Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường việt nam, giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.37 KB, 114 trang )

VỤ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC - BỘ CÔNG THƯƠNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP GĨP PHẦN BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
ĐƯỜNG VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2011-2015
CNĐT : NGUYỄN LỘC AN

9027
HÀ NỘI – 2011


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 3
Chương 1:TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG THẾ GIỚI............................. 6
1.1. Sản xuất đường thế giới........................................................................................ 7
1.1.1. Sản xuất mía ...............................................................................................................7
1.1.2. Sản lượng đường thế giới ............................................................................... 8
1.2. Tiêu thụ đường thế giới ...................................................................................... 12
1.3. Diễn biến giá đường thế giới.............................................................................. 15
1.4. Một số chính sách tác động tới thị trường đường thế giới ................................. 21
1.4.1. Những quy định chung ...........................................................................................21
1.4.2. Một số chính sách và thơng lệ cụ thể của các nước ..................................... 25
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc bình ổn thị trường đường và bài học
cho Việt Nam............................................................................................................. 27
1.5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ....................................................................................27
1.5.2. Kinh nghiệm của Philipin.......................................................................................30
1.5.3. Bài học cho Việt Nam .................................................................................. 32
Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM ............... 35
2.1. Một số vấn đề chung ..........................................................................................35
2.1.1. Đặc điểm của thị trường đường ..................................................................35


2.1.2. Phân loại thị trường tiêu thụ đường.............................................................. 38
2.2. Thực trạng thị trường đường Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ........................ 41
2.2.1. Tình hình cung ứng mặt hàng đường ...................................................................41
2.1.2.Cung từ nhập khẩu ....................................................................................................46
2.2.2. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng đường.........................................................................48
2.2.4. Diễn biến giá và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đường ................................ 52
2.3. Các chính sách của nhà nước nhằm bình ôn thị trường đường Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2010 ...................................................................................................... 57
2.3.1. Chính sách đảm bảo năng lực sản xuất để ni dưỡng nguồn cung...................57
2.3.2. Chính sách đảm bảo nguồn cung thơng qua nhập khẩu ...................................59
2.3.3. Chính sách thuế ........................................................................................................60
2.3.4. Chính sách tài chính, tiền tệ ...................................................................................61
2.3.5. Chính sách bình ổn thị trường đường thơng qua chương trình bình ổn giá..63
2.3.6. Thực trạng tổ chức thực hiện .................................................................................63
2.4. Đánh giá về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối
với thị trường đường ở Việt Nam.............................................................................. 68
2.4.1. Những thành tựu đạt được .....................................................................................68
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................................71
2.4.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết ......................................................................74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015........................................................................... 79
3.2. Quan điểm, nguyên tắc và định hướng các giải pháp bình ổn thị trường đường ở
Việt Nam...................................................................................................................................89
3.2.1. Quan điểm bình ổn thị trường đường.......................................................... 90
1


3.2.2. Các nguyên tắc bình ổn thị trường đường...........................................................92
3.2.3. Định hướng bình ổn thị trường đường .................................................................95
3.3. Một số giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường trong nước giai đoạn 20112015 ........................................................................................................................... 97

3.3.1. Giải pháp trong lĩnh vực sản xuất .........................................................................97
3.3.2. Giải pháp trong lĩnh vực tiêu thụ................................................................ 101
3.3.3. Giải pháp về quản lý và chính sách điều tiết của Nhà nước ...................... 102
3.3.4. Các giải pháp khác ..................................................................................... 106
3.3.5. Một số kiến nghị......................................................................................... 107
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 112

2


LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Việt Nam là nước nông nghiệp với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và thời
tiết thích hợp cho việc phát triển mía nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp
chế biến đường. Trong thời gian qua, với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành
mía đường của Đảng và Nhà nước, từ con số 9 nhà máy đường năm 1995 đến nay
cả nước đã có khoảng 40 nhà máy đường. Tuy nhiên, đa phần là các nhà máy có
cơng suất nhỏ và hiện chưa có nhà máy đường nào có sản lượng đường vượt quá
80.000 tấn đường/vụ. Trong 5 năm trở lại đây, sản lượng đường sản xuất trong
nước dao động trong khoảng từ 0,9 triệu tấn đến trên 1,2 triệu tấn. Với nhu cầu
tiêu thụ dao động từ 1,2 – 1,3 triệu tấn, hàng năm Việt Nam vẫn nhập khẩu một
lượng đường nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Sau một thời gian tương đối ổn định, từ giữa năm 2009 trở lại thị trường
đường trong nước đã có lúc xảy ra tình trạnh sốt hàng, sốt giá tại một số địa
phương. Về tổng thể cung cầu đường là bảo đảm, nhu cầu tiêu thụ không tăng đột
biến, nhưng sự bất ổn của thị trường đường với biểu hiện giá đường tăng cao đã
gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng và
gây khó khăn cho các doanh nghiệp dùng đường làm nguyên liệu sản xuất.....
Trên thực tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Bộ Tài chính cũng như Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương đã có nhiều biện pháp đảm bảo cung cầu, kiểm sốt giá cả nhằm bình ổn thị
trường đường như xây dựng nhiều chính sách đảm bảo nguồn cung từ sản xuất
trong nước, đẩy nhanh hoặc giãn tiến độ nhập khẩu trong trường hợp thiếu hoặc
thừa đường, kiểm tra sát tình hình tăng hoặc giảm giá bất thường, đưa mặt hàng
đường vào danh sách các mặt hàng thuộc chương trình bình ổn giá tại một số địa
phương. Bên cạnh đó, đường cũng là mặt hàng thuộc danh mục hành hóa và dịch
vụ bình ổn giá theo Thơng tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài
Chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12
năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá
và Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ
quy định chi tiết thi h ành một số điều của Pháp lệnh Giá. Tuy nhiên, với sự phụ
thuộc vào nguyên liệu sản xuất chính từ cây mía - sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng
của thời tiết, dịch bệnh và mang tính mùa vụ rõ rệt, giá đường thường có khá
nhiều bất ổn, đặc biệt trong các thời điểm giáp vụ hoặc đầu vụ mới khi nhu cầu
tiêu dùng đường tăng cao. Tình trạng này thường xuyên lặp đi lặp lại mà chưa có
3


giải pháp hữu hiệu để kiềm chế sự bất ổn của giá đường trong các giai đoạn nhạy
cảm.
Trong thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên cứu về thị trường
đường nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về tổng thể
cung cầu mặt hàng đường, diễn biến giá cả, các nhân tố tác động tới cung cầu
cũng như đề xuất những giải pháp nhằm điều tiết, bình ổn thị trường. Vì vậy, hy
vọng rằng việc thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu
đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường
tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015” sẽ góp một phần nhỏ trong việc giải quyết
những bất ổn của thị trường đường ở Việt Nam, đảm bảo sự ổn định và phát triển
thị trường một cách có trật tự, đảm bảo sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, thực

hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển ổn định kinh tế
trong nước.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá tổng quan thị trường đường thế giới, kinh nghiệm một số nước
trong việc bình ổn thị trường đường, để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất, xuất nhập khẩu, thị trường tiêu
thụ, hệ thống phân phối; đồng thời đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến thị
trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh đường;
- Phân tích, đánh giá các chính sách của nhà nước có tác động tới thị
trường đường cũng như thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách này; xác định
những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết đối với thị trường đường tại Việt Nam
- Đánh giá xu hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp đảm cân đối
cung cầu, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, giúp giá cả ở
mức hợp lý và góp phần bình ổn thị trường đường trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu bình ổn thị trường đường đối với một
quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu: thị trường đường Việt nam giai đoạn 2006 – 2010 và
giai đoạn 2011 – 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập lấy số liệu;
- Khảo sát các lĩnh vực/ngành kinh tế;
- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp;
- Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia.
4


