BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
ĐINH THỊ NHÀN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội, 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
ĐINH THỊ NHÀN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS NGUYỄN HỮU ĐẠT
Hà Nội, 2010
Lời cam đoan
Em xin cam đoan, luận văn này là sản phẩm trí tuệ của em, toàn bộ nội
dung trong luận văn hoàn toàn trung thực và được lấy từ trường Đại học Sao
Đỏ. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến tính trung
thực của luận văn này.
Hà Nội, tháng ......năm 2010
Nguời cam đoan
Đinh Thị Nhµn
Mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giảng
viên cao đẳng, đại học
1
4
1.1.Các đặc điểm đào tạo cao đẳng, đại học
4
1.2. Các đặc điểm lao động của giảng viên cao đẳng, đại học
7
1.3. Phương pháp đánh giá chung kết định lượng chất lượng của
đội ngũ giảng viên cao đẳng, đại học
1.3.1. Đánh giá chất lượng được đào tạo của đội ngũ giảng viên
1.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ giảng
viên
1.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo
1.4. Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng của
một đội ngũ giảng viên cao đẳng, đại học.
1.4.1. Mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu và mức độ hợp
lý của tiêu chuẩn và quy trình tuyển dụng
1.4.2. Mức độ hợp lý của việc phân công giảng dạy
1.4.3. Mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích đóng
góp của giảng viên cao đẳng, đại học
1.4.4. Mức độ hấp dẫn của chính sách đÃi ngộ giảng viên cao đẳng,
13
15
16
19
22
22
25
26
27
đại học
1.4.5. Mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ và chất lượng của nội
dung chương trình, phương pháp đào tạo nâng cao trình độ
29
cho giảng viên cao đẳng, đại học.
Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ
giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
2.1. Đặc điểm sản phẩm- khách hàng, đặc điểm công nghệ và
kết quả đào tạo của trường Đại Học Sao Đỏ
32
32
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm khách hàng của trường Đại Học Sao Đỏ
32
2.1.2. Đặc điểm công nghệ đào tạo của trường Đại Học Sao Đỏ
36
2.1.3. Kết quả đào tạo của trường Đại Học Sao Đỏ
37
2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của
Trường Đại Học Sao Đỏ.
2.2.1. Đánh giá chất lượng được đào tạo của đội ngũ giảng viên
trường Đại Học Sao Đỏ
2.2.2. Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ giảng viên trường
Đại Học Sao Đỏ
2.2.3. Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại Học Sao Đỏ
2.2.4. Kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ
giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
2.3. Những nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ giảng viên
trường Đại Học Sao Đỏ chưa cao.
2.3.1. Về mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu, mức độ
hợp lý của công tác tuyển dụng giảng viên
2.3.2. Mức độ hợp lý của việc phân công giảng dạy
2.3.3. Về mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích đóng
góp của giảng viên
38
38
45
51
54
57
57
62
64
2.3.4. Về mức độ hấp dẫn của chính sách đÃi ngộ giảng viên
65
2.3.5. Về mức hộ hợp lý của chính sách hỗ trợ, chất lượng của nội
70
dung và phương pháp đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng
viên
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
3.1. Những sức ép đối với sự phát triển của trường đại học Sao
Đỏ đến năm 2015
3.2. Giải pháp 1:Đổi mới công tác tuyển dụng và chính sách đÃi
ngộ giảng viên Trường Đại Học Sao Đỏ đến năm 2015
3.2.1. Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên Trường Đại Học Sao
Đỏ đến năm 2015
3.2.2. Đổi mới chính sách đÃi ngộ giảng viên Trường Đại Học Sao
Đỏ đến năm 2015
3.3. Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ, chương trình và
phương pháp đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên
đến năm 2015
3.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ giảng viên
Trường Đại Học Sao Đỏ đến năm 2015
3.3.2. Xác định chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ
giảng viên Trường Đại Học Sao Đỏ đến năm 2015
3.3.3. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nâng cao trình độ
đội ngũ giảng viên Trường Đại Học Sao Đỏ đến năm 2015.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
77
77
77
81
93
96
96
99
103
109
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
HS-SV :
NCKH:
GD&ĐT:
GV:
PPDH:
BHXH:
BHYT:
Học sinh, sinh viên
Nghiên cứu khoa học
Giáo dục và đào tạo
