Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nước thải của các kcn, ccn trên địa bàn huyện dĩ an tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC KCN, CCN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 60 85 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 20…..
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH Phái

: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 31/10/82

Nơi sinh : Bình Dương



Chun ngành

MSHV : 02607648

: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

I – TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC KCN, CCN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN DĨ AN
II – NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Thu thập và khảo sát hiện trạng về các trạm xử lý nước thải của các KCN
trên địa bàn huyện Dĩ An: các ngành nghề phát sinh nước thải đã và đang hoạt
động, lưu lượng nước thải, công suất và công nghệ xử lý, các kết quả quan trắc
nước thải và nước mưa.
- Thu thập tài liệu về hiện trạng thoát nước, xử lý nước thải và quản lý các
trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN trên địa bàn huyện Dĩ An – Bình
Dương.
- Đánh giá cơng nghệ, hiệu quả xử lý và mức độ đáp ứng quy chuẩn QCVN
24:2009/BTNMT về quy chuẩn nước thải công nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải công nghiệp
trên địa bàn huyện Dĩ An, Bình Dương.
III – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 05/07/2010

IV – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 24/12/2010
V – CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

: TS LÊ HỒNG NGHIÊM
CHỦ NHIỆM BỘ MƠN
QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Hoàng Nghiêm …………………………...
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: …………………………...............................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: …………………………... ………………………….
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày …….. tháng ……… năm 2011.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. …………………………………………….
2. …………………………………………….
3. …………………………………………….
4. …………………………………………….
5. ……………………………………………..
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và bộ môn quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sữa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


Bộ mơn quản lý chuyên ngành


LỜI CẢM ƠN
Luận văn của Tơi đã hồn thành tốt như mong đợi, để làm được điều này
không chỉ nhờ vào nỗ lực của bản thân mà còn nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều người.
Tơi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, Tiến sĩ Lê Hoàng Nghiêm,
cám ơn Thầy đã luôn hỗ trợ, động viên và giúp đỡ và hướng dẫn Tôi thực hiện tốt
luận văn thạc sỹ của mình.
Tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến lãng đạo và các anh chị công tác tại phịng
Quản lý mơi trường thuộc Ban Quản lý các KCN Bình Dương, Chi cục bảo vệ mơi
trường tỉnh Bình Dương, Phòng Tài nguyên nước – Sở Tài nguyên và Mơi trường
tỉnh Bình Dương, Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN tại huyện Dĩ An,…đã tạo điều
kiện và nhiệt tình hỗ trợ Tơi hồn thành tốt luận văn này.
Xin cám ơn gia đình nguồn động viên tinh thần lo lớn trong suốt q trình
học tập của Tơi. Cám ơn các Thầy Cô khoa Môi trường Trường Đại học Bách Khoa
đã tận tình truyền đạt những kiến thức q báu giúp Tơi hồn thành tốt cơng việc tại
cơ quan.


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Bên cạnh các lợi ích và đóng góp to lớn về mặt kinh tế, thì vấn đề ô nhiễm
môi trường tại các KCN cần phải được quan tâm và xử lý triệt để. Tính đến nay,
các Nhà máy XLNT tập Trung của 4 KCN lớn trên địa bàn huyện Dĩ An đã chính
thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm nguồn tiếp nhận và các
thông tin phản ánh từ cộng đồng vẫn chưa được khả quan.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý nước thải từ KCN, CCN trên địa bàn huyện Dĩ An.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Dĩ An có 6 KCN và 2 CCN tự phát. Các
KCN này qui mơ diện tích cũng như ngành nghề đầu tư cũng hồn tồn khác nhau.
Ước tính hiện nay, lưu lượng nước thải từ hoạt động KCN của huyện với lưu lượng
khoảng 20.000 m3/ngày. Do đó, mỗi ngày các kênh rạch, sơng suối trên địa bàn huyện
tiếp nhận 1 lượng lớn nước thải công nghiệp cả về lưu lượng và mức độ ô nhiễm.
Việc quản lý nước thải công nghiệp này nếu khơng chặt chẽ thì sẽ làm ảnh hưởng lớn
đến mơi trường cũng như sinh thái của huyện Dĩ An.
Vì vậy, đề tài đã đi vào nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp để quản
lý nước thải từ các KCN này. Kết quả của luận văn là đề xuất những biện pháp để
quản lý nước thải công nghiệp từ các Khu Công nghiệp trên địa bàn huyện Dĩ An.