5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề

tài được kết cấu thành 3 chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan thị trường đường thế giới giai đoạn 2006 - 2010
Chương 2: Thực trạng về thị trường đường của Việt Nam giai đoạn 2006 2010
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường đường Việt Nam giai đoạn 2011
– 2015

5


Chương 1:
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG THẾ GIỚI
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
Đường là một trong các loại thực phẩm thông dụng nhất, được tiêu thụ
rộng rãi trên toàn thế giới, sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như ngành
công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, ngành công nghiệp sản xuất nước
ngọt, dùng phổ biến trong sản xuất bánh kẹo, kem, sữa, nước giải khát …
Trong đời sống hàng ngày, hầu hết các tầng lớp dân cư đều sử dụng đường
trong nấu nướng ăn uống hàng ngày, có thể dùng như một thứ gia vị để tẩm ướp
thực phẩm, dùng kèm với các đồ uống để tạo vị như mong muốn như pha cùng
với cà phê hoặc một số loại trà, nước giải khát… Là mặt hàng dễ hút ẩm và dễ bị
chua, mốc hoặc bị lên men nên các sản phẩm đường ln địi hỏi phải được bao
gói kỹ, tránh tiếp xúc trực tiếp với khơng khí bên ngồi. Để đảm bảo an tồn vệ
sinh thực phẩm khi đưa vào phục vụ cho công nghiệp chế biến thực phẩm và đời
sống hàng ngày của dân cư, từ khâu sản xuất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm là các yếu tố được đặt lên vị trí hàng đầu. Bên cạnh đó, mặt hàng đường
cũng địi hỏi rất nghiêm ngặt về cách bao gói, chất liệu sử dụng làm bao bì của
sản phẩm, phương thức vận chuyển, điều kiện nhiệt độ để bảo quản đường…
trong quá trình đưa các sản phẩm đường từ nơi sản xuất qua khâu lưu thông đến
nơi tiêu thụ.
Đường được sản xuất từ nguyên liệu chính là mía đường và củ cải đường.

Tại Châu Á, đường được sản xuất chủ yếu từ cây mía, một mặt hàng nơng sản
nằm trong danh mục nhạy cảm trong chương trình cắt giảm thuế quan vì có thể
gây tác động mạnh đến đời sống và sản xuất trong nước. Chính vì vậy tại nhiều
quốc gia Châu Á, đường được coi là mặt hàng quan trọng, có ảnh hưởng rộng
khắp tới đời sống của người dân trong đó bao gồm những người tiêu dùng mặt
hàng đường và cả những người nơng dân trồng mía, ngun liệu đầu vào cho sản
xuất đường. Chương này sẽ đánh giá tổng quan về diện tích trồng mía, cung cầu
đường, cụ thể là sản lượng, tiêu dùng, cũng như biến động giá cả mặt hàng đường
trên thế giới trong giai đoạn 2006-2010

6


1.1. Sản xuất đường thế giới
1.1.1. Sản xuất mía
Diện tích trồng mía trên thế giới liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2008
do các nước mở rộng diện tích canh tác để đáp ứng nhu cầu sản xuất đường trong
nước ngày càng cao và phục vụ ngành công nghiệp sản xuất ethanol (tại Brazil,
niên vụ 2007/2008 tỉ lệ giữa sản xuất đường và sản xuất ethanol là 45:54). Năm
2008, diện tích trồng mía thế giới đạt khoảng 24 triệu ha, tăng 20% so với năm
2006. Tuy nhiên từ năm 2009 diện tích trồng có chiều hướng giảm nhẹ, cụ thể
năm 2009 diện tích trồng mía giảm 0,3 triệu ha so với năm 2008 và ước năm
2010 diện tích trồng mía chỉ cịn khoảng 21 triệu ha, giảm 2,7 triệu ha so với năm
2009 do tại một số nước sản xuất lớn (như Ấn Độ, Trung Quốc), nông dân
chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như ngơ và đậu tương.
Các quốc gia sản xuất mía đường lớn nhất thế giới phải kể đến Brazil, Ấn
Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philipins… trong đó Brazil là nước có
diện tích trồng mía lớn nhất, chiếm từ 30 – 35% tổng diện tích trồng mía trên thế
giới, tiếp theo là Ấn Độ với diện tích chiếm khoảng 20% diện tích canh tác mía
tồn cầu.

Biểu đồ 1.1. Diện tích, năng suất mía thế giới

70

20

68

15

66

10

64

5

62

0

60
00
20

01
20

02

20

03
20

04
20

05
20

Diện tích

06
20

07
20

08
20

tấn/ha

72

25

triệu ha


30

09
20

Năng suất

(Nguồn: FAO)

7


triệu tấn

Biểu đồ 1.2. Sản lượng mía thế giới
2000
1800
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
00
20

01

20

02
20

03
20

04
20

05
20

06
20

07
20

08
20

09
20

Sản lượng mía

(Nguồn: FAO)


Năng suất mía thế giới nhìn chung phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí
hậu, giống, các biện pháp canh tác mà các nước sử dụng. Năng suất mía có sự gia
tăng đáng kể trong thời gian tới năm 2008 và gần đây bắt đầu có chiều hướng
chững lại rồi giảm nhẹ. Năng suất mía bình qn của thế giới hiện vào khoảng 71
tấn/ha. Khu vực có năng suất cao nhất là châu Úc, trên 80 tấn/ha; tiếp theo là
châu Mỹ, đặc biệt là Nam Mỹ với năng suất trên 75 tấn/ha; châu Á có năng suất
xấp xỉ 65 tấn/ha. Nhiều quốc gia châu Phi do khí hậu thuận lợi cho sự phát triển
của cây mía nên năng suất có nước lên đến 100 tấn/ha như Senegal, Tazania…
1.1.2. Sản lượng đường thế giới
Mía đường là một mặt hàng nơng sản và giống như đặc điểm các mặt hàng
nông sản khác, sản xuất chịu nhiều tác động của yếu tố mùa vụ, thời tiết, năng
suất, dịch bệnh….Trong giai đoạn 2006-2010 sản xuất đường thế giới có biến
động tăng, giảm nhưng chủ yếu là tăng so với niên vụ trước đó. Sản lượng đường
thế giới trong giai đoạn này bình quân tăng 2,81%/năm. Các nhân tố chính tác
động đến sản lượng mía đường thế giới bao gồm: điều kiện thời tiết, diện tích
canh tác , việc áp dụng giống mới, năng suất cao, đáng chú ý là biến động giá
đường tăng cao trong năm (2006/2007) khuyến khích người trồng mở rộng diện
tích trồng mía (nhất là tại các nước có diện tích trồng mía lớn)…
8


