Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận Văn Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN NGỌC CƯỜNG

XÂY DỰNG Ý THỨC TỰ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HÙNG VƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn: TS. Đoàn Thị Minh Oanh

Hà nội - 2007


MỤC LỤC
Mở đầu ................................................................................................................ 3
Chƣơng 1. Vai trò của tự giáo dục trong giáo dục đại học............................. 11
1.1. Tự giáo dục và nội dung của tự giáo dục trong giáo dục đại học.................. 11
1.1.1. Giáo dục và tự giáo dục - nhìn từ góc độ triết học .................................... 11
1.1.2. Nội dung của tự giáo dục trong giáo dục đại học ...................................... 20
1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu của việc xây dựng ý thức tự giáo dục trong
giáo dục đại học hiện nay ......................................................................... 26
1.2.1. Tầm quan trọng của ý thức tự giáo dục trong giáo dục đại học hiện nay ... 26
1.2.2. Một số yêu cầu cơ bản của việc xây dựng ý thức tự giáo dục trong giáo
dục đại học ở nước ta hiện nay ................................................................. 30
Chƣơng 2. Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trƣờng Đại học
Hùng Vƣơng hiện nay - thực trạng và giải pháp .................................. 38
2.1. Thực trạng ý thức tự giáo dục của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương
và các vấn đề đặt ra .................................................................................. 38
2.1.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ và Trường Đại học Hùng Vương .................... 38


2.1.2. Thực trạng xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học
Hùng Vương những năm qua (2003 đến 2007) ......................................... 41
2.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao ý thức tự giáo dục cho sinh viên
Trường Đại học Hùng Vương hiện nay (Làm lại giải pháp: 3)
2.2.1. Tích cực đổi mới có hiệu quả cách học ở đại học: Tự học của sinh viên ... 74
2.2.2. Tăng cường các biện pháp giáo dục nội khóa, ngoại khóa thông qua các
môn học ................................................................................................... 80
2.2.3. Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học tiến quân
vào khoa học cơng nghệ, xung kích đi đầu xây dựng xã hội học tập ......... 83
2.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng phong trào tuổi trẻ thi đua
tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ................................................. 84
2.2.5. Đổi mới phương pháp dạy học - áp dụng yếu tố tích cực của phương
thức đào tạo theo tín chỉ ........................................................................... 85
Kết luận............................................................................................................. 89
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 91

1


BẢNG QUY ƢỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CĐ:

Cao đẳng

CĐSP:

Cao đẳng sư phạm

CTCT:


Cơng tác chính trị

GDCD:

Giáo dục cơng dân

KTDN:

Kế toán doanh nghiệp

QTKD:

Quản trị kinh doanh

PPDH:

Phương pháp dạy học

SPKT:

Sư phạm kỹ thuật

SP:

Sư phạm

TCCB:

Tổ chức cán bộ


TDTT:

Thể dục thể thao

TNCS HCM:

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

VHVN:

Văn hóa văn nghệ

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là đầu tư cho
sự phát triển, giáo dục và đào tạo phải hướng tới đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi
của thực tiễn cách mạng.
Thực tiễn cách mạng địi hỏi cần phải có những con người phát triển tồn
diện, vừa có đức vừa có tài, vừa "hồng" vừa "chuyên". Đó là những người có lập
trường chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có lý tưởng sống
cao đẹp, có hiểu biết về khoa học cơng nghệ, có tư duy khoa học, sáng tạo.
Những phẩm chất đó là kết quả của q trình giáo dục, trong đó tự giáo dục có ý
nghĩa quyết định.
Hiện nay, đất nước ta đang “chuyển mình” mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội và hội nhập với mức độ ngày càng sâu rộng, tốc độ ngày
càng nhanh vào đời sống quốc tế, đặc biệt về kinh tế, thì những tác động của xã

hội ta, của quốc tế vào mỗi cá nhân, nhất là lớp trẻ cũng rất mạnh mẽ. Việc giáo
dục nhân cách cho tầng lớp thanh niên sinh viên hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề
phức tạp. Sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc đòi hỏi ở họ phải rèn luyện tài
năng và đạo đức để tiếp nhận được nhiều nhất, đúng đắn nhất những điều kiện
mà dân tộc và nhân loại, lịch sử và thời đại đã tạo nên. Trọng trách này trước hết
thuộc về nền giáo dục nước nhà và địi hỏi thanh niên sinh viên phải có khả năng
tự giáo dục cao.
Lâu nay trong xã hội ta, sự chuyển biến rất chậm chạp trong quan niệm về
dạy chữ và dạy người, học chữ và học làm người đã ảnh hưởng lớn tới động thái
dạy học và học tập, tới kết quả của quá trình giáo dục. Đời sống hiện nay địi hỏi
sự thích ứng của mỗi cá nhân với tốc độ phát triển rất cao của xã hội đã làm cho
vấn đề tự giáo dục, tự rèn luyện trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

3


Là giảng viên trường Đại học Hùng Vương trước hết tơi quan tâm đến
sinh viên của mình và trăn trở về kết quả giáo dục, làm sao sau khi rời ghế nhà
trường, các em vững vàng trong cuộc sống, lập thân, lập nghiệp. Chính vì vậy,
tơi chọn vấn đề: Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học
Hùng Vương hiện nay làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng tự giáo dục đã xuất hiện rất sớm trong tiến trình phát triển của
xã hội loài người. Các triết gia cổ đại đã nhận ra tiềm năng sáng tạo của nhân
loại ngay trong mỗi con người. Về sau, những nhà tư tưởng vĩ đại như
J.J.Rousscau, L.Tolstoi, A.X. Macarencơ, M.Gorki,... đều có những ý tưởng
muốn đánh thức tiềm năng sáng tạo, ý thức tự chủ của người học và đặt ra những
yêu cầu cao đối với việc học tập nói chung, trong đó có tự học.
Vấn đề tự giáo dục đã được đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu, kể
cả trong một số giáo trình “Giáo dục học” và ở một số bài viết chuyên đề hội

thảo... Tuy vậy, nhìn chung các tác giả mới dừng lại ở sự chỉ dẫn, khuyến cáo,
nhắc nhở... và chủ yếu là bàn về vấn đề tự học của sinh viên - một nội dung
không thể thiếu được trong q trình giáo dục nói chung và vấn đề ý thức tự giáo
dục của sinh viên nói riêng.
Trong tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học,
cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở" của GS. TS. Vũ Văn Tảo đã nêu lại
triết lý giáo dục của thế kỷ XXI (theo J. Delors, UNESCO, 1996.), đó là:
1/ Học suốt đời (lifelong learning). Năng lực học suốt đời nhờ vào học
cách học
2/ Bốn trụ cột của giáo dục:
* Học để biết (cốt lõi là hiểu)
* Học để làm (trên cơ sở hiểu)
* Học để cùng sống với nhau (trên cơ sở hiểu nhau)

