Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát một số yếu tố hóa học ảnh hưởng lên sự sinh tổng hợp glocosinolate của tế bào bông cải xanh brassica oleracea var italica bằng phương pháp nuôi cấy tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 80 trang )

ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

TRƯƠNG THỊ KIM OANH

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ HÓA HỌC ẢNH
HƯỞNG LÊN SỰ SINH TỔNG HỢP
GLUCOSINOLATE CỦA TẾ BÀO BÔNG CẢI XANH
BRASSICA OLEARCEA VAR. ITALICA BẰNG
PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY TẾ BÀO

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã số
: 60.42.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, 03/2011


ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 09 tháng 03 năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRƯƠNG THỊ KIM OANH


Ngày, tháng, năm sinh : 30 – 11 - 1982

Giới tính : Nữ
Nơi sinh : TP.HCM

Chuyên ngành : Cơng nghệ sinh học
Khố (Năm trúng tuyển) : 2009.
1- TÊN ðỀ TÀI: “Khảo sát một số yếu tố hóa học ảnh hưởng lên sự sinh tổng

hợp glucosinolate ở tế bào bông cải xanh Brassica oleracea var. italica
bằng phương pháp ni cấy tế bào”.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

Xác định ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh trưởng thực vật ñến sự
tạo mô sẹo.
Xác ñịnh ảnh hưởng của sáng ñến sự tăng trưởng của mơ sẹo.
Xác định ảnh hưởng của sucrose đến sự tăng trưởng của mơ sẹo.
Xác định ảnh hưởng của các loại amino acid khác nhau ñến sự sinh
tổng hợp glucosinolate của mơ sẹo.
Xác định ảnh hưởng của chất chiết từ tảo Spirulina lên sự sinh tổng hợp
glucosinolate của mô sẹo
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : tháng 03/ 2010
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : tháng 12/ 2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LÊ THỊ THỦY TIÊN
Nội dung và ñề cương Luận văn thạc sĩ ñã ñược Hội ðồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


CƠNG TRÌNH ðƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.LêThịThủyTiên

Cán bộ chấm nhận xét 1 :
..................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 :
..................................................................................

Luận văn thạc sĩ ñược bảo vệ tại Trường ðại học Bách Khoa, ðHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . .03 . . năm . . 2011. . .


i

LỜI CẢM ƠN
Trải qua hai năm học tập tại trường ðại học Bách Khoa, giờ đây,
khi đã hồn tất luận văn tốt nghiệp, tôi vô cùng biết ơn tất cả các thầy cơ
của trường, đặc biệt là các giáo viên Bộ môn Công nghệ sinh học. Các
thầy cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà cịn dạy cho chúng tơi những
kỹ năng học tập, làm việc một cách khoa học, niềm say mê nghiên cứu và
cả lịng u nghề. Tơi xin gửi đến tất cả thầy cơ lời cảm ơn chân thành
nhất.
Tơi cũng gửi lời cảm ơn đến cán bộ phụ trách phịng thí nghiệm

cùng các thầy cơ ở phịng thí nghiệm 102B2, đã tạo điều kiện tốt nhất để
tơi có thể thực hiện tốt luận văn của mình
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ Lê Thị Thủy Tiên. Cơ
như một người chị, người bạn đã chia sẻ những khó khăn với tơi trong
thời gian thực hiện luận văn.
Con xin cảm ơn gia đình, em cảm ơn ông xã. Mọi người ñã tạo
ñiều kiện cho con học tập và ln bên con những lúc khó khăn, để con đạt
được những thành quả như ngày hơm nay.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn tập thể lớp cao học Cơng
nghệ sinh học khóa 2009, các bạn đã chia sẽ những kiến thức, kinh
nghiệm và ñã ñộng viên giúp đỡ tơi để tơi có thể hồn thành tốt những
năm học của mình ở trường và nhất là trong thời gian thực hiện luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06/01/2011

Trương Thị Kim Oanh


ii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Khảo sát một số yếu tố hóa học ảnh hưởng lên sự sinh tổng
hợp glucosinolate ở tế bào bông cải xanh Brassica oleracea var. italica
bằng phương pháp nuôi cấy tế bào”
Học viên thực hiện: Trương Thị Kim Oanh
Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thị Thủy Tiên
Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2010 ñến tháng 12/2010
Nội dung ñề tài:
1. Xác ñịnh ảnh hưởng của của các chất điều hịa sinh trưởng thực vật đến
sự tạo mơ sẹo.

2. Xác định ảnh hưởng của sáng đến sự tăng trưởng của mơ sẹo.
3. Xác định ảnh hưởng của sucrose đến sự tăng trưởng của mơ sẹo.
4. Xác dịnh ảnh hưởng của các loại amino acid khác nhau ñến sự sinh tổng
hợp glucosinolate.
5. Xác ñịnh ảnh hưởng của chất chiết từ tảo Spirulina lên sự sinh tổng hợp
glucosinolate.
Kết quả ñề tài:
1. Sự kết hợp giữa 2,4–D 2 mg/l kết hợp với kinetin 3 mg/l thích hợp cho
sự hình thành và tăng trưởng của mô sẹo. Trọng lượng tươi của mơ sẹo
thu được là 2,035 g sau 4 tuần ni cấy.
2. Sự tăng trưởng của mơ sẹo trong điều kiện chiếu sáng tốt hơn ở trong
tối. Trọng lượng tươi của mơ sẹo thu được là 1,657 g sau 4 tuần nuôi
cấy.
3. Sự tăng trưởng của mô sẹo nhiều nhất trên mơi trường có chứa 30 g/l
sucrose. Trọng tươi tươi của mơ sẹo đạt được sau 4 tuần ni cấy là
1,579 g.
4. Sự sinh tổng hợp glucosinolate của mô sẹo nhiều nhất trong mơi trường
có chứa phenylalanine 40 mg/l ở tuần thứ nhất. Hàm lượng
glucosinolate đạt được là 1,88 µmol/g.
5. Sự sinh tổng hợp glucosinolate của mô sẹo nhiều nhất trên mơi trường
có chứa 4 g/l dịch chiết tảo Spirulina ở tuần thứ nhất. Hàm lượng
glucosinolate đạt được là 2,32 µmol/g.