ABSTRACT
Besides the benefits and contribution to economic, then the problem of
environmental pollution in industrial zones should be considered and treated
thoroughly. To date, the focus of XLNT factory 4 large IP Di An district was
officially put into operation. However, the degree of pollution sources and the
information received from the community reflects not been encouraging.
The objective of the research is to study and assess the status of proposed
waste water management solutions from IPs and ICs in Di An district.
To date, the district has six IP Di An and 2 ICs spontaneous. The area of this
industrial park as well as professional investors also completely different. Current
estimates, the flow of waste water from industrial park district activities with a flow
of 20,000 m3/day. Therefore, each day the canals and rivers in the district received a
large amount of industrial wastewater in terms of traffic and pollution levels.
The management of industrial waste water, if not close it would affect the
ecological environment as well as the Di An district. So, the topic has gone into
studying the situation and propose solutions to manage waste water from this
industrial zone. The results of the thesis was to propose measures to manage waste
water from industrial zones in Di An district.



MỤC LỤC
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................ 1
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 1
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tế ............................................................................................. 3
1.3.3. Tính mới

................................................................................................. 3

1.4. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3
1.4.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 4
1.5.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ......................................................... 4
1.5.2. Phương pháp lấy mẫu phân tích thực nghiệm các chỉ tiêu ô nhiễm ............ 5
1.5.3. Phương pháp tham khảo văn bản ................................................................. 7
1.5.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ................................................. 7
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC ..................... 7
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................. 7
1.6.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................ 9

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN, TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÁC KCN
VÀ NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI KCN
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN....................................................................... 12

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Dĩ An........................................ 12
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ................................................ 12


2.1.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội ......................................................................... 16
2.1.1.3 Văn hóa- Xã hội ......................................................................................... 18
2.1.2 Hiện trạng các thành phần môi trường.......................................................... 19
2.1.3 Hiện trạng môi trường các ngành, lĩnh vực .................................................. 20
2.2. TỔNG QUAN CÁC KCN TẠI HUYỆN DĨ AN......................................... 24
2.3. NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI TỪ CÁC KCN ................................ 27
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ THOÁT NƯỚC THẢI, NƯỚC MƯA.
HIỆN TRẠNG XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KCN
3.1. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ THOÁT NƯỚC THẢI, NƯỚC MƯA... 30
3.1.1. Hiện trạng thu gom và thoát nước thải nước mưa ....................................... 30
3.1.2 Hiện trạng nguồn tiếp nhận nước thải........................................................... 31
3.2. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NM XLNT TẬP TRUNG ... 33
3.2.1 Công nghệ xử lý nước thải tập trung............................................................. 33
3.2.1.1. KCN Sóng Thần I...................................................................................... 33
3.2.1.2. KCN Sóng Thần II .................................................................................... 36
3.2.1.3. KCN Tân Đơng Hiệp A (KCN Dapark).................................................... 39
3.2.1.4. KCN Tân Đông Hiệp B............................................................................. 42
3.2.2 Hiệu quả xử lý ............................................................................................... 48
3.2.3 Hiện trạng thải bỏ bùn thải............................................................................ 54
3.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TỪ CÁC KCN.......................... 56

CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
TỪ CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DĨ AN
4.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ....................................................... 62



4.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ............................................................. 62
4.2.1. Giám sát nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải .................................... 63
4.2.1.1 Nội dung thiết kế........................................................................................ 67
4.2.1.2 Tình hình xây dựng hệ thống quan trắc tự động nước thải trong nước ..... 68
4.2.1.3 Các yếu tố cần thiết để xây dựng mạng lưới quan trắc tự động chất
lượng nước thải cho các KCN............................................................................... 69
4.2.1.4 Ý nghĩa các thông số đo đạc lựa chọn........................................................ 70
4.2.1.5 Tình hình xây dựng hệ thống quan trắc tự động nước thải trong và ngoài
nước

................................................................................................. 72

4.2.1.6 Thuyết minh thiết kế hệ thống quan trắc tự động ...................................... 75
4.2.2. Quản lý việc phát sinh và thải bỏ bùn thải................................................... 75
4.2.3 Quản lý việc vận hành hệ thống XLNT tập Trung ....................................... 78
4.2.4 Văn bản pháp lý hỗ trợ công tác quản lý và bảo vệ môi trường KCN.......... 78

CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 79
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổng qt phương pháp luận nghiên cứu cho đề tài
Hình 2.1 : Diện tích qui hoạch các KCN
Hình 2.2 Bản đồ bố trí Khu, Cụm cơng nghiệp trên địa bàn huyện Dĩ An.

