Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Ứng xử của nền đập (đường) đắp bằng cát trên nền đất yếu khu vực đô thị mới phú mỹ hưng nam sài gòn ứng dụng với phần mềm plaxis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 141 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------

THÁI VŨ QUỐC DƯƠNG

ỨNG XỬ CỦA NỀN ĐẬP (ĐƯỜNG) ĐẮP BẰNG
CÁT TRÊN NỀN ĐẤT YẾU KHU VỰC ĐÔ THỊ
MỚI – PHÚ MỸ HƯNG – NAM SÀI GÒN. ỨNG
DỤNG VỚI PHẦN MỀM PLAXIS.

Chuyên ngành
Mã số ngành

: ĐỊA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
: 31.10.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 naêm 2005


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:…………………………………… ……………………………..

Cán bộ chấm nhận xét 1: …………………………………………………………………………

Cán bộ chấm nhận xét 2: …………………………………………………………………………



Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày. . . . tháng . . . . naêm 2005


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Tp. HCM, ngày tháng năm 2005

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : THÁI VŨ QUỐC DƯƠNG
Ngày, tháng, năm sinh : 28.05.1978
Chuyên ngành : Địa Kỹ Thuật Xây Dựng

Phái : Nam
Nơi sinh : Tp. Hồ Chí Minh
Mã số ngành : 31.10.02

I. TÊN ĐỀ TÀI : ỨNG XỬ CỦA NỀN ĐẬP (ĐƯỜNG) ĐẮP BẰNG CÁT TRÊN NỀN
ĐẤT YẾU KHU VỰC ĐÔ THỊ MỚI – PHÚ MỸ HƯNG – NAM SÀI GÒN. ỨNG DỤNG
VỚI PHẦN MỀM PLAXIS.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
Nhiệm vụ luận văn : Nghiên cứu ứng xử của nền (đập) đường đắp bằng cát trên nền
đất yếu khu vực Đô Thị Mới – Phú Mỹ Hưng – Nam Sài Gòn. Từ đó, đưa ra một vài kết luận
có thể sử dụng trong sản xuất.
Nội dung luận văn :

Chương 1 : Tổng quan về tình hình xây dựng công trình trên đất yếu.
Chương 2 : Tổng quan về quá trình hình thành và đặc điểm đất yếu khu vực Nam Sài
Gòn
Chương 3 : Cơ sở lý thuyết về ứng xử của nền đất yếu dưới nền công trình đắp
Chương 4 : Nghiên cứu và sử dụng chương trình Plaxis.
Chương 5 : Nghiên cứu ứng xử của nền công trình đắp và ứng dụng phần mềm Plaxis
để mô hình hóa các ứng xử đó.
Chương 6 : Kết luận và kiến nghị
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : ngày 17 tháng 01 năm 2005
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : ngày 30 tháng 10 năm 2005
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. TRÀ THANH PHƯƠNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. TRÀ THANH PHƯƠNG
TS. VÕ PHÁN
Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua
Ngày tháng năm 2005
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học cao học khóa 14 của trường Đại học Bách Khoa Tp.
Hồ Chí Minh, với bao công lao dạy dỗ động viên nâng đỡ của Quý Thầy Cô,
cùng với nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Thầy TS. Trà Thanh Phương đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
- Quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy khóa 14 ngành Địa Kỹ Thuật Xây

Dựng.
- Khoa quản lý ngành, Bộ môn quản lý chuyên ngành đã tạo nhiều
thuận lợi và phương hướng trong thời gian học tập nghiên cứu tại trường.
- Quý Thầy Cô phòng đào tạo sau đại học có kế hoạch, điều kiện thuận
lợi cho các học viên trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ khích lệ tinh
thần.
Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô và
các bạn đồng nghiệp.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài:
ỨNG XỬ CỦA NỀN ĐẬP (ĐƯỜNG) ĐẮP BẰNG CÁT TRÊN NỀN
ĐẤT YẾU KHU VỰC ĐÔ THỊ MỚI – PHÚ MỸ HƯNG – NAM SÀI GÒN.
ỨNG DỤNG VỚI PHẦN MỀM PLAXIS.
Trong những năm gần đây, phương pháp phần tử hữu hạn được phát triển
mạnh trong ngành mô phỏng công trình. Trong luận văn này, sử dụng chương
trình Plaxis (version 7.2) để giải các bài toán: đắp từng đợt của công trình đường
đắp bằng cát, đắp từng đợt kết hợp với vải địa kỹ thuật và đắp từng đợt kết hợp
với hệ thống cọc cát trong môi trường đất yếu ở khu đô thị mới Phú Mỹ HưngNam Sài Gòn. Chỉ xét quá trình tính lún sơ cấp. Không xét ảnh hưởng lún do từ
biến.
Luận văn gồm 6 chương như sau:
Chương 1 : Tổng quan về tình hình xây dựng công trình trên đất yếu.
Chương 2 : Tổng quan về quá trình hình thành và đặc điểm đất yếu
khu vực Nam Sài Gòn
Chương 3 : Cơ sở lý thuyết về ứng xử của nền đất yếu dưới nền
công trình đắp
Chương 4 : Nghiên cứu và sử dụng chương trình Plaxis.