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i
TÓM TĂT LUẬN VĂN ............................................................................. ii

MỤC LỤC .................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................... viii
DANH MỤC ẢNH...................................................................................... x
CHƯƠNG 1: MỞ ðẦU
1.1. - ðẶT VẤN ðỀ................................................................................... 1
1.2. - MỤC TIÊU ðỀ TÀI .......................................................................... 1
1.3. - NỘI DUNG THỰC HIỆN ................................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.GIỚI THIỆU VỀ BƠNG CẢI XANH .................................................. 3
2.1.1.Nguồn gốc cây bơng cải xanh......................................................... 3
2.1.2.ðặc điểm hình thái ......................................................................... 3
2.1.2.1.Rễ ............................................................................................. 3
2.1.2.2.Thân ......................................................................................... 3
2.1.2.3.Lá ............................................................................................. 4
2.1.2.4.Hoa........................................................................................... 4
2.1.2.5.Hột ........................................................................................... 4
2.1.3.Giá trị dinh dưỡng của bông cải xanh ............................................. 5
2.1.4.Cây mầm bông cải xanh ................................................................. 6
2.2.GlUCOSINOLATE ............................................................................. 7
2.2.1.Giới thiệu ....................................................................................... 7
2.2.2.nguồn cung cấp glucosinolate......................................................... 7
2.2.3.Cấu trúc hóa học ............................................................................ 8
2.2.4.ðặc tính của glucosinolate.............................................................. 9
2.2.4.1.Sự thủy phân glucosinolate thành isothiocyanate ...................... 9
2.2.4.2. Sự chuyển hóa glucosinolate trong cơ thể ................................ 9
2.2.5. Công dụng của glucosinolate ......................................................... 10
2.2.5.1. ðối với thực vật ....................................................................... 10
2.2.5.2. ðối với con người .................................................................... 10

2.2.6. Sự sinh tổng hợp của glucosinolate ............................................... 11
2.3. GIỚI THIỆU VỀ NUÔI CẤY TẾ BÀO THU HỢP CHẤT THỨ CẤP
.... --- .......................................................................................................... 11
2.3.1. ðịnh nghĩa hợp chất thứ cấp .......................................................... 11
2.3.2 Những thành tựu trong công nghệ nuôi cấy tế bào thu hợp chất thứ cấp
.... --- .......................................................................................................... 12
2.3.3.Giới thiệu về mô sẹo ...................................................................... 13
2.3.3.1. Mô sẹo..................................................................................... 13
2.3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự tạo sẹo ....................................... 13


iv

2.3.4. Các giai đoạn trong ni cấy tế bào thu hợp chất thứ cấp .............. 15
2.3.4.1. Mô sẹo..................................................................................... 15
2.3.4.2. Huyền phù tế bào ..................................................................... 15
2.3.5. Một số phương pháp tăng năng suất hợp chất thứ cấp trong nuôi cấy
tế bào .......................................................................................................... 16
2.3.5.1. Chọn lọc dòng tế bào cho năng suất cao .................................. 16
2.3.5.2. Tối ưu hóa mơi trường ni cấy ............................................... 16
2.3.5.3. Cung cấp tiền chất ................................................................... 16
2.3.5.4. Phương pháp cảm ứng ............................................................. 16
2.3.6. Glucosinolate trong cộng nghệ nuôi cấy tế bào.............................. 17
2.3.7. Tảo Spirulina................................................................................. 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU
3.1. VẬT LIỆU.......................................................................................... 20
3.2. PHƯƠNG PHÁP ................................................................................ 20
3.2.1. Tạo cây mầm bông cải xanh và củ cải in vitro ............................... 20
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của nguồn gốc mẫu cấy và chất điều hịa sinh
trưởng lên thành khả năng hình thành và tăng trưởng của mơ sẹo ................. 22

3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng lên sự tăng trưởng của mô sẹo
Brassica oleracea var italica ........................................................................ 24
3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của sucrose lên sự tăng trưởng của mô sẹo ... 24
3.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của amino acid lên sự sinh tổng hợp
glucosinolate của mô sẹo .............................................................................. 25
3.2.6. Khảo sát sự ảnh hưởng của dịch chiết tảo Spirulina lên sự sinh tổng
hợp glucosinolate ......................................................................................... 25
3.2.7. Phương pháp thu dịch chiết tảo Spirulina ...................................... 25
3.2.8. Thu nhận và ñịnh lượng glucosinolate ........................................... 25
3.2.8.1. Nguyên tắc .............................................................................. 25
3.2.8.2. Phương pháp............................................................................ 25
3.2.8.3. Tính tốn kết quả ..................................................................... 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
4.1. KẾT QUẢ .......................................................................................... 29
4.1.1. Sự tạo cây mầm in vitro ................................................................ 29
4.1.2. Tỉ lệ mẫu cấy tạo mơ sẹo ............................................................... 29
4.1.3. Ảnh hưởng của chất điều hịa sinh trưởng thực vật lên sự tăng trưởng
của mơ sẹo ................................................................................................... 29
4.1.3.1. Ảnh hưởng của NAA ............................................................... 29
4.1.3.2. Ảnh hưởng của 2, 4–D ............................................................. 31
4.1.3.3. Ảnh hưởng của BA .................................................................. 32
4.1.3.4. Ảnh hưởng của NAA kết hợp với BA ...................................... 34
4.1.3.5.Ảnh hưởng của NAA kết hợp với kinetin.................................. 36
4.1.3.6. Ảnh hưởng của 2,4–D kết hợp với BA .................................... 37
4.1.3.7. Ảnh hưởng của 2,4–D kết hợp với kinetin ............................... 39
4.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố khác lên sự tăng trưởng của mơ sẹo ..... 40
4.1.4.1. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng........................................ 40
4.1.4.2. Ảnh hưởng của nồng ñộ sucrose .............................................. 41
4.1.5. Khảo sát sự sinh tổng hợp glucosinolate của mô sẹo ..................... 42