4


* Học để làm người (trên cơ sở hiểu bản thân)
3/ Xây dựng một xã hội học tập (learning society)
Học thường xuyên học, suốt đời, đào tạo liên tục.
Những vấn đề trên đã gợi ý đến vấn đề tự giáo dục mà trước tiên là vấn đề
tự học.
Vấn đề tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu ở Việt Nam đã được nhiều tác
giả nói đến trong các cơng trình của mình. Trong bài viết "Khơi dậy tiềm năng
về khả năng tự giáo dục, tự đào tạo, tự học của sinh viên" GS.TS. Nguyễn Cảnh
Toàn đã viết: "Làm giáo dục mà khởi động được tiềm năng về khả năng tự giáo
dục, tự đào tạo, tự học là cách làm giáo dục có hiệu quả và rất kinh tế vì người
học sẽ tự lo được rất nhiều, giảm đi biết bao nhiêu công sức, tiền của đầu tư của
xã hội, của nhà nước. Nó cho phép thực hiện khẩu hiệu "Học, học nữa, học mãi"
vì khơng ai ngồi mãi trên ghế nhà trường được nhưng lại phải học suốt đời, học

liên tục. Nó cũng cho phép thực hiện khẩu hiệu" Học mọi lúc, học mọi nơi, học ở
mọi người" mà những người quen học thụ động, ỷ lại, bỏ phí đi rất nhiều dịp để
học như học lúc đi chơi, lúc lên giường đi ngủ, học ở đứa trẻ mới lên ba...” [39].
Khi "Dự báo về một số đặc điểm tương lai của giáo dục đầu thế kỷ 21"
[2], tác giả Nguyễn Hữu Châu đã cho rằng, nội dung của môn học khơng cịn là
hệ thống kiến thức ổn định và bất biến, tuyệt đối khách quan nữa; mục tiêu của
môn học cũng khơng cịn hồn tồn như dự định trước, mà đã trở thành q trình
thầy trị cùng tìm tịi kiến thức mới. Các thầy giáo từ chỗ giảng dạy, hành nghề
truyền thống trở thành người hợp tác để làm cho học sinh tiến vào xã hội tương
lai. Điều đó, địi hỏi học sinh khơng ngừng tự học để thích ứng được với các yêu
cầu của xã hội.
Phát huy vai trị của người học, đề cao nhu cầu lợi ích của họ, thúc đẩy họ
tự lực tìm tịi nghiên cứu, GS Trần Bá Hoành nhấn mạnh tới việc "Lấy học sinh
làm trung tâm" của quá trình dạy học (Trần Bá Hồnh - Vị trí của tự học, tự đào
tạo trong quá trình dạy học, giáo dục đào tạo - tạp chí nghiên cứu giáo dục.
Tháng 7 năm 1998). Đặc biệt để người học có thể chiếm lĩnh được tri thức và có

5


phương pháp tư duy để có thể tự học suốt đời, PGS Nguyễn Như Ý cho rằng:
"Cần chuyển cách dạy và học đơn thoại sang cách dạy và học đối thoại" [46].
Luận bàn về phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng và hiệu quả tự
học, tự đào tạo của người học, GS Lê Khánh Bằng cho rằng cần thực hiện tốt
quan điểm B.V.T (Bản thân, Việt Nam, Thế giới) trong dạy học. Đó là phát huy
cao độ sức mạnh tiềm năng vật chất, tinh thần và tâm linh của bản thân người
học (B) với sự hỗ trợ ít nhiều của thầy và bạn trên cơ sở kết hợp truyền thống
kinh nghiệm, sức mạnh giáo dục của dân tộc Việt Nam (V) với tinh hoa và sức
mạnh giáo dục của nhân loại, thế giới và thời đại (T) để có thể trở thành những
con người năng động và sáng tạo mang đậm bản sắc dân tộc, thời đại, cá nhân,

hết sức tự tin vào bản thân, có sức đề kháng cao, biết tự khẳng định mình, nhưng
ln khiêm tốn, biết cùng chung sống [1].
Đánh giá về vai trò hoạt động tự học của người học, GS. Phan Trọng Luận
cho rằng tự học chính là: "Một khâu đột phá chất lượng đào tạo" hiện nay [27].
Trong tác phẩm "Tự học - Một tư tưởng lớn của Hồ Chủ tịch về dạy học".
Tác giả Nguyễn Hoàng Yến đã khái quát tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
tự học có thể quy thành các vấn đề cụ thể như sau:
1/ Một là, trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục
đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
2/ Hai là, phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời.
3/ Ba là, Muốn tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học
tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi
trở ngại.
4/ Phải triệt để tận dụng mọi hồn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức
để tự học.
5/ Học đến đâu, ra sức luyện tập, thực hành đến đó [47].
Trong bài viết: "Vận dụng tư tưởng tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học" - Tạp chí Giáo dục tháng 8 năm