Biểu đồ 1.3. Sản lượng đường thế giới
170
165

Triệu tấn

160
155
150

145
140
135
130
2005/06

2006/07

2007/08

2008/09

2009/10

2010/11

(Nguồn: USDA)

Sản lượng đường thế giới qua các niên vụ gần đây:
Niên vụ 2005/2006 sản lượng đường thế giới đạt khoảng 144,151 triệu tấn,
tăng 2,3% so với niên vụ trước. Đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng này là các
nước đang phát triển với sản lượng đạt trên 100 triệu tấn, trong đó đứng đầu là
Brazil có mức thu hoạch kỉ lục 28,7 triệu tấn. Sản lượng của Ấn Độ cũng phục
hồi trong niên vụ này và đạt 18,4 triệu tấn. Thời tiết thuận lợi tại nhiều quốc gia
là nhân tố giúp cho sản lượng mía của niên vụ cao hơn và giúp tăng sản lượng
đường.
Niên vụ 2006/2007 sản lượng đường thế giới tăng mạnh (14%) so với niên
vụ 2005/2006 và đạt 164,526 triệu tấn. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 2002
đến nay. Trong đó sản lượng ở Brazil, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Đông Á và Đông
Âu tăng khoảng 4,3% so với niên vụ 2005/2006. Sản xuất toàn cầu tăng lên phần

lớn là do các nước đang phát triển với sản lượng vào khoảng 116,5 triệu tấn, tăng
9,7% so với niên vụ trước. Giá đường tăng cao trong hai năm trước đã khuyến
khích các nhà sản xuất đường tìm cách mở rộng diện tích trồng mía và nỗ lực hỗ
trợ để khôi phục lại ngành công nghiệp đường, đặc biệt là những nhà sản xuất
đường ở các nước đang phát triển. Nhu cầu xuất khẩu ethanol phát triển cũng như
các sáng kiến nhiên liệu sinh học tại nhiều nước cũng góp phần thúc đẩy xu

9


hướng mở rộng diện tích trồng mía tồn cầu và cải tạo, xây dựng các cơ sở chế
biến và tinh chế.
Niên vụ 2007/2008, sản lượng đường thế giới đạt 163,297 triệu tấn, giảm
nhẹ (0,8%) so với niên vụ trước và tiếp tục giảm mạnh trong niên vụ 2008/2009
với sản lượng đạt 143,781 triệu tấn, giảm 11,9% so với niên vụ trước. Nguyên
nhân là do sự suy giảm diện tích trồng mía trên tồn cầu, nhất là ở Ấn Độ, Liên
minh Châu Âu và Pakistan. Người nông dân chuyển sang trồng ngơ, đậu tương
với kì vọng đạt lợi nhuận cao hơn khi giá của các loại nông sản này đã tăng cao
trong những tháng đầu năm 2008. Tại Ấn Độ, diện tích trồng mía niên vụ
2008/2009 đã giảm 16% so với niên vụ trước, chỉ còn 4,4 triệu ha do tác động
của những vấn đề phát sinh trong việc thanh toán tiền mía thu mua của nơng dân
làm lượng phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng giảm, ảnh hưởng đến năng suất
mía. Bên cạnh đó, mưa lớn và lũ lụt trong tháng 7 và tháng 8 ở miền Bắc Ấn Độ
cũng góp phần khiến cho sản lượng mía giảm. Hệ quả là sản lượng mía của Ấn
Độ niên vụ 2008/2009 sụt giảm 43%, tương đương 12.500 triệu tấn so với niên
vụ trước.
Từ niên vụ 2009/2010 đến nay, sản lượng đường thế giới bắt đầu tăng trở
lại. Niên vụ 2009/2010 sản lượng đường thế giới đạt 153,678, tăng 6,8% so với
niên vụ trước. Tổng diện tích trồng mía tại các nước sản xuất đường lớn như
Brazil, Ấn Độ, không đổi so với niên vụ trước nhưng do điều kiện thuận lợi nên

năng suất mía tăng lên. Tại Brazil năng suất mía tăng từ 79,75 tấn/ha so với 78,95
tấn/ha của niên vụ trước, sản lượng đường cũng tăng 3,9 triệu tấn. Tại Ấn Độ, sản
lượng đường tăng 1,1 triệu tấn so với niên vụ trước.
Sản lượng đường niên vụ 2010/2011 ước đạt 160,948 triệu tấn, tăng 4,7%
so với niên vụ trước. Trong đó, sản lượng mía của Brazil tăng 4,8% đạt 38,15
triệu tấn. Tại Ấn Độ, sản lượng đường tăng lên mức 26,65 triệu tấn, tăng 29% so
với niên vụ 2009/2010 do điều kiện thời tiết thuận lợi tại các vùng trồng mía lớn
giúp cho năng suất mía cao.
Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới bao gồm Brazil, Ấn Độ, Trung
Quốc, Thái Lan…Sản lượng của các nước này thường chiếm khoảng trên 50%
tổng sản lượng đường thế giới.

10


Biểu đồ 1.4. Các quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới
45
40

Triệu tấn

35
30
25
20
15
10
5
0
2005/06


2006/07
Brazil

2007/08
Ấn Độ

2008/09

2009/10

Trung Quốc

2010/11

Thái Lan

(Nguồn: USDA)

Brazil là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới. Sản lượng đường tăng dần
qua các năm và thường chiếm khoảng 19-23% tổng sản lượng đường thế giới.
Niên vụ 2009/2010 sản lượng đường Brazil đạt 36,40 triệu tấn, chiếm 23,6% tổng
sản lượng đường thế giới.
Đứng sau Brazil về sản lượng đường là các quốc gia Châu Á như Ấn Độ,
Trung Quốc, Thái Lan. Ấn Độ hiện dẫn đầu Châu Á và thứ hai thế giới về sản
xuất đường. Sản lượng đường của Ấn Độ từ niên vụ 2006/2007 đến 2008/2009
giảm dần do diện tích trồng mía giảm, nhiều nơng dân chuyển sang trồng các loại
cây có lợi nhuận cao hơn như ngơ và đậu tương. Tuy nhiên từ niên vụ 2009/2010
đến nay, sản lượng đường của Ấn Độ bắt đầu tăng dần trở lại và đạt 20,63 triệu
tấn đường, chiếm 13,4% tổng sản lượng đường thế giới. Tiếp theo là Trung Quốc

với sản lượng 11,42 triệu tấn, chiếm khoảng 7,4% lượng đường thế giới.
Thái Lan là nước sản xuất đường lớn thứ tư thế giới với sản lượng tăng dần
qua các năm. Niên vụ 2009/2010, sản xuất đường của Thái Lan đã đạt 6,93 triệu
tấn, chiếm khoảng 4,5% lượng đường thế giới.

