Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

Báo chí hội nhà báo việt nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.72 KB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------------

PHẠM VĂN THÀNH

BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM VỚI VẤN
ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP
CỦA NHÀ BÁO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------------

PHẠM VĂN THÀNH

BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM VỚI VẤN
ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP
CỦA NHÀ BÁO

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Hƣờng

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, luận văn “Báo chí Hội Nhà báo Việt Nam với vấn đề
bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo” là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đinh
Văn Hường. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Luận văn có sử dụng, phát triển và kế
thừa những tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu
liên quan đến nội dung đề tài, và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều
được ghi rõ nguồn.
Tác giả luận văn

Phạm Văn Thành


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo Viện Đào tạo Báo chí
và Truyền thơng (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội) đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức
quý báu và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đinh Văn Hường, người
thầy đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, BBT Tạp chí Người
Làm Báo, BBT báo Nhà báo & Công luận đã tạo điều kiện cho tơi tham gia
khóa học này.

Tơi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với những người thân, các học viên
trong lớp, các bạn đồng nghiệp đã tư vấn, giúp đỡ tơi trong q trình hồn
thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 11/2019
Tác giả luận văn

Phạm Văn Thành
VPDD
BBT
BTV
CTV
HNBVN

NB&CL
PV
TBT
TKTS

PVTT


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nhà báo và Cơng luận

Ban Biên tập

Phóng viên

Biên tập viên


Tổng biên tập

Cộng tác viên

Thƣ ký tòa soạn

Hội Nhà báo Việt
Nam

Văn phịng đại diện
Phóng viên thƣờng trú


MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................5
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................12
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 13
6. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................13
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài......................................................15
8. Kết cấu của luận văn..................................................................................15
NỘI DUNG.....................................................................................................17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO................................. 17
1.1. Các khái niệm........................................................................................17
1.2. Vai trị của báo chí trong đồi sống xã hội...............................................25

1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc đối với báo chí...............................26
1.4. Những yêu cầu cầu cơ bản của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam trong thông

tin bảo vệ quyền hành hợp pháp của nhà báo.............................................. 30
1.5. Vài nét khái quát về Hội Nhà báo Việt Nam và báo chí thuộc Hội.......34
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT

NAM VỚI VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẢO VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP
PHÁP CỦA NHÀ BÁO...................................................................................40
2.1. Thực trạng tình hình xâm phạm, cản trở quyền hành nghề hợp pháp của

nhà báo........................................................................................................... 40
2.2. Nguyên nhân của hành vi xâm phạm, cản trở.......................................48
2.3. Thực trạng thông tin về vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà

báo trên báo chí Hội Nhà báo Việt Nam....................................................... 63
2.4. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của thông tin về vấn đề bảo vệ quyền hành

nghề hợp pháp của nhà báo trên báo chí của Hội........................................66


2.4. Các tồn tại cần khắc phục của báo chí Hội nhà báo Việt Nam............76
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 79
CHƢƠNG 3:MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ 81

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM
TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO.81

3.1. Một số vấn đề đặt ra................................................................................ 81

3.2. Nhóm giải pháp chung............................................................................85
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thơng tin trên báo chí của Hội về

vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo...............................93
3.3. Giải pháp nâng cao hình thức................................................................ 96
3.4. Một số giải pháp khác........................................................................... 102
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 107
KẾT LUẬN................................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................112
PHỤ LỤC 1......................................................................................................1


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các hành vi cản trở nhà báo. Nguồn: BKTHNBVN .............................
Biểu đồ 2.2. Về mức độ quan tâm của bạn đến các vụ cản trở nhà báo ở Việt Nam.
BKTHNBVN ..............................................................................................................
Biểu đồ 2.3. Hậu quả của việc cản trở nhà báo. .......................................................
Biểu đồ 2.4: Độ tuổi tham gia khảo sát năm 2017 ...................................................
Biểu đồ 2. 5: Tỷ lệ người có thẻ tham gia khảo sát năm 2017 .................................
Bảng 2.1. Thống kê thể loại sử dụng trên trang Diễn đàn và Nghề báo từ năm 20132018. .......................................................................................................................... 68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bài phát biểu với chủ đề Hãy để báo chí phát triển mạnh mẽ của
nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon nhân ngày Tự do báo chí
thế giới 3/5/2015 đã khẳng định, việc bảo vệ những người làm nghề báo
không chỉ là bảo vệ một trong những nền tảng của dân chủ mà cũng chính là
bảo vệ những giá trị mà Liên Hiệp Quốc đại diện. Thông điệp của Tổng thư kí
đưa ra trong bối cảnh tình trạng bạo lực nhằm vào nhà báo ngày càng gia tăng