Hình 3.1 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải của KCN
Hình 3.2. Hệ thống xử lý nước thải của KCN Sóng Thần I
Hình 3.3 Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải KCN Sóng Thần 1
Hình 3.4. Hệ thống xử lý nước thải của KCN Sóng Thần 2
Hình 3.5 Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải KCN Sóng Thần 2
Hình 3.7 Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải KCN Tân Đơng Hiệp A
Hình 3.6. Hệ thống xử lý nước thải của KCN Tân Đơng Hiệp A
Hình 3.8. Hệ thống xử lý nước thải của KCN Tân Đông Hiệp B
Hình 3.9 Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải KCN Tân Đơng Hiệp B
Hình 3.10: Biểu đồ cột kết quả COD và đường giới hạn
Hình 3.11: Biểu đồ cột kết quả Ni tơ và đường giới hạn
Hình 3.12: Biểu đồ cột kết quả Coliform và đường giới hạn
Hình 3.13: Biểu đồ cột kết quả Độ màu và đường giới hạn
Hình 3.14: Biểu đồ cột kết quả BOD và đường giới hạn
Hình 3.15 Một số hình ảnh lấy mẫu nước thải tại các KCN tháng 11/2010
Hình 3.13. Sơ đồ hiện trạng lưu trữ và xử lý bùn tại các NMXLNT


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước thải
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của huyện Dĩ An
Bảng 2.2 : Bảng phân chia các loại đất
Bảng 3.1. Công nghệ xử lý nước thải tập trung của các KCN
Bảng 3.2. Hiện trạng phát sinh lưu trữ và quản lý bùn tại các Nhà máy xử lý nước thải
tập trung
Bảng 3.3 Biện pháp quản lý bùn


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
KCN

NM
BQL
DN
Cty
UBND
QCVN
HTXLNTT
VSIP
KKT
KCNC
CCN
KCX

Khu Công Nghiệp
HTXLNT Nhà máy xử lý nước thải
Ban quản lý
Doanh nghiệp
Công ty
Ủy ban nhân dân
Quy chuẩn Việt Nam
Hệ thống xử lý nước thải tập trung
KCN Việt Nam Singapore
Khu kinh tế
Khu công nghệ cao
Cụm công nghiệp
Khu Chế xuất


1


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Dĩ An là 1 huyện thuộc tỉnh Bình Dương, là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội, trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh, là
đầu mối giao thông quan trọng giữa tỉnh và các thành phố lớn là thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Biên Hịa và cả nước.
Dĩ An tiếp giáp với 2 thành phố Biên Hịa - Đồng Nai, thành phố Hồ Chí
Minh, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cụm cảng sông Sài Gịn, cảng sơng Đồng
Nai, đồng thời là cửa ngõ quan trọng đi các tỉnh miền Tây, miền Trung và Tây
Nguyên; đầu mối giao thông quan trọng chạy qua: quốc lộ 1K, quốc lộ 1A, đường
Xuyên Á, đường sắt có trục giao thông đường sắt Bắc - Nam đi ngang qua trung
tâm đô thị Dĩ An (9 km) và tương lai có đường sắt Xuyên Á, cách trung tâm kinh tế
trọng điểm của phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km (sân bay Tân
Sơn Nhất và Cảng Sài Gịn). Dĩ An có 4 tuyến xe bt đi Bình Dương – Tp.Hồ Chí
Minh - Thủ Đức - Quận 9, tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp – thương
mại - dịch vụ.
Dĩ An phát triển công nghiệp rất sớm từ những năm 1985, hiện có 6 khu, 2
cụm công nghiệp tập trung, phát triển rộng khắp 5/7 đơn vị xã – Thị trấn chiếm tổng
diện tích 818,65/ 6010 ha (tỷ lệ chiếm 13,62 %). Đến nay, các khu cơng nghiệp tỷ lệ
lắp kín đạt trên 90%, giá trị sản xuất cơng nghiệp đạt 35.776 tỷ đồng, bình qn
hàng năm tăng 20 % ( khu vực nhà nước chiếm 0,7 %, ngoài nhà nước chiếm 31,8
%, đầu tư nước ngồi chiếm 67,5 %). Cơ cấu nghề phi nơng nghiệp chiếm 99,38 %.
Đô thị Dĩ An từ năm 1999 đến nay là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh.
Bên cạnh những thành tựu và hiệu quả của hoạt động sản xuất công nghiệp
mang lại, đang đặt ra 1 thách thức rất lớn cho huyện là rủi ro từ các hoạt động công
nghiệp và ô nhiễm môi trường đặt biệt là môi trường nước.
Hiện tại trên địa bàn huyện có 4 KCN đã đầu tư xây dựng Nhà máy XLNT tập