11


1.2. Tiêu thụ đường thế giới
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến sử dụng đường
và chất lượng đời sống ngày một nâng cao thì lượng đường tiêu thụ trong giai
đoạn 2006-2010 ngày càng tăng, mức tăng bình quân là 1,99 %/năm.
Tồn kho đường thế giới niên vụ 2006/2007 và 2007/2008 ở mức cao vào
khoảng 39 triệu tấn. Tuy nhiên từ niên vụ 2008/2009 đến niên vụ 2010/2011 tồn
kho đường giảm và duy trì quanh mức 28 triệu tấn.
Biểu đồ 1.5. Tiêu dùng và tồn kho đường thế giới
30%

180
160

25%

140

20%

Triệu tán

120

100

15%

80

10%

60
40

5%

20
0

0%
2005/06

2006/07
Tiêu dùng

2007/08

2008/09

Tồn kho

2009/10


2010/11

Tồn kho/tiêu dùng

(Nguồn: USDA)

Tiêu thụ đường thế giới qua các niên vụ gần đây:
Niên vụ 2005/2006 tiêu thụ đường thế giới đạt khoảng 144,2 triệu tấn, tăng
2,2% so với niên vụ trước, do tăng trưởng tiêu thụ tại các nước đang phát triển ở
khu vực Viễn Đông và Mỹ Latinh. Đường tiêu thụ ở các nước đang phát triển ước
đạt 100 triệu tấn. Tại các nước phát triển như EU, Hoa Kì, nhu cầu tương đối ổn định.
Niên vụ 2006/2007 tiêu thụ đường thế giới tăng khoảng 6% so với niên vụ
trước và đạt 152,964 triệu tấn. Đường tiêu thụ ở các nước đang phát triển được
dự báo ở mức 104,3 triệu tấn, với mức tăng trưởng 1,8%. Tỷ lệ này thấp hơn
đáng kể so với trung bình các năm qua, phản ánh những tác động tiêu cực của giá
đường toàn cầu cao hơn đối với các nước nhập khẩu ròng, đặc biệt là ở châu Phi
và châu Á, cũng như việc gia tăng sử dụng các chất làm ngọt thay thế dựa vào
tinh bột hoặc chất ngọt có cường độ cao tại một số quốc gia tiêu thụ đường lớn
như Trung Quốc và Mêxicô. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế tiếp tục làm cho tiêu
12


thụ đường tăng lên ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Ấn Độ và các nước
Đông Á. Đối với các nước phát triển, bình quân đầu người tiêu thụ tiếp tục giảm,
tương tự như trong thập kỷ qua, phản ánh mối quan tâm về sức khỏe, đường và
thị trường chất ngọt. Tiêu thụ ở các nước đang phát triển tăng trưởng ít hơn một
phần trăm.
Niên vụ 2007/2008 lượng tiêu thụ giảm nhẹ (0,5%) so với niên vụ trước.
Suy thoái kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới các
ngành cơng nghiệp sử dụng đường, kéo theo nhu cầu đường dùng trong công

nghiệp chế biến giảm. Trong khi đó tiêu thụ ở các hộ gia đình chỉ bị ảnh hưởng
vừa phải.
Tuy nhiên từ niên vụ 2008/2009 đến nay lượng đường tiêu thụ toàn thế
giới tiếp tục tăng trở lại. Niên vụ 2008/2009 tiêu thụ đường đạt 153,723 triệu tấn,
tăng 0,97% so với niên vụ trước do thu nhập bình quân đầu người tại các nước
đang phát triển tăng, dẫn đầu là các nước ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh
và vùng Caribe. Trung bình lượng tiêu thụ đường tính theo đầu người tăng từ
23,1/kg trong niên vụ 2007/2008 lên 23,4 kg/người trong niên vụ 2008/2009.
Tiêu thụ đường niên vụ 2009/2010 đạt 153,723 triệu tấn, tăng 1,25% so với
niên vụ trước. Giá đường tăng cao cũng làm hạn chế tăng trưởng tiêu dùng
đường. Một số nước đang phát triển đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tác
động tăng cao của giá đường thế giới như miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, kiểm
soát giá bán lẻ.
Sự phục hồi kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ kích thích tăng trưởng tiêu thụ, chủ
yếu ở các nước mới nổi và đang phát triển trong niên vụ 2010/2011. Lượng tiêu
thụ dự kiến đạt 159,322 triệu tấn, tăng 2,36% so với niên vụ 2009/2010. Nhu cầu
về đường vẫn được duy trì bởi các ngành cơng nghiệp sản xuất và chế biến thực
phẩm, bao gồm ngành công nghiệp nước giải khát. Các ngành này chiếm phần
lớn trong tổng lượng đường tiêu thụ và là ngành tương đối nhạy cảm với những
thay đổi trong thu nhập. Lượng đường tiêu thụ của các nước đang phát triển dự
kiến chiếm 71,4% lượng tiêu thụ tồn cầu. Triển vọng tích cực của nền kinh tế
toàn cầu dự kiến sẽ hỗ trợ tăng trưởng tiêu thụ đường nhưng giá đường trong
nước cao nhất là ở các nước tiêu thụ đường nhiều như Trung Quốc và Indonesia
sẽ góp phần hạn chế gia tăng tiêu thụ đường.

13


Mức tiêu thụ bình quân đầu người trên thế giới hiện nay đạt khoảng 22-24
kg/người/năm. Nam Mỹ là khu vực dẫn đầu thế giới với mức tiêu thụ khoảng

42,02 kg/người/năm. Tiếp theo là Châu Úc với 40,05 kg/người/năm; Bắc và
Trung Mỹ là 30,09 kg/người/năm. Trong khi đó lượng đường tiêu thụ ở các nước
Châu Á chỉ là 14 kg/người/năm.
Các quốc gia tiêu thụ đường lớn nhất thế giới bao gồm các nước như Ấn
Độ, Trung Quốc, Brazil, Mỹ…Các nước này đồng thời cũng là một trong những
nước sản xuất đường lớn nhất thế giới. Lượng tiêu thụ đường của các nước này
thường chiếm khoảng 38% tổng lượng tiêu thụ của tồn thế giới và ít có biến
động bất thường qua các niên vụ.
Biểu đồ 1.6. Các quốc gia tiêu thụ đường lớn nhất thế giới

30

Triệu tấn

25
20
15
10
5
0
2005/06

2006/07

2007/08

Ấn Độ

2008/09


Trung Quốc

Brazil

2009/10

2010/11

Mỹ

(Nguồn: USDA)

Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là những nước đứng đầu thế giới.
Niên vụ 2007/2008 Ấn Độ tiêu thụ 23,5 triệu tấn, niên vụ 2008/2009 tiêu thụ tăng
0,7 triệu tấn, đạt 24,2 triệu tấn, chiếm khoảng 15,7% tổng lượng tiêu thụ của thế
giới. Trung Quốc tiêu thụ 14,82 triệu tấn trong niên nụ 2008/2009 và 14,3 triệu
tấn trong niên vụ 2009/2010, chiếm trên 9% tổng tiêu thụ của thế giới. Brazil tuy
là nước sản xuất đường hàng đầu thế giới nhưng tiêu thụ của nước này chỉ đứng
thứ ba, sau Ấn Độ và Trung Quốc. Mức tiêu thụ bình quân trong các niên vụ gần
đây đạt khoảng trên 11 triệu tấn, tương đương 7% tổng tiêu thụ toàn thế giới. Mỹ
có mức tiêu dùng thấp hơn, bình qn khoảng 9,6 triệu tấn.