Chương 5 : Nghiên cứu ứng xử của nền công trình đắp và ứng dụng
phần mềm Plaxis để mô hình hóa các ứng xử đó.
Chương 6 : Kết luận và kiến nghị


RESUME
Thesis:
BEHAVIOUR OF SAND EMBANKMENT ON SOFT SOIL IN NEW
URBAN AREA OF PHU MY HUNG-SOUTH SAI GON. APPLICATION OF
PLAXIS PROGRAMME.
In recent years, the finite element method has been developed greatly to
model in geotechnical engineering. In this thesis, applied Plaxis (version 7.2)
programme to carry out practical problems such as staged construction of sand
embankment, staged construction combine with geotextiles to reinforce
embankment and staged construction together with sand compaction piles to
improve below-ground subsoil in new urban area of Phu My Hung-South Sai
Gon. Considering primary consolidation settlement without any creep effects.
The thesis has 6 chapters, it includes:
Chapter 1: General of project construction on soft soil
Chapter 2: General of constitutive process and characteristic of soft soil
in new urban area of Phu My Hung-South Sai Gon
Chapter 3: Theoretical basic of behaviour of soft soil under sand
embankment
Chapter 4: Researching and using Plaxis programme
Chapter 5: Researching in behaviour of sand embankmentand application
of Plaxis programme to model those behaviour.
Chapter 6: Conclusion and recommend


MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÔNG

1

TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU
1.1 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT YẾU

1

HIỆN NAY
1.1.1 Các giải pháp xây dựng nền đường trên đất yếu

1

1.1.2 Các giải pháp xử lý nền đất yếu

2

1.1.2.1 Các giải pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện

2

biến dạng của nền
1.1.2.2 Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng

3

1.1.2.3 Xử lý nền đất yếu bằng các hợp chất hóa học

3


1.1.2.4 Xử lý nền đất yếu bằng một số phương pháp vật lý

4

1.1.2.5 Xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật

4

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH VÀ

5

BIẾN DẠNG CỦA NỀN ĐƯỜNG
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

7

ĐẶC ĐIỂM ĐẤT YẾU KHU VỰC NAM SÀI GÒN
2.1 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT KHU VỰC THÀNH

7

PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển địa chất kỷ thứ tư

7

2.1.2 Khái quát đặc điểm địa mạo-tân kiến tạo


10

2.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn

12

2.1.4 Đặc tính địa chất công trình các trầm tích Đệ tứ

14

2.1.4.1 Trầm tích nguồn gốc sông biển hệ tầng Thủ Đức

14

2.1.4.2 Trầm tích nguồn gốc sông biển hệ tầng Củ Chi

14


2.1.4.3 Trầm tích hệ tầng Bình Chánh

15

2.1.4.4 Trầm tích hệ tầng Cần Giờ

16

2.2 PHÂN CHIA VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC KIỂU CẤU TRÚC NỀN

18


ĐẤT YẾU ĐẶC TRƯNG
2.3 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ CỦA

22

CÁC LỚP ĐẤT
Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG XỬ CỦA NỀN

25

ĐẤT YẾU DƯỚI NỀN CÔNG TRÌNH ĐẮP
3.1 NGUYÊN LÝ TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ỨNG XỬ CỦA

25

NỀN SÉT DƯỚI CÔNG TRÌNH ĐẮP
3.2 ỨNG XỬ CỦA NỀN SÉT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

27

3.2.1 Hình thành áp lực lỗ rỗng

27

3.2.2 Độ lún trong quá trình thi công

29

3.2.3 Chuyển vị ngang trong quá trình thi công


30

3.2.4 Mối quan hệ giữa độ lún và chuyển vị trong quá trình thi công

32

3.3 ỨNG XỬ CỦA NỀN SAU KHI THI CÔNG

33

3.3.1 Độ lún sau khi thi công

34

3.3.2 Chuyển vị ngang sau khi thi công

37

3.3.3 Chuyển vị ngang trong trường hợp thi công nhiều đợt

38

3.4 THI CÔNG MỘT ĐT

38

3.5 THI CÔNG NHIỀU ĐT

39


Chương 4: NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

42

PLAXIS
4.1 MÔ HÌNH ĐÀN HỒI TUYẾN TÍNH

42

4.2 MÔ HÌNH MOHR-COULOMB

42


(MÔ HÌNH ĐÀN-DẺO LÝ TƯỞNG)
4.2.1 Ứng xử của mô hình đàn-dẻo lý tưởng

43

4.2.2 Cách thức thành lập mô hình Mohr-Coulomb

44

4.2.3 Những thông số cơ bản trong mô hình Mohr-Coulomb

45

4.3 MÔ HÌNH HARDENING-SOIL


47

4.3.1 Mối liên hệ giữa biến dạng dọc trục (ε1) và độ lệch ứng suất (q)

48

trong thí nghiệm 3 trục thoát nước tiêu chuẩn
4.3.2 Diễn tả mô hình Hardening-Soil gần giống như hàm hyperbol

50

4.3.3 Biến dạng thể tích dẻo trong thí nghiệm 3 trục

51

4.3.4 Những thông số trong mô hình Hardening-Soil

52

4.3.5 Modulus E50ref, Eoedref và hệ số m

53

4.3.6 Bề mặt dẻo hình nón trong mô hình Hardening-Soil (HS)

54

4.4 MÔ HÌNH SOFT-SOIL-CREEP (SSC) (ỨNG XỬ CỦA

56


ĐẤT YẾU PHỤ THUỘC VÀO THỜI GIAN)
4.4.1 Những vấn đề cơ bản trong mô hình từ biến 1-D (1 chiều)

58

4.4.2 Qui tắc vi phân trong từ biến theo 1-D (1 chiều)

60

4.4.3 Mô hình từ biến 3-D (3 chiều)

61

4.4.4 Những thông số trong mô hình SSC

62

4.5 MÔ HÌNH SOFT-SOIL (SS)

63

4.5.1 Mối liên hệ giữa trạng thái ứng suất và biến dạng

63

trong điều kiện nén đẳng hướng (σ1’=σ2’=σ3’)
4.5.2 Hàm dẻo trong trường hợp nén 3 trục với σ2’=σ3’

64


4.5.3 Những thông số trong mô hình SS

66

4.6 NHỮNG ỨNG XỬ CỦA VẬT LIỆU

66

4.6.1 Ứng xử thoát nước

67

4.6.2 Ứng xử không thoát nước

67


4.6.3 Ứng xử non-porous

67

4.7 ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG TRỌNG KHÔ (γdry) VÀ

67

DUNG TRỌNG ƯỚT (γwet) TỚI MÔ HÌNH
4.8 ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT SINH ỨNG SUẤT