6


2003, tác giả Nguyễn Văn Quang - Học viện Chính trị quân sự đã khái quát một
tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học: Một là: Người coi trọng: "Lấy
tự học làm cốt"; Hai là, người xác định động cơ, thái độ học tập là "học để làm
việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Đến tháng 5 năm 1950, Người nhắc lại: "Học để
sửa chữa tư tưởng, để tu dưỡng đạo đức cách mạng, để tin tưởng và học để hành"
[34, tr.500].
Theo nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề dạy học - giáo dục và sự phát triển

tâm lý: Khi khẳng định vai trò chủ đạo của giáo dục, dạy học đối với sự phát
triển tâm lý, chúng ta cần lưu ý: Tâm lý con người mang tính chủ thể, những tác
động của điều kiện bên ngồi ln ln bị khúc xạ thông qua kinh nghiệm sống
của con người. Do vậy, những học sinh khác nhau có thể có những thái độ khác
nhau trước cùng một yêu cầu của thầy, cô giáo.
Con người là chủ thể hoạt động, chủ thể trước những tác động của môi
trường. Do vậy, các tác động bên ngoài ảnh hưởng tâm lý con người một cách
gián tiếp thơng qua q trình tác động của con người trong mơi trường đó.
Hơn nữa, con người là một chủ thể tích cực có thể tự giáo dục thay đổi
được chính bản thân mình - con người có thể tự giáo dục (ở tuổi thanh, thiếu
niên tự ý thức phát triển mạnh mẽ, các em có thể tự giáo dục một cách có ý
thức)... nhưng q trình tự giáo dục của chủ thể không tách khỏi tác động của
môi trường. Nó được giáo dục, kích thích, hướng dẫn... diễn ra trong quá trình
chủ thể tác động qua lại với những người xung quanh.
Trong cuốn “Quy trình học tập và tự học” (cẩm nang cho học sinh, sinh
viên) tác giả Nguyễn Đình Xuân và các cộng sự đã khẳng định vấn đề tự giáo
dục, tự học thể hiện ở những phẩm chất tâm lý: Xu hướng học tập được kết tinh
và hứng thú ước mơ hoài bão, niềm tin và lý tưởng. Chúng sẽ là ngọn đèn pha
soi rọi trong đêm tối, là chiếc la bàn chỉ phương hướng cho con người đi trên
biển cả và rừng rậm của cuộc đời. Nó có thể là đơi cánh chim nâng bổng các bạn
trẻ lên khơng gian hạnh phúc, nhưng cũng có thể là hòn đá tảng kéo thanh niên

7


xuống vũng bùn của cuộc đời. Khi con người có quan niệm đúng đắn về học tập
thì nó sẽ tạo ra động cơ thúc đẩy con người rất chăm chỉ, cần cù và kiên nhẫn
học tập, coi việc học tập, tiếp thu tri thức để lập thân lập nghiệp như cơm ăn,
nước uống hàng ngày [45].
Giáo dục, dạy học có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển. Nhưng mối

quan hệ giữa giáo dục, dạy học và phát triển là mối quan hệ biện chứng. Hai q
trình này khơng phải là hai quá trình diễn ra song song mà chúng thống nhất với
nhau, có tác động tương hỗ với nhau. Sự phát triển nhân cách con người chỉ có
thể diễn ra một cách thuận lợi trong những điều kiện của giáo dục và dạy học.
Nhưng để giữ vai trò chủ đạo, giáo dục và dạy học phải kích thích, dẫn dắt sự
phát triển chứ không chờ sự phát triển, tạo nên ở chủ thể quá trình giải quyết
mâu thuẫn liên tục để thúc đẩy sự phát triển. Vì thế, khả năng giáo dục và dạy
học rất rộng lớn, nhưng không vô hạn. Muốn phát triển nhân cách đúng đắn rất
cần có sự tự giáo dục của cá nhân chủ thể trong tất cả các thời kỳ cuộc đời.
Theo nhiều tác giả, chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và
chỉ khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo
dục thành quá trình tự giáo dục. Luật Giáo dục đã ghi rõ: "Phương pháp giáo dục
đại học phải coi trọng việc bồi đưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều
kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham
gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Như vậy, phương pháp dạy và học ở
các trường đại học, cần thực hiện theo ba định hướng:
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu;
- Tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo;
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, ứng dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những thành tựu lý luận đã đạt được
về ý thức tự giáo dục; qua tìm hiểu, khảo sát ý thức tự giáo dục của sinh viên
trường Đại học Hùng Vương, từ đó xác định những giải pháp cơ bản để xây

8


dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên trường Đại học Hùng Vương trong giai
đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nêu khái quát được vai trò của tự giáo dục và tầm quan trọng của việc
xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên hiện nay.
+ Làm rõ thực trạng và các nguyên nhân của thực trạng ý thức tự giáo dục
của sinh viên trường Đại học Hùng Vương.
+ Xác định những giải pháp cơ bản xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh
viên trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm và thực trạng giáo dục nói chung, về
ý thức tự giáo dục trong q trình giáo dục nói riêng.
* Phạm vi nghiên cứu: Quá trình giáo dục (giáo dục và tự giáo dục) ở
Trường Đại học Hùng Vương.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của đề tài: Luận văn cơ bản dựa vào những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn
đề giáo dục, tự giáo dục; kết hợp với việc tham khảo kết quả nghiên cứu đã được
công bố có liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận biện chứng duy vật và một
số phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, hệ
thống - cấu trúc, điều tra khảo sát, thống kê, so sánh... trong nghiên cứu và trình
bày.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ thực trạng và các nguyên nhân của thực trạng ý thức tự giáo dục
của sinh viên trường Đại học Hùng Vương hiện nay.
- Xác định những giải pháp cơ bản xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh
viên trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay.

9


- Làm tài liệu tham khảo cho việc xác định hệ thống giải pháp để nâng cao

hiệu quả giáo dục của trường Đại học Hùng Vương hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương
4 tiết.