14


1.3. Diễn biến giá đường thế giới
Giá đường thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động, tuy nhiên
chiều hướng chung là theo xu thế gia tăng. Trong suốt giai đoạn 2000-2004, giá
đường thô giao dịch trên thị trường New York đều giữ ở mức dưới 200 USD/tấn.
Tuy nhiên từ năm 2005 giá đã tăng trở lại và đạt mức cao nhất vào năm 2006 khi

chạm ngưỡng 341,7 USD/tấn, tăng 36% so với năm 2005 và tăng 82% so với
năm 2000. Năm 2007, giá đường thô giảm nhưng vẫn ở mức cao 255,75
USD/tấn. Từ năm 2008 đến nay, giá đường liên tục tăng cao và đạt mức 595,8
USD/tấn trong năm 2010, tăng 44% so với năm 2009. Đây là mức giá cao nhất từ
trước đến nay.
Bảng 1.1. Bảng giá đường kỳ hạn tại thị trường Luân Đôn và New York
(giá bình qn năm)
Đơn vị: USD/tấn
Năm

Đường thơ New York

Đường tinh luyện Luân Đôn

2000

187,58

219,89

2001

200,95

248,94

2002

173,61


228,27

2003

165,49

214,62

2004

189,82

239,62

2005

250,22

290,73

2006

341,70

418,01

2007

255,75


308,07

2008

305,15

351,91

2009

412,61

487,94

2010

595,85

612,43
(Nguồn: USDA)

Giá đường tinh luyện trên thị trường Luân Đôn cũng biến động cùng chiều
với giá đường thô New York trong khoảng thời gian nêu trên. Năm 2006, giá
đường tinh luyện đạt 418,01 USD/tấn, tăng 43,7% so với năm trước và tăng 90%
so với năm 2000. Năm 2007 giá đường giảm nhưng vẫn ở mức trên 300 USD/tấn
15


và tăng trở lại từ năm 2008 đến năm 2010 với mức tăng mạnh nhất là 38,6%
trong năm 2009.


Biểu đồ 1.7. Giá đường thế giới
700
600
USD/tấn

500
400
300
200
100
0
00 0 01 0 02 0 03 0 04 0 05 0 06 0 07 0 08 0 09 0 10
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
20

Đường tinh luyện London

Đường thô New York

(Nguồn: USDA)


Diễn biến giá đường qua các năm:
- Năm 2006
Giá đường tinh luyện Luân Đôn và đường thô New York trong năm 2006
có sự biến động mạnh. Sản lượng sản xuất toàn thế giới niên vụ 2005/2006 chỉ
đạt 140,8 triệu tấn, giảm 1,1% so với niên vụ trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ đạt
141 triệu tấn, tăng 1,7% so với niên vụ trước. Nguồn cung thiếu hụt đã đẩy giá
đường tăng cao trong Quý I. Giá đường thô đạt mức cao nhất 417,3 USD/tấn
trong tháng 2 và tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 5. Hoạt động mua bù thiếu
của các thương nhân kinh doanh và giới đầu cơ diễn ra mạnh mẽ cũng là nguyên
nhân khiến giá đường thế giới tăng cao. Sang Quý III giá đường tại cả hai thị
trường có xu hướng giảm dần. Sự giảm giá dầu mỏ kéo theo sự giảm sút nhu cầu
đối với nguồn nhiên liệu thay thế là ethanol làm giá đường cũng đi xuống. Thêm
vào đó là tình trạng dư thừa dự trữ đường trên toàn thế giới do hậu quả của thời
gian sốt giá đường trong thời gian quý I và đầu quý II. Những dự báo về sự gia
tăng sản lượng của niên vụ 2006/2007 bắt đầu đi vào thu hoạch cũng là một yếu
tố quan trọng làm sụt giảm giá đường thế giới. Giá đường thô New York tháng 9
16


giảm còn 273,8 USD/tấn và giá đường tinh luyện Luân Đôn ở mức 381,8
USD/tấn.
Các tháng cuối năm giá đường tiếp tục giảm. Tháng 12, giá đường tinh
luyện Luân Đôn ở mức 349,6 USD/tấn, giảm 27% so với mức giá cao nhất hồi
tháng 5 và giá đường thô New York đạt 274,9 USD/tấn, giảm 30% so với mức
tháng 5. Nguyên nhân của sự đi xuống trên cả 2 thị trường đường kỳ hạn vào cuối
năm 2006, đặc biệt là sự tụt giảm mạnh trong quý cuối cùng, đó là sự chi phối
của các quỹ hàng hoá khi đẩy mạnh bán ra trong bối cảnh nhiều tổ chức quốc tế
điều chỉnh tăng mức dự đoán dư thừa cung đường trong niên vụ 2006/07. Nguồn
cung đường tăng cao từ các nước sản xuất như Braxin, Ấn Độ và Thái Lan trong

khi nhu cầu nhập khẩu giảm từ các nước như Trung Quốc, Nga, Pakistan,
Indonesia... là nhân tố gây sức ép mạnh lên thị trường trong những tháng cuối
cùng của năm 2006.
- Năm 2007
Sản lượng đường thế giới tăng mạnh, vượt nhu cầu tiêu thụ 11.500 tấn gây
áp lực giảm giá trên thị trường. Giá đường thô New York liên tục giảm từ tháng 1
đến tháng 5 (giá đường thô tháng 5 đạt 237,6 USD/tấn, giảm 10% so với tháng
1). Giá đường tinh luyện Ln Đơn có nhiều biến động, giá giảm trong tháng 2,
tăng trở lại trong tháng 3 và có xu hướng giảm xuống vào tháng 4 khi Chính phủ
Ấn Độ thơng báo sẽ cung cấp các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đường tinh
luyện của các nhà máy đường quốc gia. Giá đường tinh luyện Ln Đơn đã giảm
xuống cịn 313,2 USD/tấn trong tháng 4 so với 470,6 USD/tấn của cùng kì năm 2006.
Giá đường thơ New York tăng từ tháng 5 đến tháng 7 và đạt mức cao nhất
từ đầu năm đến nay 268,5 USD/tấn, tăng 13% so với tháng 5. Nguyên nhân là do
Brazil đã được chuyển đổi mía để sản xuất ethanol nhiều hơn. Tuy nhiên, sự phục
hồi giá không giữ được lâu khi Tổ chức đường thế giới ISO dự báo thặng dự
đường toàn cầu là 9,2 triệu tấn vào cuối tháng 9. Giá đường thô NewYork đã
giảm trong tháng 8 và tháng 9, giá chỉ còn 255,9 USD/tấn. Tại thị trường Luân
Đôn, từ tháng 5 đến tháng 9 đường tinh luyện giảm giá liên tiếp, giá đường ở
mức 276,4 USD/tấn trong tháng 9 so với mức 329,3 USD/tấn của tháng 5. Các
tháng cuối năm giá đường tăng trở lại trên cả hai thị trường do nhu cầu về mía
cho sản xuất ethanol tăng lên tại các nước trồng mía lớn. Đồng Đơ la Mỹ giảm
giá cũng khiến cho giá của nhiều loại hàng hóa tăng lên, trong đó có mặt hàng
17


