gia trong
ngành.
Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ dựa vào các ý kiến chuyên

gia thông qua việc thiết kế bảng câu hỏi, cách đánh giá của các tổ chức như Jetro
đánh giá về môi trường đầu tư…

7/ KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do hình thành đề tài, mục tiêu và ý nghóa cũng như phương pháp nghiên
cứu đề tài.
Chương 2: Các lý luận về marketing địa phương

SVTH: Phan Ngọc Lieâm

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Bao gồm các khái niệm và bản chất marketing địa phương, quy trình hoạch định
marketing chiến lược
Chương 3: Thực trạng marketing địa phương về thu hút đầu tư vào tỉnh
trong những năm qua
Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và tình hình thu hút đầu tư
vào tỉnh tính đến thời điểm hiện tại.
Tham vấn các nhà đầu tư hiện tại về tình hình thực hiện các dự án đầu tư vào
tỉnh.
Khỏa sát mức độ hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của tỉnh về thu hút đầu tư
Thiết lập ma trận SWOT

Chương 4: Thiết lập chiến lươc thu hút đầu tư cho tỉnh và một số giải pháp để
thực hiện các chiến lược này
Kết hợp ma trận SWOT ở trên và tầm nhìn, mục tiêu của tỉnh, đề ra chiến lược
thu hút đầu tư và một số giải pháp để thực hiện các chiến lược này.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt luận văn, kiến nghị với tỉnh cũng như trung ương về các vấn đề vó mô
nhằm giúp cho việc thực hiện các giải pháp được hiệu quả hơn.

8/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
™ Các lý luận về Marketing địa phương, dựa trên lý thuyết về marketing
places và marketing nations của Philip Kotler.
Từ 17/01/2005 đến 01/02/2005
™ Thực trạng về Marketing địa phương trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam trong
những năm gần đây.
Từ 01/02/2005 đến 20/03/2005
SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

™ Phân tích và nhận dạng các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ cảu Tỉnh
trong việc thu hút đầu tư.
Từ 20/03/2005 đến 01/05/2005
™ Thiết lập các chiến lược thu hút đầu tư vào Tỉnh và đề xuất một số giải
pháp để thực hiện các chiến lược trên.
Từ 01/05/2005 đến 01/06/2005

™ Viết báo cáo hoàn chỉnh.
Từ 01/06/2005 đến 20/06/2005

9/ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CHO VIỆC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu
Tác giả đã nhận được sự cam kết hổ trợ của các nhà lãnh đạo tỉnh trong việc tiến
hành thu thập các thông tin về kinh tế tỉnh cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
việc kháo sát thực địa các doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tác giả cũng nhận được sự hổ trợ của các doanh nghiệp trong tỉnh trong việc thu
thập các dữ liệu cần thiết, các ý kiến chuyên gia về vấn đề đầu tư.

10/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Marketing places - Philip Kotler
2. Marketing of a nation - Philip Kotler
3. Tài liệu môn học nghiên cứu tiếp thị - Lê Nguyễn Hậu
4. Tài liệu môn hôc quản lý chiến lược - Lê Thành Long
5. Hoạch định chiến lược theo quá trình – Phạm Ngọc Thúy, Lê Thành Long,
Võ Văn Huy
6. Các tạp chí chuyên ngành kinh tế

SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

7. Các Website về đầu tư như Website của bộ kế hoạch đầu tư, khu kinh tế

mở Chu Lai…
8. SPSS Software Package
9. Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows – Hoàng Trọng
10. Phân tích dữ liệu đa biến – Hoàng Trọng

SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Chương 2:

CÁC LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NÓ TRONG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG
2.1 Marketing địa phương.
2.1.1 Giới thiệu về marketing địa phương
Lý thuyết marketing địa phương đã được các nước trên thế giới như Mỹ,
Châu u, Nhật … áp dụng rộng rãi từ những năm 30-40. và đặc biệt, từ những
năm 70 đến nay, lý thuyết này đã được các thành phố lớn của Mỹ, châu u,
Singapore, Bangkok … đưa vào vận dụng để quảng bá thành phố mình.
Nói đến vấn đề marketing, chúng ta thường đề cập đến việc quảng bá
thương hiệu, thương hiệu có thể là một sản phẩm hữu hình, một dịch vụ hay là
một thành phố, một quốc gia. Như vậy, xét về marketing địa phương, chúng ta
xem địa phương hay quốc gia là một thương hiệu, được gọi là “thương hiệu địa
phương”.
Xét về nhà marketing thì trong marketing địa phương, nhà tiếp thị bao