68


BAN ĐẦU ĐỐI VỚI MÔ HÌNH
4.8.1 Phát sinh ứng suất ban đầu bằng K0

68

4.8.2 Phát sinh ứng suất ban đầu bằng tải trọng

69

trọng trường (Gravity loading)
Chương 5: NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA NỀN CÔNG TRÌNH ĐẮP 70
VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PLAXIS ĐỂ
MÔ HÌNH HÓA CÁC ỨNG XỬ ĐÓ
5.1 TÍNH ĐỘ LÚN CỐ KẾT Sc, ĐỘ LÚN TỨC THỜI Si

70

VÀ ĐỘ LÚN TỔNG S
5.2 ỨNG XỬ CỦA NỀN ĐẤT YẾU TRƯỜNG HP ĐẮP

74

NỀN ĐƯỜNG BẰNG CÁT TRONG MỘT ĐT
5.2.1 Tính độ lún cố kết theo thời gian bằng phương pháp

74

truyền thống
5.2.2 Tính độ lún cố kết theo thời gian bằng


76

chương trình Plaxis dùng mô hình nền Soft Soil
5.2.3 Kết quả bài toán đắp 1 lần tính theo mô hình Soft Soil

84

5.2.3.1 nh hưởng số phần tử của mô hình đối với thời gian

84

cố kết và quá trình lún trong bài toán đắp 1 lần
5.2.3.2 nh hưởng của mô hình đối với thời gian cố kết

85

và quá trình lún trong bài toán đắp 1 lần
5.2.4 So sánh kết quả lún tính theo phương pháp truyền thoáng

90


và theo mô hình Soft Soil
5.3 ỨNG XỬ CỦA NỀN ĐẤT YẾU TRƯỜNG HP

91

ĐẮP NỀN ĐƯỜNG BẰNG CÁT TRONG NHIỀU ĐT
5.3.1 Mô hình hóa bài toán đắp từng đợt trong


91

chương trình Plaxis dùng mô hình nền Soft Soil
5.3.2 Kết quả bài toán đắp từng đợt tính theo mô hình Soft Soil

95

5.3.2.1 nh hưởng của mô hình đối với thời gian cố kết

95

và quá trình lún trong bài toán đắp từng đợt
5.3.2.2 nh hưởng của thời gian cố kết mỗi đợt đắp đối

97

với quá trình lún trong bài toán đắp từng đợt
5.4 ẢNH HƯỞNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT DÙNG ĐỂ GIA CỐ

100

CÔNG TRÌNH ĐẮP ĐỐI VỚI CHUYỂN VỊ NGANG CÔNG TRÌNH
5.5 PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA CÔNG TRÌNH

101

ĐẮP CÓ GIA CƯỜNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
5.6 ỨNG XỬ CỦA NỀN ĐẤT YẾU TRƯỜNG HP ĐẮP


104

NỀN ĐƯỜNG BẰNG CÁT TRONG NHIỀU ĐT
CÓ KẾT HP VỚI CỌC CÁT
5.6.1 Mô hình bài toán đắp từng đợt kết hợp với cọc cát

104

5.6.2 Kết quả bài toán đắp từng đợt kết hợp

110

với cọc cát tính theo mô hình Soft Soil
5.6.2.1 nh hưởng chiều dài L của cọc cát đối với quá trình

110

lún trong bài toán đắp từng đợt kết hợp với cọc cát
5.6.2.2 nh hưởng đường kính d của cọc cát đối với quá trình

113

lún trong bài toán đắp từng đợt kết hợp với cọc cát
5.6.2.3 nh hưởng khoảng cách D giữa 2 cọc cát đối với quá trình
lún trong bài toán đắp từng đợt kết hợp với cọc cát

114


5.6.2.4 nh hưởng của mô hình đối với thời gian cố kết và quá


116

trình lún trong bài toán đắp từng đợt kết hợp với cọc cát
5.7 SO SÁNH 2 TRƯỜNG HP ĐẮP TỪNG ĐT CÓ

117

VÀ KHÔNG KẾT HP VỚI CỌC CÁT
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

119

PHỤ LỤC CHƯƠNG 5

121

CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

124

TÀI LIỆU THAM KHẢO

125


1

CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TRÊN ĐẤT YẾU
1.1 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT YẾU HIỆN NAY
1.1.1 Các giải pháp xây dựng nền đường trên đất yếu [5][27]
Vật liệu đắp nền đường
Nền đường là một bộ phận của công trình đường. Cho nên đất đắp nền
đường là vật liệu xây dựng cấu tạo nên công trình. Vì vậy trong điều kiện có thể
được nên tìm chọn và gia cường đất đắp nền đường nhằm bảo đảm các yêu cầu
sau :
- Khi đầm chặt đất sẽ đạt được độ chặt tốt nhất, do đó có độ bền cao cần
thiết để không bị biến dạng và cắt phá hoại dưới tác dụng của các ứng suất pháp
và ứng suất cắt do tải trọng ngoài gây ra.
- Ổn định đối với nước. Mùa khô đất không dễ dàng bị khô quá gây ra co
ngót, nứt nẻ quá lớn, bốc bụi. Mùa mưa đất ít bị thắm ướt và mềm yếu do nước
mưa, nước mặt, nước mao dẫn, ít bị xói mòn do mưa, do áp lực thấm thủy động…
Theo yêu cầu trên cần chọn các loại sét pha cát hay cát pha sét với hàm
lượng hạt sét khoảng 10 – 30% và kích cỡ hạt từ vừa trở lên. Các loại đất cát và
đất sét cũng có thể dùng để đắp đường. Tuy nhiên cần phải hiểu đặc tính xây
dựng để có thể sử dụng chúng một cách hợp lí và đúng chỗ. Đất cát có góc nội ma
sát tương đối lớn, nên trong điều kiện tónh nó thường có sức chịu tải và môđun
biến dạng tương đối cao và ít thay đổi trong điều kiện khô ráo hay bị ngập nước.
Nhưng vì lực dính không có hay có rất nhỏ nên dễ bị xói lở và xói mòn dưới tác
dụng của dòng nước mặt hay nước ngầm có lưu tốc xác định. Khi chấn động sức
chịu tải của cát giảm đáng kể vì ma sát giữa các hạt giảm. Đất sét thường có lực