không chỉ ở trong vùng có chiến sự mà trong cả thời bình ở nhiều quốc gia.
Bởi lẽ, để cung cấp cho bạn đọc những thông tin xác thực nhất, những bức
ảnh chân thực nhất, các nhà báo phải xông pha vào những nơi nguy hiểm như
vùng có xung đột vũ trang, chiến tranh. Vì thế, đằng sau nhiều bài báo, bức
ảnh là mồ hơi, nước mắt và thậm chí cả máu của các nhà báo.
Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, chỉ riêng ở Syria trong vòng 6
năm từ năm 2011 tới 2017, đã có 122 nhà báo, phóng viên chiến trường thiệt
mạng khi đưa tin chiến sự ở nước này. Các nhà báo là mục tiêu tấn cơng vì
những sự thật mà họ nói hoặc viết để phơi bày các vụ việc nhạy cảm như
tham nhũng, buôn lậu, vi phạm pháp luật, xâm hại quyền lợi quốc gia, công
chúng. Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, những vụ tấn cơng này là điều
hồn tồn khơng thể chấp nhận được trong các nỗ lực chung để thúc đẩy an
toàn, nhân phẩm và thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Đó là trên thế giới, cịn ở Việt Nam thì sao? Với vai trị là lực lượng của
Đảng, Nhà nước, tiếng nói của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân,
báo chí đã bám sát các sự kiện xảy ra trong xã hội, phản ánh đa chiều những
vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống cũng như lột tả bản chất các hiện tượng
xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đi lên của đất nước. Sự tham gia
của báo chí vừa để thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người dân theo
Hiến pháp, vừa giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước với tư cách là nhân
1


tố chủ chốt điều hành và phân chia các nguồn lực trong xã hội. Chính vì đánh
giá rất cao vai trị của báo chí nên từ năm 1957 và 1989, Quốc hội đã ban
hành Luật Báo chí nhằm tạo hành lang pháp lý cho các phóng viên, nhà báo
hoạt động. Luật này không những minh định quyền thu thập và cơng bố thơng
tin của nhà báo mà cịn nghiêm cấm tất cả những hành vi cản trở nhà báo hành
nghề đúng pháp luật. Sau đó, Luật Phịng chống tham nhũng và nhiều văn bản
khác tiếp tục cụ thể hóa quyền này của báo chí với mục tiêu tạo điều kiện tốt

hơn cho các nhà báo hoạt động, cũng là nhằm phục vụ xã hội tốt hơn.
Với sứ mệnh vẻ vang và trách nhiệm cao cả gánh trên vai, đội ngũ báo
chí nước ta thời gian qua đã ln nỗ lực phấn đấu, và góp phần quan trọng
vào sự phát triển tồn diện của đất nước. Vì trách nhiệm thơng tin nhanh nhạy,
chuẩn xác; vì mục đích đi đến cùng sự thật, người làm báo đã vượt qua rất
nhiều khó khăn và thử thách, thậm chí những hiểm nguy ln rình rập để
chiến đấu bằng ngịi bút của mình chống lại những việc làm mờ ám, tiêu cực,
vạch trần những hành vi sai trái xâm hại đến lợi ích của người dân, do vậy
những kẻ có hành vi tham nhũng, trục lợi thường có những thủ đoạn đê hèn,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí tới sức khoẻ, tính mạng nhà báo, có
trường hợp rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội. Trong vài năm gần
đây, hiện tượng này diễn ra ngày một nhiều, hậu quả ngày một lớn, ở tất cả
mọi vùng miền, lĩnh vực… nhưng kết quả xử lý các hành vi cản trở nhà báo
lại không tương xứng với mong muốn của các cơ quan quản lý, chỉ đạo, của
chính giới báo chí cũng như của các tầng lớp nhân dân.
Trong thực tế, đại đa số các nhà báo tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề
nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một số nhà báo vi phạm, mặc dù không nhiều
nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, danh dự của giới báo chí nói chung.
Chúng ta vẫn chưa quên sự việc nhiều nhà báo đã bị hành hung khi đang tác
nghiệp trong khoảng 5 năm trở lại đây (2013 – 2018), trong đó có một số vụ
khá nghiêm trọng. Đáng lo ngại, các vụ tấn công, cản trở nhà báo tác nghiệp
2


có xu hướng gia tăng cả về mức độ và tần suất, thậm chí các hành vi cản trở
mang tính chất trả thù, cảnh cáo còn nhằm vào thân nhân các nhà báo cho
thấy tình trạng “coi thường hoạt động báo chí” cũng như các quy định pháp
luật nói chung đã đến mức đáng báo động. Đặc biệt tình trạng này thường
xuất hiện khi nhà báo tác nghiệp chống tiêu cực. Những kẻ liên quan sẵn sàng
bất chấp, kể cả tính mạng của nhà báo cho tới pháp luật để thực hiện bằng