Giảng viên
Phương pháp dạy học
Bảo hiểm xà hội
Bảo hiểm y tế
Danh mục sơ đồ và bảng biểu
STT
Nội dung
A
Danh mục sơ đồ
1
2
3
4
5
B
1
2
C
1
2
3
4
5
6
7
8
Sơ đồ 1.1: Quan niệm về chất lượng đào tạo
Sơ đồ 1.2. Quá trình tuyển dụng lao động trong tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trường Đại học Sao Đỏ
Sơ đồ 2.2: Quy trình phân công giảng dạy của giảng viên trường
Đại Học Sao Đỏ
Sơ đồ 3.1: Quy trình tuyển dụng giảng viên
Trang
13
24
34
63
82
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ so sánh trình độ giảng viên trường Đại Học
Sao Đỏ và Đại Học Công Nghiệp Hà Nội (Theo cơ cấu tỷ trọng)
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ so sánh trình độ giảng viên trường Đại Học
Sao Đỏ và Đại Học Công Nghiệp Hà Nội (Theo cơ cấu số lượng)
44
44
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1. Đánh giá chất lượng đội ngũ người lao động theo trình
độ được đào tạo
Bảng 1.2: Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường
Bảng 1.3. Tổng hợp điều tra chất lượng đào tạo của nhà trường
Bảng 1.4. Đánh giá chung kết định lượng chất lượng của đội ngũ
giảng viên cao đẳng, đại học
Bảng 1.5. Xếp loại chất lượng một đội ngũ giảng viên trong nhà
trường
Bảng 1.6. Kết quả tổng hợp thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ giảng viên
Bảng 2.1. Bảng quy mô đào tạo của nhà trường
(từ năm 2006-2009)
Bảng 2.2. Bảng tình hình được đào tạo của đội ngũ giảng viên
15
20
21
21
22
30
36
39
9
10
11
trường Đại Học Sao Đỏ (tính đến 31 tháng 12 năm 2009)
Bảng 2.3. Bảng thực trạng trình độ được đào tạo giảng viên
trường Đại Học Sao Đỏ
Bảng 2.4. Bảng so sánh về trình độ giảng viên của trường Đại
Học Sao Đỏ và Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Bảng 2.5. Bảng đánh giá kết quả phân loại giảng viên hàng năm
trường Đại Học Sao Đỏ
42
43
51
12
Bảng 2.6. Bảng tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường Đại
Học Sao Đỏ (năm 2008-2009)
53
13
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp điều tra chất lượng đào tạo của nhà
trường
54
14
Bảng 2.8. Bảng đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại
Học Sao Đỏ theo các tiêu chí chất lượng
57
Bảng 2.9. Bảng thể hiện tiêu chuẩn ngạch giảng viên
Bảng 2.10: Bảng tỷ lệ số lượng học sinh, sinh viên/ giảng viên
58
15
16
17
18
Bảng 2.11. Bảng thu nhập bình quân tháng
Bảng 2.12. Kết quả tổng hợp các chính sách đÃi ngộ đối với đội
ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
61
65
67
19
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp kết quả đào tạo theo hình thức đào tạo
năm 2008-2009
72
20
Bảng 2.14: Kết quả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ( từ
năm 2007 đến năm 2009)
73
21
Bảng 2.15. Bảng kết quả tổng hợp các chỉ số của của chính sách
hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên trường
Đại Học Sao Đỏ
76
22
Bảng 3.1. Bảng tiêu chuẩn tuyển dụng cho giảng viên hướng dẫn
thực hành thí nghiệm
85
23
Bảng 3.2. Bảng tiêu chuẩn tuyển dụng cho giảng viên lý thuyết
86
24
Bảng 3.3.Tổng tiền, suất hỗ trợ đào tạo trong năm học 2009,2010,2015
106
25
Bảng 3.4. Bảng đánh giá thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên
107
1
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài luận văn:
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 Đảng ta đà chỉ rõ:
Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xà hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững. Đánh giá vai trò của nguồn lực con người, Đảng và Nhà nước ta
luôn nhận thức được rằng: Chất lượng của nguồn lực con người sẽ quyết
định sự phát triển đi lên của một quốc gia. Trong nghị quyết đại hội Đảng
lần thứ IX đà khẳng định: Để đáp ứng yêu cầu về con người, nguồn nhân lực
là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.
Trong những năm qua, bên cạnh sự chú trọng vào một số các lĩnh vực
then chốt như chính trị, công nghiệp, dịch vụĐảng và nhà nước ta vẫn coi
trọng phát triển về giáo dục và đào tạo mà một trong những đội ngũ góp phần
quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp giáo dục chính là đội ngũ giảng
viên.
Ngh quyt Hi ngh Ban chp hành Trung ương 2 khố VIII đã xác
định “§ội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được xem là lực
lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan
trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục”. Do vậy, muốn
phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây
dựng và phỏt trin i ng giỏo viờn.