2

trung và đi vào vận hành, 2 KCN chưa có Nhà máy XLNT tập trung và 2 CCN
chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hiện nay, việc ô nhiễm nguồn nước của kênh Ba Bò và suối Siệp đã đến mức
báo động, trên địa bàn huyện Dĩ An có các KCN Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2 nước
thải được thải ra kênh Ba Bò và nước thải từ KCN Tân Đông Hiệp A và KCN Tân
Đông Hiệp B thải ra Suối Siệp. Mặc dù cả 4 KCN này đã có Nhà máy xử lý nước
thải tập trung nhưng mức độ ô nhiễm nước thải từ các kênh suối này vẫn ngày càng
ơ nhiễm trầm trọng. Chính vì vậy, kênh Ba Bị và Suối Siệp bị ơ nhiễm trầm trọng
như hiện nay cũng xuất phát từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của người
dân thải vào. Vì vậy, hiệu quả quản lý và xử lý nước thải của các trạm xử lý nước
thải tập trung còn thấp và đặt ra một số vấn đề tồn tại cần giải quyết.
Trên cơ sở đó, luận văn “NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC KCN, CCN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DĨ AN” được thực hiện nhằm đánh giá giá hiện trạng và
đề xuất các giải pháp quản lý nước thải của các KCN trên địa bàn huyện Dĩ An, từ
đó làm cơ sở lý luận để cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương có các quy định về quản
lý nước thải đầu ra của các KCN này.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là nước thải công nghiệp từ các Nhà máy xử lý nước
thải tập trung của các KCN trên địa bàn huyện Dĩ An. Phạm vi nghiên cứu của đề
tài tập trung chủ yếu vào 4 KCN lớn của huyện đó là KCN Sóng Thần 1 và Sóng
Thần 2, KCN Tân Đơng Hiệp A và KCN Tân Đông Hiệp B do các KCN này có
diện tích quy hoạch lớn, đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, các
ngành nghề đầu tư vào các KCN này đa dạng phát sinh nhiều nước thải sản xuất và
các nguồn tiếp nhận nước thải của 4 KCN này là kênh Ba Bò và Suối Siệp đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Ý nghĩa khoa học


3

Đề tài xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn đáng tin cậy làm cơ sở cho
cơ quan quản lý nhà nước để hoạch định các chính sách về bảo vệ mơi trường và
đưa ra các chương trình quản lý nước thải đầu ra của KCN ngày càng chặt chẽ hơn,
không gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận.
1.3.2. Ý nghĩa thực tế
Quản lý nước thải từ Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCN là một
vấn đề môi trường quan trọng do thành phần ô nhiễm của nước thải này mang tính
hỗn hợp nhiều ngành nghề và có thành phần ơ nhiễm cao, lưu lượng nước thải mỗi
ngày thải ra môi trường lớn. Đề tài này được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực
tế về vấn đề quản lý chặt chẽ và xử lý triệt để nước thải công nghiệp bảo vệ vệ sức
khỏe cộng đồng và môi trường.
Theo dự kiến, kết quả của luận văn là sự đánh giá mức ô nhiễm của nước thải
và giải pháp xử lý và quản lý nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của
khu công nghiệp một cách hiệu quả hơn dựa trên kết quả khảo sát, phân tích thành
phần ơ nhiễm và so sánh với quy chuẩn hiện hành. Những giải pháp này có thể
được áp dụng trong điều kiện hiện tại của huyện Dĩ An.
1.3.3. Tính mới
Đây là kết quả nghiên cứu cụ thể, rõ ràng từ trước đến nay về đánh giá hiện
trạng quản lý nước thải từ các Nhà máy xử lý nước thải tập trung của các Khu cơng
nghiệp trên địa bàn huyện Dĩ An. Bên cạnh đó, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp quản
lý thích hợp có thể áp dụng tại địa phương.
1.4. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nước thải của
các KCN trên địa bàn huyện Dĩ An – Bình Dương.

