Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.97 KB, 87 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----------------------

PHAN THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG – TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. VÕ THỊ QUÝ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. DƯƠNG NHƯ HÙNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 15 tháng 12 năm 2010.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ................................................. .
2. ................................................. .
3. ................................................. .
4. ................................................. .
5. ................................................. .
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ và bộ môn quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP
----------------

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 01 tháng 11 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHAN THÀNH TRUNG

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 30/06/1982


Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MSHV: 01708109
1- TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động – tài chính
của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
─ Xác định các chỉ số tài chính và hoạt động đại diện cho kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.
─ Kiểm định so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trước và sau khi cổ phần hóa. Kiểm định so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần.
─ Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
─ Đưa ra kết luận về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hóa và đề xuất kiến nghị.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/02/2010
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/11/2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): Tiến Sĩ VÕ
THỊ QUÝ
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự giúp đỡ và hỗ trợ của Khoa Quản Lý Công
Nghiệp, Giáo viên hướng dẫn, gia đình và các bạn. Tơi muốn nhân cơ hội này viết
lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người luôn bên cạnh tôi trong suốt q hồn
thành luận văn.
Đầu tiên, tơi muốn gởi lời cám ơn chân thành và sâu sắc của mình đến Giáo viên
hướng dẫn, Tiến sĩ Võ Thị Quý – Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi đề cao sự nhiệt tình của Cô trong
công tác Giáo dục và Khoa học. Những kiến thức tôi đã học được từ Cô là rất quý
báu, chúng sẽ luôn đi bên tôi trên con đường tương lai.
Thứ hai, tôi đặc biệt cám ơn các Thầy/Cô công tác ở Khoa Quản Lý Công Nghiệp
đã truyền đạt những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Những kiến thức này giúp
ích rất nhiều trong q trình làm luận văn của tơi. Trong đó, tơi xin gởi lời biết ơn
của mình đến Tiến sĩ Cao Hào Thi về những kiến thức nền tản trong thống kê.
Cuối cùng, tôi cũng cám ơn gia đình và các bạn bè đã hỗ trợ, động viên, đóng góp ý
kiến giúp tơi hồn thành luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 01 tháng 11 năm 2010
Người thực hiện luận văn

Phan Thành Trung


ii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Q trình cổ phần hóa ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1992 rất khác với các q trình
cổ phần hóa của các nước phương Tây ở chỗ phần trăm số cổ phần nằm trong tay
nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp là khá lớn sau khi doanh nghiệp

thực hiện cổ phần hóa. Điều này đã đặt ra câu hỏi rằng có tồn tại sự ảnh hưởng của
tiến trình cổ phần hóa lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Luận văn này đo lường sự tác động của cổ phần hóa lên kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh thông qua các chỉ số về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp ở Việt
Nam trong giai đoạn trước và sau cổ phần hóa ở 63 doanh nghiệp nhà nước trong
địa bàn thành phố, phân nữa trong số đó đã cổ phần hóa vào năm 2004. Tơi tìm thấy
sự gia tăng đáng kể về mặt lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, doanh thu bán hàng, lao
động và thu nhập của người lao động. Kết quả của việc áp dụng phương pháp khácbiệt-trong-khác-biệt, trong đó so sánh giữa doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần
hóa và doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cùng một thời kỳ, cho thấy thật sự
doanh nghiệp cổ phần thể hiện sự phát triển tốt hơn, từ đó có thể kết luận rằng cổ
phần hóa tác động lên doanh nghiệp cổ phần một cách tích cực có ý nghĩa thống kê.
Phân tích hồi quy cũng tìm ra rằng quy mơ doanh nghiệp, sở hữu nhà nước và loại
hình doanh nghiệp (sản xuất, dịch vụ,…) là các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


iii

ABSTRACT

The Vietnamese privatization process, launched in 1992, differs from the usual
Western privatization processes in terms of the residual percentage of shares owned
by the state and the portion of shares owned by insiders. This begs the question
whether these differences influence the effects of the process on firm performance.
This thesis measures the impact of privatization on firm performance in Vietnam by
comparing the pre- and post-privatization financial and operating performance of 63
former state-owned enterprises (SOEs) locate on Ho Chi Minh City, half of them
equitized in 2004. We find significant increases in profitability, sales revenues,
efficiency, employment and employee income. Results of applying the “differencein-difference” (DID) method, wherein compare between equitized firms and stateowned enterprises in the same period, suggest that the performance improvements
may indeed be associated with equitization. Regression analyses reveal that firm

size, residual state ownership and type are key determinants of performance
improvements.