được hành vi che đậy, cản trở, né tránh, bưng bít các hoạt động tiêu cực của
mình. Với tình trạng trên, những người làm báo có thể an tâm sử dụng ngịi
bút của mình vào các mục tiêu truyền thơng chính xác và trung thực hay
khơng? Bên cạnh đó, khơng ít nhà báo dù tác nghiệp đúng quy định pháp luật
nhưng đang gặp phải nhiều rào cản trong tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông
tin về các vụ việc liên quan chống tham nhũng, tiêu cực.
Vì sao lại có sự coi thường dư luận và pháp luật như vậy? Câu trả lời
rằng, một phần xuất phát từ sự thờ ơ, vào cuộc một cách đối phó của một số
cơ quan chức năng khi giải quyết sự việc khiến “chìm xuồng”, rơi dần vào
quên lãng. Trên thực tế, các vụ hành hung người làm báo bị xử lý rất ít và
thường nghiêng về các biện pháp hành chính. Qua báo cáo công tác kiểm tra
của Hội Nhà báo Việt Nam nhận thấy gần đây, hầu hết các cơ quan ở địa
phương đã quan tâm xử lý việc các nhà báo bị tấn công nhưng mức xử lý đưa
ra cịn q nhẹ. Một số địa phương thậm chí cịn thờ ơ, chưa làm hết trách
nhiệm hoặc làm cho qua chuyện. Chính vì sự giải quyết khơng thỏa đáng,
mức độ xử lý cịn thấp, khơng đủ sức răn đe; bên cạnh đó những bất cập tồn
tại trong hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi cũng như chưa có một quy
trình tác nghiệp và quy tắc ứng xử đúng mực của nhà báo đã góp phần làm
cho vịng luẩn quẩn tác nghiệp – bị hành hung gia tăng, kèm theo sự hung
hăng, ngang nhiên coi thường pháp luật của khơng ít đối tượng.
Vai trị của báo chí là rất lớn, phục vụ lợi ích chung của tồn xã hội, là một
trong những lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

3


vì sự bình yên của xã hội. Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài và đầy khó khăn,
thử thách. Để cuộc đấu tranh này đem lại hiệu quả cao hơn, nhà báo cần phải
được khuyến khích, động viên và rất cần được bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế
vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của các nhà báo chưa thực sự nhận

được sư quan tâm đúng mức của toàn xã hội. Quyền hành nghề hợp pháp của nhà
báo đã được nêu rõ trong luật định, mới đây nhất là Luật Báo chí sửa đổi năm
2016 đã được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Xét về mặt
hình thức, các quy định của pháp luật về lĩnh vực này có tương đối nhiều, hệ
thống cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí và tổ chức của hội nghề nghiệp cũng khá
đầy đủ nhưng chưa thực sự hiệu quả, cơ chế thực thi còn nhiều lỗ hổng. Hiện
tượng phóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp đã diễn ra từ lâu, ở nhiều
vùng, do nhiều loại đối tượng gây ra với đủ loại hậu quả.

Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam hết sức coi trọng công
tác bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo. Bởi lẽ, Hội Nhà báo Việt
Nam có một vai trị, chức năng rất trọng yếu đó là bảo vệ quyền lợi chính
đáng của các nhà báo. Trong các quyền lợi của nhà báo thì quyền lợi tối
thượng, thiêng liêng nhất đó là quyền được làm nghề trong khn khổ của
pháp luật. Đó là quyền lợi tinh thần, cũng là quyền lợi thiết thân nhất. Với
chức trách ấy, Hội Nhà báo Việt Nam nói chung, các cơ quan báo chí của Hội
nói riêng ln có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi các hội viên của mình – một
trách nhiệm nặng nề nhưng cũng hết sức thiêng liêng.
Có thể nói, việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo ln là
vấn đề mang tính thời sự, có giá trị thực tiễn sâu sắc, cần có sự nghiên cứu kỹ
lưỡng, bàn luận thấu đáo, quan tâm thỏa đáng, phân tích làm rõ thực trạng,
các vấn đề đặt ra trong hoạt động tác nghiệp thực tiễn. Ngay tại thời điểm
người viết đề xuất ý tưởng nghiên cứu (tháng 12/2017), đã xảy ra liên tiếp các
vụ cản trở, hành hung nhà báo gây xôn xao dư luận và giống như nhiều sự
việc khác, các vụ cản trở này đa phần khơng tìm ra thủ phạm hoặc thủ phạm
4


khơng bị xử lý nghiêm minh.
Trước những địi hỏi cấp thiết đang đặt ra, cũng như ý nghĩa, tầm quan