đường. Giá đường thô New York ở mức 274,9 USD/tấn trong tháng 12, (tăng
7,4% so với tháng 9), giá đường tinh luyện ở mức 303,7 USD/tấn (tăng 9,8% so
với tháng 9).
- Năm 2008

Năm 2008 là năm thứ hai liên tiếp sản lượng đường thế giới vượt xa nhu
cầu (11 triệu tấn). Tuy vậy giá đường thế giới hai tháng đầu năm vẫn tăng do sự
mất giá của đồng Đô la Mỹ và giá năng lượng thế giới ở mức cao. Tháng 2 giá
đường thô New York đạt 334,1 USD/tấn (tăng 21% so với tháng 12/2007), đường
tinh luyện Luân Đôn ở mức 366,1 USD/tấn (tăng 20% so với tháng 12/2007). Thị
trường trở lên dễ dàng hơn vào tháng 4 khi đường có xu hướng giảm giá như các
hàng hóa khác trên thị trường. Xu thế này kéo dài đến hết tháng 5 và được hỗ trợ
bởi giá năng lượng đã ở mức thấp hơn, đồng Đô la Mỹ lên giá và triển vọng xấu
đi đối với cổ phiếu và trái phiếu. Giá đường thơ New York tháng 5 giảm cịn
269,6 USD/tấn và giá đường tinh luyện Luân Đôn ở mức 328,9 USD/tấn.
Từ tháng 6 đến tháng 8, giá đường lại có xu hướng tăng lên, chủ yếu là do
dự đoán thiếu hụt đáng kể tại các nước sản xuất đường lớn trên thế giới như Ấn
Độ và Brazil trong niên vụ này. Tuy nhiên, kể từ tháng 9 giá đã được giảm, điều
này cho thấy thu hoạch mía tại các nước đạt được kết quả tốt hơn so với dự kiến
hồi tháng 6. Giá đường thô New York tháng 12 giảm xuống còn 271,3 USD/tấn,
giảm khoảng 21% so với mức giá cao nhất hồi tháng 8, tương tự, giá đường tinh
luyện Luân Đôn ở mức 314,5 USD/tấn, giảm 20% so với giá tháng 8.
- Năm 2009
Giá đường thế giới tăng liên tục qua các tháng. Giá đường trung bình năm
2009 đã tăng 35% so với năm 2008. Sau 2 năm dư thừa nguồn cung, sản lượng
đường năm niên vụ 2008/2009 đã giảm mạnh (11,9%) do thời tiết xấu, trong khi
đó lượng đường tiêu thụ tăng lên (0,97%) làm cho giá đường thế giới tăng cao.
Tính đến tháng 6 giá đường thơ New York đã tăng lên mức 373,4 USD/tấn, tăng
29% so với tháng 1 và tăng 27% so với cùng kì năm ngối, giá đường tinh luyện
Ln Đơn đạt mức 440,4 USD/tấn, tăng 27% so với tháng 1 và tăng 22% so với
cùng kì năm ngồi.
Các tháng cuối năm, giá đường thế giới đã liên tục leo lên các đỉnh cao
mới và đạt mức cao nhất 3 năm trở lại đây trong bối cảnh hoạt động mua đầu cơ
nhộn nhịp với tâm lí lo ngại nguồn cung đường thế giới giảm trong khi nhu cầu
18



tiêu thụ tăng cao trong những tháng hè tại Châu Âu và Châu Á. Giá đường thô
New York tháng 12 tăng lên mức 557,3 USD/tấn và giá đường tinh luyện Luân
Đôn cũng ở mức 654,9 USD/tấn, đều tăng khoảng 49% so với tháng 6/2009.
- Năm 2010
Trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giá đường thế giới
tiếp tục tăng cao. Giá đường thô NewYork vào thời điểm tháng 01/2010 là 638
USD/tấn, tăng 14,4% so với tháng 12/2009 và tăng 121% so với tháng 1/2009;
giá đường tinh luyện Luân Đôn đạt mức 735 USD/tấn, tăng 12% so với tháng
12/2009 và tăng 112% so với tháng 1/2009.
Trước những dấu hiệu mất cân bằng của thị trường đường thế giới, Liên
minh châu Âu đã phải xuất thêm 500.000 tấn đường từ kho dự trữ, nhiều hơn
30% so với hạn ngạch hàng năm, thời gian từ tháng 01 đến tháng 7/2010 nhằm
làm giảm sức ép của thị trường đường thế giới. Mặc dù lượng đường bán ra của
Liên minh châu Âu không thấm tháp so với lượng đường thiếu hụt nhưng động
thái này đã có tác động tích cực đến giá đường thế giới. Ngay trong tháng 02, giá
đường thô NewYork đã giảm xuống còn 601USD/tấn, đồng thời giá đường tinh
luyện Luân Đôn cũng giảm xuống mức 711 USD/tấn và đến tháng 3, giá đường
thô NewYork chỉ ở mức 470 USD/tấn, trong khi đường tinh luyện Ln Đơn
cũng giảm xuống cịn 540USD/tấn, giảm 26% so với tháng 1/2010.
Biểu đồ 1.8. Giá đường thế giới theo tháng
900
800
700

USD/tấn

600
500

400
300
200
100
0
2006

2007

2008

Đường tinh luyện London

2009

2010

Đường thô New York

(Nguồn: USDA)

Đến tháng 4/2010, cung đường thế giới được hỗ trợ rất lớn từ hai quốc gia
sản xuất lớn là Brazil và Ấn Độ (bước vào thời điểm thu hoạch mía), sản lượng
19


đường của cả hai nước đều tăng. Do vậy giá đường thế giới tháng 4 giảm, đường
thô NewYork giảm xuống cịn 438 USD/tấn, trong khi đường tinh luyện Ln
Đơn củng chỉ ở mức 477 USD/tấn. Tiếp nối xu hướng giảm giá trong tháng 4, giá
đường trong tháng 5 tiếp tục suy giảm, giá đường thơ NewYork giảm xuống cịn