10


Chƣơng 1
VAI TRÒ CỦA TỰ GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Tự giáo dục và nội dung của tự giáo dục trong giáo dục đại học
1.1.1. Giáo dục và tự giáo dục - nhìn từ góc độ triết học
Ngay từ thuở hoang sơ nhất của mình, khi cịn sống thành bầy, đàn trong
các khu rừng nhiệt đới hay trong các hang động, con người đã biết hợp tác với
nhau để chống lại thiên tai, thú dữ. Trong quá trình đó, con người từng bước tích
luỹ được những kinh nghiệm sống quý báu cho bản thân mình.
Để tồn tại và phát triển, con người từng bước ý thức được rằng: các thế hệ
đi trước, những người có nhiều thành cơng trong việc săn bắt hái lượm... cần phải
truyền đạt lại cho các thành viên khác, cho thế hệ mai sau những gì mà mình tích
luỹ được trong cuộc sống cộng đồng. Ngôn ngữ, những bức họa đơn sơ nhất được
kẻ, vẽ lên trên những phiến đá diễn tả lại hành động của con người trong quá trình
chinh phục giới tự nhiên hoang dã xuất hiện là sự biểu đạt ý tưởng đó của con
người.
Với sự xuất hiện của ngơn ngữ, của những bức tranh mộc mạc, đơn giản
ấy đã giúp cho các thành viên trong thị tộc, bộ lạc biết cách săn bắt, hái lượm,
biết cách làm hang động sao cho có hiệu quả nhất. Chính nhu cầu, khát vọng và
q trình truyền đạt những kinh nghiệm đó bằng hình ảnh, bằng ngôn ngữ thông
qua các lời khuyên bảo, dặn dị hay các truyền thuyết... là hình thức manh nha,
khởi nguyên cho hiện tượng "giáo dục" sau này.
Trong quá trình vận động của nền sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất ngày

càng phát triển, công cụ lao động từng bước được cải tiến, năng suất lao động
không ngừng được nâng lên, sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà cịn có dư
thừa. Những người trước đây do thị tộc, bộ lạc bầu ra để thực hành chức năng xã

11


hội, như các tù trưởng, tộc trưởng, các chỉ huy quân sự... bằng cách nào đó đã
hợp lại với nhau, chiếm lấy phần tạm gọi là "dư thừa" đó để trở thành những
người giàu có. Xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp.
Sự phân chia xã hội thành giai cấp là cột mốc đánh giá sự phát triển nhận
thức của con người. Với sự phát triển này, nhu cầu về sự hiểu biết để thích ứng
với xã hội cũng như khả năng truyền đạt kinh nghiệm cuộc sống (kinh nghiệm
lao động sản xuất, kinh nghiệm đấu tranh xã hội...) cũng theo đó mà tăng lên.
Đây chính là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy giáo dục phát triển.
Ngay từ thời kỳ cổ đại, khoảng 4.000-3.000 năm trước Công nguyên
(TCN), ở Ai Cập, Babilon, người ta đã mở trường dạy học để đào tạo tăng lữ.
Cách chúng ta hàng nghìn năm, ở Ấn Độ đã có nền giáo dục tu sĩ Balamôn. Bốn,
năm trăm năm trước Công nguyên, ở Hylạp cổ đại, giáo dục (đặc biệt là giáo dục
nhà trường, giáo dục thông qua dạy học) rất được chú ý. Platon (427-347 TCN)
đã thành lập "Viện Hàn lâm" (388-380 TCN) ở Aten. Đây được coi là trường đại
học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu và là một trung tâm triết học duy tâm chống lại
triết học duy vật của Đêmơcrít. Epiquya (342-271 TCN) - nhà triết học duy vật
và vô thần Hylạp cổ đại - vào tuổi 30 cũng từng mở trường tư để giảng dạy triết
học mà dòng chữ ghi ở cổng trường đã đi vào tâm khảm của nhiều thế hệ sau
ông: "Hỡi các du khách, đây là địa điểm tốt đẹp đối với các bạn. Hạnh phúc cao
nhất ở đây là niềm vui thú".
Ở phương Đơng, Khổng Tử (551-479 TCN) là người có nhiều đóng góp
trong giáo dục. Hồi bão lớn nhất của ơng là chính trị, nhưng thành cơng lớn
nhất của ơng lại là giáo dục. Vất vả 14 năm trời, đi qua 7 nước để làm chính trị,

nhưng rốt cuộc khơng ai dùng học thuyết chính trị - đạo đức của ơng. Cuối đời,
Khổng Tử trở về nước Lỗ dạy học. Tiếng tăm của Khổng Tử lan truyền khắp nơi
trong thiên hạ, học trị theo học ơng có tới hơn 3.000, trong đó có khoảng 70
người vào loại xuất sắc.

12


Với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có một nền
giáo dục khá phát triển và hình thành từ rất sớm từ các nền văn hoá bản địa, như:
Văn hoá Sơn Vi (cách đây khoảng từ 11.000 đến 30.000 năm), văn hố Hồ Bình
cách ngày nay khoảng 7.500 đến 17.000 năm, văn hoá Bắc Sơn (cách chúng ta
khoảng 10.000 năm)...
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu (ở Hà Nội) và năm năm
sau (1075) nhà Lý cho mở khoa thi Minh kinh bác học để tuyển dụng nhân tài.
Năm 1076, Quốc Tử Giám (Hà Nội) - trường đại học đầu tiên ở Việt Nam được
thành lập để đào tạo những người hiền tài cho đất nước [20, tr.22-23].
Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nền giáo dục Việt Nam
tiếp tục phát triển. Đó là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, xây dựng trên
nguyên tắc: dân tộc, hiện đại, khoa học và đại chúng. Nền giáo dục ấy đã đào tạo
được rất nhiều các thế hệ trí thức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Có thể nói, từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Đông đến phương Tây, nhân
loại luôn luôn quan tâm đến giáo dục (trước hết là con đường giáo dục thông qua
dạy học). Vậy, bản chất của giáo dục là gì, giáo dục thơng qua những con đường
nào, nó có đặc điểm gì... Đây là những vấn đề cịn có nhiều ý kiến khác nhau với
các cách tiếp cận khơng giống nhau.
Dưới góc độ triết học, giáo dục là một quá trình tác động từ bên ngoài vào
đối tượng giáo dục (sự tác động của tri thức, văn hố nhân loại...), thơng qua sự
tác động này, làm cho đối tượng biến đổi bản thân mình sao cho phù hợp với

chuẩn mực xã hội, với truyền thống dân tộc và yêu cầu thời đại.
Giáo dục là sự dẫn dắt của thế hệ đi trước đối với thế hệ sau, một sự dẫn
dắt có ý thức, có kế hoạch, có phương pháp. Thơng qua giáo dục, các thế hệ đi
sau có thể rút ngắn được thời gian tìm kiếm những tri thức mà các thế hệ đi trước
đã đạt được, trên cơ sở đó để phát triển lên.