trọng cùng với vinh dự và trách nhiệm lớn lao mà đội ngũ báo chí cách mạng
nước ta đã và đang gánh vác, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài “Báo chí Hội
Nhà báo Việt Nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà
báo”, hi vọng có thể đưa ra cái nhìn tồn diện về vấn đề này, góp phần kiến
tạo hành lang pháp lý cần thiết để bảo vệ môi trường tác nghiệp lành mạnh,
hạn chế tình trạng xâm phạm, cản trở nhà báo tác nghiệp. Đó cũng là trăn trở
của các nhà báo, những người làm cơng tác quản lý báo chí và các cấp Hội
Nhà báo hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo đã xuất hiện khá
nhiều trên các phương tiện báo chí, truyền thơng thời gian qua. Nói đúng hơn,
đây là những vấn đề khơng mới đối với báo giới và cơng chúng cả nước. Chỉ
tính riêng trong khoảng 5 năm trở lại đây (2013-2018) đã có hàng chục cuộc
hội thảo, tọa đàm, hàng trăm bài viết tập trung đề cập, phân tích làm rõ
nguyên nhân các vụ cản trở, hành hung nhà báo thời gian qua, từ đó kêu gọi
cơng chúng phải lên tiếng bảo vệ nhà báo, xem hoạt động tác nghiệp báo chí
là thi hành cơng vụ, phải có “đường dây nóng” cho nhà báo và thông tin kịp
thời cho cơ quan chức năng khi bị cản trở, hành hung. Bên cạnh đó, một số
khóa luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ báo chí học
cũng đã bước đầu đề cập tới các giải pháp nhằm hoàn hoàn thiện các “khe hở”
pháp luật, tạo điều kiện cho báo chí thực hiện nhiệm vụ thuận lợi, an toàn,
hiệu quả.
Trong luận án tiến sĩ Hồn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện
nay (2015, Đại học quốc gia Hà Nội), tác giả Phan Thị Thanh Tâm trên cơ sở
kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về báo chí, đã phân tích
làm rõ hơn các khái niệm và đặc điểm của pháp luật về báo chí (PLBC); vai
5


trị, nội dung của PLVBC; sự tương thích giữa PLVBC của Việt Nam với pháp

luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác; những tiêu chí đặc thù xác
định mức độ hồn thiện PLVBC. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích những
hạn chế của PLVBC và hoạt động quản lý báo chí hiện nay; tập trung làm
sáng tỏ những vấn đề như: mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý báo chí; mơ hình cơ quan báo chí; cải chính, quảng cáo trên báo chí; tiếp
cận thông tin; quyền riêng tư; lưu chiểu; xử lý vi phạm PLVBC và đưa ra các
quan điểm cơ bản hồn thiện PLVBC; phân tích các nội dung PLVBC cần sửa
đổi, bổ sung.
Cuốn Đạo đức nghề báo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn do PGS. TS
Hồng Đình Cúc chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2013) đã đề
cập đến quan điểm của Mác, Ăng ghen, Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về báo chí, đạo đức nghề báo; thực trạng đạo đức nghề báo ở
Việt Nam hiện nay; qua đó phác thảo hệ tiêu chí về chuẩn mực đạo đức nghề báo
và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức nghề báo.

Luận án tiến sĩ Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi
mới do tác giả Nguyễn Vũ Tiến (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội, 2003) thực hiện đã phân tích những bước tiến trong q trình lãnh
đạo báo chí của Đảng, trong đó khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện
tiên quyết đảm bảo cho báo chí tiếp tục phát triển.
Trong cuốn chuyên luận Quản lý và phát triển báo chí xuất bản do
PGS.TS Lê Thanh Bình làm chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004),
trên cơ sở phân tích những thành tựu, tồn tại và thách thức của báo chí, xuất
bản từ năm 1986 đến nay, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, xuất bản trong đó có giải
pháp hồn thiện PLVBC. Tuy nhiên, nội dung này chỉ được trình bày khái
quát mà chưa có sự phân tích tồn diện, sâu sắc.
Bài viết Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí của
6



tác giả Hồng Anh đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 25/10/2012 đã
đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật và thực trạng quản lý nhà
nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo chí; qua đó đề xuất một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí, tiếp tục hồn thiện hệ
thống văn bản quy phạm PLVBC; có chính sách hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng,
xây dựng đội ngũ cán bộ.
Bài viết Dự thảo Luật báo chí: Cân nhắc quy định về quyền tự do ngôn
luận của tác giả Thu Thảo đăng trên Báo điện tử VOV ngày 25/09/2015 đã đề
nghị cơ quan soạn thảo làm rõ nguyên tắc về tự do báo chí và tự do ngơn luận
trên báo chí của cơng dân; cần xác định rõ lại nội hàm để quy định cho đúng
với tinh thần Hiến pháp cũng như công ước quốc tế.
Đặc biệt, trong Báo cáo khảo sát, nghiên cứu về các hành vi cản trở tác
nghiệp báo chí, do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED
Communication) và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, thống kê giai đoạn 20102015 cho thấy rằng, việc đấu tranh phòng, chống hành vi cản trở báo chí tác
nghiệp cịn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Báo cáo khẳng định, ngoài
những nguyên nhân khách quan thì ngun nhân chủ quan từ phía chính các
nhà báo cũng góp phần khơng nhỏ, thậm chí đáng lo ngại. Cụ thể là một bộ
phận nhà báo cậy thế, nhũng nhiễu tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Trong báo
cáo này, RED đã nhận diện 12 hành vi cản trở báo chí tác nghiệp. Nghiên cứu
dựa trên ý kiến của 7,2 vạn bạn đọc của 6 tờ báo trực tuyến uy tín, đồng thời
khảo sát trực tiếp 384 nhà báo đang hành nghề. RED cho rằng, những bất cập
tồn tại trong hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi không phải là nguyên nhân
trực tiếp nhưng để hạn chế các vụ việc cản trở, góp phần xây dựng một xã hội
minh bạch thơng tin, thì luật pháp đóng vai trị tối quan trọng.
PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, trong bài viết Khi cơng luận lên tiếng: Vì
sao số vụ nhà báo bị hành hung khơng giảm? (Kỳ II), Tạp chí Người Làm
Báo, số 11/2016, cho rằng, báo chí ngày nay có vai trò đặc biệt quan trọng
7