v

4.1.6. Ảnh hưởng của amino acid lên sự sinh tổng hợp glucosinolate của mô
sẹo --- .......................................................................................................... 42
4.1.6.1. Methionine .............................................................................. 42
4.1.6.2. Tyrosine .................................................................................. 43
4.1.6.3. Phenylalanine .......................................................................... 44
4.1.6.4. Ảnh hưởng của chất chiết từ tảo Spirulina ............................... 45
4.1.6.5. So sánh Ảnh hưởng của methionine, tyrosine, phenylalanine và
dịch chiết tảo lên sự tổng hợp glucosinolate cua mô sẹo ............................... 44
4.2. BIỆN LUẬN....................................................................................... 45
4.2.1. Sự tạo mô sẹo ................................................................................ 45
4.2.2. Ảnh hưởng của chất điều hịa sinh trưởng thực vật lên hình thái và sự
tăng trưởng của mô sẹo ................................................................................ 45
4.2.3. Ảnh hưởng của ñiều kiện ánh sáng lên sự sinh trưởng của mô sẹo.
--- .......................................................................................................... 46
4.2.4. Ảnh hưởng của sucrose lên sự sinh trưởng của mô sẹo .................. 45
4.2.5. Ảnh hưởng của amino acid lên sự sinh tổng hợp glucosinolate trong
mô sẹo .......................................................................................................... 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................ 49
5.2. ðỀ NGHỊ ........................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 50
PHỤ LỤC ................................................................................................... 53


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MS: Môi trường Murashige và skoog (1962)
NAA: 1 – naphthleneacetic acid
IAA: Indole – 3 – acetic acid
2,4 – D: 2,4 – diclorophenoxyacetic acid
IBA: Indole – 3 – butyric acid
BA: Benzylaminnopurine
TN: Thí nghiệm


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh giá trị dinh dưỡng của đầu hoa, lá tươi và bơng cải xanh đã
được hấp ...................................................................................................... 5
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của cây mầm bông cải xanh ................... 6
Bảng 2.3: Lượng glucosinolate tổng và một số glucosinolate phổ biến
Trong các loại rau thuộc họ thập tự .............................................................. 8
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng của tảo Spirulina .................................... 18
Bảng 3.1: NAA kết hợp với BA trong mục đích khảo sát sự hình thành và tăng
trưởng của mô sẹo ........................................................................................ 22
Bảng 3.2: NAA kết hợp với kinetin trong mục đích khảo sát sự hình thành và
tăng trưởng của mô sẹo ................................................................................ 22
Bảng 3.3: 2,4-D kết hợp với BA trong mục đích khảo sát sự hình thành và tăng
trưởng của mô sẹo ....................................................................................... 23
Bảng 3.4: 2,4-D kết hợp với kinetin trong mục đích khảo sát sự hình thành và
tăng trưởng của mơ sẹo ................................................................................ 24


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo của glucosinolate............................................................. 7
Hình 2.2: Một số phân tử glucosinolate ....................................................... 8
Hình 2.3: Phản ứng thủy phân glucosinolate do myrosinase xúc tác ............ 9
Hình 2.4: Quá trình tổng hợp glucosinolate từ amino acid ........................... 11
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu chung ............................................................... 20
Hình 3.2: Quy trình tạo cây mầm in vitro..................................................... 21
Hình 3.3: Quy trình thủy phân glucosinolate thành isothiocyanate............... 26
Hình 3.4: Quy trình định lượng isothiocyanate ............................................ 27
Hình 4.1: Ảnh hưởng của NAA lên sự tăng trưởng của mô sẹo từ tử diệp ... 29
Hình 4.2: Ảnh hưởng của NAA lên sự tăng trưởng của mơ sẹo từ trụ hạ diệp
--- .......................................................................................................... 30
Hình 4.3: Ảnh hưởng của 2,4-D lên sự tăng trưởng của mô sẹo từ tử diệp ...
--- .......................................................................................................... 31
Hình 4.4: Ảnh hưởng của 2,4-Dlên sự tăng trưởng của mô sẹo từ trụ hạ diệp
--- .......................................................................................................... 32
Hình 4.5 Ảnh hưởng của BA lên sự tăng trưởng của mô sẹo từ tử diệp ........ 32
Hình 4.6: Ảnh hưởng của BA lên sự tăng trưởng của mơ sẹo từ trụ hạ diệp .
--- .......................................................................................................... 33
Hình 4.7: Ảnh hưởng của NAA kết hợp với BA lên sự tăng trưởng của mơ sẹo
từ tử diệp ...................................................................................................... 34
Hình 4.8: Ảnh hưởng của NAA kết hợp với BA lên sự tăng trưởng của mô sẹo
từ trụ hạ diệp ................................................................................................ 35
Hình 4.9: Ảnh hưởng của NAA kết hợp với kinetin lên sự tăng trưởng của mô
sẹo từ tử diệp ................................................................................................ 36
Hình 4.10: Ảnh hưởng của NAA kết hợp với kinetin lên sự tăng trưởng của mô
sẹo từ trụ hạ diệp .......................................................................................... 36
Hình 4.11: Ảnh hưởng của 2,4-D kết hợp với BA lên sự tăng trưởng của mô
sẹo từ tử diệp ................................................................................................ 37
Hình 4.12: Ảnh hưởng của 2,4-D kết hợp với BA lên sự tăng trưởng của mô