2

dính tương đối lớn, nên trong điều kiện khô ráo (độ ẩm của đất nhỏ) sức chịu tải
của nó khá cao. Nhưng vì bị một nguyên nhân nào đó (bị ngập lâu ngày trong

nước…) làm cho độ ẩm trong đất tăng thì sức chịu tải của nó giảm xuống một cách
đáng kể. Từ trạng thái nhão đến trạng thái cứng môđun biến dạng tổng quát của
đất sét có thể biến đổi hàng trăm lần. Song cần chú ý rằng việc thấm nước (mưa,
lũ lụt…) từ ngoài vào trong đất sét không phải dễ dàng. Nó phụ thuộc vào tương
quan giữa gradient nén thủy lực gây thấm và gradient ban đầu trong đất.
Hiện nay để xây dựng nền đường một số nước ngoài đã dùng “ đất có cốt”,
“đất chất dẻo” để vừa tăng cường độ bền của đất nền đường vừa giảm độ dốc ta
luy, dùng vật liệu nhẹ để giảm tải trọng lên trên nền đất yếu, dùng geotextile để
tăng cường độ bền và giải quyết vấn đề thấm thoát nước cho đất trong lớp đáy
nền đường và cho lớp đất yếu tiếp giáp với đáy nền đường.
Các giải pháp gia cố mái dốc :
- Ở những nơi chịu tác động của dòng chảy người ta thường lát các tấm bê
tông. Các tấm bê tông có ưu điểm là gọn nhẹ, dễ thi công.
- Đối với những đoạn đường đắp thấp và ở những nơi ít có dòng chảy, mái
dốc thấp, không bị ngập nước dùng biện pháp trồng cỏ.
- Đối với những đoạn đường ven sông, kênh rạch, hoặc đường dẫn vào cầu
biện pháp thường dùng là kè đá hộc có hay không có vữa chèn.
1.1.2 Các giải pháp xử lý nền đất yếu [5][23][27][28][32][36][39]
1.1.2.1 Các giải pháp cải tạo sự phân bố ứng suất và điều kiện biến dạng của
nền
Khi lớp đất yếu có chiều dày không lớn, thường nhỏ hơn 5m, nằm trực tiếp
dưới móng công trình thì có thể áp dụng các phương pháp cải tạo sự phân bố ứng
suất và điều kiện biến dạng của nền như đệm cát, đệm đá, đệm đất hoặc bệ phản
áp. Các phương pháp đệm cát, đệm đá, đệm đất thường được sử dụng để thay thế


3

một phần hoặc toàn bộ bề dày lớp đất yếu dưới móng công trình. Đối với nền
đường nằm trên vùng đất yếu thì việc áp dụng bệ phản áp là một trong những

biện pháp xử lý có hiệu quả. Ưu điểm của các phương pháp này là làm tăng độ
bền, giảm độ nén lún của đất nền hoặc làm giảm áp lực tác dụng lên nền và làm
cho đất nền tương đối đồng nhất. Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi mặt
bằng thi công phải rộng. Bên cạnh đó, khi bề dày tầng đất yếu lớn hoặc mực nước
ngầm nằm cao việc áp dụng các biện pháp trên sẽ bị hạn chế.
1.1.2.2 Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng
Phương pháp xử lý nền bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng thường được
kết hợp với gia tải trước bằng khối đất đắp tạm thời hoặc bơm hút chân không kết
hợp với hệ thống thoát nước chế tạo sẵn (bấc thấm) đã trở thành phổ biến do lắp
đặt dễ dàng, mềm dẻo, độ tin cậy cao và chi phí thấp.
Nhìn chung, phương pháp xử lý nền bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng
không hiệu quả trong các trầm tích có hàm lượng vật chất hữu cơ cao, đặc biệt là
các vật chất hữu cơ chưa phân hủy hoàn toàn và than bùn do tính chất lưu biến
của các loại đất này và do sự gia tăng khả năng chịu tải của đất sau khi xử lý là
không đáng kể.
1.1.2.3 Xử lý nền đất yếu bằng các hợp chất hóa học
Các hợp chất hóa học được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong xử lý nền
đất yếu là vôi, xi măng, bitum… Khi đưa các hợp chất này vào đất, các quá trình
phản ứng hóa học sẽ tạo nên các mối liên kết kiến trúc mới trong đất. Các mối
liên kết này khá bền vững, đồng thời mật độ của đất cũng tăng lên. Kết quả cuối
cùng là làm tăng độ bền, độ ổn định, làm giảm hệ số thấm và độ lún của đất,
đồng thời chống lại được sự trương nở, co ngót và tan rã của đất sau khi đã xử lý.


4

1.1.2.4 Xử lý nền đất yếu bằng một số phương pháp vật lý
Phương pháp điện thấm
Phương pháp điện thấm còn được sử dụng để thúc đẩy sự di chuyển của
các vữa hóa chất khi gia cố đất hạt mịn, làm thay đổi độ pH của môi trường, tách