1.4.2. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập và khảo sát hiện trạng về các trạm xử lý nước thải của các KCN
trên địa bàn huyện Dĩ An: các ngành nghề phát sinh nước thải đã và đang hoạt


4

động, lưu lượng nước thải, công suất và công nghệ xử lý, các kết quả quan trắc
nước thải và nước mưa.
- Thu thập tài liệu về hiện trạng thoát nước, xử lý nước thải và quản lý các
trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN trên địa bàn huyện Dĩ An – Bình
Dương.
- Đánh giá cơng nghệ, hiệu quả xử lý và mức độ đáp ứng quy chuẩn QCVN
24:2009/BTNMT về quy chuẩn nước thải công nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải cơng nghiệp
trên địa bàn huyện Dĩ An, Bình Dương.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp này được áp dụng để đạt được các thông tin cần thiết cho nội
dung nghiên cứu này. Các thông tin bao gồm:
Số lượng các doanh nghiệp trong KCN, ngành nghề và lưu lượng nước thải.
Công nghệ, công suất xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung.
Hiện trạng thoát nước và quản lý các trạm xử lý.
Kết quả quan trắc nước thải trong hệ thống quan trắc nước thải của tỉnh Bình
Dương tại các trạm xử lý.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát thực tế tại tất cả các Nhà máy xử lý nước thải của các
KCN trên địa bàn huyện Dĩ An, từ đó nghiên cứu hiện trạng thốt nước, xử lý và
quản lý các trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN trên địa bàn huyện Dĩ An.

- Phương pháp tổng hợp so sánh và đánh giá
Phương pháp luận nghiên cứu được thể hiện tóm tắt trên sơ đồ 1.1 như sau:


5

Các ngành nghề phát sinh
nước thải, lưu lượng
Thu thập và khảo sát tài
liệu, số liệu
Hiện trạng thu gom và
thoát nước thải, nước mưa
Đánh giá hiện trạng
quản lý và xử lý nước
thải từ trạm xử lý nước
thải tập trung của các
KCN huyện Dĩ An.

Đánh giá hiệu quả xử lý
và mức độ đáp ứng
QCVN24:2009/BTNMT

Luật lệ, quy định

Hiện trạng quản lý, xử lý
nước thải

Kết quả phân tích nước
thải và hệ thống thốt
nước mưa


Đề xuất giải pháp quản lý
nước thải công nghiệp
trên địa bàn huyện Dĩ An.

Tham khảo văn bản

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát phương pháp luận nghiên cứu cho đề tài
1.5.2. Phương pháp lấy mẫu phân tích thực nghiệm các chỉ tiêu ô nhiễm
Tiến hành thí nghiệm trên các mẫu nước thải đầu vào và đầu ra từ 4 trạm xử lý
nước thải nước thải tập trung của các Khu công nghiệp: KCN Sóng Thần 1, KCN
Sóng Thần 2, KCN Tân Đơng Hiệp A, KCN Tân Đông Hiệp B.
- Phương pháp lấy nước thải: các mẫu nước thải công nghiệp được lấy theo
hướng dẫn trong TCVN 5999:1995.


6

Các mẫu nước thải được đưa về phịng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu:
pH, nhiệt độ, SS, COD, BOD, TN, TP, độ màu. Các chỉ tiêu phân tích theo các
phương pháp sau:
Bảng 1.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước thải
STT

Thơng số

Phương pháp phân tích

1


pH

TCVN 6492:1999

2

SS

APHA – 2540 – (D)-95

3

BOD5

TCVN 6001-1:2008

4

COD

HACH 8000-98

5

Tổng N

HACH 10071-98

6


Tổng P

HACH 8190-98

7

Pt-Co

HACH 8025-98

8

Coliform

TCVN 6187-1-96

9

Dầu mỡ

TCVN 7875-2008

10

Hg

TCVN 7877-2008

11


As

TCVN 6626-2008

12

Cd

TCVN 6193-1996

13

Cu

TCVN 6193-96

14

Pb

TCVN 6193-1996

15

Fe

TCVN 6177-1996

16


Ni

TCVN 6193-96

17

Zn

TCVN 6193-96

18

Cr 6+

TCVN 6658-2000

19

Cr 3+

TCVN 6222-2008
Số lượng mẫu = 2 mẫu/trạm * 4 trạm = 8 mẫu

Dựa trên kết quả phân tích các chỉ tiêu, so sánh với QCVN 24:2009/BTNMTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, đánh giá mức độ ô nhiễm và
khả năng ảnh hưởng đến môi trường của nước thải công nghiệp.