Trường Đại học Sao Đỏ là một trong những trường thuộc Bộ Công
Thương trong thời gian gần đây có số lượng đội ngũ giảng viên tăng lên đáng
kể. Đội ngũ giảng viên của trường đà góp phần to lớn vào việc đào tạo và bồi
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (khoá 2008-2010)
2
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
dưỡng lớp học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp đổi mới đất
nước. Phần lớn các giảng viên trong trường đều có phẩm chất đạo đức tốt,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trước
yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới thì đội ngũ giảng viên của
trường vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập như số lượng giảng viên còn thiếu, cơ
cấu giảng viên còn mất cân đối, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
giảng viên chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh
tế, xà hội Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường trong những năm tiếp
theo, một trong các điều kiện quan trọng là phải nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên của nhà trường.
Chính vì những lý do trên, cùng với sự giúp đỡ của GS. TS Nguyễn
Hữu Đạt, tôi đà lựa chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sao Đỏ nhằm giúp nhà trường có
thêm một số định hướng mới đối với đội ngũ giảng viên trong thời gian tiếp
theo.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề chủ yếu về chất
lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sao Đỏ. Đưa ra thực trạng và đánh
giá đồng thời đề xuất một số các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sao Đỏ.
3. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm các nội dung
sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng của đội ngũ giảng viên cao
đẳng, đại học
Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên
trường Đại học Sao Đỏ.
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (kho¸ 2008-2010)
3
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên trường Đại học Sao Đỏ đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu bao
gồm các phương pháp như:
* Phương pháp phân tích tổng hợp
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
* Phương pháp khảo sát
* Phương pháp thống kê toán học
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (khoá 2008-2010)
4
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
Chương 1
Cơ sở lý luận về chất lượng của đội ngũ giảng
viên cao đẳng, đại học
1.1. Các đặc điểm hoạt động đào tạo cao đẳng, đại học
1.1.1. Đối tượng và mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo là mô hình về Mẫu người của một ngành học mà
một trường cao đẳng hay đại học đào tạo. Mục tiêu đào tạo được thông qua trở
thành quy định bắt buộc phải phấn đấu để đạt được của công tác đào tạo, nó
trở thành cơ sở pháp lý của nhà nước để các trường cao đẳng, đại học thực
hiện quản lý chất lượng đạt kết quả đào tạo.
Nghị quyết 142 của Bộ chính trị đà nêu: Đối với từng loại cán bộ
được đào tạo, phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nhiệm vụ và vị trí
công tác của họ sau này. Trong các trường cao đẳng và đại học hiện nay
luôn phải xác định được mục tiêu đào tạo của trường mình:
Với học viên là cử nhân, các trường luôn phải xác định họ cần gì và
phải tạo nền móng gì cho họ?
Với học viên là những người đà có kinh nghiệm thì các trường cao
đẳng, đại học phải cố gắng giải quyết được những thắc mắc thực tế của họ,
biết vận dụng từ lý thut sang thùc tÕ sao cho hỵp lý trong khuôn khổ môn
học, chuyên đề và khả năng cho phép.
Với học viên đi học bồi dưỡng hay học chuyên đề họ đa phần là những
cán bộ chủ chốt, cán bộ nguồn thì làm sao giảng dạy phải gắn liền với thực
tiễn, bài giảng phong phú và khai thác được sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,
sau đó giảng viên sẽ tổng kết và đưa ra lý luận chung nhất và phù hợp.
Mục tiêu đào tạo là thước đo chính xác nhất kết quả nỗ lực của các bộ
phận, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời đó cũng là
thước đo đúng đắn đánh giá sự cố gắng học tập, rèn luyện của học viên trong
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (khoá 2008-2010)
5
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
quá trình được đào tạo tại trường. Hay nói khác đi, mục tiêu đào tạo là cái
đích, có tác dụng chi phối toàn bộ nội dung, chương trình, phương pháp giảng
dậy...trên cơ sở đó phải xác định được mục tiêu cho từng đối tượng một cách
cụ thể, nhất là sau khi tốt nghiệp học viên- sinh viên sẽ làm việc tại đâu và làm
gì? Có như vậy, mới đảm bảo mục tiêu đào tạo phù hợp với khả năng của học
viên và yêu cầu của thị trường.