iv

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ NGHIÊN CỨU........................................... 1
1.1. Lý do hình thành đề tài:.................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................ 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................................. 3
1.5. Bố cục của đề tài: ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................... 4
2.1. Cải cách doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh của chương trình cải cách
tổng thể nền kinh tế:................................................................................................ 4
2.2. Tổng quan về q trình cổ phần hóa ở Việt Nam: ........................................... 10
2.2.1. Giai đoạn thí điểm của chương trình cổ phần hóa (1992 -1996)................ 11
2.2.2. Giai đoạn mở rộng của chương trình cổ phần hố (từ 1996 đến nay): ....... 12
2.3. Nhận xét về tiến trình cổ phần hóa ở Việt Nam: ............................................. 15
2.4. Cổ phần hóa của các nước trên thế giới: ......................................................... 16
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về cổ phần hóa: ................................................. 17
2.5.1. Nghiên cứu so sánh về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau
khi cổ phần hóa:................................................................................................. 17


v

2.5.2. Nghiên cứu so sánh về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần
hóa với các doanh nghiệp nhà nước: .................................................................. 24

2.6. Các giả thiết nghiên cứu: ................................................................................ 27
2.7. Các chỉ số đại diện cho kết quả kinh doanh: ................................................... 29
2.7.1. Tỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA - Return on Assets): ............................. 29
2.7.2. Lợi nhuận biên (Profit Margin): ............................................................... 29
2.7.3. Tỉ số địn bẩy tài chính (Financial Leverage):........................................... 30
2.7.4. Tỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE – Return on Equity):.................... 30
2.7.5. Các tỉ số về hiệu quả hoạt động: ............................................................... 31
2.8. Các biến tác động lên các chỉ số tài chính và hoạt động:................................. 31
2.9. Chọn mơ hình nghiên cứu: ............................................................................. 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT ....... 37
3.1. Cách chọn mẫu:.............................................................................................. 37
3.2. Mô tả thống kê mẫu về các chỉ số đại diện cho kết quả kinh doanh: ............... 37
3.2.1. Các biến liên quan đến lợi nhuận:............................................................. 38
3.2.2. Các biến liên quan tới hiệu quả hoạt động: ............................................... 40
3.2.3. Doanh thu bán hàng: ................................................................................ 42
3.2.4. Các biến về lao động: ............................................................................... 43
3.2.5. Tỉ số địn bẩy tài chính: ............................................................................ 45


vi

3.3. Các mơ hình kiểm định:.................................................................................. 46
3.3.1. Kiểm định Wilcoxon Paired Sign-Rank Test: ........................................... 48
3.3.2. Phương pháp khác-biệt-trong-khác-biệt (DID): ........................................ 49
3.4. Các yếu tố tác động lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa: ... 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 52
4.1. Giới thiệu: ...................................................................................................... 52
4.2. Sự thay đổi trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa: ............ 52
4.3. So sánh các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa: ................ 57
4.4. Các yếu tố tác động lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần:.......... 61

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 63
5.1. Giới thiệu: ...................................................................................................... 63
5.2. Kết luận về tiến trình cổ phần hóa ở Việt Nam: .............................................. 63
5.3. Giới hạn của luận văn và kiến nghị nghiên cứu sâu hơn: ................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 67
PHỤ LỤC................................................................................................................. 70
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...................................................................................... 75