sẹo từ trụ hạ diệp .......................................................................................... 38
Hình 4.13: Ảnh hưởng của 2,4-D kết hợp với kinetin lên sự tăng trưởng của
mô sẹo từ tử diệp .......................................................................................... 39
Hình 4.14: Ảnh hưởng của 2,4-D kết hợp với kinetin lên sự tăng trưởng của
mô sẹo từ trụ hạ diệp .................................................................................... 40
Hình 4.15: Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng lên sự tăng trưởng của mô sẹo
từ tử diệp ...................................................................................................... 41
Hình 4.16: Ảnh hưởng của sucrose lên sự tăng trưởng của mơ sẹo .............. 41
Hình 4.17: Sự tăng trưởng của mơ sẹo và sự tích lũy glucosinolate của mô sẹo
--- .......................................................................................................... 42


ix

Hình 4.18: Ảnh hưởng của methionine lên sự sinh tổng hợp glucosinolate của
mơ sẹo .......................................................................................................... 42
Hình 4.19: Ảnh hưởng của tyrosine lên sự sinh tổng hợp glucosinolate của mô
sẹo --- .......................................................................................................... 43
Hình 4.20: Ảnh hưởng của phenylalanine lên sự sinh tổng hợp glucosinolate
của mơ sẹo ................................................................................................... 43
Hình 4.21: Ảnh hưởng của chất chiết từ tảo Spirulina lên sự sinh tổng hợp
glucosinolate của mơ sẹo .............................................................................. 44
Hình 4.22: So sánh ảnh hưởng của methionine, tyrosine, phenylalanine và dịch
chiết từ tảo lên sự sinh tổng hợp glucosinolate của mô sẹo ........................... 44


x

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1: Bông cải xanh ............................................................................... 3

Ảnh 2.2: Thân và hoa của bông cải xanh ...................................................... 3
Ảnh 2.3: Lá và hoa của bông cải xanh.......................................................... 4
Ảnh 2.4: Hoa bông cải xanh ........................................................................ 4
Ảnh 2.5: Hột bông cải xanh ......................................................................... 4
Ảnh 2.6: Cây mầm bông cải xanh ................................................................ 6
Ảnh 2.7: Mô sẹo trong tự nhiên và mô sẹo trong nuôi cấy in vitro .............. 15
Ảnh 2.8: Tảo spirulina ................................................................................. 19
Ảnh 4.1: Cây mầm 7 ngày tuổi .................................................................... 29
Ảnh 4.2: Sự hình thành chồi bất định và mơ sẹo từ tử diệp. ......................... 30
Ảnh 4.3: Sự hình thành mơ sẹo và rễ bất ñịnh của trụ hạ diệp ...................... 31
Ảnh 4.4: Sự hình thành mơ sẹo từ trụ hạ diệp .............................................. 32
Ảnh 4.5: Sự hình thành mơ sẹo từ tử diệp .................................................... 33
Ảnh 4.6: Sự tạo rễ bất ñịnh và mô sẹo từ tử diệp.......................................... 34
Ảnh 4.7: Sự tạo chồi bất định và mơ sẹo từ trụ hạ diệp ................................ 35
Ảnh 4.8: Sự hình thành mơ sẹo từ tử diệp .................................................... 38
Ảnh 4.9: Sự hình thành mơ sẹo từ trụ hạ diệp .............................................. 39


CHƯƠNG 1

MỞ ðẦU


CHƯƠNG 1: MỞ ðẦU

1.1.ðẶT VẤN ðỀ:
Bông cải xanh (Brassica oleracea var. italica) có nguồn gốc từ Italia. Hiện
nay, bơng cải xanh được trồng nhiều ở các nước ơn đới. Bơng cải xanh ñược cho
rằng rất tốt cho sức khỏe con người bởi trong bơng cải xanh chứa nhiều khống,
vitamin, xơ… và ñặc biệt là glucosinolate. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng

glucosinolate trong bông cải xanh cao nhất so với các cây thuộc họ cải khác.
Glucosinolate – sản phẩm trao ñổi chất bậc 2 của ña số thực vật thuộc họ cải
Brassicaceae - là tập hợp các hợp chất hữu cơ trong đó có chứa sulfur, nitrogen và
một nhóm có nguồn gốc từ glucose. Hiện có khoảng 120 loại glucosinolate ñược
tìm thấy trong thực vật. Các hợp chất glucosinolate gây ra vị ñắng hoặc hăng của
nhiều loại thực phẩm như mù tạt. Tiền chất của glucosinolate là các amino acid như
tyrosine, tryptophan, phenylalanine…với mỗi loại amino acid khác nhau, thực vật
tổng hợp nên các loại glucosinolate khác nhau.
Glucosinolate ñược các nhà khoa học chứng minh có khả năng điều trị một
số bệnh như: tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, bảo vệ da…Những kết quả này cho
thấy hợp chất glucosinolate trong bông cải xanh là một dược liệu rất quan trọng
cho sức khỏe con người. Ngồi ra, glucosinolate có thể ñược sử dụng như một loại
thuốc bảo vệ thực vật vì glucosinolate có khả năng chống lại các tác nhân gây hại
cho thực vật như sâu, ñộng vật ăn cỏ, các vi sinh vật gây hại…với nồng ñộ rất thấp
so với nồng ñộ của thuốc bảo vệ thực vật. Nếu sử dụng glucosinolate như một loại
thuốc bảo vệ thực vật thì có thể giải quyết được một phần nạn ơ nhiễm mơi trường
do thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa chất gây ra.
Việc trồng cây ngồi tự nhiên để thu các sản phẩm trao ñổi chất bậc 2 chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thổ nhưỡng, thời tiết, sâu bệnh…Vì vậy, ñể ñảm bảo
nguồn nguyên liệu sử dụng trong các ngành dược liệu, thực phẩm, mỹ phẩm…Sự
can thiệp kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật là cần thiết. ðã có nhiều thành tựu trong
lãnh vực cơng nghệ ni cấy tế bào thực vật như sản xuất shikonin bằng phương
pháp nuôi cấy tế bào Lithospermum erythrorhizon, sản xuất gingsenoside bằng
phương pháp ni cấy rễ tơ nhân sâm panax gingsen...ðã đem lại lợi ích to lớn cho
nhà sản xuất. ðồng thời phương pháp này có thể giúp bảo tồn được hệ ge trong tự
nhiên do tình hình khai thác để thu nhận các sản phẩn bậc 2 từ các loài cây quý
hiếm.
ðề tài “Khảo sát một số yếu tố hóa học lên sự sinh tổng hợp glucosinolate ở
tế bào bông cải xanh Brassica oleracea var. italica bằng phương pháp nuôi cấy tế
bào” được thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng ni cấy tế bào bơng cải xanh để