1.1.2. Chương trình đào tạo đại học, cao đẳng
Cốt lõi của mỗi quy trình đào tạo là chương trình đào tạo. Chương trình
đào tạo phải được xây dựng chi tiết cho từng ngành học, số lượng và tên các
môn học, nội dung chương trình và thời gian cho từng môn học và cho cả khoá
học. Như vậy, chương trình đào tạo là văn bản mang tính cương lĩnh cho quá
trình đào tạo. Nghĩa là sau mỗi khoá học, người học được trang bị những kiến
thức, kỹ năng gì hoặc hình thành những phẩm chất gì? Vì vậy, nội dung
chương trình đào tạo phải đảm bảo yêu cầu về tính thiết thực, tính hệ thống,
tính hiện đại và phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, phương pháp đào tạo...thì
mới góp phần hình thành lên chất lượng sản phẩm đào tạo. Các nội dung trên
thường được sắp xếp thành các môn học, mỗi môn học thường tương ứng với
một môn khoa học.
Các môn học ở các trường cao đẳng và đại học thường được chia thành:
*Môn cơ bản: Là những môn học mà tất cả hay hầu hết các ngành học
đều phải học và thường với nội dung, khối lượng như nhau hay cơ bản như
nhau. Những môn học này có tác dụng hình thành ở người học các hiểu biết,
năng lực và phẩm chất cho mọi người có trình độ cao đẳng, đại học, bất kể
người đó làm công tác gì.
*Các môn cơ sở: là những môn cung cấp những nội dung là nền tảng
khoa học cho chuyên ngành đào tạo.
*Các môn học chuyên ngành: là những môn cung cấp những nội dung
trực tiếp hình thành những hiểu biết, năng lực và phẩm chất thuộc về các công
việc chuyên môn của những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (khoá 2008-2010)
6
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
1.1.3. Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên
Đối với Giáo dục- Đào tạo, đội ngũ giảng viên là lực lượng chính thực
hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Điều 14 Luật giáo dục ở
nước ta ghi nhận: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm giáo
dục- đào tạo.
Để giáo dục- đào tạo có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi giảng viên và cán bộ quản lý không
chỉ có khả năng mà còn có lòng nhiệt tình, phẩm chất đạo đức....Muốn vậy,
đòi hỏi từ khâu ban đầu, việc lựa chọn đội ngũ giảng viên đến việc đưa ra các
chính sách đào tạo liên tục cho giảng viên, cũng như các cán bộ quản lý đào
tạo phải thật sự chặt chẽ và tinh tế thì mới có hiệu quả cao.
Đặc biệt cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đủ về số
lượng, hợp lý về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng, có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm giỏi. Đây cũng là nhiệm
vụ cần thiết của các trường cao đẳng và đại học hiện nay.
Trên thực tế, tại các trường cao đẳng và đại học đòi hỏi giảng viên không
những phải có trình độ mà còn phải có kỹ năng phương pháp giảng dạy phù
hợp với đối tượng học viên. Học viên tiếp thu được, hăng hái, tích cực trong
quá trình học là giảng viên đà rất thành công.
Công tác nghiên cứu khoa học là vô cùng quan trọng phải được tất cả
giảng viên trong trường tích cực tham gia nghiên cứu. Coi nghiên cứu là nơi
giảng viên cã thĨ häc hái kiÕn thøc, trao ®ỉi kinh nghiƯm với các đồng nghiệp
và đặc biệt nâng cao trình độ chuyên môn. Chất lượng giảng viên trong các
trường cao đẳng và đại học là sự phản ánh trực tiếp của chất lượng giáo dục
bởi lẽ: Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (kho¸ 2008-2010)
7
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
1.2. Các đặc điểm lao động của giảng viên cao đẳng, đại học
1.2.1. Đặc điểm của lao động kỹ thuật
Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập đầy thử thách với những cạnh
tranh gay gắt, đòi hỏi ngành giáo dục cũng cần phải đổi mới về trình độ lao
động kỹ thuật. Trong quá trình đổi mới và lộ trình hội nhập, mỗi giảng viên
cần phải tăng cường việc học tập, vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh và thức rõ phong cách nhà giáo của mình thông qua các đặc điểm
như:
- Tác phong công nghiệp:
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tác phong
công nghiệp trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân
cách cho người lao động.
- Tính kỷ luật trong lao động:
Người giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học phải có tính kỷ luật
lao động cao thể hiện ở kế hoạch giảng dạy, làm việc
Tính kỷ luật của người thầy còn thể hiện ở sự nghiêm túc ngay cả khi
hướng dẫn thực hành, thực hiện các quy trình, quy phạm, thao tác nghề nghiệp
một cách chuẩn mực. Đây được coi là một trong những đức tính rất cần thiết của
bất kỳ một người giảng viên nào.