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn và quyền sở hữu của 5 cơng ty cổ phần hóa đầu tiên. ............. 11
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa ở Việt Nam từ 1993 đến 2005. ......... 14
Bảng 2.3: Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hóa ở Việt Nam và các quốc
gia khác. ................................................................................................................... 16
Bảng 2.4: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệp về việc so sánh kết quả kinh doanh
trước và sau khi cổ phần hóa của các doanh nghiệp cổ phần. .................................... 23
Bảng 2.5: Tóm lượt các tiêu chí để đo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cổ
phần trong các nghiên cứu. ....................................................................................... 24
Bảng 2.6: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm so sánh hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp cổ phần hóa với các doanh nghiệp nhà nước ....................................... 27
Bảng 2.7: Mơ hình nghiên cứu của loc (2006) về sự tác động của các biến lên các
chỉ số tài chính và hoạt động..................................................................................... 32
Bảng 2.8: Mơ hình nghiên cứu của Anna P. I. Vong và Y. J. Lin về sự tác động của
các biến lên tỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản.............................................................. 34
Bảng 2.9: Mơ hình nghiên cứu của Mohammed Omran về sự tác động của các biến
lên kết quả hoạt động kinh doanh. ............................................................................ 35
Bảng 2.10: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động lên kết quả kinh doanh............. 35
Bảng 3.1: Tóm tắt các chỉ số về hiệu quả tài chính và hoạt động dùng trong nghiên

cứu. .......................................................................................................................... 46
Bảng 3.2: Chỉ số lạm phát ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007. ......................... 48


viii

Bảng 3.3: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động lên biểu hiện của doanh nghiệp
sau cổ phần hóa. ....................................................................................................... 51
Bảng 4.1: Thống kế tác động của các yếu tố trước và sau khi cổ phần hóa................ 53
Bảng 4.2: Thống kê thứ hạng của các phần tử các chỉ số tài chính và hoạt động. ...... 55
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong phát triển của doanh nghiệp nhà
nước và doanh nghiệp cổ phần hóa. .......................................................................... 58
Bảng 4.4: Kết quả bảng thứ hạng của kiểm định Mann-Whitney về so sánh sự khác
biệt của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần. ....................................... 59
Bảng 4.5: Thống kê độ lệch của kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trước và
sau cổ phần hóa. ....................................................................................................... 60
Bảng 4.6: Thống kê các giá trị p-value và dấu của hệ số trong các phương trình hồi
quy. .......................................................................................................................... 61
Bảng 4.7: Thống kê các giá trị p-value và dấu của hệ số trong các phương trình hồi
quy sau khi đã bỏ các biến kém ý nghĩa.................................................................... 61


ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Đồ thị so sánh sự thay đổi ROA của doanh nghiệp cổ phần và doanh
nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007................................................... 38
Đồ thị 2.2: Đồ thị so sánh sự thay đổi ROE của doanh nghiệp cổ phần và doanh
nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007................................................... 39
Đồ thị 2.3: Đồ thị so sánh sự thay đổi lợi nhuận biên của doanh nghiệp cổ phần và

doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007. ....................................... 40
Đồ thị 2.4: Đồ thị so sánh sự thay đổi năng suất doanh thu của doanh nghiệp cổ
phần và doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007. .......................... 41
Đồ thị 2.5: Đồ thị so sánh sự thay đổi năng suất lợi nhuận của doanh nghiệp cổ phần
và doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007.................................... 42
Đồ thị 2.6: Đồ thị so sánh sự thay đổi doanh thu bán hàng của doanh nghiệp cổ phần
và doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007.................................... 43
Đồ thị 2.7: Đồ thị so sánh sự thay đổi lao động của doanh nghiệp cổ phần và doanh
nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007................................................... 44
Đồ thị 2.8: Đồ thị so sánh sự thay đổi thu nhập lao động của doanh nghiệp cổ phần
và doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007.................................... 44
Đồ thị 2.9: Đồ thị so sánh sự thay đổi địn bẩy tài chính của doanh nghiệp cổ phần
và doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn từ 2001 đến 2007.................................... 45


