Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Lý luận chung về quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.42 KB, 20 trang )

Lý luận chung về quy trình thực hiện
kiểm toán báo cáo tài chính
1.1. Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính và quy trình
thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.1 Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán là một hoạt động đã có từ rất lâu và hoạt động này phát triển ở Bắc
Mỹ từ những năm 30, ở Tây Âu từ những năm 60 và ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay.
Do hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, và địa vị pháp lý khác nhau ở mỗi khu vực,
mỗi quốc gia nên có nhiều khái niệm khác nhau về kiểm toán. Tuy nhiên hiểu một
cách chung nhất thì kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng
hoạt động tài chính bằng hệ thống phơng pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và
ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tơng xứng thực hiện
trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, điểm 04: Báo cáo tài chính là
hệ thống báo cáo đợc thành lập theo Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
(hoặc đợc chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị.
Nh vậy kiểm toán báo cáo tài chính là một bộ phận của kiểm toán nói
chung, có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến của kiểm toán viên về các Báo cáo
tài chính có đợc trình bày hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính,
kết quả hoạt động kinh doanh hoặc những thay đổi của tình hình tài chính theo
những nguyên tắc kế toán đợc chấp nhận hay không.
Khái niệm trên bao hàm các yếu tố bản chất sau:
- Chức năng của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến.
- Đối tợng trực tiếp của kiểm toán là các Bảng khai tài chính của doanh
nghiệp, tổ chức, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qủa kinh doanh, Báo cáo
lu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Khách thể kiểm toán là một doanh nghiệp hay một tổ chức.
- Ngời thực hiện kiểm toán là những kiểm toán viên độc lập có trình độ tơng
xứng.
- Chuẩn mực kiểm toán là khuôn mẫu nghề nghiệp chi phối, điều chỉnh, hớng
dẫn các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán; đồng thời là cơ sở để đo lờng,


đánh giá và kiểm soát chất lợng công việc của kiểm toán viên cũng nh các tổ chức
kiểm toán.
- Kết quả kiểm toán thờng đợc trình bày dới dạng báo cáo, trong đó chúng
thông tin cho ngời sử dụng một mức tin cậy nhất định giữa thông tin đợc lợng hoá
trong báo cáo tài chính và chuẩn mực đã đợc thiết lập.
1.1.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính:
Quy trình kiểm toán là trình tự, thủ tục tiến hành các công việc đối với mỗi
cuộc kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng
cuộc kiểm toán cũng nh để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm
căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên
Báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thờng đợc tiến hành theo quy trình gồm ba giai
đoạn nh sau: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, kết thúc kiểm toán.
Sơ đồ 1: Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
1.2. Chuẩn bị kiểm toán:
Đây là giai đoạn đầu tiên trong một quy trình kiểm toán, có ý nghĩa rất quan
trọng đối với các giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán. Mục đích chủ yếu của giai
đoạn này là lập kế hoạch tổng quát và thiết kế chơng trình kiểm toán phù hợp, khoa
học và hiệu quả. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế cũng nh Việt Nam số 300,
Kiểm toán viên cần phải lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng công tác
kiểm toán sẽ đợc tiến hành một cách có hiệu quả và đúng với thời hạn dự kiến.
Vấn đề hiệu quả ở đây không chỉ hớng tới kết quả cuối cùng là đa ra đợc ý kiến đánh
giá đúng đắn về Báo cáo tài chính mà còn là sự cân đối với chi phí kiểm toán. Trên
cơ sở kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể giám sát, đo lờng chất lợng kiểm
toán, rút ra kinh nghiệm sau từng cuộc kiểm toán. Mặt khác, lập kế hoạch kiểm toán
còn giúp cho các kiểm toán viên phối hợp đợc với nhau, xác định trọng tâm công
việc, đảm bảo đúng tiến độ và chất lợng công việc.
Công tác chuẩn bị kiểm toán thờng đợc chia làm hai bớc là lập kế hoạch tổng

quát và thiết kế chơng trình kiểm toán.
1.2.1. Lập kế hoạch tổng quát
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, Kế hoạch kiểm toán phải đợc
lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của
cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán đợc
hoàn thành đúng hạn. Do đó việc lập kế hoạch tổng quát thờng đợc tiến hành theo
các bớc sau:
Sơ đồ 2: Các bớc lập kế hoạch tổng quát.
Bớc 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán.
Bớc 2: Thu thập thông tin cơ sở.
Bớc 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách
Bớc 4: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Bớc 5: Tìm hiểu HT KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát.
1.2.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán.
Quy trình kiểm toán đợc bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu
nhận một khách hàng. Quá trình chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán gồm các công
việc: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán của
khách hàng, lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện và ký hợp đồng kiểm toán.
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.
Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay
tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán
viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không. Để làm đợc điều đó
kiểm toán viên phải tiến hành xem xét các công việc sau:
+ Xem xét hệ thống kiểm soát chất lợng. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số
220, Kiểm soát chất lợng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán của một
Công ty kiểm toán cho rằng kiểm toán viên phải xem xét hệ thống kiểm soát chất l-
ợng khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Để đa ra quyết định chấp nhận hay
giữ một khách hàng thì công ty kiểm toán phải xem xét tính độc lập của kiểm toán
viên, khả năng phục vụ tốt khách hàng của Công ty kiểm toán và tính liêm khiết của
Ban giám đốc khách hàng.