1.2.2. Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người
Trong xà hội, nghề dạy học được hình thành sớm nhất. Nó ra đời khi
nền sản xuất xà hội phát triển đến một trình độ nhất định. Trong quá trình sản
xuất người ta cần truyền lại cho nhau những kinh nghiệm đấu tranh với thiên
nhiên có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất cho xà hội.
Mới đầu ở mức
thấp, người ta có thể truyền đạt một cách trực tiếp thành quả lao động tập thể,
người này theo kinh nghiệm của người khác. Nhưng khi kinh nghiệm đÃ
phong phú theo sự phát triển của sản xuất thì truyền đạt phải đòi hỏi đến vai
trò của người trung gian. Đó là người thầy giáo. Như vậy nghề dạy học gắn
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (khoá 2008-2010)
8
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
chặt với lao ®éng s¶n xt x· héi, cã quan hƯ trùc tiÕp đối với người khác, góp
phần hình thành phẩm chất năng lực của con người.
Vì đối tượng quan hệ trực tiếp với con người, nên đòi hỏi người hoạt
động trong nghề đó cần phải có những yêu cầu nhất định trong quan hệ giữa
con người với con người, chẳng hạn như sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự
đối xử công bằng, thái độ ân cần lịch sự, tế nhị là những nét tính cách
không thể thiếu được loại hình nghề nghiệp này.
Cũng là đối tượng quan hệ trực tiếp với con người, nhưng con người với
tư cách là thầy giáo không hoàn toàn giống với con người trong các quan hệ
của người thầy thuốc hay hướng dẫn viên du lịch. Đó là con người đang trong
thời kỳ chuẩn bị, đang ở tuổi bình minh của cuộc đời. XÃ hội tương lai mạnh
hay yếu, phát triển hay trì trệ, tùy thuộc vào nội dung và chất lượng của thời
kỳ chuẩn bị này. Thực chất nội dung của thời kỳ chuẩn bị này là hình thành
những phẩm chất, năng lực của con người mới đáp ứng yếu cầu của xà hội
đang phát triển. Hoạt động chính của người thầy giáo là tổ chức và điều khiển
con người lĩnh hội, tiếp thu và phát triển những kinh nghiệm, những tinh hoa
mà loài người đà tích lũy được và biến chúng trở thành những nét nhân cách
của chính mình. Chính vì thế mà không ai trong xà hội có thể thay thế được
chức năng của người thầy giáo. Xuất phát từ đặc điểm này, cho nên có nhiều ý
kiến cho rằng nghề thầy giáo là nghề có ý nghĩa chính trị, kinh tế to lớn cho
sự tiến bộ xà hội.
1.2.3. Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình
Lao động của người giáo viên, lao động sư phạm là loại hình lao động
đặc biệt. Hiểu được loại lao động này, chúng ta mới có được những quyết định
quản lý thích hợp. Bất cứ lao động nào cũng có ba khâu: sử dụng công cụ lao
động, tác động lên đối tượng lao động và tiêu phí sức lao động.
Đối tượng lao động của người giáo viên là con người, là thế hệ trẻ đang
lớn lên cùng với nhân cách của nó. Đối tượng này không phải là vật vô tri vô
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (khoá 2008-2010)
9
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
giác như tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ hồ hay khúc gỗ
của người thợ mộc....mà là một con người nhạy cảm với tác động của môi
trường bên ngoài theo hướng tích cực và tiêu cực. Như vậy người giáo viên
phải lựa chọn và gia công lại những tác ®éng x· héi vµ tri thøc loµi ngêi b»ng
lao ®éng sư phạm của mình nhằm hình thành con người đáp ứng yêu cầu của
xà hội. Đối tượng đó vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Tác động đến đối
tượng đó không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như nhau. Hiệu quả đó
cũng không tỷ lệ thuận với số lần tác động. Do đó, trong tay người giáo viên
phải có vô số phương án để tác động đến đối tượng, không thể rập khuôn máy
móc như lao động khác. Bản thân đối tượng lao động đà quyết định tính đặc
thù của lao động sư phạm, của nghề dạy học.
