Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.75 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chiến lược mở cửa dần nền kinh tế để đưa nước ta theo kịp với sự
phát triển chung của thế giới là một trong những chính sách được Đảng và
nhà nứơc ta vô cùng coi trọng. Một trong những nội dung quan trọng của
chiến lược này đó là chủ chương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên là để giải quyết nạn
khan hiếm về vốn đầu tư cho sự phát triển xã hội. Một đất nước không thể
nào phát triển được nếu không có vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Hơn nữa
đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nguồn vốn
trong nứơc còn hạn chế vì vậy chúng ta lại càng cần đến sự giúp đỡ về vốn
của các nhà đầu tư nứơc ngoài. Ngoài việc giải quyết nạn khan hiếm về vốn
thì nó còn nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Trong thời đại hiện nay, nước ta kém các nước khác về máy móc, khoa học
công nghệ một khoảng cách khá xa, có nứơc ta còn kém họ đến hàng trăm
năm. Vì vậy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cung cấp cho
nền kinh tế nứơc nhà máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất
nhiều mặt hàng có chất lượng kỹ thuật cao, góp phần phát triển nền kinh tế
đất nước, tạo nền tảng để nước ta có thể tiến nhanh quá trình công nghiệp
hoá-hiện đại hoá, và có đủ khả năng, sức mạnh để vươn xa khẳng định
mình trên trường quốc tế.
Thực hiện chủ trương trên, tháng 12 năm 1987 nhà nước ta đã
chính thức ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Trong
suốt thời gian từ đó đến nay thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã
đáp ứng được một số mục tiêu mà chúng ta đề ra song nó lại đặt ra cho
chúng ta nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Do vậy chúng ta cần thiết phải
đánh giá và nhìn nhận lại thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để từ
đó tìm ra hướng giải quyết có hiệu quả nhất để thúc đẩy việc thu hút đầu tư,
nâng cao chất lượng nguồn đầu tư. Em chọn đề tài “ Thực trạng và một số
1
giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” nhằm để
cho chính bản thân em cũng như mọi người hiểu hơn về thực trạng của


nước ta hiện nay để có những hành động cho phù hợp với yêu cầu của đất
nước.
1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân
hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,
kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ
sở sản xuất kinh doanh này.
-Tổ chức thương mại quốc tế đưa ra định nghĩa sau: Đầu tư trực tiếp
nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
trường hợp đó nhà đầu tư được gọi là “ công ty mẹ” và các tài sản được gọi
là công ty con hay chi nhánh công ty

2.Vai trò của FDI đối với Việt Nam
Thực tiễn hoạt động đầu tư quốc tế cũng như ở Việt Nam cho thấy
nguồn FDI có vai trò hết sức quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư chủ
yếu là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Một đặc điểm phổ biến của các nứơc đang phát triển là tỷ lệ tiết kiệm
ngoại tệ thấp và thiếu ngoại tệ. Do vậy các nước không chỉ trông chờ vào
nguồn vốn trong nước để thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá mà phải
tìm kiếm sự bổ sung từ bên ngoài. Hàng năm FDI cung cấp một lượng vốn
đáng kể cho các nước đang phát triển. Việt Nam cũng là một trong những
nước nhận được nguồn đầu tư đáng kể này.
2
FDI hấp dẫn các quốc gia đang phát triển vì các nước này có thể tiếp
nhận công nghệ tiên tiến hiện đại. Điều này rất quan trọng trong việc hiện
đại hoá công nghệ của đất nước.Thêm vào đó, FDI góp phần phát triển

nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới cho các nước nhận đầu tư,
nâng cao mức sống cho người lao động. Mặt khác, các dự án của FDI cũng
có những yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động do đó buộc chúng ta
phải nâng cao trình độ lao động để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của
công việc. Khi người lao động được làm việc trong một môi trường đòi hỏi
sự cố gắng cao cũng sẽ giúp cho người lao động trở lên năng động và sáng
tạo hơn trong công việc.Hơn thế nữa, các dự án FDI cũng thu hút một lực
lượng lao động lớn , góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động.
Ở Việt Nam, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài đựơc ban hành và thực
hiện, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được Đảng và nhà nước ta
khẳng định là một bộ phận cấu thành quan trọng của nên kinh tế thị trường
định hướng XHCN, góp phần thúc đẩy sự phát triển các nguồn lực trong
nứơc
Có rất nhiều nhân tố thúc đẩy đầu trực tiếp nước ngoài:
+Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
+ Chu kỳ sản phẩm
+ Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
+ Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
+ Khai thác về chuyên gia và công nghệ
+ Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
3. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam:
3.1: Tình hình thu hút FDI:
Kể từ khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành(1980) đến
hết ngày 28/2/2006 Việt Nam đã thu hút trên 6090 dự án( còn hiệu lực với
mức vốn đăng ký đạt hơn 52,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 28 tỷ
3
USD). Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trở thành một thành
phần kinh tế trong hệ thống kinh tế quốc dân.

Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một bộ phận hữu cơ
năng động của nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng
quan trọng trong nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp 27% kim
ngạch xuất khẩu ( không kể dầu khí), 33% giá trị sản xuất công nghiệp,
22% vốn đầu tư xã hội và hơn 14% GDP cả nứơc, tạo thêm việc làm cho
hơn 80 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác.
Khu vực FDI đã làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá cho thị trường,
giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá thiết yếu, góp phần làm bình ổn thị
trường, nâng cao đời sống xã hội. Mức đóng góp của khu vực đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào thu ngân sách nhà nước ngày càng tăng về giá trị tuyệt
đối và giá trị tương đối, tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách,
giảm bội chi. Trong thời gian vừa qua, dòng ngoại tệ vào Việt Nam thông
qua FDI vẫn cao hơn rất nhiều so với ngoại tệ từ Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài. Cộng thêm việc mở rộng nguồn thu gián tiếp từ FDI ( qua khách
tham quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tiền cho thuê đất, tiền lương cho lao
động thuộc khu vực đầu tư nước ngoài…) đã góp phần cải thiện cán cân
thanh toán của đất nước.
Mặc dù phần lớn doanh nghiệp FDI đang trong thời kỳ hưởng ưu đãi
về thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng nguồn thu ngân sách từ khu vực FDI
liên tục tăng, tính bình quân chiếm từ 7-8% nguồn ngân sách( nếu tính cả
dầu thì chiếm 30%).
Chỉ tính riêng trong 5 năm gần đây(2001-2005), các dự án đầu tư
nước ngoài đã đạt doanh thu khoảng 74,061 tỷ USD. Xuất khẩu của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân trên 20%/năm, đã làm cho
tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước
tăng liên tục trong các năm qua. So sánh giá trị xuất khẩu và đóng góp
4
GDP như trên với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội mới thấy hết
hiệu quả của khu vực kinh tế có vốn đầu nước ngoài. Chính vì vậy cần phải
khuyến khích các dự án đầu tư nước ngoài hoàn thành và đưa vào sử dụng

vì những dự án này sẽ mang lại lợi ích lớn về kinh tế cho đất nước,đẩy
mạnh chuyển giao công nghệ, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại
hoá.
Hiện nay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động rất có
hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Chỉ trong năm 2005 đã đạt được tổng doanh thu khoảng 18 tỷ USD( không
kể dầu khí), ngang năm 2004. Hơn nữa cả vốn và lao động đều được bổ
sung đáng kể. Năm 2005, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài đã thực hiện
6,338 tỷ USD vốn đầu tư, tăng trên 50% so với năm 2004.
Nhờ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh được phát triển cao hơn mà
trong năm 2005 chủ đầu tư của 607 dự án trong khu vực đầu tư nước ngoài
đã đề nghị và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho tăng thêm
vốn đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động với tổng vốn đầu tư tăng thêm
2,070 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Điều đó cho thấy nhiều nhà đầu
tư nứơc ngoài muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Theo báo cáo của bộ kế hoạch và đầu tư, trong tháng 5/2007, cả nước
đã thu hút thêm hơn 2,412 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bao gồm cả
vốn bổ sung dự án cũ. Trong đó riêng phần mới cấp giấy phép có 281 dự
án, tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, tăng 8,5% về số dự án, 19,5% về vốn
so với cùng kỳ năm trứơc. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 74,3%
số dự án và 66,1% tổng vốn đăng ký cấp mới. Lĩnh vực dịch vụ chiếm
21,1% và 33,4%, phần còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, thuỷ hải sản.
Trong số các dự án mới cấp phép, không chỉ có một số dự án có quy mô
đầu tư lớn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ cao như tập đoàn
Intel 605 triệu USD, công ty Tây Hồ Tây 314 triệu USD, Winvest
Investment 300 triệu USD…FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp
5
của cả nước ( so với năm 1994) tăng từ 28,9% lên gần 30,3%. Đồng thời tỷ
trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nứơc tăng từ 32,76% lên
35,77%. Mặt khác tổng số lao động trực tiếp trong khu vực FDI tăng từ

819.000 người( cuối tháng 5/2005) đến 1.057.000 người hiện nay.
Năm 2006 đánh dấu bước phát triển ngoạn mục của FDI vào Việt
Nam. Cả nước có 833 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký là 7838 triệu
USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2362 triệu USD, gộp lại là 10,2 tỷ USD.
Đây là năm có vốn đầu tư cao nhất trong gần 2 thập kỷ vừa qua
Ta có bảng sau:
Năm Số dự án
Vốn đăng ký
triệu USD
1998 275 3897,0
1999 311 1568,0
2000 371 2012,4
2001
2002
2003
2004
2005 798
2006 833 7838
Bảng 1: Số dự án FDI được cấp giấy phép từ 1998-2006
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài có xu hướng tăng rất nhanh cả số dự án lẫn số vốn đăng ký. Điều này
cho ta thấy đựơc các nhà đầu tư nước ngoài đang rất tin tưởng vào môi
trường đầu tư ở Việt Nam và chúng ta cũng rất tin tưởng rằng nước Việt
Nam sẽ vững bước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Xu thế đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong những năm gần đây
3.2.1 Sức hút của các vùng kinh tế trọng điểm ở nứơc ta:
Kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997, xu hướng dòng vốn FDI
vào Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Các vùng trọng điểm kinh
tế vẫn là đầu tàu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm động lực
phát triển kinh tế của nước ta, tạo sức lan toả của đầu tư nước ngoài sang