13


Kết quả của giáo dục không thể không thông qua tự giáo dục của đối
tượng giáo dục và biểu hiện ở đối tượng giáo dục.
Tự giáo dục là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục; là hoạt động có
ý thức, có mục đích, có tính độc lập của cá nhân, xuất hiện nhờ sự tác động qua
lại giữa cá nhân với mơi trường sống, nhằm hình thành, phát triển và hồn thiện
nhân cách của mình. Trong q trình tự giáo dục, người được giáo dục hoạt động
với tư cách là chủ thể giáo dục. Tiền đề quan trọng của quá trình tự giáo dục là
sự hình thành tự ý thức. Yếu tố chủ đạo của nội dung tự giáo dục là những phẩm
chất ý chí và đạo đức. Các biện pháp phổ biến nhất để tự giáo dục là tự cam kết,
tự phân tích, tự kiểm tra và tự đánh giá. Phép biện chứng của sự điều khiển quá
trình tự giáo dục là biến những yêu cầu sư phạm từ bên ngoài thành những yêu
cầu của bản thân người được giáo dục: biến quá trình giáo dục thành quá trình tự
giáo dục.
Giữa giáo dục và tự giáo dục có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực
chất đây là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Trong giáo dục có tự giáo
dục. Tự giáo dục là bước phát triển tiếp theo, cao hơn và có ý nghĩa quyết định
đến kết quả của toàn bộ quá trình giáo dục. Tự giáo dục là mặt bên trong, nội
tâm của quá trình giáo dục do xã hội thực hiện đối với mỗi cá nhân.
Tự giáo dục biểu hiện tính tích cực của ý thức của khách thể được giáo
dục, là sự nội tâm hoá yêu cầu giáo dục của xã hội trong từng đối tượng giáo
dục, là cái "Tơi" của tơi tham gia vào sự hình thành bộ mặt tinh thần của tơi.

Nói đến tự giáo dục là người ta muốn nói đến tính tích cực chủ động, sáng
tạo của đối tượng được giáo dục. Là sự tự vượt qua những trở ngại trong quá
trình giáo dục để chiếm lĩnh những tri thức, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước
và của xã hội đương đại. Dưới góc độ triết học thì đây là quá trình "tự thân vận
động", quá trình "tự giải quyết mâu thuẫn", quá trình "tự phát triển"... của đối tượng được giáo dục.

14


Tự giáo dục trước hết là việc chấp nhận một cách có ý thức, một cách tự
nguyện các giá trị văn hoá mà nhân loại đã tạo lập nên. Các giá trị này được
truyền thụ trong quá trình giáo dục thơng qua các hình thức như : dạy học, các
phong trào hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt gia đình ...
Với tư cách là quá trình vận động "tự thân", một sự hướng nội, một sự
"phản tư" của con người về chính bản thân mình, là sự "chiến thắng" bản thân...
do đó "tự giáo dục" địi hỏi ở đối tượng giáo dục (ở đây là các sinh viên) phải có
ý chí, có nghị lực, có quyết tâm cao. Thực tiễn cho thấy, chiến thắng "lực cản",
“kẻ thù” bên ngồi đã khó, chiến thắng “lực cản”, “kẻ thù” bên trong lại càng
khó khăn hơn nhiều. Tại Lớp chỉnh Đảng Trung ương khố II (3/1953), Hồ Chí
Minh có nói: "Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Đế quốc bên ngồi
có thể dùng súng dùng đạn để đánh được. Kẻ địch trong người không thể dùng
lựu đạn mà ném vào được, nó vơ hình, vơ ảnh, khơng dàn ra thành trận, ln
ln lẩn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết
việc phải thì kiên quyết làm.
Làm khơng phải chuyện dễ. Nó khó như trèo núi, rất gay go và có khi
nguy hiểm là đằng khác".
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của
tự giáo dục "là tính năng động, là nguyện vọng tự giác phấn đấu để tự cải tạo
theo hướng tích cực, theo hướng hình thành hoặc củng cố các phẩm chất nhất
định của nhân cách và hoàn thiện nhân cách". Họ còn cho rằng: "Yếu tố tất yếu

của tự giáo dục là tự điều chỉnh, cũng như tự phê bình, là tinh thần không thoả
mãn với kết quả đạt được và cầu tiến bộ" [26, tr.206].
Từ góc độ triết học, chúng ta có thể thấy vấn đề căn bản của tự giáo dục là
vấn đề tự ý thức của nhân cách, của đối tượng (khách thể) giáo dục. Tính "tự ý
thức" này càng cao bao nhiêu thì ý thức "tự giáo dục" càng cao bấy nhiêu. Sẽ

15


khơng có mâu thuẫn giữa "tự ý thức" với "tự giáo dục"; giữa tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của ý thức với "tự giáo dục".
Ngay từ thời cổ đại, mặc dù đứng trên quan điểm duy tâm, nhưng nhà triết
học Hylạp cổ đại Xơcrát (Socrate 469-399 TCN) đã có sự luận giải khá sâu sắc
về "tự giáo dục" với luận điểm nổi tiếng: "Con người hãy nhận thức chính
mình". Con người phải suy ngẫm về mình, phải biết thế nào là "đức hạnh". Để có
"đức hạnh, con người cần phải có tri thức, phải tự tìm tịi, học hỏi”. Theo ông
nhận thức chân lý, tri thức là nền tảng của đức hạnh. Ơng nói: "Chỉ mỗi điều
thiện đó là tri thức, và mỗi điều ác đó là sự dốt nát". Với ông, "dốt nát", kém
hiểu biết, thiếu tri thức là "ác". Từ đó, ơng đi đến tuyệt đối hố vai trị của tri
thức - con đường đưa ơng tới chủ nghĩa duy tâm.
Ở phương Đông, Khổng Tử cũng là một trong những người đề cao vấn đề
"tự giáo dục" - cái mà ông gọi là "tu thân". Để xứng đáng là người thay trời trị
dân, để cho hợp với "danh" (chính danh), Khổng Tử khuyên các vua chúa và
những người có trọng trách trước hết phải tự sửa mình, phải "tự trách mình",
phải tự học tập, có như vậy mới có thể cai quản được thiên hạ. Ơng nói: "Mọi vật
đã xét kỹ sau tri thức mới xác đáng; tri thức đã xác đáng thì sau cái ý mới chân
thành; cái ý đã chân thành thì sau cái tâm mới chính; cái tâm đã chính thì sau cái
thân mới được sửa; cái thân đã sửa thì sau nhà mới tề; nhà đã tề thì sau nước mới
trị; nước đã trị thì sau thiên hạ mới bình. Từ thiên tử cho tới thứ nhân đều phải
lấy sự sửa mình làm gốc, gốc loạn mà ngọn trị là điều chưa hề có; cái gốc mình