Trong dạy học, thầy giáo dùng nhân cách của chính mình để tác động
vào học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế
hệ trẻ, là lòng yêu nghề, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp,
là lối sống, cách sử sự và kỹ năng giao tiếp của thầy giáo. Hơn nữa nghề đào
tạo con người lại là nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ
phẩm, chứ không nói gì đến phế phẩm như ở một nghề khác. Nhân cách của con
người là cái đáng quý mà không gì có thể so sánh được. Vì công cụ chủ yếu của
lao động người thầy giáo là bản thân người thầy, là nhân cách của chính mình,
cho nên lao động dạy học đòi hỏi những yêu cầu về phẩm chất và năng lực rất
cao. Như vậy, muốn làm một người thầy tốt thì trước hết cần phải sống một cuộc
sống chân chính, vẹn toàn, nhưng đồng thời phải có ý thức và kỹ năng tự hoàn
thiện mình. Tâm hồn của người thầy được bồi bổ rất nhiều để sau đó có khả năng
truyền lại gấp bội cho thế hệ học sinh. Người thầy một mặt là cống hiến, mặt
khác là thấm hút mọi tinh hoa của dân tộc và thời đại, của cuộc sống và của khoa
học, sau đó cống hiến những tinh hoa này cho thế hệ học sinh, sinh viên.
Kết quả lao động sư phạm cũng có nhiều điểm đặc biệt. Các loại lao động
khác khi kết thúc quá trình lao động thì thu được sản phẩm. Còn quá trình lao
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (kho¸ 2008-2010)
10
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
động của người giáo viên chưa thể kết thúc khi sản phẩm của họ ra đời. Hiệu quả
lao động của người giáo viên sống mÃi trong nhân cách của người được học đào
tạo nên lao động sư phạm vừa mang tính tập thể rất sâu, vừa mang dấu ấn cá
nhân rất đậm. Vì vậy nó đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao và sự am hiểu
nghề nghiệp nhất định. Tính nghề nghiệp là một đòi hỏi đồng thời cũng tạo ra
điều kiện để người giáo viên tự rèn luyện mình. Chính thế nâng cao toàn bộ
phẩm chất của người giáo viên là một yêu cầu tất yếu khách quan của xà hội như
Mác nói: Bản thân giáo dục cũng phải được giáo dục. Có điều kiện là một mặt,
mặt khác đòi hỏi người giáo viên phải có sự nỗ lực chủ quan trong rèn luyện.
Điều kiện hoàn cảnh ở đây do bản thân nghề nghiệp và xà hội tạo ra. Vì vậy,
để làm tròn nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xà hội một mặt
đòi hỏi người giáo viên phải rèn luyện nhân cách, mặt khác phải quan tâm tạo
điều kiện thuận lợi để cho người giáo viên tự rèn luyện mình thành người có đầy
đủ nhân cách để cống hiến công sức một cách xứng đáng.
1.2.4. Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xà hội
Để tồn tại và phát triển, xà hội loài người phải sản xuất và tái sản xuất của
cải vật chất và của cải tinh thần. Để tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần cần đến
sức lao động. Sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần ở
trong con người, trong nhân cách sinh động của cá nhân cần phải có để sản xuất ra
sản phẩm vật chất hay tinh thần có ích cho xà hội. Cho nên chức năng của giáo
dục chính là bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở trong con người và thầy giáo là
lực lượng chủ yếu tạo ra sức lao động xà hội đó.
Những sức mạnh tinh thần đó là truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên
cường; là tình yêu thương đồng bào, đồng loại; là đức tính cần cù, sáng tạo; là
tri thức và năng lực để làm chủ thiên nhiên, xà hội và bản thân; là lòng yêu lao
động, lao động có tổ chức, có kỹ thuật và năng suất cao.
Giáo dục tạo ra sức mạnh đó không phải ở dạng đơn giản, cũng không
phải là một vốn bốn lÃi, mà có lúc tạo ra những hiệu quả không lường. Có lẽ
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (kho¸ 2008-2010)
11
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
đây là lý do mà người ta cho rằng đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư có lÃi
nhất, sáng suốt nhất. Trong một cuộc hội thảo nọ, khi bàn về sự giàu có của
một đất nước, có nhiều ý kiến nêu ra những căn cứ khác nhau. Có người cho
rằng dựa vào tài nguyên như dầu mỏ, kim cương, vàng có ý kiến khác cho
rằng lấy số lượng chuyên gia làm căn cứ. Nhưng trong số những ý kiến nêu ra
thì ý kiến cho rằng dựa vào trình độ dân trí của người lao động là có căn cứ
nhất. Họ lập luận rằng chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật lần thứ hai. Do dặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật này mà ngày càng dẫn đến sự thay đổi vị trí của người lao động sản xuất.
Nếu như trước đây người lao động dùng năng lượng cơ bắp để gia công tạo ra
vật phẩm cho xà hội thì ngày nay vị trí đó được thay thế dần bằng máy móc và
như vậy người lao động từ vị trí là người lao động gia công, nay vị trí là người
chỉ huy gia công. Công việc chính của họ là dùng năng lượng thần kinh để
bấm nút, để lập chương trình cho máy móc gia công tạo ra sản phẩm cho xÃ
hội. Nói cách khác họ lao động chủ yếu bằng sức mạnh tinh thần, sức mạnh trí
tuệ. Không chối cÃi gì, nhà trường, thầy giáo là nơi, là người tạo ra sức mạnh
đó theo phương pháp tái sản xuất mở rộng.