hoặc di chuyển một số muối hoặc một số khoáng vật ra khỏi đất. Cải tạo đất bằng
phương pháp điện thấm không đạt hiệu quả kinh tế trong các trường hợp có độ
rỗng của đất tương đối lớn hoặc đất có nồng độ muối cao và dẫn điện tốt. Phương
pháp này vẫn chưa áp dụng nhiều do giá thành lắp đặt và chi phí vận hành cho
công tác xử lý còn quá cao, đồng thời công tác xử lý còn đòi hỏi phải có các thiết
bị hiện đại và cán bộ kỹ thuật trình độ chuyên môn cao.
Phương pháp điện hóa
Phương pháp này dựa trên nguyên lý điện thấm, thường được sử dụng để
xử lý đất yếu có hàm lượng hạt mịn lớn hơn 50%, đất than bùn và đất bùn có
nồng độ muối cao. Tuy nhiên, do giá thành quá cao và kỹ thuật thi công phức tạp
phương pháp điện hóa học chỉ áp dụng trong trường hợp khó khăn khi mà các
biện pháp khác không ứng dụng được.
1.1.2.5 Xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật là những tấm dệt bằng sợi tổng hợp, được dùng làm lớp
ngăn cách giữa các loại vật liệu khác nhau, tiêu thoát nước, lọc thấm, gia cố nền
đất yếu, làm lớp bảo vệ và ngăn nước. Tùy theo các lónh vực ứng dụng mà các
chức năng này có thể kết hợp với nhau hoặc sử dụng đơn lẻ.
Chức năng ngăn cách: vải địa kỹ thuật được sử dụng làm tấm ngăn cách
liên tục giữa 2 vật liệu có đặc tính cơ lý rất khác biệt nhau. Thí dụ, cát sỏi sạn với
bùn sét, bùn pha sét, làm 2 loại vật liệu này không thể trộn lẫn vào nhau. Việc sử
dụng lớp vải ngăn cách giữ cho chiều dày lớp đất đắp ít bị thay đổi, cho phép làm
giảm chiều cao đắp, làm giảm sự phá hoại các đặc tính cơ học của các lớp đất


5

nền và kết quả là làm giảm ứng suất cắt và tạo ra sự phân bố tải trọng tác dụng
lên nền tốt hơn.
Chức năng lọc thấm: là nhằm ngăn không cho các phần tử lơ lửng trong
nước đi qua màng lọc. Quá trình này làm cho các phần tử lơ lửng của đất sẽ lắng

trên lớp lọc ngày càng nhiều và làm giảm khả năng thấm của lớp lọc. Hiện tượng
làm bít màng lọc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vẫn có thể chấp nhận
được nếu hệ số thấm theo tầng lọc vẫn lớn hơn hệ số thấm của khu vực xung
quanh, hoặc hiện tượng bít chậm so với tuổi thọ công trình, hoặc bề mặt lớp lọc
lớn.
Chức năng thoát nước: nhiều loại vải địa kỹ thuật có khả năng thấm thoát
nước cao được sử dụng như một loại vật liệu thoát nước tốt. Nó cho phép thoát
nước theo cả chiều thẳng đứng và chiều ngang. Thoát nước tốt làm tăng mức độ
cố kết của đất và như vậy sẽ làm tăng cường độ của đất, tăng tính ổn định của
nền và của công trình.
Chức năng gia cố cơ học: sự hiện diện của vải địa kỹ thuật sẽ tạo nên một
thành phần liên tục đối với biến dạng trong phức hợp đất – vải địa kỹ thuật. Tuy
không làm tăng độ bền của đất nhưng nó chống lại sự phát triển của vùng phá
hoại cục bộ xuất hiện ở những khu vực yếu nhất. Đối với đất nền yếu sự phá hủy
lớp đất đắp là xảy ra tức thời, sử dụng vải địa kỹ thuật có thể tránh được sự phá
hủy tức thời đó, tức là tăng cường sự gia cố. Ngoài ra, còn được sử dụng để gia cố
mái dốc trong việc xây dựng đê, đập, nền đường cũng như các tường chắn.
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN DẠNG CỦA
NỀN ĐƯỜNG
Công việc tính toán ổn định và biến dạng của nền đất yếu dưới nền đất
đắp đã và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu .Trong đó phải
kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước như : K.Terzaghi,


6

N.N Maslov, V.V Sokolovski, Culmann, D.W Taylor, W.Fellenius, A.W
Bishop…Trong nước, các công trình nghiên cứu của các tác giả : Lê Bá Lương,
Nguyễn Văn Thơ, Hoàng Văn Tân, Nguyễn Quang Chiêu, Vũ Đức
Lực…[5][27][28][36][39]

Phương pháp tính toán ổn định bao gồm : phương pháp cân bằng giới hạn,
phương pháp mặt trượt trụ tròn, phương pháp phân mảnh…Phương pháp đã và
đang được sử dụng rộng rãi đó là cung trượt trụ tròn có phân mảnh của W
Fellenius, A.W Bishop cho đất đắp trên nền đất yếu. Cụ thể việc tính hệ số an
toàn FS bằng cách sử dụng biểu đồ tính toán ổn định đã được lập sẵn bởi Pilot và
Moreau (1974) hoặc sử dụng máy tính theo phương pháp phân mảnh của A.W
Bishop (1955). So với phương pháp phân mảnh cổ điển của W Fellenius thì
phương pháp của A.W Bishop có xét thêm lực tác động qua lại của các mảnh (các
lực tác dụng lên mặt hông của mỗi mảnh). Tuy nhiên Theo K Terzaghi, W
Fellenius, Txưtovich và nhiều tác giả khác cho rằng trong những trường hợp cần
thiết việc bỏ qua ảnh hưởng qua lại giữa các mảnh sẽ đơn giản hơn nhiều cho
việc tính toán mà kết quả trị số FS không có sai lệch đáng kể.
[5][27][28][36][39][44][45]
Tính toán biến dạng (lún ổn định tổng thể, lún theo thời gian) dựa theo lý
thuyết cố kết 1 chiều của K Terzaghi (1943). Trong trường hợp nền đất yếu được
xử lý bằng đường thoát nước thẳng đứng như bấc thấm, giếng cát, cọc cát thì dùng
lý thuyết của R.A Barron (1948), S Hansbo (1979)… để tính toán. Phương pháp
này nhằm rút ngắn chiều dài đường thoát nước, tăng nhanh quá trình cố kết và độ
bền của đất yếu [5][27][28][36][39][20][21].


