Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.67 KB, 43 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ
CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY MAY BẮC NINH
A.KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
I. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN.
1. Nội dung:
Vốn bằng tiền có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong SXKD.
Tiền là một tài sản đặc biệt, nó là công cụ vừa nhỏ, vừa nhẹ được dùng để luân
chuyển hàng hóa, vật tư. Bản thân đồng tiền được đem ra làm vật trung gian thanh
toán, trao đổi, là thước đo giá trị cho tất cả các loại tài sản, hàng hóa, vật tư, sức
lao động... Vốn bằng tiền bao gồm:
Tiền mặt, tiền quỹ ngân hàng, các loại vàng bạc, đá qúy, kim loại quý, tiền
đang chuyển...
2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền.
- Mọi ghi chép kế toán vốn bằng tiền đều phải dùng tiền Việt Nam, nếu có
thu, chi bằng ngoại tệ đều phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá giao dịch bình quân liên
Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ thu chi ngoại tệ đó.
- Tôn trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa 2 nhiệm vụ giữ tiền và lập chứng
từ, ghi sổ kế toán tiền mặt.
- Ghi thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải có chứng từ tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng hợp lý, hợp pháp.
- Chỉ dùng tiền mặt cho các nghiệp vụ chi thường xuyên.
- Đối chiếu, điều chỉnh số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải thực hiện
thường xuyên trong kỳ.
3. Nhiệm vụ hạch toán:
- Ghi chép kịp thời thu, chi tiền mặt trên các chứng từ tiền mặt, sổ quỹ và sổ
kế toán tiền mặt.
- Ghi chép và đối chiếu sổ gửi vào, rút ra tiền gửi trên chứng từ báo Nợ, Có số
tiền gửi ngân hàng.
- Giám đốc việc thực hiện nguyên tắc quản lý thu chi tiền mặt và việc chấp
hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.


- Phản ánh kịp thời các khoản tiền đang chuyển để tránh thất thoát.
4. Phương pháp hạch toán
4.1 Phương pháp hạch toán tiền mặt.
Một số nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quỹ được phản ánh vào tài khoản như
sau:
a, Thu tiền mặt nhập quỹ:
Dựa vào phiếu thu và các chứng từ có liên quan để kế toán xây dựng nội dung
thu từ đó xây dựng tài khoản ghi Có đối ứng với Nợ TK 111.
Nợ TK 111: Thu tiền mặt nhập qũy.
Có TK: 511, 512: Doanh thu bán hàng.
Có TK: 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra.
Có TK: 515 Doanh thu hoạt động tài chính.
Có TK 711: Thu nhập hoạt động khác.
Có TK 112: Rút tiền gửi ngân hàng nhập qũy.
Có TK 131, 136, 141: Thu hồi các khoản nợ.
Có TK 121, 128, 221, 222, 228: Thu hồi vốn đầu tư tài chính.
Có TK 144, 244: Thu hồi tiền ký cược, ký qũy.
Có TK 411, 441: Nhận vốn kinh doanh vốn đầu tư XDCB.
Có TK 338: Tiền thừa phát hiện khi kiểm kê.
b, Chi tiền tại quỹ:
Căn cứ vào 6 phương pháp chi và các chứng từ có liên quan kế toán xây dựng
nội dung chi tiền mặt từ đó xây dựng tài khoản ghi nợ đối ứng với có TK 111.
Nợ TK 112: Nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228: Xuất tiền mặt cho vay, mua chứng khoán,
đầu tư liên doanh
Nợ TK 144, 244: Ký cược, ký qũy.
Nơ TK 211, 213: Mua sắm TSCĐ.
Nợ TK 241: Chi cho công tác XDCB.
Nợ TK 152, 153, 611: Mua nguyên vật liệu.
Nợ TK 133: Chi trả thuế đầu vào.