1.2.5. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính sáng tạo và tính nghệ thuật cao
Ai có ở trong nghề thầy giáo, ai có làm việc đầy đủ tinh thần, trách
nhiệm, với lương tâm nghề nghiệp cao thượng thì mới cảm thấy lao động
không đóng khung trong một giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường. Dạy học
sinh biết cách giải một bài toán, đặt một câu đúng ngữ pháp, làm một thí
nghiệm không phải khó nhưng dạy sao cho nó biết con đường đi đến chân
lý, nắm được phương pháp phát triển trí tuệmới là công việc đích thực của
người thầy giáo. Thực hiện công việc dạy học theo tinh thần đó, rõ ràng đòi
hỏi người thầy giáo phải dựa trên những nền tảng khoa học giáo dục và có
những kỹ năng sử dụng chúng vào từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng
với từng cá nhân sinh động.
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (kho¸ 2008-2010)
12
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
Quan niệm công việc của nhà giáo như vậy và yêu cầu người thầy giáo thực
hiện chức năng xà hội của mình theo yêu cầu đó thì công việc của họ đòi hỏi tính
khoa học cao và tính khoa học cao đến mức khi thể hiện nó như một người thợ cả lành
nghề, một nghệ sỹ, một nhà thơ của quá trình sư phạm.
1.2.6. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
Lao động trí óc có hai điểm nổi bật:
- Phải có một thời kỳ khởi động (như là lấy đà trong thể thao) nghĩa là
thời kỳ để cho lao động đi vào nề nếp, tạo ra hiệu quả. Người công nhân đứng
máy sau một phút, có khi sau một giây là đà có thể cho ra sản phẩm. Khác với
người công nhân, người lao động trí óc trăn trở đêm ngày, có khi trăn trở hàng
tháng cũng không chắc cho ra sản phẩm gì. Lao động của nhà giáo cũng có
tính chất như vậy, nhất là khi phải giải quyết một tình huống sư phạm phức tạp
và quyết định.
- Có quán tính của trí tuệ. Thầy giáo ra khỏi lớp có khi còn miên man
suy nghĩ về cách chứng minh một định lý, suy nghÜ vỊ mét trêng hỵp chËm
hiĨu cđa häc sinh, phán đoán về một sự ngập ngừng biểu hiện trong sự dập
xóa ở bài làm của các em
Do những đặc ®iĨm cđa lao ®éng trÝ ãc chuyªn nghiƯp trªn, cho nên
công việc của người thầy giáo không hẳn đóng khung trong không gian (lớp
học), thời gian (tám giờ vàng ngọc) xác định, mà ở khối lượng, chất lượng và
tính sáng tạo của công việc. Công việc tìm tòi một luận chứng, cách giải một
bài toán, xác định một biện pháp sư phạm cụ thể trong một hòan cảnh sư
phạm nhất định.
Tóm lại, thông qua những đặc điểm lao động của người thầy giáo,
chúng ta thấy đặt ra nhiều đòi hỏi trong phẩm chất và năng lực của người thầy
giáo, càng minh chứng tính khách quan trong yêu cầu đối với nhân cách nhà
giáo. Nhưng mặt khác nó cũng đặt ra cho xà hội phải giành cho nhà giáo một
vị trí tinh thần và sự ưu đÃi vật chất xứng đáng như LêNin đà từng mong ước
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (kho¸ 2008-2010)
13
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
chúng ta phải làm cho giáo viên ở nước ta có một địa vị mà từ trước đến nay
họ chưa bao giờ có.
1.3. Phương pháp đánh giá chung kết định lượng chất lượng của một đội
ngũ giảng viên cao đẳng, đại học:
Chất lượng đào tạo của đội ngũ giảng viên là sự sống còn và phát triển
của mỗi nhà trường, là một vấn đề luôn được toàn xà hội quan tâm. Bởi lẽ chất
lượng được đào tạo của mỗi giảng viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển của mỗi sinh viên, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xà hội.
Hiện nay còn có các cách hiểu khác nhau về khái niệm chất lượng đào
tạo; Chất lượng được dùng chung cho cả hai quan điểm: chất lượng tuyệt
đối và chất lượng tương đối.