+ Tính liêm khiết của Ban giám đốc công ty khách hàng : Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ cho rằng, tính liêm khiết
của Ban Giám đốc khách hàng là bộ phận cấu thành then chốt của môi trờng kiểm
soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu
Ban Giám đốc thiếu liêm chính, kiểm toán viên không thể dựa vào bất kỳ giải trình
nào của Ban Giám đốc cũng nh các sổ sách kế toán. Bên cạnh đó, chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 200, Gian lận và sai sót, nhấn mạnh tầm quan trọng về đặc thù
của Ban Giám đốc và ảnh hởng của nó tới môi trờng kiểm soát nh là nhân tố rủi ro
ban đầu của việc báo cáo gian lận của các thông tin tài chính. Ban Giám đốc có thể
phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc dấu diếm các thông tin dẫn tới các sai sót trọng yếu
trên các Báo cáo tài chính; và Ban giám đốc lại là chủ thể có trách nhiệm chính trong
việc tạo ra môi trờng kiểm soát vững mạnh. Những nghi ngại về tính liêm khiết của
Ban Giám đốc có thể nghiêm trọng tới mức kiểm toán viên từ chối không thể thực
hiện đợc cuộc kiểm toán.
+ Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm
Đối với khách hàng trớc đây đã đợc kiểm toán bởi một công ty kiểm toán
khác, Chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên mới (kiểm toán viên kế nhiệm)
phải chủ động liên lạc với kiểm toán viên cũ (kiểm toán viên tiền nhiệm) vì đây là
nguồn thông tin đầu tiên để đánh giá khách hàng. Các thông tin thu thập đợc bao
gồm: tính liêm chính của Ban Giám đốc khách hàng, những bất đồng giữa Ban Giám
đốc và kiểm toán viên tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc
các vấn đề quan trọng khácvà lý do thay đổi kiểm toán viên của khách hàng. Việc
xem xét nghiêm túc các thông tin này có thể giúp kiểm toán viên kế nhiệm quyết
định chấp nhận hay không hợp đồng sắp tới mà không cần những điều tra đáng kể
khác.
Đối với khách hàng trớc đây cha từng đợc kiểm toán thì kiểm toán viên cần có
những cuộc điều tra khác. Nguồn thông tin có thể có từ sách báo, tạp chí chuyên
ngành, thẩm tra các bên liên quan nh ngân hàng, các bên có mối quan hệ mua bán.
Cách này cũng có thể đợc áp dụng khi kiểm toán viên tiền nhiệm không cung cấp
thông tin mong muốn.

Đối với khách hàng cũ, hàng năm kiểm toán viên phải cập nhật các thông tin
về khách hàng và đánh giá xem liệu có rủi ro nào khiến kiểm toán viên phải ngừng
cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho họ hay không? Kiểm toán viên ngừng cung cấp
dịch vụ kiểm toán trong trờng hợp hai bên có những mâu thuẫn về các vấn đề nh:
phạm vi thích hợp của cuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểm toán phải công bố Từ
những thông tin đó kiểm toán viên cân nhắc khả năng chấp nhận tiếp tục kiểm toán
cho khách hàng.
- Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng
Đây chính là xác định ngời sử dụng Báo cáo tài chính và mục đích sử dụng
của họ. Để biết đợc điều đó, kiểm toán viên có thể phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc
khách hàng hoặc thu thập thêm trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Việc xác định ngới sử dụng Báo cáo tài chính và mục đích sử dụng của họ là
hai yếu tố chính ảnh hởng đến số lợng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và mức độ
chính xác mà của các ý kiến mà kiểm toán viên đa ra. Ví dụ nếu các Báo cáo tài
chính đợc sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên Báo
cáo tài chính đòi hỏi càng cao, theo đó số lợng bằng chứng kiểm toán cần thu thập
cũng nh quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán càng tăng.
Vì vậy, thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, công ty
kiểm toán ớc lợng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đấy lựa chọn đội ngũ
nhân viên thích hợp.
- Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán.
Để đảm bảo chất lợng dịch vụ cung cấp, tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất
cuộc kiểm toán, ban giám đốc công ty kiểm toán sẽ lựa chọn đội ngũ nhân viên thích
hợp. Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp cho cuộc kiểm toán không những
đảm bảo tính hiệu quả công việc mà còn tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán chung đ-
ợc thừa nhận.
Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công ty kiểm toán thờng chú ý ba
vấn đề sau:
+ Đội ngũ kiểm toán viên đợc lựa chọn phải có kinh nghiệm và kiến thức về
ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