7

1.5.3. Phương pháp tham khảo văn bản

Tham khảo các văn bản về quản lý nước thải từ KCN, các QCVN hiện hành
để đề xuất các giải pháp quản lý nước thải công nghiệp trên địa bàn huyện Dĩ An.
1.5.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Theo sát sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến của
các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và các chuyên gia quản lý nhà nước về
môi trường tại địa bàn tỉnh Bình Dương để đề xuất các giải pháp quản lý nước thải
từ KCN trên địa bàn huyện Dĩ An.
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Vân Hà và nnk (2008) với đề tài “Đánh giá và đề xuất quản lý
rủi ro ô nhiễm từ KCN TP. Hồ Chí Minh đối với nguồn nước” là một dự án được
các nhà khoa học TP. Hồ Chí Minh thực hiện từ tháng 9-2008.
Tại buổi báo cáo ngày 17-8-2010, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hà- Chủ nhiệm
nhóm nghiên cứu cho biết với tổng lượng nước thải tại các KCN thành phố trên
33.200m3/ngày, ước tính có khoảng 2,6 tấn COD, 699kg kim loaị nặng và các thành
phần khác thải vào nguồn nước mỗi ngày. Công nghệ xử lý nước thải hiện đại chỉ
có ở KCN Linh Trung 1, Linh Trung 2 và Tân Thới Hiệp tuy nhiên đầu ra của nước
thải vẫn chưa đạt. Còn tại các KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Tân Bình... nhiều
doanh nghiệp chưa đấu nối vào mạng thu gom nước thải của KCN. Qua kết quả
khảo sát nước thải KCN- KCX thì các chỉ tiêu TSS (tổng rắn lơ lửng), tổng
Coliform, COD, Cd luôn không đạt chuẩn cho phép.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị áp dụng đánh giá độc tính sinh học nước thải cho tất cả
các KCN, KCX, bổ sung tính tốn thu phí nước thải trong KCN, KCX đối với các
trường hợp doanh nghiệp xả nước thải có nồng độ COD>400mg/l thì phải tiến hành
kiểm tra độc tính nước thải và thu phí vượt tải. Kết quả thử nghiệm độc tính nước
thải này ngồi việc định phí nước thải cần được áp dụng để thu phí bảo vệ môi
trường. Đồng thời kiến nghị các bộ ngành ban hành quy định triển khai áp dụng về


8


thuế tài nguyên nước đặc biệt đối với công nghiệp, hạn chế khai thác nước ngầm ở
KCN, KCX, cưỡng chế sử dụng các nguồn nước bổ sung như nước mưa, nước sau
xử lý.
Phùng Chí Sỹ (2004) nêu v ề hiện trạng áp dụng công nghệ môi trường tại
khu công nghiệp ở Việt Nam
Trong những năm gần đây tốc độ hình thành và phát triển các khu công nghiệp,
khu chế xuất tại Việt Nam xảy ra rất nhanh. Tính đến tháng đầu năm 2003 đã có
76 KCX - KCN được thành lập với tổng diện tích 15.216 ha, trong đó vùng Đông
Nam B ộ chiếm 53% về số khu công nghiệp và 65.5% về diện tích đất; Duyên
hải miền Trung tương ứng là 18% và 13%; đồng bằng sông Hồng là 18% và
14%; Trung du, miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sơng Cửu Long
chỉ có 10,5% và 7,5%. Tính đến q I năm 2004 đã có 93 KCX - KCN được
Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 18.630ha. Ngồi những lợi ích kinh tế
xã hội, sự phát triển các KCX - KCN sinh ra một khối lượng lớn nước thải,
khí thải, chất thải rắn gây tác động nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe
nhân dân trong khu v ực.
Trong thời gian qua đã có 18/76 KCX - KCN áp dụng công nghệ xử lý nước
thải tập trung như

KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Suối Dầu (Khánh Hòa),

các KCN Biên Hòa 2, Amata, Loteco, Gò Dầu (Đồng Nai); các KCX Tân Thu
ận, Linh Trung, các KCN Tân Tạo, Lê Minh Xuân (TP. HCM); các KCN Sóng
Thần I, Sóng Thần II, Việt Hương, Đồng An, Việt Nam-Singapore, Bình
Đường (tỉnh Bình Dương); KCN Hịa Hiệp (Phú n) ... . Nhìn chung việc xử lý
nước thải trong các KCN – KCX chưa được coi trọng, ngay cả các KCN – KCX
có trạm xử lý nước thải tập trung nhưng việc vận hành cũng chưa tốt, dẫn đến
tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng gia tăng.
Nguyễn Văn Phước (2006) nêu lên các đặc điểm của các quy trình xử lý nước

thải thực tế áp dụng tại một số khu công nghiệp lớn ở khu vực miền Đông
Nam Bộ như sau:
Đa số các quy trình sử dụng biện pháp xử lý nhiều cấp, cấp đầu tiên thường