7

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC
ĐIỂM ĐẤT YẾU KHU VỰC NAM SÀI GÒN
2.1 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
2.1.1 Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển địa chất kỷ thứ tư [5] [37][39]

Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí thuộc phần rìa đông bắc
trũng Kainozoi Cửu Long, là vùng chuyển tiếp giữa vùng nâng hoạt hóa Mezozoi
Đà Lạt và vùng sụt võng Cửu Long. Phía bắc được phân định với Đà Lạt bởi hệ
thống đứt gãy Bà Rịa-Biên Hòa-Lộc Ninh. Phía nam tiếp giáp với vùng sụt võng
Kainozoi Cửu Long bởi hệ thống đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông.
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 2 hệ thống đứt gãy chính là Tây BắcĐông Nam và Đông Bắc-Tây Nam. Hệ thống đứt gãy Tây Bắc-Đông Nam gồm
các đứt gãy Bà Rịa-Biên Hòa, sông Sài Gòn, Lê Minh Xuân-Lý Nhơn, sông Vàm
Cỏ Đông. Đây là các đứt gãy thuận có mặt trượt nghiêng về tây nam với góc dốc
gần như thẳng đứng (80-850). Mặt móng Kainozoi qua các đứt gãy này tạo nên
hình thái cấu trúc dạng bậc thang kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam. Hệ
thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam gồm các đứt gãy Hóc Môn-Tân Uyên, Bình
Chánh-Phước Tân…. Trong Kainozoi chúng hoạt động yếu và bị chia cắt bởi hệ
thống đứt gãy Tây Bắc-Đông Nam. Hai hệ thống đứt gãy này tạo nên một mạng
lưới đứt gãy và hình thành các khối cấu trúc dương và âm trong lịch sử phát triển
Kainozoi.Trũng Kainozoi Cửu Long tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh gồm 3
tầng cấu trúc chính : tầng cấu trúc móng trước Kainozoi, tầng cấu trúc PlioxenPleistoxen và tầng cấu trúc Holoxen.


8

Tầng cấu trúc móng trước Kainozoi được cấu thành bởi các đá cứng trầm
tích lục nguyên và lục nguyên-phun trào tuổi Jura-Kreta, chủ yếu bị phủ bởi các
trầm tích Kainozoi và chỉ lộ ra ở một vài vùng với diện tích rất nhỏ.
Tầng cấu trúc Plioxen-Pleistoxen có thể chia làm 2 phần phụ tầng : phụ
tầng cấu trúc Plioxen (N2) và phụ tầng cấu trúc Pleistoxen. Phụ tầng cấu trúc
Plioxen được cấu thành bởi các trầm tích vụn thô tướng biển nông ven bờ của hệ
tầng Nhà Bè (N21 nb) và hệ tầng Bà Miêu (N22 bm ). Bề mặt của phụ tầng cấu
trúc này được đánh dấu bởi lớp vỏ phong hóa của hệ Bà Miêu. Phụ tầng cấu trúc
Pleistoxen được cấu thành bởi các trầm tích có nguồn gốc sông, sông biển thuộc
hệ tầng Trảng Bom (QI2 tb), hệ tầng Thủ Đức (QII-III tđ), hệ tầng Củ Chi (QIII3 cc).

Bề dày của phụ tầng cấu trúc này không đồng nhất, thay đổi từ 10 đến 120m tùy
thuộc vào biên độ sụt lún của từng khu vực.
Tầng cấu trúc Holoxen được thành tạo bởi các trầm tích hạt mịn có nguồn
gốc biển, sông-biển và sông-biển-đầm lầy gồm sét, bùn sét, bùn pha sét chứa
nhiều mùn thực vật và các mịn thuộc các hệ tầng Bình Chánh (QIV1-2 bc), Cần
Giờ (QIV2-3 cg) và trầm tích hiện đại.
Sau một thời gian dài gián đoạn trầm tích, vào đầu thời kỳ giữa-muộn của
Pleistoxen sớm (QI2-3) khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận từ từ
lún chìm, biển lại tiến vào. Trên bề mặt bào mòn bắt đầu tích tụ các trầm tích
nhiều tướng thuộc hệ tầng Trảng Bom (QI2 tb). Các trầm tích hệ tầng Trảng Bom
bao gồm : lớp dưới là sạn, sỏi, cát thạch anh màu vàng, dày 16m, phủ không
chỉnh hợp trên bề mặt phong hóa của các trầm tích thuộc hệ tầng Bà Miêu. Lớp
giữa là cát bột màu xám trắng lẫn ít sạn sỏi thạch anh, dày 16m . Lớp trên là sét
bột, cát màu loang lổ, vàng nâu, bề dày 9m bị các trầm tích hệ tầng Thủ Đức phủ
trên. Cuối thời kỳ Pleistoxen sớm (QI3) biển lại từ từ rút ra, tuy không triệt thoái


9

khỏi đồng bằng Nam Bộ, song cũng đủ gây gián đoạn trầm tích tại khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình biển tiến trong giai đoạn Pleistoxen giữa-muộn (QII-III) đã tạo
nên sự phân bố rộng rãi và ổn định của các trầm tích hệ tầng Thủ Đức (QII-III tđ).
Chúng cấu tạo nên các bậc thềm tích tụ-xâm thực cao 30-40m. các trầm tích
thuộc hệ tầng Thủ Đức gồm 2 lớp : Lớp dưới là cát sạn sỏi màu vàng, xen kẹp các
lớp sét bột, nguồn gốc sông biển, dày 14m. Lớp trên là cát pha sét, sạn màu đỏ
nguồn gốc sông, cát có độ chọn lọc kém, càng lên trên kích thước hạt càng giảm,
dày 13m. Trầm tích hệ tầng Thủ Đức chuyển từ tướng sông sang tướng ven bờ
theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Cuối thời kỳ Pleistoxen giữa-muộn biển triệt
thoái khỏi lãnh thổ, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh sau đó bước sang thời kỳ