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do hình thành đề tài:
Cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước là giải pháp quan trọng nhất của quá trình đổi
mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Ngay trong những năm đầu của
thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và nhiều biện pháp chỉ đạo triển
khai thực hiện rất tích cực tiến trình đổi mới, sắp xếp và cổ phần hố doanh nghiệp
nhà nước này. Cổ phần hoá các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100%
vốn đã được coi như là một giải pháp có tính chất chiến lược nhằm khắc phục những
mặt khiếm khuyết, yếu kém vốn có của cơ chế bao cấp trong doanh nghiệp; huy động
được thêm vốn, tạo được động lực và cơ chế quản lý năng động để phát triển, nâng
cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đại hôi IX của Đảng
đề ra mục tiêu là trong 5 năm 2001 – 2005 phải cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp
xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà

nước và thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu đối với những
doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn…
Thực hiện theo chủ trương này từ 2001 đến 2005 số doanh nghiệp nhà nước đã được
cổ phần hoá và trở thành các cơng ty cổ phần có vốn nhà nước đã tăng lên khá nhanh
cả về số lượng công ty, lẫn năng lực vốn, lao động, tài sản và kết quả hoạt động. Theo
số liệu điều tra doanh nghiệp hằng năm của Tổng cục Thống kê từ năm 2000 cho thấy,
từ số lượng cơng ty cổ phần có vốn nhà nước chỉ có 305 doanh nghiệp trong năm
2000 đã lên 470 doanh nghiệp trong năm 2001, tăng 54,1%; lên 557 doanh nghiệp
trong năm 2002, tăng 18,7%; lên 669 doanh nghiệp trong năm 2003, tăng 19,9%; lên
815 doanh nghiệp trong 2004, tăng 21,8% và lên 1.096 doanh nghiệp trong năm 2005,
tăng 34,5%. Sau 5 năm đã tăng thêm 791 doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, tăng
gấp gần 3,6 lần và bình quân mỗi năm tăng 158 doanh nghiệp, tương ứng với tốc độ
tăng bình quân là 29,8%/năm.


2

Với tốc độ tằng bình quân hằng năm về số lượng cơng ty cổ phần có vốn nhà nước
(DNNN cổ phần hoá) chỉ ở mức tăng 29,8% và về số lao động chỉ tăng 35,9%/năm,
nhưng các chỉ tiêu về vốn, tài sản và kết quả sản xuất kinh doanh đã tăng lên với tốc
độ gấp đôi. Cụ thể tốc độ tăng bình quân về vốn là 65,6%/năm, tài sản cố định và đầu
tư tài chính dài hạn đã tăng 59,9%/năm và doanh thu thuần sản xuất kinh doanh đã
tăng 61,1%/năm. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá
năng lực sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh đã được tăng lên rất
đáng kể. Từ đó có thể thấy rằng, mục tiêu quan trọng nhất của tiến trình cổ phần hố
doanh nghiệp nhà nước đặt ra là nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được ở mức rất cao.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là thực sự các doanh nghiệp phát triển mạnh, đạt được một
số thành tựu đáng kể do sự cơ cấu lại quyền sở hữu của doanh nghiệp, nghĩa là do tác
động của tiến trình cổ phần hóa, do sự chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh

nghiệp hay đây là một sự phát triển chung với đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét tác động của tiến trình cổ phần hóa của các
doanh nghiệp nhà nước thông qua việc so sánh kết quả kinh doanh của công ty nhà
nước thuần túy và cơng ty nhà nước cổ phần hóa. Đồng thời so sánh quá trình phát
triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn trước và sau khi cổ phần hóa. Sau cùng là
xác định các yếu tố tác động lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau
khi cổ phần hóa.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Mặc dù có nhiều yếu tố khác đặc trưng cho các biểu hiện của một doanh nghiệp như là
yếu tố về văn hóa cơng ty, các yếu tố về thương hiệu…, nghiên cứu này sẽ chỉ tập
trung vào các yếu tố tài chính của cơng ty như các chỉ số về lợi nhuận, hiệu quả hoạt
động, doanh thu, địn bẩy tài chính và nhân cơng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này