431 USD/tấn, trong khi đường tinh luyện Luân Đôn cũng chỉ ở mức 471
USD/tấn.
Từ tháng 6 đến tháng 12/2010, giá đường thế giới tăng dần. Giá đường thô
NewYork tháng 7 đạt mức 516 USD/tấn, tăng 19% so với tháng 5 và tăng 26% so
với cùng kì năm ngối, trong khi giá đường tinh luyện Luân Đôn cũng đạt mức
571 USD/tấn, tăng 21% so với tháng 5/2011 và so với cùng kì năm ngối. Bốn
tháng cuối năm giá đường thơ New York lại thấp hơn giá đường tinh luyện Luân
Đôn. Tháng 9, giá đường thô thế giới tăng 24% so với tháng trước và ở mức 687
USD/tấn trong khi giá đường tinh luyện Luân Đôn chỉ ở mức 594 USD/tấn, tăng
6,4% so với tháng 8/2010. Tháng 10 và tháng 11, giá đường tăng lên mức trên
700 USD/tấn. Đến tháng 12, giá đường thô đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến
nay đạt 795 USD/tấn trong khi giá đường tinh luyện ở mức 766 USD/tấn, tăng
17% so với cùng kì năm ngối.
Như vậy từ năm 2006 đến năm 2010 giá đường thế giới diễn biến phức tạp
do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Sản lượng mía đường tại các nước sản xuất đường lớn trên thế giới biến
động tăng giảm do ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt tại các nước có diện tích
trồng mía lớn, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng mía đường; ngồi ra cịn do
sự cạnh tranh của các loại cây nông nghiệp khác cho lợi nhuận cao hơn (ngô, đậu
tương) dẫn tới việc người dân chuyển đổi loại cây trồng, diện tích canh tác mía bị
thu hẹp.
- Nhu cầu tiêu thụ đường ngày một cao hơn đặc biệt tại các nước đang phát
triển nơi thu nhập bình quân đầu người và dân số ngày càng tăng. Nhu cầu phục
vụ cho các ngành công nghiệp thực phẩm chế biến đồ ngọt qua đó cũng tăng cao
nhưng sự phát triển của những ngành này cịn chịu tác động mạnh mẽ của tình
hình kinh tế thế giới chung.
- Sự biến động của lượng đường tồn kho trên thế giới và tại một số nước
sản xuất chính.
- Ảnh hưởng chính sách xuất nhập khẩu đường của một số nước.
20



- Hoạt động của các nhà đầu cơ trên thị trường kỳ hạn, ảnh hưởng của yếu
tố tâm lý trước những thông tin dự báo về sự thiếu hụt sản lượng của các niên vụ
tiếp theo.
- Do chính sách về phát triển nhiên liệu sinh học kéo theo nhu cầu sử dụng
mía cho ngành sản xuất ethanol tại một số nước, đặc biệt là Brazil, làm giảm
lượng mía dành cho sản xuất đường.
- Giá các loại năng lượng tăng cao làm tăng nhu cầu sử dụng ethanol, qua
đó tác động làm tăng giá đường.
- Sự tăng hoặc giảm giá của đồng Đô la ảnh hưởng tới hoạt động đầu cơ
trên thị trường hàng hóa và cũng tác động đến việc tăng, giảm giá đường trên thị
trường thế giới….
1.4. Một số chính sách tác động tới thị trường đường thế giới
1.4.1. Những quy định chung
Với đặc điểm nguyên liệu đầu vào sản xuất chủ yếu từ mía hoặc củ cải
đường, giống như các hàng hóa nơng sản khác trên thế giới, mặt hàng đường chịu
tác động của các quy định liên quan tới nơng nghiệp. Xét trên phạm vi tồn cầu,
luật chơi của các tổ chức đa phương và song phương như Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), EU, ASEAN… đều có ảnh hưởng tới sản xuất, thương mại đường
thế giới, cụ thể:
1.4.1.1. Quy định của WTO đối với thương mại đường tồn cầu
• Hiệp định về nơng nghiệp (AoA)
Hiệp định về nông nghiệp(AoA) là một trong những thành công lớn nhất
của vịng đàm phán Uruguay, qua đó đề ra những nguyên tắc và quy định cơ bản
trong kinh doanh nông sản trên thế giới và đường là một mặt hàng nơng sản quan
trọng được quy định trong đó. Hiệp định về nơng nghiệp bao gồm 2 lĩnh vực
chính: Tiếp cận thị trường, Hỗ trợ quốc nội và Trợ cấp xuất khẩu.
Về tiếp cận thị trường, Hiệp định quy định các thành viên WTO không
được tự định giá cao hơn mức giá đã thoả thuận trong Điều khoản nhân nhượng.

Ngoài ra, các thành viên còn phải tạo ra sự tiếp cận tối thiểu đến thị trường của
mình, thường là thơng qua việc lập hạn mức giá ràng buộc.

21


Về Hỗ trợ quốc nội, Điều khoản Nhân nhượng quy định mức trợ giá tối đa
cho sản xuất trong nước mà mỗi nước thành viên được phép cấp. EU, Hoa Kỳ và
Nhật Bản đều trợ giá cho các nhà sản xuất đường trong nước, hoặc can thiệp bằng
giá cả hoặc thông qua cơ chế lãi suất vay.
Cuối cùng, trợ giá xuất khẩu cũng bị hạn chế bởi Điều khoản nhân nhượng
của các thành viên, Hoa Kỳ và Nhật Bản không trợ giá xuất khẩu cho các nhà sản
xuất đường, trong khi đó EU trợ giá cho các nhà xuất khẩu của họ bằng cách
hoàn trả phần chênh lệch giữa giá can thiệp cao (thị trường trong nước) và giá
xuất khẩu thấp (thị trường thế giới).
Một điều khoản liên quan nữa của Hiệp định về Nơng nghiệp là ở Điều 13,
cịn gọi là "Điều khoản hồ bình". Điều khoản này khơng cho phép các thành
viên phản đối những trợ giá do các thành viên khác cung cấp trong khuôn khổ
được AoA cho phép, ngay cả khi chúng trái với Hiệp định về Trợ giá và các Biện
pháp đối phó (SCM).
• Hiệp định về Trợ giá và Biện pháp đối kháng
Hiệp định về Trợ giá và Biện pháp đối kháng (SCM) đề ra những quy định
về cung cấp các khoản trợ giá cho tất cả các loại sản phẩm và cho nông sản khi
khơng áp dụng điều khoản hồ bình hoặc khi khơng cịn điều khoản đó nữa. Các
điều khoản quan trọng nhất được nêu trong Phần II, về trợ giá xuất khẩu, và trong
Phần III, về hỗ trợ trong nước.
Trợ giá xuất khẩu thường bị cấm. Đối với sản phẩm nông nghiệp, chỉ được
phép trợ giá khi các thành viên không vượt quá các mức giới hạn trong Điều
khoản nhân nhượng của mình.
Hỗ trợ trong nước có thể thực hiện được nếu việc đó gây thiệt hại cho

ngành cơng nghiệp trong nước ở thị trường nhập khẩu, dẫn đến mất hoặc cản trở
các lợi ích, hoặc làm thiệt hại lớn. Dịch chuyển hoặc cản trở nhập khẩu, cắt giảm
giá và giảm bớt thị phần là những ví dụ về thiệt hại nghiêm trọng mà trợ giá có
thể gây ra. Trong trường hợp trợ giá trong nước cho nông nghiệp, trước hết người
ta phải phân tích xem điều khoản hồ bình có cho phép trợ giá hay không (số tiền
trợ giá dưới các mức năm 1992), trước khi đánh giá xem SCM có bị vi phạm hay
khơng.