thu nhận glucosinolate góp phần vào sự phát triển của lãnh vực công nghệ nuôi cấy
tế bào ở Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU ðỀ TÀI:
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng lên sự hình thành, tăng trưởng và sự sinh
tổng hợp glucosinolate của mô sẹo có nguồn gốc từ cây mầm bơng cải xanh bao

1


CHƯƠNG 1: MỞ ðẦU

gồm: Chất điều hịa sinh trưởng thực vật, ánh sáng, sucrose, amino acid và chất
chiết từ tảo Spirulina.
1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
• Xác định ảnh hưởng các chất điều hồ sinh trưởng thưc vật ở các nồng
độ khác nhau lên sự tạo mơ sẹo.
• Xác định ảnh hưởng sáng lên sự tăng trưởng của mơ sẹo.
• Xác ñịnh ảnh hưởng sucrose ñến sự tăng trưởng của mô sẹo ở các
nồng độ khác nhau.
• Xác định ảnh hưởng của các amino acid khác nhau ñến sự tổng hợp
glucosinolate của mơ sẹo.
• Xác định ảnh hưởng của chất chiết từ tảo Spirulina đến sự tổng hợp
glucosinolate của mơ sẹo.

2


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 GIỚI THIỆU VỀ BÔNG CẢI XANH:
2.1.1 Nguồn gốc cây bơng cải xanh:
Cây bơng cải xanh có tên khoa học là Brassica oleracea var. italica [48].
Tên của cây bông cải xanh – Broccoli – trong tiếng Latin là brachium, có nghĩa là
cánh tay hoặc nhánh, do đặc trưng tạo ñầu hoa lớn rắn chắc từ những cụm hoa nhỏ.
Bơng cải xanh thuộc họ Brassicaceae, cùng nhóm với rau cải dầu, bắp cải, súp lơ,
cải Brussel, su hào.
• Giới :
Thực vật
• Ngành :
Hạt kín
• Lớp :
Hai lá mầm
• Bộ
:
Brassicales
• Họ
:
Brassicaceae
• Chi :
Brassica
• Lồi :
B. oleracea
• Tên khoa học: B. oleracea var. italica
Bơng cải xanh có nguồn gốc từ Italia. Thời La Mã
cổ đại, nó được phát triển từ giống cải bắp hoang dã, sau

đó trải rộng tới miền Cận ðơng rồi trở lại Italia và bắt đầu
được gieo trồng rộng rãi. Bơng cải xanh được đưa vào
Hoa Kỳ trong thời thuộc ñịa và ñược phổ biến bởi những
người Italia nhập cư [48].
Ảnh 2.1: Bơng cải xanh
2.1.2 ðặc điểm hình thái:
2.1.2.1 Rễ:
Cây mầm bơng cải xanh có trụ hạ ñiệp màu ñỏ, hai lá mầm hình chữ V và
một rễ chính với nhiều rễ bên [42]. Thơng thường trong q trình ni cấy, rễ chính
bị tổn thương dẫn đến việc phát sinh nhiều rễ bất định.
Rễ của bơng cải xanh kém phát triển, ăn nơng ở lớp đất 10 – 15 cm và ít lan
rộng. Bán kính của bộ rễ chỉ ở khoảng 35 – 50 cm, vì thế tính chịu hạn và tính chịu
nước của bơng cải xanh kém.
2.1.2.2 Thân:
Thân bơng cải xanh có dạng sáp, thường khơng có nhánh. Từ thân phát sinh
ra lá và những đầu hoa.

Ảnh 2.2: Thân và hoa của bông cải xanh.
3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1.2.3 Lá:
Lá của bơng cải xanh đơn giản, mọc so le nhau và khơng có lá kèm. Lá có
chia thùy hình lơng chim.

Ảnh 2.3: Lá và hoa của bơng cải xanh
2.1.2.4 Hoa:
Sau khi trồng được từ 45 – 70 ngày thì gù hoa bắt đầu xuất hiện giữa các lá

nỗn. Gù hoa bơng cải xanh có màu xanh đậm, gạo hoa nhỏ, mặt hoa thưa khơng
mịn nhưng ăn ngọt và ngon, chịu nhiệt tốt hơn hoa súp lơ. Người ta thường thu
hoạch hoa sau 15 – 20 ngày gù hoa xuất hiện.
Hoa bắt đầu hình thành khi cây đạt chiều cao 60 – 90cm. Hoa có màu vàng
sáng với 6 nhị hoa, 2 lá noãn và 4 cánh hoa. Hoa bơng cải xanh có một bầu thượng.
Chồi hoa có màu xanh đen kết chặt với nhau tạo ñầu hoa trên ñỉnh cây. Ở 70C, bông
cải xanh sẽ tạo mầm hoa nhanh hơn các cây trồng ở nhiệt ñộ cao.
Ở bông cải xanh xảy ra sự tự thụ phấn, q trình này được thúc đẩy nhờ cơn
trùng, chủ yếu là do lồi ong.

Ảnh 2.4: Hoa của bơng cải xanh
2.1.2.5 Hột:
Trái của bơng cải xanh hình thon dài, bề mặt nhẵn nhụi. Có khoảng 10 – 30
hạt trong một trái. Hạt thường ñược gieo ở ñộ sâu 13mm. Sau 10 ngày thì hạt nảy
mầm.