9

là q trình xử lý hóa lý (keo tụ, tạo bơng), hoặc q trình xử lý sinh học kỵ
khí; cấp cuối cùng là xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính làm thống kéo dài
(mương oxy hóa) hoặc sử dụng biện pháp xử lý hiếu khí bùn hoạt tính làm
việc theo mẻ (hệ thống bể SBR, hệ thống Unitank) có kết hợp lọc nước thải đầu
ra hoặc sử dụng hồ sinh học ổn định.
Khi kết hợp hệ thống xử lý hóa lý và hệ thống xử lý sinh học để xử lý nước
thải khu công nghiệp sẽ tránh được những sự cố khi vận hành như chết bùn, xử
lý khơng đạt hiệu quả vì hệ thống xử lý hóa lý sẽ loại bỏ các chất độc hại, nhất
là kim loại nặng, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho x ử lý sinh học,
hoặc xử lý nối tiếp với hệ thống sinh học trong trường hợp nước thải đầu ra của
hệ thống sinh học không đạt tiêu chuẩn. Cịn hệ thống sinh học kế tiếp xử lý hóa
lý giúp gi ảm chi phí xử lý vì hệ thống hóa lý khơng cần phải xử lý đạt đến tiêu
chuẩn thải, đỡ tiêu tốn hóa chất.
Q trình xử lý nhiều cấp thường được áp dụng cho các KCN có thành phần nước
thải tương đối phức tạp, có sự dao động về tính chất nước thải, nước thải có các
thành phần độc hại, khó xử lý triệt để bằng q trình sinh h ọc bùn hoạt tính
hoặc có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả xử lý của quá trình này.
1.6.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Elizabeth McGhie (2005) đề xuất việc quản lý và xử lý nước thải hiệu quả tại
Khu cơng nghiệp Debert :
Khu cơng nghiệp Debert có hệ thống kênh rạch chằn chịt và mạch nước ngầm
chảy qua. Vì vậy việc quản lý nguồn nước tự nhiên là rất quan trọng. Nước thải
ở đây bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt .

Khu công nghi ệp này hiện có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nếu nước thải
tại đây không được xử lý triệt để sẽ gây nên vấn đề môi trường nghiêm trọng .
Nhà máy này đã hoạt động hết công suất. Hướng tới sự phát triển lâu dài, khu
công nghi ệp phải lựa chọn 1 trong 2 hướng giải quyết : giảm lưu lượng nước đầu
vào hoặc tăng công suất xử lý nước thải .
Đối với nước sử dụng cho việc chuẩn bị thức ăn (nội trợ) hay tắm giặt


10

(greywater) thì được đánh giá là c ịn rất hữu dụng (Aalbers et al., 1999). Lư ợng
nước này được tái sử dụng theo công ngh ệ từng đợt (cascading techniques). Chất
lượng nước ở các cấp độ có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Nư ớc
sau khi sử dụng cho việc tắm giặt hay rửa tay sẽ được tích trữ lại thay cho việc
đưa đến nhà máy xử lý nước thải. Nước thải cịn sạch trên có thể dùng lại cho
công việc không yêu cầu nước quá sạch như việc rửa xe.
Trong khi công nghệ từng đợt áp dụng rất hiệu quả đối với greywater thì lại
khơng hiệu quả đối với blackwater (nư ớc thải hầm cầu). Một giải pháp giảm thiểu
blackwater đã được đưa ra là sử dụng composting toilet. Từ năm 1995, công
nghệ rẻ tiền này đã được Peggy’s Cove áp dụng cho khu vực nông thôn để tránh
nhiễm khuẩn.
Yong Geng, Raymond Cote, Fujita Tsuyoshi (2007) nghiên cứu mơ hình quản
lý nước tích hợp ở khu công nghiệp :
Nghiên cứu này đề xuất 4 hướng tiếp cận để quản lý nước : tái sử dụng nước trực
tiếp từ những người sử dụng, tái sử dụng nước từ những người sử dụng bằng cách
trộn với nước sạch, tái sử dụng nước giữa những người sử dụng với nhà máy xử lý
nước thải, nạp lại nước ngầm bằng cách cải tạo nước thải hay những ứng dụng
khả thi khác để đánh giá toàn di ện hiệu quả sử dụng nước. Kết quả mơ hình trong
một phương pháp luận quản lý toàn diện cho việc đánh giá nguồn nước một cách
khách quan trong khu cơng nghiệp, tìm kiếm tiềm năng tái sử dụng nước giữa các

ngành công nghi ệp và hợp nhất qui mơ và chi phí cho h ệ thống phân phối nước đã
cải tạo . Một nghiên cứu cụ thể được đặt ra để kiểm tra tính khả thi của mơ hình. M
ột phân tích kinh t ế của việc đánh giá mạng lưới sử dụng nước, thể hiện việc tiết
kiệm chi phí và ngu ồn nước tiềm năng.
Korhonen, Chiu, Christensen (2004) đã đúc kết 4 giai đoạn phát triển của khu
công nghiệp qua lịch sử phát triển khu công nghiệp trên thế giới :
Giai đoạn 1 : Trung lập bên trong (Internally Neutral)
Khơng có sự kết hợp tương hỗ trong công tác b ảo vệ môi trường giữa các ngành
công nghiệp.