22


• Vòng đàm phán phát triển của WTO tại Doha
Các cuộc đàm phán trong vòng đàm phán Doha đều nhằm giảm thiểu sự
bóp méo trong thương mại nơng nghiệp được thực hiện bởi thuế quan cao và các
hàng rào khác, trợ cấp xuất khẩu, và một số hỗ trợ nội địa. Tháng 12 năm 2008,
các nước thành viên đã thảo luận và đưa ra bản dự thảo về nông nghiệp và tiếp
cận thị trường phi nông nghiệp. Các vấn đề chính về nơng nghiệp được đề cập
đến bao gồm hỗ trợ trong nước, thâm nhập thị trường và trợ giá xuất khẩu.
Hỗ trợ trong nước bao gồm hỗ trợ về giá hay về thu nhập tùy theo mức sản
xuất hay mức tiêu thụ, sẽ bị cắt giảm đáng kể nhưng khơng bị loại bỏ hồn tồn.
Những quốc gia đang cung cấp các khoản hỗ trợ lớn sẽ phải cắt giảm nhiều nhất,
nhiều nước đã và đang cải cách các chương trình hỗ trợ của họ. Các nước đó và
những nước còn lại sẽ vẫn được cho phép một mức hỗ trợ tượng trưng khá nhỏ,
hoặc mức tối thiểu là 2,5% giá trị sản lượng với các nước phát triển và 6,7% với
các nước đang phát triển. Mức hỗ trợ cho các sản phẩm cụ thể cũng bị giới hạn để
tránh việc tập trung vào một sản phẩm nhất định.
Đối với những hỗ trợ trong nước làm biến dạng thương mại nói chung (hộp
hổ phách và mức tối thiểu) thì EU phải cắt giảm 80%; Mỹ/Nhật Bản cắt giảm
70%; các nước cịn lại cắt giảm 55%. Trong đó, cắt giảm ngay lần đầu của Mỹ,
EU, Nhật Bản là 33% và các nước còn lại là 25%. Các nước phát triển khác có

mức tổng hỗ trợ chiếm % giá trị sản lượng nhiều hơn sẽ cắt giảm lớn hơn. Việc
cắt giảm được thực hiện trong thời gian 5 năm (với nước phát triển) và 8 năm
(với nước đang phát triển).
Tuy nhiên một loạt các hỗ trợ nông nghiệp một cách tổng thể có thể sẽ
được cho phép mà khơng bị giới hạn dưới dạng các “Hộp xanh lá cây” (Green
Box), được xem là khơng làm biến dạng thị trường, ví dụ như: dành cho phát
triển cơ sở hạ tầng, các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, điều chỉnh cơ cấu...
Các điều kiện cũng sẽ được thắt chặt nhằm ngăn chặn việc các khoản hỗ trợ thu
nhập trực tiếp, ví dụ từ thúc đẩy sản xuất.
Đối với vấn đề thâm nhập thị trường, các loại thuế quan chủ yếu cắt giảm
theo một công thức, theo đó buộc các mức thuế càng cao phải cắt giảm càng
nhiều. Hiện nay chủ yếu là cắt giảm theo các con số cụ thể thay vì là một khoảng.
Với các nước phát triển, các mức cắt giảm có thể tăng từ 50% thuế suất dưới
20%, 70% cho thuế suất trên 75%, tùy theo mức trung bình tối thiểu 54%, hạn
23


chế đối với các mức thuế suất trên 100%. (với những nước đang phát triển, mức
cắt giảm với mỗi bậc có thể là 2/3 của bậc tương ứng của các nước phát triển, tùy
theo mức trung bình tối đa 36%)
Một vài sản phẩm có thể có mức cắt giảm thấp hơn nhờ những sự linh
hoạt được tính đến từ nhiều quan ngại, bao gồm các sản phẩm nhạy cảm (áp dụng
với tất cả nước), mức cắt giảm thuế thấp hơn được bù đắp bởi các hạn ngạnh thuế
quan cho phép thâm nhập thị trường nhiều hơn với những mức thuế thấp hơn; các
sản phẩm đặc biệt (dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế dễ bị tổn
thương)
Các nước phát triển sẽ loại bỏ hoặc giảm bớt các “biện pháp tự vệ đặc biệt”
cũ (đối với hàng hóa đã bị đánh thuế). Lựa chọn cho cho các nước này giữ lại
một số biện pháp đã bị dỡ bỏ. Chi tiết các đề xuất khác về “cơ chế tự vệ đặc biệt”
mới cho các nước đang phát triển được bổ sung vào dự thảo.

Các hình thức trợ cấp xuất khẩu sẽ bị loại bỏ từ năm 2013, bao gồm trợ cấp
ẩn dưới dạng xuất khẩu tín dụng, phân biệt đối xử với doanh nghiệp nhà nước và
trợ cấp lương thực không khẩn cấp.
1.4.1.2. Các hiệp định thương mại khu vực
• Hiệp định thương mại khu vực (RTA)
Đối với mục đích tự do hóa thương mại, các hiệp định thương mại khu
vực, như được định nghĩa theo Điều 24 của Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT 1994), được coi là lựa chọn thứ hai sau các hiệp định đa
phương.
Theo Điều 24 GATT 1994, có hai dạng RTA mà các nước thành viên
WTO có thể thiết lập: các liên minh thuế quan và các khu vực tự do thương mại.
Về cơ bản, cả hai dạng này đều yêu cầu loại bỏ các rào cản thương mại đối với tất
cả các giao dịch thương mại giữa các nước thành viên. Trong trường hợp liên
minh thuế quan, các nước thành viên cũng phải áp dụng cách xử lý tương tự đối
với hoạt động thương mại với các nước khác. Các RTA được hệ thống
WTO/GATT nhận thức như tiền thân của sự tự do hóa đa phương.
Ở giai đoạn cuối cùng của mình, các RTA phải xóa bỏ hồn tồn các rào
cản đối với thương mại giữa các nước thành viên và vì vậy được xem xét như
trường hợp đặc biệt đối với nguyên tắc Tối huệ quốc (MNF) tổng quát (nhờ đó về
24


×