Ảnh 2.5: Hột bơng cải xanh

4


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1.3 Giá trị dinh dưỡng của bông cải xanh:
Phần ăn được của bơng cải xanh là đoạn thân mềm và những chồi hoa chưa
nở. Bông cải xanh cho ñầu hoa màu xanh ñen với những cuống hoa nhỏ dài và
mỏng hơn đầu hoa của bơng cải trắng. ðây là nguồn thực phẩm giàu vitamin (A,
B1, B2, B5, B6 và E) và các hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn cản sự hình thành
các khối u gây bệnh ung thư [46, 39].
ðặc biệt, bông cải xanh rất giàu glucosinolate, phần lớn là

4-methylsulfinbutyl glucosinolate (glucoraphanin), tiền chất của sulforaphane – một
isothiocyanate có khả năng giết chết vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm chính
gây viêm loét dạ dày và các bệnh ung thư dạ dày [17].
Ngồi glucosinolate, trong bơng cải còn chứa nhiều indole – 3 – carbinol
(I3C) và một loại flavonoid ñược gọi là kaempferol [38]. Một nghiên cứu được
cơng bố trên Cancer, tạp chí của American Cancer Society, cho thấy I3C có khả
năng kìm hãm sự tăng sinh của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, và được xem là
một tác nhân hóa học trị liệu tiềm năng chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt. I3C
kìm hãm sự phát triển của những tế bào ung thư đó (tùy thuộc vào liều lượng sử
dụng) bằng cách ngăn cản một vài bước quan trọng trong chu kỳ phát triển của tế
bào và cũng ức chế sự sản xuất kháng nguyên ñặc biệt (PSA), một protein do tuyến
tiền liệt sản xuất mà mức độ tăng lên của nó có thể là chỉ thị của căn bệnh này.
Kaempferol đã ñược chứng minh là nếu phụ nữ thường xuyên sử dụng kaempferol
trong khẩu phần ăn có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng so
với người ít sử dụng.
Dưới ñây là bảng so sánh thành phần, giá trị dinh dưỡng của đầu hoa, lá bơng
cải xanh tươi và bơng cải đã qua q trình hấp.
Bảng 2.1: So sánh giá trị dinh dưỡng của ñầu hoa, lá bơng cải xanh tươi và bơng cải
xanh đã được hấp [47].
Thành phần

Bơng cải
xanh cịn tươi
(100g)

Bơng cải xanh
đã được hấp
(100g)

Thành phần


Bơng cải xanh
còn tươi (100g)

Protein
Carbonhydrate
Chất béo tổng
Chất xơ
Vitamin A
Carotene
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin B3
Vitamin B5
Vitamin B6
Vitamin B9
Vitamin B12

2,82 g
6,64 g
0,37 g
3g
31 µg
361µg
0,071 mg
0,117 mg
0,639 mg
0,573 mg
0,175 mg
63 µg

0 µg

2,98 g
5,06 g
0,35 g
2,9 g
1.388 UI
ND
0,065 mg
0,113 mg
0,547 mg
ND
0,144 mg
50 µg
0 µg

Vitamin C
Vitamin E
Ca
P
Mg
Fe
Zn
Cu
Na
K
Vitamin K1
Nước
selenium


89,2 mg
1,66 mg
47 mg
66 mg
21 mg
0,73 mg
0,4 mg
0,41 mg
30,68 mg
316 mg
0,535 mg
89,30 g
3 µg

ND: chưa có dữ liệu.
(Nguồn: www.wikipedia.org và www.whfoods.org)

5

Bơng cải
xanh ñã
ñược hấp
(100g)
74,6 mg
1,513 mg
46 mg
59 mg
54 mg
0,84 mg
0,379 mg

0,044mg
26 mg
ND
0,508 mg
ND
1,9 µg


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1.4 Cây mầm bông cải xanh:

Ảnh 2.6: Cây mầm bông cải xanh
Cây mầm bông cải xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng [41, 44]. Các
nhà khoa học ở trường ðại học Dược Johns Hopkins ñã chứng minh trong cây mầm
các loại rau thuộc họ Brassica có lượng sulforaphane gấp 10 – 100 lần so với cây
trưởng thành.
Các nhà khoa học đã so sánh hoạt tính chống ung thư của các loại cây trên,
họ trích ly sulforaphane từ các loại cây mầm và phân tích chúng, ño khả năng hoạt
hóa các enzyme giải ñộc giai ñoạn 2. Trong số những cây này, sulforaphane trong
bông cải xanh và súp lơ là những chất tốt nhất [44]. Cây mầm bơng cải xanh 3 ngày
tuổi có hoạt tính từ 92.500 đến 76.900 đơn vị/g. Cây mầm súp lơ có hoạt tính từ
50.000 đến 56.000 đơn vị/g.
Lượng glucosinolate lớn nhất ñược tìm thấy trong những hạt giống nảy mầm
ñược 3 ngày, và lượng này sau đó giảm dần vì lượng glucosinolate tổng trong cây
có khuynh hướng tỷ lệ nghịch với tuổi của cây và kích thước của đầu hoa.
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của cây mầm bông cải xanh
Thành phần

Cây mầm bông Thành phần

cải xanh
(100g)
Protein
2,82 g
Vitamin C
Carbohydrate
6,64 g
Ca
Chất béo tổng
0,37 g
P
Chất xơ
2,60 g
Mg
Vitamin A
623 UI
Fe
Carotene
361 mcg
Zn
Thiamin
0,071 mg
Cu
Niacin
0,639 mg
Na
Pantothenic acid
0,537 mg
K
Vitamin B6

0,175 mg
Vitamin K1
Folate
63 mcg
Nước
Vitamin B12
0 mcg
Selenium
(Nguồn: USDA, www.whfoods.org)