Nợ TK 311, 315, 331, 334, 338: Thanh toán các khoản nợ phải trả. v.v....
Có TK 111: Số chi tiêu tiền mặt tại qũy
c. Sơ đồ hạch toán tiền mặt tại quỹ:
511,512 111 112,113
Bán hàng thu tiền mặt Xuất tiền mặt gửi ngân hàng
333 144,244
Nhà nước cấp trợ giá ( nếu có ) Xuất tiền mặt
Ký quỹ
331,341 121,128,221,228
Vay nhập quỹ tiền mặt Xuất tiền mặt cho vay, mua
Chứng khoán
131,136,138,141 211,213
Thu nợ bằng tiền mặt Xuất tiền mặt mua TSCĐ
121,221,128,228 152,153,156
Thu hồi các khoản đầu tư Xuất tiền mặt mua
515,711 311,315,331,333,334,336,338
Doanh thu từ HĐTC & HĐ Khác Xuất tiền mặt để trả nợ
144,244 241
Nhận lại tiền ký cước, ký Xuất tiền mặt cho XDCB
Quỹ chi Sửa chữa lớn
411 621,627,641,642
CSH góp vốn bằng tiền mặt Chi cho sản xuất
338,344
Nhận ký cước, ký quỹ
Vốn bằng tiền mặt
4.2 Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng.
Một số nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng được kế toán phản ánh vào
các tài khoản như sau:
a, Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi ngân hàng:
Kế toán dựa vào "Giấy báo có", hoặc "Bảng sao kê" của ngân hàng và các

chứng từ có liên quan đến xây dựng nội dung thu:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng tăng trong kỳ.
Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng.
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước.
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 111: Nộp tiền mặt vào ngân hàng.
Có TK 131, 136, 141: Thu hồi các khoản nợ
Có TK 121, 128, 221, 222, 228: Thu hồi vốn đầu tư tàI chính
Có TK 144, 244: Thu hồi tiền ký cược, ký qũy.
Có TK 411, 331: Nhận vốn kinh doanh vốn đầu tư XDCB. v.v...
b, Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng:
Kế toán dựa vào các giấy báo nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng và các
chứng từ có liên quan để xây dựng nội dung chi tiêu tiền gửi ngân hàng, từ đó xác
định tài khoản ghi nợ đối ứng với có TK 112.
Nợ TK 111: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ.
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228:
Nợ TK 144, 244: Ký cược, ký quỹ,
Nợ TK 211, 213: Mua sắm TSCĐ.
Nợ TK 241: Chi cho công tác XDCB
Nợ TK 152, 153, 611: Mua nguyên vật liệu
Nợ TK 133: Chi trả thuế đầu vào
Nợ TK 311, 315, 331, 334, 338: Thanh toán các khoản nợ phải trả,
Có TK 112: Số chi tiêu từ tài khoản tiền gửi ngân hàng.
C, Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng
511,512 112 112,113
Bán hàng thu bằng tiền gửi Rút TG về nhập quỹ
333 144,244
Nhà nước cấp trợ giá, Xuất TG đem ký cược ký quỹ
( nếu có ) Ký quỹ

331,341 121,128,221,228
Vay nhập quỹ tiền gửi Xuất tiền gửi cho vay, mua
Chứng khoán
131,136,138,141 211,213
Thu nợ bằng TGNH Xuất tiền gửi mua TSCĐ
121,221,128,228 152,153,156
Thu hồi các khoản đầu tư Trả tiền mua NVL, CCDC,
515,711 311,315,331,333,334,336,338
Thu từ HĐTC & HĐ khác Rút TGNH trả nợ
144,244 241
Nhận lại tiền ký cước Xuất tiền gửi cho XDCB
Chi sửa chữa lớn
411 621,627,641,642
Chi SH góp vốn bằng TG Chi trực tiếp cho SX bằng TG
338,344
Nhận ký cước, ký quỹ
Bằng TG
515 338
Lãi tiền gửi Nếu do NH ghi sai
511,515 338(8) 138(8) 511,515,711
Xử lý nêú do Nến số dư của Số dư của DN Xử lý nếu do
DN ghi thiếu DN nhỏ hơn SD của NH lớn hơn NH DN ghi sai
138
Nếu do NH ghi sai
B- Kế toán các nghiệp vụ thanh toán
I. Khái niệm các nghiệp vụ thanh toán
1. Khái niệm.
Nghiệp vụ thanh toán nợ phải thu, phải trả được phát sinh trong các quan hệ
tài chính, tín dụng và thương mại với các con nợ, chủ nợ của mình.
2. Nhiệm vụ kế toán.