3

là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và các doanh nghiệp nhà nước thông
thường ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu này sẽ khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện cổ phần hóa
cho các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Qua đó, cung cấp một cái nhìn tổng qt
về tiến trình cổ phần hóa đang được thực hiện ở nước ta. Đồng thời, tìm hiểu các yếu
tố tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa để đưa ra
kiến nghị. Sau cùng, nghiên cứu có thể được sử dụng làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn
về các vấn đề cổ phần hóa và việc phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng ở
Việt Nam.
1.5. Bố cục của đề tài:
Nội dung dự kiến của luận văn bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu sơ nét về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kiểm định giả thiết
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cải cách doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh của chương trình cải cách
tổng thể nền kinh tế:
Sau thất bại của người Pháp vào năm 1954, Việt Nam được tạm chia thành hai phần,
miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc, chính phủ ngay lập tức thơng qua một mơ hình
quy hoạch tập trung kiểu Liên Xơ nhằm chăm sóc các nhiệm vụ về tái thiết kinh tế và
phát triển xã hội. Các yếu tố chính của mơ hình là cơng nghiệp hóa nhanh chóng, tập
thể hóa nơng nghiệp và điều khiển trung tâm mạnh mẽ của nền kinh tế. Để đạt được
những mục tiêu này các nhà lãnh đạo Việt Nam tại thời điểm đó cho rằng doanh
nghiệp nhà nước sẽ đóng một vai trị hàng đầu trong nền kinh tế. Do đó, khu vực
doanh nghiệp nhà nước đã nhanh chóng được thành lập thơng qua cả một chương
trình quốc hữu hóa tồn diện của các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân và cả tạo ra
những doanh nghiệp mới. Thật vậy, vào cuối năm 1960, 100% của các doanh nghiệp
sản xuất, 99,4% của doanh nghiệp thương mại, và 99% của các doanh nghiệp vận tải,
thuộc về chủ sở hữu nước ngoài và tư bản trong nước đã được quốc hữu hoá và
chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, trong kế hoạch năm năm lần thứ
nhất, từ năm 1961 đến 1965, chính phủ đầu tư trung bình là 61,2% tổng số chi ngân
sách trong việc thành lập doanh nghiệp nhà nước mới (Vũ, 2002).
Theo kế hoạch tập trung, các doanh nghiệp nhà nước đã được trực tiếp điều khiển và
quản lý bởi các Bộ tương ứng của Chính Phủ trung ương hoặc bộ phận của chính
quyền địa phương. Họ được xem là đơn vị sản xuất “thuần túy” và khơng có tự do để

quyết định những gì họ sản xuất hay sản xuất cho ai. Thật vậy, nhiệm vụ của họ chỉ
đơn giản là nhận được đầu vào và thực hiện kế hoạch sản xuất theo sự chỉ đạo của các
Bộ, Ngành. Không chú trọng nhiều đến chất lượng, thành phẩm được trực tiếp chuyển
giao cho các Bộ, các Ngành. Quan trọng hơn, lợi nhuận hoạt động, đã được xác định
trước trong kế hoạch, được chuyển vào ngân sách chính phủ, và những thiệt hại được
bù đắp từ ngân sách của chính phủ.


5

Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, chính phủ Việt Nam bắt đầu áp đặt kế
hoạch kinh tế tập trung vào miền Nam trong kế hoạch 5 năm cho các năm từ 1976 đến
1980. Cùng với tiến trình tương tự như đã được thực hiện ở miền Bắc sau năm 1954,
nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp cơng theo chính quyền cũ ở miền Nam
đã được chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ thành doanh nghiệp nhà nước kiểu miền
Bắc thơng qua một chương trình quốc hữu hóa. Vào đầu năm 1978, 1.500 doanh
nghiệp tư nhân, trong đó sử dụng 130.000 lao động và 70% lực lượng lao động trong
khu vực này, đã được quốc hữu hóa và chuyển đổi thành 650 doanh nghiệp nhà nước
(Nguyen, 1980). Ngoài ra, các khoản đầu tư đáng kể đã được thực hiện trên doanh
nghiệp công nghiệp nhà nước mới. Cụ thể, theo Vũ (2002), vào năm 1976, đầu tư của
nhà nước vào ngành công nghiệp nặng và nhẹ lần lượt chiếm 21,4% và 10,5% tổng số
đầu tư của nhà nước. Mặc dù có sự đầu tư lớn trong lĩnh vực cơng nghiệp và sự mở
rộng nhanh chóng của các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch 5 năm (1976-1980) là
một thất bại hồn tồn. Khơng có mục tiêu nào đã đặt ra trong kế hoạch được đáp ứng.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình chỉ 1,7% thay vì là giữa 13,0% và 14,0%
như mục tiêu đề ra.
Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam bị căng thẳng nghiêm trọng trong thời gian cuối
những năm 1970 do các quốc gia trên thế giới cơ lập về chính trị và kinh tế đối với
Việt Nam, cùng với vụ thu hoạch nông nghiệp xấu. Do đó, nhà nước đã khơng thể
cung cấp đầu vào cho các đơn vị sản xuất (doanh nghiệp nhà nước) và thực phẩm cho