trong đời sống xã hội. Sứ mệnh của người làm báo là đưa ra những thơng tin
chính xác, nhanh nhạy và kịp thời đến với công chúng. Tuy nhiên, không ít
nhà báo đang phải đối mặt với những rủi ro khi bị đe dọa và hành hung. Trên
thực tế, số vụ việc các nhà báo bị đe dọa, hành hung được xử lý chỉ mới
chiếm khoảng 1/5 tổng số vụ xảy ra được báo chí phản ánh. Theo PGS. TS
Nguyễn Thành Lợi, hiện nay còn rất nhiều vụ đe dọa, cản trở nhà báo tác
nghiệp chưa được kịp thời phát hiện, xử lý, nhiều nhà báo và gia đình vẫn
từng ngày, từng giờ sống, làm việc trong sự lo lắng, thấp thỏm. Trong bài viết
này, PGS. TS Nguyễn Thành Lợi đã đề xuất một số giải pháp để ngăn chặn và
hạn chế tình trạng nhà báo bị cản trở, hành hung, đề nghị cơ quan chức năng
cần vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi
xâm phạm hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật, nhằm đấu tranh và
răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật tương tự có thể tái diễn trong
tương lai.
Cùng quan điểm, nhà báo Phan Hữu Minh, Trưởng Ban Kiểm tra Hội
Nhà báo Việt Nam trong tham luận tại hội thảo Bảo vệ quyền hành nghề hợp
pháp của nhà báo do Tạp chí Người Làm Báo – Hội Nhà báo Việt Nam và
Hội Nhà báo Quảng Ngãi phối hợp tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 8/8/2017
nhấn mạnh, văn hóa, chuẩn mực và mức độ tuân thủ quy trình, đạo đức tác
nghiệp báo chí đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Nhà báo Phan Hữu
Minh cũng thẳng thắn cảnh báo tình trạng một số tờ báo đang khai thác lợi thế
thông tin vụ án lá cải, một số nhà báo đang hành nghề với sức mạnh của các
cơ quan chủ quản. Tình trạng lạm dụng quyền lực và sử dụng thông tin án của
các cơ quan chủ quản để quấy rối doanh nghiệp và các cơ quan địa phương
đang tạo ra những ức chế và trở thành nguyên nhân của một số vụ bạo hành
nhà báo thời gian qua.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn chuyên khảo Đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo (2011) cho rằng, bên cạnh phần đông những nhà
8



báo vững vàng trước thử thách, ln giữ cao ngịi bút trong sáng, cũng có
những nhà báo vì tư lợi cá nhân mà cầm bút. Số nhà báo vi phạm đạo đức
nghề nghiệp, lợi dụng nghề báo để thực hiện những hành vi vụ lợi khơng cịn
cá biệt. Trong tổng số các vụ nhắc nhở và vi phạm của các cơ quan quản lý
báo chí thì loại vi phạm này chiếm số lượng ít nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, số
nhà báo có động cơ đen tối, làm việc xấu một cách trắng trợn, bị đem ra xét
xử thì ít nhưng số nhà báo có hành vi kiêu ngạo, coi thường mọi người,
thường xuyên “kiếm vặt” như ép cơ sở chạy một vài quảng cáo, yêu cầu chi
phí cho bài viết hay gây phiền hà, nhũng nhiễu cho xã hội lại khơng ít.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang cũng thẳng thắn chỉ ra tình trạng một số
nhà báo đã lợi dụng việc một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, sai trái để
thông tin nhằm đe dọa, tống tiền các doanh nghiệp thông qua các bài điều tra
chống tiêu cực, tham nhũng. Đáng ra, họ phải công bố các thông tin này, song
vì “nhiều lý do”, trong đó có trường hợp nhà báo đến “thăm” , đến “gợi ý” các
cơ sở doanh nghiệp sai phạm, tống tiền và nhận hối lộ để không đăng những
thông tin trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khuyến báo chí mất
dần uy tín trước công chúng, bạn đọc, làm suy giảm niềm tin của xã hội trước
sứ mệnh lớn lao và cao cả của những người làm báo, khiến tình trạng xâm
phạm quyền tác nghiệp, thậm chí hành hung nhà báo càng diễn biến phức tạp,
tốt xấu đan xen.
Thực tế, không chỉ câu chuyện hành hung nhà báo mới là cản trở mà
chính sự im lặng đáng sợ, cố tình khơng cung cấp thơng tin cho báo chí mới
thật sự là rào cản lớn nhất trên hành trình bảo vệ niềm tin và lẽ phải của mỗi
người làm báo. Đã có nơi nhân danh “vùng cấm”, nhân danh “thông tin mật”,
nhân danh lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia, hoặc an toàn quản lý để khơng
cung cấp thơng tin cho báo chí.
Bàn về vấn đề trên, nhà báo Hạnh Nguyên trong bài viết Khơng được
“né” cung cấp thơng tin cho báo chí, đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản

9


Việt Nam, ngày 14/02/2017 chỉ rõ, vẫn còn hiện tượng các phóng viên chầu
chực ở nhiều cơ quan Nhà nước để mong chuyển tải những thơng tin chính
thống tới bạn đọc, nhưng đáp lại là “cổng đóng, then cài”; hoặc là những lời
khất hứa: “lãnh đạo bận họp”, “người phát ngôn ốm, hẹn khi khác”…
Mặt khác, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các nhà báo, tòa soạn
thường xuyên phải đối diện với một số thế lực có chức quyền hoặc những đối
tượng làm ăn phi pháp, có nhiều tiền và quan hệ. Bên cạnh sức ép về chính trị,
các nhà báo điều tra đang phải đối mặt với một rào cản khác - đó là các hợp
đồng bảo trợ truyền thơng trá hình. Trong bài viết “ Rào cản với phóng viên
điều tra”, đăng trên Tạp chí Mặt trận, ngày 21/6/2018, nhà báo Vũ Văn Tiến
khẳng định, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp “có vấn đề” muốn “mua sự im
lặng” của báo chí bằng việc ký các hợp đồng bảo trợ truyền thơng. Khi cơ
quan báo chí ký hợp đồng bảo trợ truyền thơng với doanh nghiệp, có hai nội
dung đáng chú ý: Doanh nghiệp có thể gửi những bài PR, thông tin về hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình và “thịng” vào điều khoản để cơ quan
báo chí khơng đăng tin, bài bất lợi cho đơn vị họ. Thậm chí, họ cịn thỏa thuận
với tịa soạn nếu phát hiện có tin xấu đối với mình thì thơng tin cho họ biết để
xử lí. Từ đời sống truyền thơng hiện nay có thể thấy, một số tờ báo, trang tin
có “quan hệ” tốt với một bộ phận doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức
để lũng đoạn chính sách, thực hiện chiến dịch truyền thơng tạo lợi thế để
doanh nghiệp làm ăn bất chính, gây bất lợi cho doanh nghiệp khác. Vừa qua,
có rất nhiều trường hợp nhà báo bị hành hung, nhưng tại sao các cơ quan báo
chí lại im lặng? Bởi, sau khi hành hung xong, có thể xuất hiện những thương
lượng, bồi thường đối với phóng viên hay tịa soạn, dẫn đến việc khơng thấy
bài đăng nữa? Rõ ràng, xét về khía cạnh đạo đức nghề nghiệp, việc một cơ
quan báo chí, hay phóng viên im lặng trước những thông tin sai phạm phát
hiện được là khó có thể chấp nhận.

Trong bài viết Cùng nhìn lại những vụ nhà báo bị hành hung, cản trở khi
10


tác nghiệp từ đầu năm 2017 đến nay, trên báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày
01/09/2017, tác giả Duy Khương, Như Trường đã thống kê có tới 5 vụ hành
hung nhà báo đã được các cơ quan báo chí đồng loạt lên tiếng nhưng vẫn chưa
được xử lý dứt điểm gây bức xúc dư luận.
Tác giả Anh Quân trong bài viết Bảo vệ nhà báo tác nghiệp đúng pháp
luật đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 18/06/2017 đề xuất một số
giải pháp bước đầu để giảm tối đa các vụ cản trở, hành hung nhà báo như: Cơ
quan báo chí cần phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có
kế hoạch bảo vệ phóng viên khi tiến hành điều tra, thu thập tin tức… ở các địa
bàn dễ xảy ra nguy hiểm. Bên cạnh đó, mỗi phóng viên phải khơng ngừng học
hỏi, trang bị cho mình kiến thức pháp luật, nhất là nắm vững Luật Báo chí;
thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ, tránh để
xảy ra sai sót, vi phạm trong q trình tác nghiệp.
Nhìn chung, cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có một đề tài nghiên cứu
một cách toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về bảo vệ quyền hành nghề hợp
pháp của nhà báo. Các bài viết, bài nghiên cứu khá phong phú về mặt số
lượng chủ yếu tập trung vào các trường hợp đơn lẻ khi xảy ra vụ việc, một số
đã bước đầu đề xuất giải pháp nhưng còn khá chung chung khơng mang tính
tổng thể. Những bài viết, tài liệu nêu trên có tính chất tham khảo để người viết
nghiên cứu đề tài “Báo chí Hội Nhà báo Việt Nam với vấn đề bảo vệ quyền
hành nghề hợp pháp của nhà báo” nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc
phục những của các nghiên cứu trước nhằm đề xuất các giải pháp hiệu quả
nâng cao kỹ năng tác nghiệp nghiệp, góp phần làm phong phú hơn nguồn tài
liệu trong lĩnh vực này, đồng thời bổ sung thêm kiến thức về bảo việc vệ
quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo nói riêng, xây dựng quy trình tác
nghiệp báo chí, quy tắc ứng xử của người làm báo, ngăn ngừa những hành vi