- Ghi chép, phản ánh kịp thời các khoản nợ phải thu, phải trả với người bán,
người mua theo từng con nợ, chủ nợ, và khoản nợ.
- Ghi chép, phản ánh kịp thời các khoản nợ phải thu, phải trả với các khoản
vay và cho vay vốn.
- Ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình thanh toán các khoản tài chính với
ngân sách Nhà nước.
- Ghi chép phản ánh kịp thời các nghiệp vụ thanh toán nội bộ doanh nghiệp,
thanh toán với người lao động với các đơn vị, tổ chức cấp trên, cấp dưới trong nội
bộ...
- Quản lý và đánh giá kịp thời tình hình thực hiện kỷ luật trong các quan hệ
thanh toán với các con nợ, chủ nợ.
II. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN VÀ
NGƯỜI MUA.
1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán với người bán (nhà cung cấp).
Nghiệp vụ thanh toán với các nhà cung cấp thường xảy ra trong quan hệ mua
bán vật tư, hàng hóa, dịch vụ... giữa doanh nghiệp với người bán. Nghiệp vụ thanh
toán chỉ phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng theo phương thức trả chậm tiền hàng
hoặc trả trước tiền hàng so với thời điểm thực hiện việc giao nhận hàng.
* Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp.
Trường hợp mua chịu (mua trả chậm).
+ Mua vật tư, TSCĐ; căn cứ chứng từ (hóa đơn, biên bản giao nhận), kế toán
ghi:
Nợ 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Nợ TK 211, 213: TSCĐ đã đưa vào sử dụng.
Nợ TK 133: Thuế GTGT.
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp.
+ Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Nợ 621, 627, 641, 642, 241, 142...
Nợ TK 133: Thuế GTGT.
Có 331: Phải trả nhà cung cấp.

+ Trường hợp nợ người nhận thầu XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 2412: Xây dựng cơ bản.
Nợ TK 2413: Sửa chữa lớn.
Nợ TK 133: Thuế GTGT.
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp.
+ Khi trả nợ cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331: Số nợ đã trả.
Có TK 111: Trả bằng tiền mặt.
Có TK 112: Trả bằng tiền gửi ngân hàng.
Có TK 311, 341: Trả bằng tiền vay.
+ Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá, và chấp nhận giảm nợ hoặc
nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 152, 153.
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
+ Khi trả lại vật tư cho người bán và được người bán xóa nợ hoặc ghi nhận nợ
với doanh nghiệp, kế toán ghi
Nợ TK 331.
Có TK 152, 153.
Có TK 133: Thuế GTGT.
- Trường hợp ứng trước tiền mua hàng.
+ Khi ứng trước tiền cho nhà cung cấp để mua hàng.
Nợ TK 331.
Có TK 111: Ứng trước tiền mặt.
Có TK 112: Ứng trước tiền gửi ngân hàng.
+ Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156.
Nợ TK 211, 213: Nhận TSCĐ.
Nợ TK 241: Nhận công trình giao thầu.
Nợ TK 133: Thuế GTGT.

Có TK 331:
- Trường hợp nợ phải trả người bán không có ai đòi kế toán ghi tăng thu nhập
bất thường.
Nợ TK 331: Kết chuyển xóa nợ vắng chủ.
Có TK 711: Thu nhập khác
* Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán
511,512 131 531,532
Doanh thu bán hàng Doanh thu của hàng bán
(chịu thuế trực tiếp ) Bị trả lại, giảm giá
Doanh thu bán háng ( PPKT)
333 333
Thuế GTGT Giảm thuế GTGT
được khấu trừ tương ứng
111,112 635
Trả lại tiền thừa Chiết khấu thanh toán
Cho khách hàng Chấp thuận cho khách hàng
111,112,113
Khánh hàng trả nợ
152,153,156
Khách hàng trả nợ bằng hàng
133
642
Xoá nợ cho
Trả nợ được
331
Thanh toán bù trừ
Với khách hàng
2. Kế toán nghiệp vụ thanh toán với người mua hàng (khách hàng)
Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật tư,
hàng hóa, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức bán chịu hoặc theo phương

thức trả trước.
* Phương pháp kế toán.
- Tổng hợp bán chịu cho khách hàng.
+ Khi bán chịu vật tư hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, căn cứ hóa đơn bán
hàng kế toán ghi
Nợ TK 131: Phải thu khách hàng.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng.
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT.
+ Khi chấp thuận giảm giá, chiết khấu từ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng, kế
toán ghi:
Nợ TK 532: Giảm giá hàng hóa.
Nợ TK 635: Chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
Có TK 131: Phải thu khách hàng.
+ Căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi số nợ đã thu
Nợ TK 111, 112: Thu tiền nợ
Nợ TK 311: Thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn.
Có TK 131: Phải thu khách hàng.
+ Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng và trừ nợ hoặc ghi nhận nợ với
khách hàng, kế toán ghi
Nợ TK 531: Doanh thu bán hàng bị trả lại.
Nợ TK 3331: Thuế GTGT.
Có TK131: Phải thu khách hàng
- Trường hợp khách hàng ứng trước tiền.
+ Khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng ứng trước.
Có TK 131: Phải thu khách hàng.
+ Khi giao nhận hàng bán cho khách hàng theo số tiền ứng trước, căn cứ "Hóa
đơn bán hàng" kế toán ghi:
Nợ TK 131: Phải thu khách hàng.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng.