người dân. Đối mặt với mối đe dọa của khủng hoảng kinh tế, chính phủ bắt đầu xem
xét lại các giá trị của mơ hình đang theo đuổi. Tại Hội nghị lần thứ Năm của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ Tư vào tháng 7 năm 1979, bước đầu thay đổi mơ hình đã được
thực hiện. Việc đưa ra Quyết định 25/CP, vào ngày 21 tháng 1 năm 1981, được xem là
quyết định quan trọng nhất đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược kinh tế. Cụ thể, có
thể gọi là “Hệ Thống Ba Kế Hoạch”, theo đó một nhà máy quốc doanh phải có một kế
hoạch duy nhất với ba yếu tố, đó là các yếu tố chính của Quyết định. Yếu tố quan
trọng nhất được gọi là Kế hoạch A, đây là yếu tố bắt buộc. Trong Kế hoạch này nhà
máy đã sản xuất và cung cấp sản phẩm theo giá thấp cho nhà nước, sử dụng đầu vào
được cung cấp bởi nhà nước. Hơn nữa, lợi nhuận thu được từ kế hoạch này phải được


6

chuyển vào ngân sách nhà nước. Khi nhà máy có cơng suất dư thừa, họ có thể sử dụng
một Kế hoạch thứ hai, gọi là kế hoạch B. Trong trường hợp này nhà máy tự do mua
đầu vào cho chính mình, nhưng nó chỉ có thể sản xuất các sản phẩm quy định tại đầu
ra Kế hoạch A. Sản phẩm của Kế hoạch B thì thường được bán cho các doanh nghiệp
thương mại nhà nước, và các nhà máy cũng có thể đưa các sản phẩm của mình ra thị
trường tự do. Một Kế hoạch thứ ba, Kế hoạch C, là không bắt buộc và được thành lập
bởi các nhà máy (Fforde và De Vylder, 1996). Theo Kế hoạch, sản lượng các sản
phẩm thường là nhỏ và được thực hiện thông qua sự nỗ lực riêng của nhà máy nhằm
đa dạng hố. Đối với sản phẩm này, cơng ty hồn tồn có thể quyết định đầu vào và
đầu ra của nó. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây rằng lợi nhuận theo kế hoạch thứ hai
và thứ ba có thể được giữ lại bởi các nhà máy sản xuất với một tỷ lệ nhất định.
Mặc dù có một số thành tựu đáng kể đối với sản xuất công nghiệp, các biện pháp cải
cách trong những năm 1980-1985 đã không thể cứu hệ thống kinh tế tập trung. Cụ thể,
nền kinh tế vẫn trì trệ với mức thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát cao. Trong
một nỗ lực nhằm hồi sinh nền kinh tế và kiểm soát lạm phát, một gói chính sách (giá
cả, tiền lương và cải cách tiền tệ) đã được đưa ra vào tháng 9 năm 1985. Gói chính