đáng hậu mà lại bạc, cái ngọn mình đáng bạc mà lại hậu là điều chưa hề có" [17,
tr.145]. Với Khổng Tử, muốn xứng đáng là người trị dân thì phải tu thân, phải
rèn luyện, phải học tập. Chúng tôi cho rằng tư tưởng này của Khổng Tử cho đến
nay vẫn cịn có giá trị nhất định đối với công tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, cũng như đối với quá trình
học tập, rèn luyện của thanh niên sinh viên.

16


Khổng Tử quan niệm rằng, bản tính con người vốn giống nhau nhưng do
tập nhiễm (tức là tập tành, rèn luyện) cho nên mới khác nhau (tính tương cận dã,
tập tương viễn dã). Nếu chúng ta gạt bỏ tính chất duy tâm ở vế thứ nhất thì vế
thứ hai (tập tương viễn dã) lại là một giá trị. Có thể mượn ý của V.I.Lênin mà
nói rằng: Vế đầu là ngu xuẩn, vế sau là thiên tài, được chăng!
Phật giáo nguyên thuỷ, khi đi tìm con đường để diệt trừ nguyên nhân của
sự đau khổ, đã tìm thấy 7 con đường (tứ niệm xứ; tứ chỉnh cần; tứ như ý túc; ngũ
căn; ngũ lực; thất bồ đề phần; bát chính đạo), trong đó con đường thứ bảy: Bát
chính đạo đề cao tư tưởng "tự giáo dục" của con người - của phật tử. Phật giáo
luôn luôn kêu gọi mỗi người hãy tự làm "sạch thân thể và tâm hồn" mình để
thốt khổ, để đạt đến cái gọi là Niết bàn (Nirvana) [21, tr.158].
Trong lĩnh vực giáo dục, Phật giáo có những đóng góp nhất định. Những
đóng góp đó thể hiện trong quan niệm về giáo dục, tự giáo dục, tha giáo dục.
Giáo dục và tự giáo dục: Bằng trí tuệ và phẩm hạnh của mình, người Thầy
giáo Phật học phải huấn luyện và đào tạo cho Tăng Ni sinh sự tự giáo dục chính
họ. Các Thầy giáo Phật học phải là tấm gương để tăng ni, phật tử noi theo. Tự
giáo dục là q trình địi hỏi mỗi cá nhân phải tự giác trau dồi tam tuệ học, xóa
bỏ tam độc, hướng đến tam giải thốt. Trong q trình này, người Thầy giáo
Phật học phải nhấn mạnh và làm nổi bật được ''hiện thực khổ đau đang khống
chế con người là do vô minh, tham chấp và phiền não'', mà sự đạt được hạnh

phúc, an lạc phải do tự mỗi người thực hành lời Phật dạy, thông qua con đường
bát chánh, hay nói khác là nhận thức rõ tứ đế và mười hai nhân duyên. Mỗi
người phải áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống để làm ốc đảo giải thoát cho
chính mình. Hãy thắp sáng ngọn đuốc giải thốt bằng chính sự tu tập của mình,
như đức Phật đã dạy:
Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật.
Trong lộ trình giác ngộ, các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.

17


Trong đại dương luân hồi, các con hãy tự mình lội vào bờ giải thoát.
Các con là hải đảo của chính mình.
Đức Như Lai chỉ là bậc Đạo sư trên nguyên tắc.
Tha giáo dục: Con đường giáo dục của Phật giáo là giao thoa nhân dun:
giáo dục chính mình để mà chói sáng, giáo dục người khác. Đối tượng giáo dục
của Phật giáo luôn được xác định là con người và rộng ra là tất cả các loài chúng
sanh ngoài con người. Các loài chúng sanh kém phước ngoài con người cũng
chính là mục tiêu giáo dục Phật giáo ở cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Mục đích của
Phật giáo là nhằm giáo hóa chúng sanh, do đó, mục tiêu giáo dục của Phật giáo
cũng nhằm giải thoát chúng sanh khỏi những đau khổ đang khống chế, hoành
hành. Con đường giác ngộ của Phật giáo là tấm bản đồ công bố rộng rãi, khơng
độc đốn, giấu giếm. Ai đi đúng sự hướng dẫn của nó đều được giải thốt và đặc
biệt là giải thốt đó cũng được thực hiện từ tự thân của từng hành giả, chứ khơng
thể tìm thấy một ân sủng nào.
Tha giáo dục chính là mục tiêu lớn khi tự giáo dục đã hoàn thành sứ mạng.
Một người tự giáo dục đã xong mà khơng có tha giáo dục, hẳn không phải là
người Phật giáo. Thực tế cho thấy không một người Phật tử nào sau khi hồn
thành tự giáo dục lại khơng dang rộng đơi tay để giáo dục tha nhân bao giờ. Đạo
Phật là đạo của từ bi, cứu khổ. Giáo dục Phật giáo phải phát xuất từ lịng từ bi vơ

hạn để cởi mở đau khổ của con người và mn lồi như đức Phật đã dạy: ''Đạo
Phật là đạo nói lên sự thật đau khổ và con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ cho
tha nhân''.
Tự giáo dục và tha giáo dục là mục tiêu đào tạo căn bản nhất trong hệ
thống giáo dục Phật học nhằm xác định hướng đi vững chắc, thanh thoát và làm
nền tảng cho mọi nền đạo học và đức học trên thế gian này. Nay mục tiêu đã
được xác định. Con đường thênh thang trải dài đang dang rộng đôi tay để chào