Có TK 3331: Thuế GTGT.
Chênh lệch giữa số tiền ứng trước và giá trị hàng bán theo thương vụ sẽ được
theo dõi thanh quyết toán trên tài khoản 131.
*, Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua
111,112 331 152,153,133
Thanh toán các khoản Mua NVL, CCBC, nhập kho
Phải trả cho người bán; ứng trước cho nhưng chưa trả cho người bán
người bán
211,213,133
Mua TSCĐ đưa vào sử dụng
Nhưng chưa trả tiền
641,642,621,627
NVL, các dịch vụ khác
Về dùng ngày cho SXKD nhưng
chưa trả tiền
III. KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NHÀ NƯỚC.
1. Các khoản phải nộp ngân sách và nhiệm vụ kế toán.
Trong kỳ kế toán các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với
Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc:
- Các loại thuế trực thu và gián thu.
- Khấu hao cơ bản TSCĐ thuộc vốn ngân sách (nếu có).
- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy
định.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp công ích, khi SXKD các mặt hàng bán theo
giá chỉ đạo của Nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí thì được Nhà nước trợ cấp,
trợ giá.
Nhiệm vụ hạch toán.
- Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước
theo đúng chế độ làm việc.
- Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc

số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê
khai sổ chi tiết, các khoản thanh toán và hệ thống ghi nhật ký, sổ cái tổng hợp.
- Giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, đủ,
nộp kịp thời các khoản phải nộp.
- Kê khai chính xác số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng trợ
cấp, trợ giá của Nhà nước.
- Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở
qui đổi số ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm nộp.
2. Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước.
2.1 Thuế GTGT.
= -
a, Thuế GTGT đầu vào.
* Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua
hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
* Thuế đầu vào cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ quy định như sau:
- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào
được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt
đã xuất dùng hay để trong kho.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua vật tư hàng hóa không có hóa đơn chứng
từ hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng không phải là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn
GTGT nhưng không ghi riêng số thuế GTGT ngoài giá bán thì không được khấu
trừ thuế đầu vào trừ các trường hợp có quy định riêng (số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm tính trên giá hàng hóa, dịch vụ mua vào theo
chế độ quy định).
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, hàng hóa chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu.

Nợ TK 156: Hàng hóa.
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình.
Nợ TK: TSCĐ vô hình.
Nợ TK 611: Mua hàng.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán.
- Khi mua vật tư dụng cụ dùng ngay vào SXKD, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế
GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán; ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241...
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán.
- Khi mua hàng hóa giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng (không qua nhập kho) kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng hóa.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331.
- Khi trả lại hàng cho người bán, kế toán phải ghi giảm thuế GTGT đầu vào
(nếu có).
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán của hàng trả lại cho người bán.
Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 152, 153: Giá chưa thuế.
* Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào
111,112,331 133 111,112,331
thuế GTGT được khấu trừ khi khi trả lại hàng cho gười bán
mua vật tư hàng hoá TSCĐ,
NVL, CCDC dùng vào SXKD
b, Thuế GTGT đầu ra.
= x
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế,
khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán.
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511, 152: Giá chưa có thuế GTGT.
- Đối với trường hợp hàng hóa bán bị trả lại, kế toán ghi
Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT phải nộp.
Có TK 111, 112, 131: Giá thanh toán của hàng hóa bị trả lại.
- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập
bất thường, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán.
Có TK 515, 711: Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hóa, dịch vụ
để biếu, tặng thì doanh thu và số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đem
biếu, tặng, kế toán ghi:
+ Doanh thu bán hàng.
Nợ TK 641, 642: Giá chưa có thuế.
Có TK 512: Doanh thu bán hàng (giá chưa thuế).
+ Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ).
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước, kế toán ghi
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 111, 112.
*, Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra
111,112 333 111,112,131,641
Nộp thuế, phí, lệ phí Thuế GTGT của hàng bán

3331
711 511
Miễn giảm thuế Thuế TTĐB phải nộp

Thuế XNK phải nộp
421

×