xâm phạm thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở hoạt
động báo chí đúng pháp luật; đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng
11


lực và trách nhiệm của nhà báo, những người quản lí báo chí, các cấp hội và
hội viên ở các cơ quan báo chí…
3.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn báo chí học, luận văn sẽ khảo sát, nghiên
cứu, đánh giá thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà
báo trên các tác phẩm, ấn phẩm báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam, từ đó đề
xuất, kiến nghị các giải pháp để nâng cao chất thơng tin nói riêng và nâng cao
vai trò, vị thế tờ báo Nhà báo và Cơng luận cũng như Tạp chí Người Làm Báo
trong nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:
-

Nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý

làm sáng tỏ các khái niệm liên quan tới quyền hành nghề và lợi ích hợp pháp
của nhà báo trong tác nghiệp báo chí.
-

Đánh giá thực trạng việc tổ chức nội dung thông tin của chuyên trang,

chuyên mục liên quan đến bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo, đánh giá ưu

điểm, hạn chế về nội dung và hình thức thơng tin về báo vệ quyền hành nghề của
nhà báo trên báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay; phân tích làm rõ hệ

thống lý thuyết về thông điệp và phương thức truyền tải thông điệp trên báo
Nhà báo và Cơng luận, Tạp chí Người Làm Báo.
- Khảo sát sự quan tâm của độc giả để đánh giá chất lượng thông tin liên
quan đến trách nhiệm xã hội của nhà báo, pháp luật và đạo đức báo chí.
-

Phỏng vấn các chuyên gia báo chí - cũng đồng thời là độc giả của tờ

báo về thông tin trên chuyên trang, lãnh đạo của tờ báo, đồng nghiệp trong cơ
quan… để thu thập ý kiến đánh giá và góp ý về nội dung và hình thức truyền
tải thơng tin về những chủ đề quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo mà báo
chí nói chung, báo chí của Hội nói riêng phản ánh.
- Kết quả nghiên cứu cũng sẽ nêu lên các ưu điểm và hạn chế của các

12


quan báo chí này khi phản ánh, phân tích các vụ việc xâm phạm, cản trở nhà
báo, đưa ra một số giải pháp, bài học kinh nghiệm và đề xuất quy trình tác
nghiệp, quản lý phóng viên cho các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí và các
cấp Hội Nhà báo trong thời gian tới.
- Việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo
cũng sẽ góp phần thiết thực để nâng cao kỹ năng tác nghiệp, văn hóa ứng xử
của người làm báo, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức chuyên trang,
chuyên mục trên báo Nhà báo & Cơng luận, Tạp chí Người Làm Báo phù hợp
với xu thế mới của báo chí hiện đại.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Báo chí Hội Nhà báo Việt Nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp
pháp của nhà báo.
5. 2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về khơng gian: Tạp chí Người Làm Báo, báo Nhà báo & Công luận,

các tạp chí, nội san nghiệp vụ của một số Hội Nhà báo địa phương.
-Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2018.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí, luật pháp, lý luận báo chí
truyền thơng.
6.2. Các phương pháp cụ thể
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê: Được sử dụng để
chứng minh làm sáng tỏ thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, những
thành công và các vấn đề đặt ra về tình trạng nhà báo bị xâm phạm, cản trở
quyền hành nghề hợp pháp trong thời gian qua. Ngoài ra, để đảm bảo cơ sở
thực tiễn, tính cấp thiết của các vấn đề khoa học cần giải quyết, đặc biệt để
13


nâng cao tính thuyết phục của các giải pháp khoa học, phương pháp phân tích,
tổng hợp số liệu thống kê được sử dụng trong các luận điểm thể hiện các
phương diện của các giải pháp đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Được sử dụng với
mục đích
khái quát, hệ thống lý thuyết về nghiên cứu thông tin đã đăng tải trên các cơ

quan báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam (Tạp chí Người Làm Báo, Báo Nhà báo
& Công luận và các nội san, nguyệt san nghiệp vụ của một số Hội Nhà báo địa
phương). Đây chính là khung lý thuyết làm cơ sở cho việc đánh giá các kết quả
khảo sát thực tế và tìm kiếm các giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