Cây mầm bông
cải xanh
(100g)
89,2 mg
47 mg
66 mg
21 mg
0,73 mg
0,41 mg
0,049 mg
33 mg
361 mg
101,6 mg
89,30 g
2,5 mcg

Bông cải xanh không sản xuất sulforaphane cho đến khi cây tạo hạt. Trong
q trình tạo hạt, cây tạo ra trái có hình quả đậu, hạt nằm trong trái. Ở thời điểm này
cây khơng thể bán như một sản phẩm thực phẩm.
6



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

Khi một trong những hạt đó được ñem ñi trồng, nó chứa cùng một lượng
glucosinolate nguyên thủy trong hạt. Nhưng lượng glucosinolate bị giảm ñi khi cây
ñược tưới nhiều nước và tăng trọng lượng.
Một vài nghiên cứu cho thấy, ñể giảm một nửa nguy cơ ung thư ruột kết, một
người chỉ cần ăn khoảng 900g bông cải xanh và những loại rau xanh tương tự một
tuần, còn ñối với cây mầm chỉ cần tiêu thụ khoảng 28 g mỗi tuần.
Thêm vào đó, cây mầm bơng cải xanh dường như có ít các độc tố khơng
mong muốn. Các ñộc tố ñó là những hợp chất ñặc biệt có khả năng chuyển hóa tiền
chất gây ung thư trong cơ thể thành những tác nhân ung thư với ñầy ñủ hoạt tính.
2.2 GLUCOSINOLATE:
2.2.1 Giới thiệu:
Glucosinolate là tập hợp các hợp chất hữu cơ trong đó có chứa sulfur,
nitrogen và một nhóm có nguồn gốc từ glucose [48]. Chúng là những anion tan
trong nước, thuộc nhóm glycoside và là các hợp chất thứ cấp của nhiều thực vật
thuộc bộ Brassicales (ñặc biệt là trong họ Brassicaceae, ngồi ra cịn có trong họ
Capparidaceae và họ Caricaceae), và một số họ khác của cây hai lá mầm. Chúng
cũng có trong chi Dryetes (họ Euphorbiaceae) [25].
Các hợp chất glucosinolate gây ra vị ñắng hoặc hăng của nhiều loại thực
phẩm như mù tạt, cải ngựa, bắp cải, cải Brussel, ñối với thực vật chúng ñược sử
dụng như thuốc trừ sâu thiên nhiên và như là vũ khí chống lại động vật ăn cỏ [48].

.
Hình 2.1: Cấu tạo của glucosinolate
2.2.2 Nguồn cung cấp glucosinolate:
Có khoảng 120 loại glucosinolate khác nhau đã được tìm thấy trong tự nhiên.
Nồng ñộ glucosinolate tổng và một số loại glucosinolate phổ biến trong các loại rau

cải tươi thông dụng thuộc họ thập tự như bông cải xanh, cải Brussel, súp lơ và bắp
cải xanh…Trong đó, lượng glucosinolate tổng ở bơng cải xanh cao nhất – khoảng
62 µmol/100g trọng lượng tươi và ở bắp cải xanh thấp nhất – khoảng 10 µg/100g
trọng lượng tươi. Glucoraphanin và glucoberin là những glucosinolate chủ yếu
trong bông cải xanh với lượng tương ứng là 29,4 ± 4,6 và 17,1 ± 1,7 µmol/100g,
các glucosinolate khác có lượng ít hơn. Cịn đối với cải Brussel, súp lơ và bắp cải,
glucosinolate chủ yếu là sinigrin. Các glucosinolate khác hiện diện với mức thấp

7


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

hơn – đặc biệt là glucoalyssin, có trong bông cải xanh, cải Brussel với lượng thấp và
nhỏ hơn giới hạn dị tìm (LOD) trong súp lơ và bắp cải xanh [25].
Bảng 2.3: Lượng glucosinolate tổng và một số glucosinolate phổ biến trong các loại
rau cải tươi thuộc họ thập tự thường dùng.
Bông cải
xanh

Cải Brussels

Súp lơ

Bắp cải xanh

Glucoraphanin
0,55 ± 0,48
0,31± 0,22
0,35 ± 0,33

29,4 ± 4,61
Glucoalyssin
3,86 ± 1,08
0,33 ± 0,29
Sinigrin
1,40 ± 1,10
8,56 ± 3,11
5,28 ± 1,69
5,09 ± 1,76
Gluconapin
2,87 ± 1,05
2,77 ± 1,60
3,36 ± 1,21
0,38 ± 0,26
Progoitrin
3,33 ± 1,33
2,41 ± 1,05
0,45 ± 0,36
0,62 ± 0,42
Gluconasturtin
4,44 ± 0,94
1,06 ± 0,67
2,79 ± 1,58
Glucosinolate
62,4
17,2
13,5

10,3
tổng
Lượng glucosinolate được tính theo đơn vị µmol/100g trọng lượng tươi.
(Nguồn: www.nutricaodeplantas.arg.br/site/downloadlinesp-jaboticabal/qualidatebasico.pdf)
Quan trọng hơn, glucosinolate là tiền chất của isothiocyanate (ITC). Hiện
nay ITC đặc biệt là sulforaphane (có nhiều trong bơng cải xanh) đang được quan
tâm, nghiên cứu rất nhiều về khả năng ngăn ngừa, ức chế sự phát triển của bệnh ung
thư.
2.2.3 Cấu trúc hóa học:
Glucosinolate gồm một nửa chung là glycone và một chuỗi phi glycone khác
nhau có nguồn gốc từ amino acid aliphatic và aromatic, hầu hết thường thấy từ
methionine, phenylalanine, tyrosine và tryptophan. Glycone ñược ñặc trưng bởi một
thioglucose và một nhóm sulfonate, cả hai gắn vào C-α của mạch amino acid chính
[48].