Nhu cầu xà hội
Kết quả đào tạo phù hợp nhu cầu
sử dụng
Đạt chất lượng ngoài
Kết quả đào tạo
Mục tiêu đào tạo
Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu
đào tạo
Đạt chất lượng trong
Sơ đồ 1.1. Quan niệm về chất lượng đào tạo
Mỗi cơ sở đào tạo (nhà trường) luôn có một nhiệm vụ được uỷ thác,
nhiệm vụ này thường do các chủ sở hữu quy định, điều này chi phối mọi hoạt
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (khoá 2008-2010)
14
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
động của nhà trường. Từ nhiệm vụ được uỷ thác này, nhà trường xác định các
mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xà hội để
đạt được chất lượng bên ngoài đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được
hướng vào nhằm đạt được chất lượng bên trong
Hiện nay thuật ngữ chất lượng đào tạo được đánh giá bằng nhiều
phương pháp khác nhau:
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu
đào tạo đà đề ra đối với một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, Lâm
Quang Thiệp- Đại học Quốc Gia Hà Nội)
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua phẩm chất, giá trị nhân cách
và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương
ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể (Trần
Khánh Đức- Viện nghiên cứu giáo dục)
- Chất lượng đào tạo được đánh giá qua việc thực hiện các mục tiêu
giáo dục (Lê Đức Phúc Viện khoa học giáo dục).
- Chất lượng đào tạo được đánh giá thông qua trình độ đội ngũ giảng
viên. Hiện nay tiêu chuẩn này vô cùng quan trọng đặc biệt khi tuyển dụng đầu
vào. Nếu đầu vào mà chúng ta tuyển chọn được đội ngũ giảng viên có trình độ
cao, giỏi về chuyên môn và các điều kiện khác đáp ứng được yêu cầu đặt ra là
rất tốt. Từ xuất phát điểm cao cho đội ngũ giảng viên sẽ giúp cho trường có
điều kiện nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu và cho ra lò những sản
phẩm có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Như vậy chất lượng đào tạo là mức độ phù hợp, mức độ đáp ứng mục
tiêu đà được đề ra của một chương trình đào tạo, nó bao gåm nhiÒu lÜnh vùc
nh:
- PhÈm chÊt x· héi nghÒ nghiệp (đạo đức, ý thức, trách nhiệm, uy tín)
- Các chỉ số về sức khỏe, tâm lý, sinh học...
- Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (kho¸ 2008-2010)
15
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ
- Năng lực hành nghề (cơ bản và thực tiễn).
- Khả năng thích ứng với thị trường lao động.
Khi đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên, có thể sử dụng các phương
pháp như:
1.3.1. Đánh giá chất lượng được đào tạo của đội ngũ giảng viên
Việc đánh giá chất lượng một đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng,
đại học chính là việc so sánh, phân tích khả năng hiện có so với những yêu
cầu đặt ra từ thực tế công việc của giảng viên, tìm ra nguyên nhân hạn chế để
đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội giảng viên trong nhà trường.
Việc đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên phải dựa trên quan điểm toàn
diện.
Hiện nay ở các trường cao đẳng, đại học nhìn chung chất lượng được
đào tạo của giảng viên là tương đối tốt. Rất nhiều giảng viên đà tự trang bị cho
mình kiến thức và trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng sư phạm tốt
và phong cách nhà giáo mẫu mựclà một trong những tấm gương cho các thế
hệ học sinh. Nhiều thầy cô giáo là các giáo sư, tiến sỹ ở các trường đại học và
cao đẳngngoài việc giảng dạy trên lớp vẫn miệt mài tham gia nghiên cứu
khoa học, biên soạn giáo trình và học tập phương pháp dạy học hiện đại nhằm
truyền đạt cho sinh viên những kiến thức mới và bổ ích. Trong các trường cao
đẳng, đại học hiện nay, nhiều thầy cô được phong tặng nhà giáo nhân dân, nhà
giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua hoặc được phong tặng danh hiệu giáo viên dạy
giỏi nhiều năm liềnĐây có thể coi là những con người có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của thế hệ trẻ, của nhà trường và của quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh đó chât lượng được đào tạo của một bộ phận đội
ngũ giảng viên cao đẳng, đại học còn tồn tại một số yếu kém như: chất lượng
giảng dạy còn chưa đạt yêu cầu, đặc biệt trong việc gắn dạy học với nghiên
cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Nội dung chương trình, phương pháp giảng
dạy chậm đổi mới. Trình độ đào tạo chưa theo kịp với phát triển khoa công
Đinh Thị Nhàn
Cao học QTKD (khoá 2008-2010)