gồm nhiều thành phần khác nhau như: chính quyền địa phương, cộng đồng kinh
doanh, cộng đồng dân cư. Như vậy, chức năng marketing địa phương là công việc
của mọi thành viên trong địa phương đó. “Vận mệnh của một địa phương tùy
thuộc vào sự phân tích sau cùng của việc hợp tác giữa công và tư, sự nổ lực chung
giữa bộ phận chính quyền, các công ty kinh doanh, các tỏ chức thiện nguyện và
công dân, và các cơ quan tiếp thị. Không giống việc tiếp thị kinh doanh hay sản
phẩm thương mại thuần túy, tiếp thị địa phương đòi hỏi sự hổ trợ tích cực của các
cơ quan chính quyền và tư nhân, nhóm người quan tâm và cư dân địa phương”
Philip Kotler.
Marketing địa phương liên quan đến 3 nhóm chính:
SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Thứ nhất, khách hàng của địa phương. Khách hàng mục tiêu của một địa phương
có thể bao gồm các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà xuất khẩu,
tổng hành dinh của các công ty, khách du lịch, hội nghị và các chuyên viên.
Thứ hai là các yếu tố địa phương để marketing cho khách hàng. Các yếu tố này
có thể là cơ sở hạ tầng, con người, hình tượng và chất lượng cuộc sống, các đặc
trưng hấp dẫn của địa phương.
Cuối cùng là các nhà hoạch định địa phương. Nhóm các nhà hoạch định địa
phương có thể bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh, và công
dân tại địa phương đó. Những thành phần này tham gia vào việc hoạch định kế
hoạch marketing cho địa phương.
Tóm lại, marketing địa phương đã được Philip Kotler định nghóa như sau:

Marketing địa phương chiến lược nghóa là thiết kế một cộng đồng nhằm thỏa mãn
các nhu cầu của các cử tri chính của nó, marketing địa phương thành công khi các
công dân, công nhân và những hãng kinh doanh tìm thấy sự thỏa mãn từ cộng
đồng của họ, và khi những mong đợi của các du khách, nhà đầu tư được đáp ứng.
2.1.2 Bản chất của marketing địa phương.
Về bản chất, marketing địa phương không khác gì so với marketing doanh nghiệp
và cũng được thể hiện qua 4P sau đây:
Sản phẩm: thiết kế sự pha trộn thích hợp các đặc điểm cộng đồng và dịch vụ của
địa phương.
Giá cả: đưa ra các ưu đãi hấp dẫn cho những người mua tiềm năng và người sử
dụng hàng hóa cũng như dịch vụ của địa phương
Phân phối: phân phối các sản phẩm và dịch vụ của địa phương theo một cách
hiệu quả và dễ dàng đến tay người sử dụng.
Chiêu thị: quảng bá các giá trị và hình ảnh của địa phương để cho người sử dụng
tiềm năng nhận thức một cách đầy đủ về các lợi thế khác biệt của địa phương.
SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

2.1.3 Thị trường mục tiêu của một địa phương
Một địa phương có thể cố gắng thu hút trong bốn nhóm thị trường chủ yếu:
(1): các nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh, (2): khách du lịch, hội nghị, (3): cư
dân và lao động, (4): các nhà xuất khẩu
Thị trường thứ nhất là các nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh:
Các địa phương tìm kiếm thu hút những doanh nghiệp và công nghiệp mới để tạo

ra việc làm cho công dân của mình và tạo ngân sách cho địa phương
Có nhiều cách thức mà các địa phương sử dụng để thu hút đầu tư về cho địa
phương của mình như: tổ chức các hội thảo về đầu tư, thành lập các tổ chức xúc
tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá các chính sách, chương trình khuyến khích đầu
tư như miễn thuế, dịch vụ miễn phí. Tuy nhiên mỗi quốc gia hay mỗi địa phương
đều có những chính sách thu hút đầu tư khác nhau tùy thuộc vào những mục tiêu
ưu tiên của địa phương đó. Có địa phương thu hút đầu tư vào ngành này nhưng lại
hạn chế ngành khác. Thí dụ, nếu địa phương muốn giải quyết nạn thất nghiệp gia
tăng thì chính sách thu hút đầu tư vào các ngành nghề cần lực lượng lao động cao
như ngành dệt, may... Nhưng nếu địa phương cần phát triển công nghệ hiện đại
tin học, công nghệ sinh học… thì lại kích thích thu hút các ngành thuộc lónh vực
này.
Thị trường khách du lịch và hội nghị bao gồm hai nhóm lớn là: khách kinh doanh
và không kinh doanh. Các khách kinh doanh đến địa phương để tham dự các cuộc
hội họp hay hội chợ, xem xét một thị trường hay mua bán kinh doanh. Du khách
không kinh doanh bao gồm khách du lịch, những người muốn tham quan địa
phương và thăm viếng gia đình hay bạn bè.
Hầu hết, các địa phương thu hút du khách bằng cách thiết lập các văn phòng du
lịch và hội chợ, các văn phòng xúc tiến du lịch.

SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Nhóm thị trường quan trọng tiếp theo cho địa phương là cư dân và lao động. Mỗi

địa phương có thể gia tăng số lượng công nhân không chuyên môn, một số địa
phương với dân số cao tuổi như Thụy Điển đã cố gắng thu hút hay gìn giữ các
công dân trẻ cho cộng đồng. Mặt khác, một số địa phương quá hấp dẫn đến mức
tràn ngập các dân nhập cư mới và lực lượng lao động và đã không đủ cơ sở vật
chất cho những cư dân mới. Một số địa phương đã phát động chính sách không
phát triển hay không marketing nhằm giới hạn phát triển dân số. Vì vậy, khi các
thành phố thực hiện chính sách thu hút các cư dân hay công nhân cụ thể, cần phải
phát triển chính sách khích lệ phù hợp.
Thị trường mục tiêu thứ tư cho đại phương là xuất khẩu. Xuất khẩu là ngành
huyết mạch của các thành phố kiêm quốc gia như Singapore, Hồng Kông, nơi tài
nguyên thiên nhiên quá giới hạn để sản xuất ra mọi thứ hay lực lượng cư dân quá
ít không thể nào tiêu thụ hết sản phẩm và dịch vụ họ làm ra. Các nước đang phát
triển ngày nay thường tập trung vào chiến lược xuất khẩu đi liền với chiến lược
thay thế hàng nhập khẩu.
Các địa phương tìm cách thúc đẩy xuất khẩu thông qua các chính sách ưu đãi
xuất khẩu, các tổ chức hổ trợ, xúc tiến xuất khẩu. Cơ quan xúc tiến xuất khẩu của
chính phủ có thể hổ trợ bằng nhiều cách: cơ quan này có thể trợ giá cho doanh
nghiệp địa phương và các phương thức bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra,
còn thể bảo trợ các chương trình đào tạo, hổ trợ kỹ thuật. Địa phương còn thể lập
ra bộ phận đối ngoại để nâng cao uy tín địa phương với thị trường xuất kẩu mục
tiêu. Cơ quan xúc tiến chính phủ còn có thể tài trợ các hội chợ triển lãm thương
mại cho các sản phẩm của địa phương, mở văn phòng giao dịch nước ngoài và
đưa cán bộ lãnh đạo công ty đi tham quan thương mại mở rộng quan hệ và tìm
kiếm đơn đặt hàng.
2.2 Qui trình marketing địa phương
SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 16



Luận văn tốt nghiệp cao học

GVHD: GS-TS Hồ Đức Hùng

Qui trình marketing địa phương có thể được chia thành 5 bước cơ bản sau:
• Đánh giá tình hình hiện tại của địa phương
• Xác định tầm nhìn chiến lược và mục tiêu của địa phương
• Xây dựng chiến lược địa phương để đạt được mục tiêu đề ra
• Hoạch định chương trình thực hiện chiến lược marketing cho địa phương
• Thưc hiện và kiểm soát quá trình marketing.
Để thực hiện qui trình marketing hiệu quả, nhà marketing cần phải có nhiều dạng
thông tin khác nhau, như thông tin về khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh
tranh. Vì vậy, các nhà marketing cần phải thực hiện các dự án nghiên cứu thị
trường thích hợp để thu thập thông tin cần thiết với độ tin cậy cao.
2.2.1 Đánh giá hiện trạng của địa phương
Thực chất của công việc này là phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu cũng như cơ hội và đe dọa đối với địa phương. Khảo sát nhu cầu cũng như
mức độ thỏa mãn của các nhà đầu tư đối với địa phương, từ đó, tạo cơ sở cho việc
xây dựng một tương lai đầy hấp dẫn cho địa phương. Để thực hiện việc đánh giá
địa phương, nhà marketing cần phải:
• Thiết lập các đặc trưng hấp dẫn cho địa phương
• Nhận dạng các địa phương cạnh tranh chính với đại phương mình.
• Xây dựng ma trận SWOT
• Đánh giá môi trường đầu tư của địa phương thông qua việc đánh giá sự
thỏa mãn của các nhà đầu tư.
• Xác định các vấn đề cốt lõi cần giải quyết.
a/ Xác định các đặc điểm kinh tế và nhân khẩu
Các đặc trưng về kinh tế, địa lý nhân khẩu như dân số, sức mua, thị trường bất
động sản, thị trường sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, chất


SVTH: Phan Ngọc Liêm

Trang 17


×