nâng cao, bóc mòn. Đới laterit hóa trên cùng của hệ tầng Thủ Đức là biểu hiện
của quá trình biển lùi này.
Vào giao đoạn cuối Pleistoxen muộn (QIII3) biển lại tiến vào đồng bằng
Nam Bộ và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh hình thành hệ tầng Củ Chi (QIII3 cc)
gồm cát sạn sỏi thạch anh, sét kaolin màu xám trắng nguồn gốc sông, sông biển.
Trong khoảng từ cuối Pleistoxen muộn (QIII3) kéo sang một phần của đầu
Holoxen sớm-giữa (đầu QIV1-2) biển lại từ từ triệt thoái hoàn toàn khỏi phạm vi
đồng bằng Nam Bộ, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh bị xâm thực và bào mòn
mạnh mẽ. Quá trình laterit hóa theo phương thức thấm đọng trong trầm tích hệ
tầng Củ Chi đã diễn ra trên một khu vực rộng lớn. Ranh giới giữa Pleistoxen và
Holoxen được đánh dấu bằng một thời kỳ gián đoạn trầm tích dài.
Đầu Holoxen sớm-giữa (QIV1-2) biển lại tiến vào lục địa và đạt cực đại ở
Holoxen giữa tạo ra một lượng đáng kể các trầm tích biển và hỗn hợp sông biển
trải rộng trên đồng bằng Nam Bộ. Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả
của đợt biển tiến này đã hình thành các trầm tích của hệ tầng Bình Chánh (QIV1-2


10

bc) gồm sét, sét bột chứa ít cát và cát sạn lẫn sét bột nguồn gốc biển và hổn hợp
sông biển, phân bố chủ yếu ở Bình Chánh, Hóc Môn, nam Thủ Đức, Nhà Bè và
các thung lũng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Hệ tầng Bình Chánh phủ không
chỉnh hợp lên hệ tầng Củ Chi (QIII3 cc).
Từ cuối Holoxen giữa đến nay hoạt động nâng yếu xảy ra, biển từ từ rút
theo hướng đông nam. Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh hình thành các trầm
tích của hệ tầng Cầân Giờ (QIV2-3 cg) gồm một lớp sét màu xám đen, xám nâu,
trên đó là than bùn hoặc sét hữu cơ, có nguồn gốc sông biển, đầm lầy biển, đầm
lầy sông, phân bố rộng rãi ở các huyện Cầân Giờ, Nhà Bè, nam Thủ Đức, dọc
thung lũng sông Sài Gòn và dọc trũng Lê Minh Xuân. Trên diện tích vùng Cần
Giờ và Nhà Bè hệ tầng Cần Giờ phủ chỉnh hợp lên hệ tầng Bình Chánh, việc

phân định ranh giới giữa 2 hệ tầng này dựa vào kết quả nghiên cứu Foraminifera.
Nhìn chung hệ trầm tích Đệ tứ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh được chia
ra làm 5 nhịp ứng với thời kỳ thành tạo khác nhau. Mỗi nhịp, bắt đầu bằng trầm
tích hạt thô, kết thúc là trầm tích hạt mịn. Các thời kỳ gián đoạn trầm tích thường
tạo ra những bề mặt phong hóa loang lổ vàng đỏ hoặc đá ong do laterit hoá theo
phương thức thấm đọng.
2.1.2 Khái quát đặc điểm địa mạo-tân kiến tạo [39]
Dựa vào đặc điểm nguồn gốc-hình thái, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
được chia ra các dạng địa hình : xâm thực-tích tụ, tích tụ-xâm thực và tích tụ.
Chúng là kết quả tác động tương hỗ của các quá trình nội sinh và ngoại sinh :
- Đồng bằng cao-tích tụ hỗn hợp sông biển : có độ cao tuyệt đối từ 2-5m,
cấu tạo bởi các trầm tích hỗn hợp sông biển hệ tầng Bình Chánh (QIV1-2 bc) gồm
cát, bột, sét, phần trên mặt bị phong hóa yếu có màu xám vàng, phân bố ở các
quận nội thành, bắc-đông bắc Bình Chánh và rải rác ở Thủ Đức.


11

- Đồng bằng cao-tích tụ biển : độ cao 2-5m, cấu tạo bởi các trầm tích biển
hệ tầng Bình Chánh (QIV1-2 bc) gồm sét, sét bột màu xám xanh, phần trên bị
phong hóa yếu có loang lổ vàng, phân bố ở tây nam Bình Chánh. Bề mặt địa hình
bằng phẳng, bị mạng lưới sông rạch phân cắt mạnh.
- Đồng bằng thấp-tích tụ hỗn hợp sông biển : độ cao từ 1 đến 2m, cấu tạo
bởi các trầm tích sét bột, cát có nguồn gốc hỗn hợp sông biển thuộc hệ tầng Cần
Giờ (QIV2-3 cg), phân bố hầu như toàn bộ diện tích huyện Nhà Bè. Đồng bằng có
bề mặt phẳng, ít bị ngập nước và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch
- Đồng bằng thấp-tích tụ hỗn hợp đầm lầy biển : độ cao từ 1-1,5m, cấu tạo
bởi các trầm tích sét, sét bột màu xám chứa mùn thực vật và than bùn nguồn gốc
hỗn hợp đầm lầy biển thuộc hệ tầng Cần Giờ (QIV2-3 cg), phân bố chủ yếu ở các
huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Đồng bằng có bề mặt bằng phẳng, bị ngập nước do thủy

triều và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch.
- Đồng bằng thấp-tích tụ hỗn hợp đầm lầy sông : cao từ 0-0,7m, cấu tạo bởi
trầm tích hiện đại (QIV3) gồm sét, bột cát và thực vật đang phân hủy, nguồn gốc
hỗn hợp đầm lầy sông, phân bố ở tây nam Thủ Đức. Bề mặt đồng bằng thường
xuyên bị ngập nước và bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch. Thảm thực vật
đầm lầy phát triển mạnh.
- Bãi bồi tích hỗn hợp sông biển : cao độ từ 0-1m, cấu tạo bởi các trầm tích
sét, bột sét màu xám đen, đen chứa tàn tích thực vật phân hủy chủ yếu nguồn gốc
biển, đầm lầy biển hay hỗn hợp sông biển, phân bố ở Cần Giờ. Đầm lầy có bề
mặt bằng phẳng, bị ngập nước thường xuyên, thảm thực vật nước mặn phát triển
mạnh.
- Nhìn chung địa hình nghiên cứu có sự phân bậc tương đối rõ rệt và quy
luật phân bố của nó liên quan mật thiết với tuổi và nguồn gốc tạo thành của các
trầm tích.