18


đón tất cả Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp. Hãy tinh tấn, dũng mãnh bước đi trên
con đường giáo dục cao thượng này!
Như vậy, tư tưởng "tự giáo dục" hình thành từ rất sớm cả ở phương Tây
lẫn phương Đơng, tư tưởng đó tiếp tục được con người lựa chọn, kế thừa như
một giá trị, như một phương thức làm người của con người.
Vào thế kỷ XIX, trong nền triết học cổ điển Đức, người ta vẫn nhắc nhiều
đến nhà triết học nổi tiếng với nhiều điều "kỳ quặc", người được mệnh danh mở
đầu nền triết học cổ điển Đức: I.Cantơ (I.Kant 1724-1804). Tuy là một triết gia
duy tâm, nhưng ơng đã đặt ra cho mình và cho thời đại mình các câu hỏi, thiết
nghĩ, những câu hỏi ấy đến nay vẫn cịn giá trị nhất định, đó là:
Tơi có thể biết được cái gì ?
Tơi cần phải làm gì ?
Tơi có thể hy vọng cái gì ?
Ba vấn đề này là sự khái quát những điều mà ai ai cũng thường suy tư trăn
trở. Đây là sự khái quát về trách nhiệm, về bổn phận của con người - cái mà ai ai
cũng phải thực hiện. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tư tưởng triết học "tự
giáo dục" của Cantơ, cho dù ít nhiều có nhuốm màu duy tâm chủ quan trong quá
trình "phê phán lý tính thuần tuý" [3, tr.458].
Kế thừa những giá trị của quá khứ, giáo dục học hiện đại rất coi trọng

khâu "tự giáo dục". Điều này thể hiện rõ nét trong phương pháp giáo dục:
"Phương pháp động não"; "phương pháp học tập qua giải quyết vấn đề (hay còn
gọi là phương pháp nêu vấn đề - nghiên cứu)... là những bằng chứng nói lên điều
đó.
Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cơng tác
giáo dục, Người cho rằng "dốt nát" là một loại giặc: giặc dốt. Để tiêu diệt giặc
dốt thì phải phát triển giáo dục.

19


Trong các con đường giáo dục (giáo dục thông qua dạy học; giáo dục
thông qua tổ chức các hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội; giáo dục thơng qua
sinh hoạt tập thể; giáo dục thông qua tự tu dưỡng...) Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
coi trọng con đường tự tu dưỡng của người học. Tại Đại hội sinh viên lần thứ II
(07/5/1958), Người căn dặn sinh viên rằng: "Thanh niên bây giờ là thế hệ vẻ
vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của
mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình". Người khuyên sinh viên phải nêu
cao ý thức "tự giáo dục" trở thành những người vừa có tài vừa có đức để phục vụ
nhân dân.
Tại buổi nói chuyện với Lớp nghiên cứu chính trị khố I, Trường Đại học
nhân dân Việt Nam (21/7/1956), Người đã từng nhắc nhở: "Học hỏi là một việc
phải tiếp tục suốt đời", nghĩa là suốt đời phải "tự học", "tự nghiên cứu" có như
vậy mới khơng trở thành người lạc hậu.
Trung thành với những chỉ dẫn đó của Hồ Chí Minh, Đảng ta trong các
văn kiện, khi bàn về giáo dục, luôn luôn coi trọng vấn đề "tự giáo dục". Tại Hội
nghị Trung ương hai, khoá VIII (tháng 12-1996), hội nghị bàn về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, Đảng ta chủ trương "đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học... bảo đảm điều kiện và thời gian tự

học, tự nghiên cứu cho sinh viên, nhất là sinh viên đại học" [5, tr.41] (tác giả
nhấn mạnh).
Tại Đại hội X, tinh thần đó được Đảng ta tiếp tục khẳng định. Trong thời
gian tới phải tạo được bước chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo
"phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên" [7] (tác
giả nhấn mạnh).
Tinh thần, yêu cầu nâng cao tính tích cực, chủ động của người học, nâng
cao ý thức "tự giáo dục" của sinh viên thể hiện trong các văn kiện của Đảng đã
được thể chế hoá, cụ thể hoá trong "Luật Giáo dục". Tại điều 40 của mục 4
20


"Giáo dục đại học" khẳng định: "Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình
độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực
tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo"(tác giả nhấn mạnh) [24, tr.32]
Từ những tiền đề và sự phân tích trên, chúng tơi cho rằng:
Tự giáo dục là sự nội tâm hoá yêu cầu giáo dục của xã hội trong đối
tượng giáo dục. Đối tượng giáo dục trở thành chủ thể của tự giáo dục; là tính
năng động, là nguyện vọng và sự tự giác phấn đấu để tự cải tạo theo hướng hình
thành hoặc củng cố các phẩm chất nhất định của nhân cách, hoàn thiện nhân
cách cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống dân tộc và yêu cầu
thời đại.
1.1.2. Nội dung của tự giáo dục trong giáo dục đại học
Với tư cách là một bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục, muốn tìm hiểu
nội dung của tự giáo dục, thiết nghĩ chúng ta phải bắt đầu từ nội dung giáo dục.
Nội dung giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng phải căn cứ vào
mục tiêu giáo dục và những yêu cầu khách quan do cuộc sống đặt ra. Nói cách
khác, mục tiêu giáo dục và những đòi hỏi khách quan của đất nước và thời đại sẽ
quy định nội dung giáo dục. Mục tiêu giáo dục là gì thì nội dung giáo dục phải
căn cứ vào mục tiêu đó mà xây dựng nội dung, chương trình cũng như tìm ra

phương pháp giảng dạy phù hợp.
Chẳng hạn, khi Phật giáo du nhập vào nước ta (khoảng thế kỷ thứ 3 SCN),
Phật giáo đã thành lập một trường dạy học, mục đích là đào tạo những tăng ni,
những thiền sư thông tuệ về kinh kệ, phục vụ cho việc truyền đạo. Do đó, nội
dung giáo dục của nhà trường chủ yếu là kinh Phật, chứ không phải là tốn học
hay lý học; sinh học hay mơi trường học...
Hoặc, mục tiêu hướng tới của nền giáo dục Nho giáo là việc giáo dục
thành người "Quân tử" để phục vụ cho chế độ phong kiến. Sách "Đại học" có
chú thích rằng: "Quân là vua là ngài, Tử là thầy. Quân tử nói chung là người