Hình 2.2: Một số phân tử glucosinolate

8


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

Glucosinolate ñược phân loại dựa vào nguồn gốc amino acid tiền chất của
chúng trong quá trình sinh tổng hợp. Trong đó, glucosinolate được chia thành ba
nhóm sau:
• Nhóm aliphatic glucosinolate: có nguồn gốc từ amino acid gồm
methionine, alanine, leucine, valine.
• Nhóm indol glucosinolate: có nguồn gốc từ tryptophan.
• Nhóm aromatic glucosinolate: có nguồn gốc từ phenylalanine và tyrosine.
2.2.4 ðặc tính của glucosinolate:

2.2.4.1 Sự thủy phân glucosinolate thành isothiocyanate:
Khi mô tế bào bị tổn thương do vi khuẩn, cơn trùng hay bị sâu bọ tấn cơng,
do q trình nấu nướng hoặc do q trình nhai, glucosinolate được giải phóng và
nhanh chóng bị thủy phân bởi enzyme nội sinh myrosinase (β-thioglucoside
glucohyrolase) [26]. Thơng thường, glucosinolate và enzyme myrosinase được dự
trữ ở những ngăn khác nhau của tế bào, chỉ lúc tế bào bị stress hay bị hư hại chúng
mới tiếp xúc ñược với nhau. Với sự hiện diện của nước, myrosinase sẽ xúc tác, tách
nhóm glucose ra khỏi glucosinolate, tạo các chất trung gian khơng ổn định, trong
các điều kiện hóa học, các chất này tự sắp xếp lại ñể tạo ra isothiocyanate,
thiocyanate hoặc nitrile,…[27].

Hình 2.3: Phản ứng thủy phân glucosinolate do myrosinase xúc tác
2.2.4.2 Sự chuyển hóa glucosinolate trong cơ thể:
Các nhà khoa học ñã phát hiện ra rằng, con người và động vật có thể chuyển
hóa glucosinolate trong khẩu phần ăn thành isothiocyanate nhờ vào enzyme
myrosinase của vi khuẩn ñường ruột [28].
Sau khi tiêu thụ, glucosinolate bị chuyển hóa thành isothiocyanate [32]. Sau
đó, isothiocyanate kết hợp với glutathione, bị chuyển hóa bởi các enzyme liên tiếp
và tạo ra N-acetylcysteine dithiocarbamate (cịn được gọi là mercapturic acid). Khi
khảo sát trên những người tình nguyện, dithiocarbamate chỉ phát hiện ñược khi họ
9


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

có sử dụng thức ăn có chứa glucosinolate. ðiều này chúng tỏ khơng có nguồn nội
sinh dithiocarbamate trong cơ thể [31].
2.2.5 Công dụng của glucosinolate:
2.2.5.1 ðối với thực vật:
Những sản phẩm thủy phân từ glucosinolate thường là những phân tử tương

ñối nhỏ và phần lớn chúng dễ bay hơi. Các nhà nghiên cứu ñã chứng minh chúng có
khả năng diệt cơn trùng và sâu bọ. Các loại thuốc khác nhau có kiểu diệt sâu khác
nhau, một vài loại trong đó trừ sâu bằng cách tác động lên hệ thống hơ hấp của cơn
trùng, sâu bọ [26].
Ví dụ: Lượng LC50 của allyl thiocyanate, allyl isothiocyanate, allyl cyanide
và 1-cyano–hydroxyl–3– butane xơng trong 24 giờ để diệt ruồi (Musca domestica
L.) tương ứng là 0,1; 0,13; 3,66 và 6,2 µgcm-3, cịn lượng ñể diệt sâu Bore
(Rhyzopertha dominica Fabricius) tương ứng là 0,55; 1,57; 2,8 và >19,60 µgcm-3 .
ðộc tố trong thuốc diệt sâu của một vài phẩm glucosinolate gần thậm chí còn tốt
hơn những sản phẩm thuốc trừ sâu trên thị trường như chlopicin (LC50: diệt M.
domestica và R. dominica tương ứng là 0.08 và 1.3 µgcm-3) và dichlorovos ((LC50:
diệt M. domestica và R. dominica tương ứng là 0.02 và 0.29 µgcm-3). Lượng CO2
thải tăng ñáng kể ñối với những loại côn trùng bị xử lý với allyl thiocyanate, allyl
isothiocyanate và allyl isocyanate. Allyl isothiocyanate còn làm tăng sự bài tiết CO2
của lồi gián American (Periplaneta americana L.).
Các thuốc diệt cơn trùng tự nhiên này được đánh giá cao vì tính an tồn và
khả năng phân hủy sinh học, khơng ảnh hưởng đến mơi trường.
2.2.5.2 ðối với con người:
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ lượng lớn rau quả thuộc họ
Brassicaceae trong khẩu phần ăn của con người có thể làm giảm nguy cơ phát triển
của một số loại ung thư. Trong đó, isothiocyanate được chứng minh là có khả năng
ức chế hình thành các u ác tính ở chuột ñã bị xử lý các tác nhân gây ung thư. Một
báo cáo gần ñây nghiên cứu về nguy cơ ung thư phổi ñược thực hiện từ năm 1986
ñến 1997 trên 8.224 nam giới ở Thượng Hải, cũng chứng minh hiệu quả ngăn ngừa
ung thư của isothiocyanate [32, 39].
Bông cải xanh ñã ñược chứng minh là có thể giúp lại con người phòng chống
bệnh ung thư bao tử, thực quản, phổi, khoang miệng, cổ họng, vú, bàng quang,
tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng.
Về lâu dài, thường xuyên xử dụng loại rau này có thể giúp giảm lượng
acetylcholine trong hệ thần kinh trung ương và phòng ngừa căn bệnh Alzheimer –

một dạng mất trí nhớ phổ biến ở người già [17].
2.2.6 Sự sinh tổng hợp glucosinolate:
Glucosinolate có nguồn gốc từ các amino acid ñặc biệt là từ methionine,
phenylalanine, tyrosine và tryptophan [9]. Chúng được phân thành nhóm aliphatic,

10


×