11

Giai đoạn 2 : Hỗ trợ bên trong (Internally Supportive)
Nhà nước bước đầu tạo điều kiện để các ngành công nghi ệp kết hợp tương hỗ
trong công tác bảo vệ mơi trường.
Giai đoạn 3 : Trung lập bên ngồi (Externally Neutral)
Các ngành cơng nghi ệp hình thành được sự kết hợp tương hỗ trong công tác b ảo
vệ môi trường ở phạm vi vùng quy ho ạch.
Giai đoạn 4 : Hỗ trợ bên ngồi (Externally Supportive )
Hình thành các dịch vụ bảo vệ môi trường liên vùng quy ho ạch để tạo nên sự gắn
kết bảo vệ môi trường giữa các ngành cơng nghi ệp.
Ở giai đoạn 1 chỉ có các khu công nghiệp truyền thống và các Nhà máy sản xuất
chưa được di dời vào KCN. Ở giai đoạn 2, 3, 4 có sự xuất hiện của khu cơng
nghiệp sinh thái là thành phần quan trọng tạo nên sự gắn kết bảo vệ môi trường
giữa các ngành công nghiệp.


12


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN, TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÁC KCN
VÀ NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI KCN
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Dĩ An:
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
* Vị trí địa lý:
Huyện Dĩ An được tái lập theo nghị định số 58/NĐ-CP ngày 23/07/1999 của
chính phủ. Huyện Dĩ An là huyện thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm ở phía Đơng
Nam của tỉnh Bình Dương. Có diện tích tự nhiên là (6.010,04 ha).
Ranh giới được xác định như sau:
+ Đông giáp: quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tây giáp: Huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
+ Nam giáp: quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bắc giáp: huyện Tân Uyên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tọa độ địa lý:
+ Từ 10o55’00”đến 10o59’00” vĩ độ Bắc.
+ Từ 106o17’00” đến 106o48’45” kinh độ Đông
Huyện Dĩ An là cầu nối giao thơng giữa thành phố Hồ Chí Minh và thành
phố Biên Hịa, giữa miền Đơng, miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam với các nước Đông Nam Á thông qua Quốc lộ 1A. Cảng Bình Dương dưới
chân cầu Đồng Nai, ga Sóng Thần nằm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Nằm
trong vùng kinh tế chiến lược phía Nam: Bình Dương – Tp Hồ Chí Minh – Biên
Hịa – Bà Rịa Vũng Tàu.
Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa phát triển với tốc độ cao, thu hút
nhiều vốn đầu tư trong và ngồi nước đã góp phần tăng trưởng kinh tế tạo việc làm
cho nhân dân lao động không chỉ tại địa phương mà còn lao động nhập cư ở các địa


13


phương khác. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển cũng tạo nên nhiều áp lực về việc
bảo vê môi trường.
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của huyện Dĩ An
TT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (ha)

1

Xã An Bình

339,85

2

Xã Bình An

603,45

3

Xã Đơng Hịa

1024,79

4


Xã Tân Bình

1035,90

5

Xã Tân Đơng Hiệp

1412,28

6

TT Dĩ An

1043,47

7

Xã Bình Thắng

550,30

Tồn huyện

6.010,04

(Nguồn: Phịng Tài ngun & Mơi trường, 2010)
* Địa hình:
Huyện Dĩ An có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0 đến 5o,
hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình như sau:

+ Địa hình bằng: có độ cao 20- 40 m, thốt nước tốt gồm các xã như An
Bình, Tân Đơng Hiệp, thị trấn Dĩ An. Với địa hình này thích hợp cho việc bố trí các
khu cơng nghiệp, các khu dân cư, khu trung tâm hành chính thương mại-dịch vụ.
+ Địa hình thấp: có độ cao 2- 5 m , thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp, ít
thích hơp cho xây dựng các cơng trình.
* Khí hậu:
+ Huyện Dĩ An nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ
quanh năm nóng ẩm nhiệt độ từ 26-28, ít mưa bão.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao khoảng từ (1.600-1.700
mm/năm) và phân hoá theo 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm.
+ Luợng nước bốc hơi trung bình khoảng 1000 mm.
+ Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.500 – 2.800 giờ/năm.


×