21


trong xã hội Hán học thuở trước được coi là có đức, có tài do đó mà có cương vị
bề trên trong làng, trong nước, dẫn dắt số đông coi như người kém tài mọn ở bên
dưới gọi là tiểu nhân" [4, tr.89].
Đề cao giá trị tinh thần, nội dung giáo dục của Nho giáo chủ yếu là các
sách kinh điển Nho giáo, như "Tứ thư" (Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung
Dung) và "Ngũ kinh" (Kinh thi, Kinh thư, Kinh Xuân thu, Kinh dịch, Kinh lễ).
Nho giáo dạy đạo làm người quân tử, dạy đạo trị nước. Nội dung và phương
pháp dạy học Nho giáo khuyến khích người ta chạy theo cơng danh, học để làm
quan. Nho học ít quan tâm đến giảng dạy, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật [14, tr.142].
Khác với mục tiêu giáo dục trên đây, mục tiêu chung của giáo dục nước ta
là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, có tri thức, sức
khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2, Luật
Giáo dục).
Từ mục tiêu chung đó, Luật Giáo dục tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu giáo

dục đối với từng cấp học. Theo đó mục tiêu của giáo dục đại học là “đào tạo người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và
năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tiếp đó Luật cịn quy định: “Nội
dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển; bảo đảm cơ cấu hợp lý
giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức
chuyên môn và các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hố dân tộc; tương ứng với
trình độ chung của khu vực và thế giới…

22


Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức
khoa học cơ bản và kiến thức chun mơn tương đối hồn chỉnh; có phương
pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên
môn” [24, tr.31-32].
Như vậy, nội dung giáo dục đại học của chúng ta khá toàn diện, bao gồm:
Kiến thức khoa học cơ bản; kiến thức chuyên môn; các bộ môn khoa học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục thể chất, quốc phịng, giáo dục môi
trường - sinh thái; giáo dục dân số và giới tính v.v. theo đúng tinh thần Nghị
quyết Trung ương hai khoá VIII: "Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục
- đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố" là: “Thực hiện giáo dục
tồn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng
giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực
thực hành” cho học sinh, sinh viên [5, tr.33].
Giáo dục toàn diện vừa là mục tiêu vừa là phương hướng chủ yếu của nền
giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học. Với tư cách là bộ phận hợp
thành, là bước tiếp theo của toàn bộ quá trình giáo dục, "tự giáo dục" của sinh
viên khơng thể là phiến diện, mất cân đối... mà là toàn diện, cân đối. Không được
chú trọng lĩnh vực này mà xem nhẹ lĩnh vực kia. Phải kiên quyết chống tư tưởng
"tuyệt đối hoá" một mặt, một lĩnh vực, một phương diện nào đó mà xem nhẹ mặt

khác, lĩnh vực khác, vì như vậy sẽ đào tạo ra những con người "què quặt".
Nhưng làm thế nào để thực hiện giáo dục một cách "tồn diện" trong khi
mọi nguồn lực đều có hạn, nhất là về khả năng nhận thức của con người. Đấy là
một thực tế mà chúng ta đang phải đối mặt. Ph.Ăngghen từng nói rằng: "Tư duy
của con người vừa là tối cao vừa là không tối cao, và khả năng nhận thức của
con người vừa là vô hạn vừa là có hạn" [29, tr.127]. Do tính "khơng tối cao", "có
hạn" khơng chỉ của khả năng nhận thức mà cịn của các nguồn lực khác, điều đó
địi hỏi trong giáo dục cũng như "tự giáo dục" cần phải có sự ưu tiên nhất định.

23


Theo quan điểm và lơgíc của Hồ Chí Minh: "Thanh niên phải có đức, có
tài. Có tài mà khơng có đức... chẳng những khơng làm được gì lợi ích cho xã hội,
mà cịn có hại cho xã hội nữa" và "có tài phải có đức. Có tài khơng có đức, tham
ơ hủ hố có hại cho nước", thì trong "tự giáo dục" trước hết là tự giáo dục về đạo
đức, về tư tưởng, về lập trường giai cấp, về tình yêu đối với quê hương, đất nước, về tình yêu thương đối với con người (chủ nghĩa nhân đạo cộng sản)...
Trong ý nghĩa đích thực của thuật ngữ "tự giáo dục" đã hàm chứa những
nội dung trên. "Tự giáo dục", "tự tu dưỡng đạo đức, tư tưởng"... đi liền với nhau.
Theo cách nói của Khổng Tử là "tu thân". Theo cách nói của Xơcrát là "tự nhận
thức mình". Cịn Hồ Chí Minh thì gọi "tự mình phải trong sáng".
Đạo đức chỉ có được bằng con đường rèn luyện, tu dưỡng, vì nó “khơng
phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát
triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong" (Hồ Chí Minh).
Vậy, vì sao tự giáo dục trước hết lại phải tự giáo dục về đạo đức tư tưởng,
bởi lẽ, trong cấu trúc nhân cách một con người nói chung, sinh viên nói riêng,
"Đức" bao giờ cũng là yếu tố nền tảng. Tài năng chỉ được phát huy tác dụng trên
nền tảng đạo đức vững chắc: hướng thiện, vì sự phát triển và tiến bộ của con
người. Cuộc sống ln ln chứng tỏ rằng, khơng có nền tảng đạo đức vững

chắc dựa trên một tinh thần nhân đạo và nhân văn cao cả, không thể trở thành
một nhân cách hồn thiện.
Nói chuyện với giáo viên tại lớp học chính trị năm 1959, Hồ Chí Minh
khẳng định: "Chính trị là linh hồn, chun mơn là thể xác. Có chun mơn mà
khơng có chính trị thì chỉ cịn cái xác khơng hồn. Phải có chính trị trước rồi có
chun mơn... Nói tóm lại, chính trị là đức, chun mơn là tài. Có tài mà khơng
có đức là hỏng... Đức phải có trước tài"...

24


×