12

2.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn [39]
Trong các trầm tích Kainozoi khu vực nghiên cứu có 4 phân vị chứa nước
chủ yếu : tầng chứa nước lỗ rỗng các trầm tích Holoxen (QIV), tầng chứa nước lỗ
rỗng các trầm tích Pleistoxen (QI-III), tầng chứa nước lỗ rỗng các trầm tích
Plioxen trên (N22), tầng chứa nước lỗ rỗng các trầm tích Plioxen dưới (N21).
Tầng chứa nước lỗ rỗng các trầm tích Holoxen (QIV)
Tầng này phân bố ngay trên mặt, chủ yếu trên các địa hình đồng bằng tích
tụ, bãi bồi và đầm lầy ven biển, thành phần là bột, bột sét, cát mịn chứa nhiều vật
chất hữu cơ, bề dày thay đổi từ một vài mét đến hàng chục mét.
Đây là tầng chứa nước không áp hoặc áp lực yếu, rất nghèo nước, lưu
lượng các giếng 0,1-0,2l/s, tỷ lưu lượng thường nhỏ hơn 0,2l/s.m, mực nước tónh
cách mặt đất 0,1-2m, có quan hệ thủy lực trực tiếp với nước sông và bị ảnh hưởng

mạnh bởi thủy triều.
Điều kiện thủy hóa tầng chứa nước này rất phức tạp và thay đổi theo mùa,
trong phạm vi nghiên cứu, nước hầu như bị nhiễm phèn và nhiễm mặn nặng, tổng
độ khoáng hóa thay đổi từ 1,25 đến 12,43g/l, loại hình hóa học nước NaCl chiếm
ưu thế.
Tầng chứa nước lỗ rỗng các trầm tích Pleistoxen (QI-III)
Phân bố rộng rãi trên toàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, lộ ra trên mặt
tại các vùng Củ Chi, Hóc Môn và bắc Thủ Đức, phần còn lại bị phủ bởi các trầm
tích Holoxen, đất đá chứa nước chủ yếu là cát hạt trung, cát hạt thô lẫn sỏi sạn.
Tầng này có thể phân ra 2 lớp chứa nước : lớp trên dày 10-35m, lớp dưới 30-80m,
giữa 2 lớp có các lớp sét, sét pha không liên tục, dày 5-15m. Đây là tầng chứa
nước áp lực hoặc áp lực yếu.
Nước có tổng độ khoáng hóa từ 0,1-17,64g/l. Nước nhạt phân bố ở Củ Chi,
Hóc Môn, Bình Chánh, các quận nội thành với tổng độ khoáng hoá 0,1-0,9g/l,


13

chất lượng nước khá tốt. Tuy nhiên hàm lượng sắt hơi cao, từ 1-5mg/l, có nơi đến
12mg/l. Nước lợ phân bố ở nam Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ với tổng độ khoáng
hóa 1,2-17,64g/l.
Tầng chứa nước lỗ rỗng các trầm tích Plioxen trên (N22)
Tầng chứa nước Plioxen trên phân bố hầu như trên toàn bộ diện tích khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh và không lộ ra trên mặt, thành phần đất đá chủ yếu
là cát hạt mịn đến thô, lẫn cuội sỏi và xen kẹp các thấu kính cát bột, sét bột. Bề
dày tầng chứa nước thay đổi từ vài chục mét ở phía bắc đến hơn 100m ở phía
nam. Đây là tầng chứa nước có áp, chiều cao áp lực từ 50-60m đến trên 100m
tính từ mái tầng chứa nước.
Tầng này có mức độ giàu nước từ trung bình đến giàu. Vùng giàu nước
phân bố ở Hóc Môn, Tân Bình và Gò Vấp với lưu lượng khai thác 50-142m3/h, tỷ

lưu lượng 1,0-14,56l/s.m. Vùng giàu nước trung bình phân bố chủ yếu ở quận 6,
quận 8, Bình Chánh và bắc Nhà Bè với lưu lượng khai thác 10-50m3/h, tỷ lưu
lượng 0,21-0,96l/s.m. Động thái nước trong tầng tương đối ổn định, không dao
động theo mùa và không có quan hệ thủy lực với các tầng chứa nước lân cận.
Tầng chứa nước lỗ rỗng các trầm tích Plioxen dưới (N21)
Tầng này không xuất hiện trên mặt, phân bố rộng rãi ở Củ Chi, Hóc Môn,
khu vực phía tây và tây nam Thành phố, thành phần đất đá chủ yếu là cát hạt mịn
đến thô chứa sạn sỏi nhỏ, bề dày trung bình 50-70m, dày nhất ở phần trung tâm
tới 100m và mỏng dần ra rìa phía đông. Bên trên tầng chứa nước này là lớp sét,
bột sét chứa cacbonat dày 7-15m tương đối liên tục. Đây là lớp ngăn cách với
tầng chứa nước Plioxen trên (N22).
Như vậy, trong trầm tích Kainozoi khu vực nghiên cứu có mặt 4 tầng chức
nước chính, hai tầng chứa nước Pleistoxen và Holoxen nằm tương đối nông, giữa
chúng có lớp sét cách nước tương đối dày nhưng không liên tục do vậy có quan hệ


×