6
các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Riêng năm 2005(20/12/2005) trong
tổng số 798 dự án được cấp giấy phép (ngoại trừ một dự án dầu khí ngoài
khơi) thì được thực hiện ở trên 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Dẫn đầu Hồ Chí Minh với 243 dự án; Bình Dương 140 dự án; Đồng Nai có
87 dự án; Tây Ninh với 26 dự án. Tại khu vực phía Bắc có Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên trong đó Hà Nội có 103 dự án;
Vĩnh Phúc: 24 dự án; Hải Phòng: 21 dự án. Các tỉnh khó khăn cũng thu hút
được các dự án đầu tư như Lào Cai 5 dự án; Cao Bằng 3 dự án; Đắc Nông
2 dự án; ;Yên Bái 2 dự án.
Với môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài đã hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển,
thể hiện ở các chỉ tiêu vốn thực hiện, doanh thu, xuất khẩu, nộp chính sách
nhà nước tăng.
Chất lượng các dự án và các dự án phát triển vốn năm 2005 có chuyển
biến tích cực, thu hút được một số dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ
tiên tiến như xây dựng hệ thống điện thoại di động CDMA, dự án đầu tư
phát triển như nghiên cứu phát triển và sản xuất mô tơ chính xác cao của
tập đoàn NIDEC. Ngày càng có nhiều dự án của tập đoàn đa quốc gia quay
trở lại mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Đến nay 95 công ty đa quốc gia đầu
tư vào hơn 230 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký ( kể cả phát
triển vốn) là 10,6 tỷ USD. Hầu hết các công ty nói trên đều đầu tư vào dự
án có quy mô lớn ( trên 45 triệu USD/ 1 dự án). Hoa Kỳ là nước có nguồn
vốn đầu tư thực hiện ở Việt Nam nhiều nhất. Năm 2000 là 196 triệu USD;
năm 2001 là 258 triệu USD; năm 2002 là 169 triệu USD; năm 2003 là 449
triệu USD; năm 2004 là 531 triệu USD.
Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm
chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế nên chính phủ ta đã có những
chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng
có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy vậy

7
cho đến nay vốn nước ngoài vẫn được đầu tư chủ yếu vào các địa bàn có
điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế xã hội. Ngoài
ra việc thu hút FDI theo vùng lãnh thổ nhằm kết hợp với việc khai thác các
tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao. Đây cũng là một vấn đề cần
được Đảng và nhà nước ta quan tâm hơn nữa.
3.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành
Cơ cấu đầu tư ở nước ta trong những năm gần đây có sự chuyển biến
theo hướng tăng tỷ trọng trong lĩnh vực dịch vụ. Riêng năm 2005, số dự án
đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ cấp mới là 193 dự án chiếm 24,19%
với tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD và 50 dự án tăng vốn chiếm 9,77% với
tổng vốn tăng thêm gần 228 triệu USD. Tỷ trọng đầu tư vào ngành công
nghiệp vẫn cao. Các ngành nông, lâm nghiệp có số dự án lớn nhưng vốn
thấp hơn chứng tỏ quy mô dự án ở các lĩnh vực này tương đối nhỏ. Nguyên
nhân của xu hướng chững lại trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực
nông- lâm nghiệp là do đây là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, thời gian thu hồi
vốn dài, trình độ quản lý dự án còn nhiều hạn chế.Cũng trong lĩnh vực này
các dự án nước ngoài lại tập trung ở các vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó 15 tỉnh thuộc trung
du và miền núi phía Bắc, tuy vẫn là những địa bàn có nhiều tiềm năng mở
rộng và phát triển nông- lâm nghiệp và có nhu cầu lớn về thu hút đầu tư,
nhưng do điều kiện khó khăn nên hầu như có rất ít các dự án đầu tư nước
ngoài nào vào lĩnh vực nông- lâm nghiệp ở các vùng này.
Vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành như trên là tương đối phù hợp
với chỉ số cơ cấu hiện đại, công nghiệp hoá: Công nghiệp, dịch vụ, nông
nghiệp. Tuy vậy trong điều kiện của nước ta hiện nay, với đặc trưng của
một nền kinh tế trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang là một trong những
thế mạnh thì tình hình thu hút FDI vào Việt Nam vào lĩnh vực này như hiện
nay còn chưa tương xứng so với mong muốn và mục tiêu mà chúng ta đặt
ra. Sở dĩ như vậy là vì nông nghiệp là một trong những lĩnh vực mà đang

8

×