-

Phương pháp phân tích nội dung, thơng điệp: Được sử dụng vào việc

phân tích các loại hình thơng tin khác nhau trên Tạp chí Người Làm Báo (Số
in, số chuyên đề, Tạp chí điện tử), Báo Nhà báo & Cơng luận và một số ấn
phẩm khác của các Hội Nhà báo địa phương.
-

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn lãnh đạo Hội Nhà báo

Việt Nam, các Tổng biên tập (hoặc Phó Tổng biên tập) Tạp chí Người Làm
Báo, Báo Nhà báo & Công luận về các vấn đề liên quan. Phỏng vấn các
phóng viên, nhà báo từng là nạn nhân bị hành hung ở các cơ quan báo chí
khác nhau.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Chọn các nhóm phóng viên, nhà báo ở
nhiều độ tuổi khác nhau bao gồm các nhà báo có thẻ tác nghiệp, nhiều năm
kinh nghiệm trong nghề, lẫn các phóng viên trẻ, chưa được cấp thẻ, tác nghiệp
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa giải trí…), tại các cơ quan báo chí khác nhau để thảo luận, chia sẻ kinh
nghiệm, đóng góp ý kiến xây dựng quy trình tác nghiệp, quy tắc ứng xử của
người làm báo.
-

Phương pháp phân tích – dự báo khoa học: Nhằm dự báo xu hướng


phát triển của báo chí, về vị trí, vai trị của báo chí trong đời sống xã hội nói
riêng và quyền tiếp cận thơng tin của người dân nói chung.
14


-

Phương pháp anket: Phát phiếu điều tra với khoảng 100 phiếu để thu thập

ý kiến của các phóng viên, nhà báo về những vấn đề mà luận văn nghiên cứu.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn nghiên cứu cơ bản, hệ thống và chuyên sâu, bổ sung cho hệ
thống khái niệm và khung lý thuyết về luật pháp và báo chí trong việc bảo vệ
quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo và quyền tự do ngôn luận trên báo chí
của cơng dân đã được quy định trong Luật Báo chí nước ta.
-

Từ góc độ pháp lý, luận văn phân tích các quy định về bảo vệ nhà báo

hành nghề hợp pháp được ban hành hiện nay và hiệu quả thực thi.
7.1. Ý nghĩa thực tiễn
-

Luận văn giúp cho các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí truyền thơng,

những người người làm báo, nghiên cứu về báo chí truyền thơng, học viên,
sinh viên báo chí và những ai quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền hành nghề
hợp pháp của nhà báo hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra những vấn

đề còn tồn tại của cơ chế, chính sách hạn chế vai trị, nhiệm vụ của báo chí,
nhà báo trong việc tiếp cận nguồn tin.
-

Luận văn đã xây dựng được hệ thống các giải pháp khoa học phù hợp

với điều kiện thực tế và định hướng nâng cao vai trị, hoạt động của báo chí
Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới, qua đó nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong việc bảo vệ quyền hành nghề hợp
pháp của nhà báo.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được bố cục thành 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc bảo vệ quyền hành nghề
hợp pháp của nhà báo
Chương 2: Nhận diện các hành vi xâm phạm, cản trở quyền hành nghề
15


hợp pháp của nhà báo và vai trò của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam.
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam trong việc bảo vệ quyền
hành nghề hợp pháp của nhà báo
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương trên.

16


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC BẢO

VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO
1.1. Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm báo chí, nhà báo
Báo chí (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử ) là một
phương tiện truyền thông đại chúng, thậm chí là kện truyền thơng quan trọng
nhất [26, tr.11].
Báo chí (xuất phát từ 2 từ “báo” – thơng báo và “chí” – giấy), hay cịn có
tên gọi cũ là tân văn (như trong Phụ nữ tân văn, Lục tỉnh tân văn) nói một
cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật,
hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. Báo chí
được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền
hình, báo mạng điện tử (xuất bản trên mạng Internet) và hãng thơng tấn. Báo
chí hiểu theo nghĩa hẹp, là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự [26, tr.11].
Khái niệm báo chí có thể dựa trên ba phương diện: báo chí là một trong
những hệ thống xã hội; báo chí là một hoạt động chính trị - xã hội; báo chí là
thứ vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chính trị, tác động vào xã hội để tạo ra
sự can thiệp gián tiếp vào đời sống chính trị, tham gia vào việc tập hợp lực
lượng, giáo dục ý thức và góp phần tích cực vào việc hình thành các khuynh
hướng , các phong trào chính trị - xã hội.
Báo chí là phương tiện truyền thơng đại chúng truyền tải thông tin các sự
kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách
nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đơng đảo cơng chúng, nhằm tích
cực hóa đồi sống thực tiễn [26,tr. 45].
Tác giả Dương Xuân Sơn cho rằng: “theo quan điểm hệ thống, Báo chí
được hiểu như một thiết chế, một chỉnh thể. Theo quan niệm truyền thống ,
Báo chí được coi là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải những
17



×