+ Hạn chế thay đổi kiểm toán viên đối với những hợp đồng kiểm toán nhiều
nămvì họ là những ngời nắm đợc những nét đặc thù trong hoạt động kinh doanh của
khách hàng.
+ Nhóm kiểm toán phải có những ngời có khả năng giám sát các nhân viên
mới, cha có kinh nghiệm.
- Hợp đồng kiểm toán.
Bớc cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán mà công ty
kiểm toán phải thực hiện sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng là ký hợp
đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là sự thoả hiệp giữa khách hàng và công ty
kiểm toán về việc thực hiện cuộc kiểm toán và các vấn đề có liên quan khác.
Hình thức và nội dung của hợp đồng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào khách hàng
nhng nói chung có các nội dung chủ yếu sau:
+ Các thông tin liên quan đến hai bên ký hợp đồng nh tên công ty, địa chỉ giao
dịch, họ tên ngời đại diện,
+ Mục đích và phạm vi kiểm toán, trong kiểm toán Báo cáo tài chính mục đích
thờng xác định tính trung thực và hợp lý các thông tin trên Báo cáo tài chính; phạm
vi kiểm toán thờng là toàn bộ Báo cáo tài chính của một năm tài chính.
+ Trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng, khách hàng có trách nhiệm lập
và trình bày trung thực các thông tin trên Báo cáo tài chính, đồng thời cung cấp các
tài liệu và thông tin liên quan phục vụ công tác kiểm toán, các kiểm toán viên có
trách nhiệm đa ra ý kiến độc lập về báo cáo tài chính dựa trên kết quả cuộc kiểm
toán.
+ Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: kết quả kiểm toán thờng đợc trình
bày dới dạng một báo cáo kiểm toán và có kèm theo một th quản lý trong đó nêu rõ
những khuyết điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc những gợi ý sửa chữa những
khuyết điểm này
+ Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm thời gian kiểm toán chính thức,
thời điểm kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.
+ Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán.
Việc hiểu rõ nội dung của hợp đồng kiểm toán góp phần hạn chế những bất

đồng phát sinh giữa khách hàng và công ty kiểm toán và đó cũng là cơ sở pháp lý để
kiểm toán viên thực hiện các bớc tiếp theo của cuộc kiểm toán. Công ty kiểm toán trở
thành chủ thể kiểm toán chính thức của công ty khách hàng sau khi ký hợp đồng
kiểm toán.

1.2.1.2 Thu thập thông tin cơ sở.
Việc am hiểu về công việc kinh doanh, ngành kinh doanh và các mặt hoạt
động của khách hàng là cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả.
Trong đoạn 2 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310, Hiểu biết về tình hình kinh
doanh, đã hớng dẫn: để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên
phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân
tích các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị đợc kiểm toán mà
theo kiểm toán viên có ảnh hởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra
của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán. Phần lớn những thông tin này đợc
thu thập ở văn phòng công ty khách hàng, nhất là với một khách hàng mới . Để thu
thập đợc thông tin cơ sở, kiểm toán viên thờng thực hiện các công việc sau:
- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Tham quan nhà xởng.
- Nhận diện các bên hữu quan.
- Xem xét lại kết quả kiểm toán trớc và hồ sơ kiểm toán chung.
- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài.
1.2.1.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho kiểm
toán viên nắm bắt đợc các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hởng đến các mặt hoạt
động kinh doanh của khách hàng, đồng thời kiểm toán viên sẽ có thêm khả năng
thuyết minh bằng chứng liên quan trong suốt hợp đồng.
Những thông tin này đợc thu thập qua tiếp xúc với Ban Giám đốc công ty
khách hàng, bao gồm các loại sau:
- Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty.
- Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm

hiện hành hay trong vài năm trớc.
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
- Các hợp đồng và cam kết quan trọng.
1.2.1.4 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Nếu ở các bớc trên, kiểm toán viên mới chỉ thu thập các thông tin mang tính
khách quan về khách hàng thì ở bớc này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào các thông tin
dã thu thập đợc để đánh giá, nhận xét nhằm đa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
- Đánh giá tính trọng yếu.
Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay quy mô) và bản chất của các sai phạm
(kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từmg nhóm mà trong
bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác
hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ
trọng yếu để ớc tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhận đợc, qua
đó quyết định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát kiểm toán. Để
làm đợc việc này, kiểm toán viên cần phải đánh giá mức độ trọng yếu cho toàn bộ

×