sách này là một thất bại, bởi vì nó khơng hồn tồn giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Do đó, giá cả vẫn cịn trực thuộc Trung ương quyết định và doanh nghiệp nhà nước
được trợ cấp nhiều hơn nữa. Các ràng buộc về ngân sách dẫn đến sự thâm hụt ngân
sách lớn của nhà nước. Thâm hụt này chỉ có thể được tài trợ bởi việc in tiền, điều này
đã góp phần mạnh mẽ vào xu hướng lạm phát từ trước. Trong thực tế, trong năm 1986
chỉ số giá tiêu dùng tăng 487%. Những tác động kinh tế vĩ mơ khơng mong đợi của
gói chính sách đã khuyến khích Nhà Nước có thêm quyết tâm để thực hiện các biện
pháp cải cách kinh tế trong nửa cuối những năm 1980.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa 6 vào cuối năm 1986 đánh
dấu một sự thay đổi quan trọng trong cải cách kinh tế. Cụ thể, cơ chế kinh tế tập trung
đã được chính thức bị hủy bỏ và thay thế bằng một nền kinh tế thị trường. Chính sách
này thường được gọi là cải cách kinh tế (Đổi Mới). Các biện pháp đầu tiên và quan
trọng nhất trong khuôn khổ đổi mới được thực hiện trong Quyết định 217/HĐBT, ban


7

hành vào ngày 14 tháng 11 năm 1987. Theo Quyết định này, các yếu tố của cơ chế kế
hoạch tập trung cũ dựa trên các doanh nghiệp nhà nước bị loại bỏ. Cụ thể, các doanh
nghiệp nhà nước được giao quyền tự chủ để thiết lập và thực hiện kế hoạch tự sản xuất
của họ dựa trên nguyên tắc phát triển kinh tế xã hội đã ban hành bởi nhà nước. Ngồi
ra, cơ chế trong đó các yếu tố đầu vào được cung cấp bởi nhà nước và đầu ra phải
được chuyển giao cho nhà nước đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, các doanh nghiệp nhà nước
trực tiếp có thể bán sản phẩm của họ cho các công ty kinh doanh khác hoặc thậm chí
cho người tiêu dùng cuối cùng. Hơn nữa, lợi nhuận tính tốn trên cơ sở chi phí thực tế
được giữ lại bởi các doanh nghiệp nhà nước và được sử dụng theo quyết định của
mình, trừ trường hợp chuyển giao bắt buộc cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, giá của
sản phẩm được xác định trên cơ sở các điều kiện cung và cầu trên thị trường trong
trường hợp các sản phẩm không bị kiểm soát giá. Đối với trường hợp của các sản
phẩm bị kiểm sốt giá, các doanh nghiệp nhà nước có thể tham khảo bảng giá (giá sàn

và giá trần) trước khi thiết lập giá cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, số lượng các sản
phẩm bị kiểm soát giá cả đã nhanh chóng giảm.
Sự thay đổi trong cơ chế quản lý của các doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định
217/HĐBT, kết hợp với các chính sách khác, ví dụ như việc ban hành Luật Đầu Nước
Ngoài Tư Trực Tiếp vào năm 1987, dẫn đến một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà
nước phải đối mặt với khó khăn và thiệt hại phát sinh. Để giải quyết vấn đề này, nhà
nước ban hành Nghị định 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991, cung cấp một
khuôn khổ pháp lý để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Theo Nghị định điều kiện
thành lập doanh nghiệp nhà nước mới và đóng cửa doanh nghiệp nhà nước hiện có
đều xác định rõ ràng. Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước là có thể bị buộc phải giải thể
hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác nếu đang nằm trong một trong các trường
hợp sau: (1) thực hiện không tốt (liên tục thua lỗ), (2) thiếu vốn hoặc công nghệ, (3)
không đủ nhu cầu thị trường cho sản phẩm của mình. Hơn nữa, dựa trên Nghị quyết
của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết
định 202/CT để khởi động một chương trình cổ phần hố vào giữa năm 1992. Những
nỗ lực này trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đạt được một kết quả ấn tượng
trong việc giảm số lượng các doanh nghiệp nhà nước. Trong thực tế, số lượng các


8

doanh nghiệp nhà nước giảm từ 12.297 vào năm 1991 đến 6.264 của tháng 4 năm
1994 (Vũ, 2002).
Các doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục tái cơ cấu cùng với sự ban hành Quyết định 90
và 91 vào năm 1994 về việc thành lập Tổng cơng ty, đó là các Tổng công ty 90 và 91.
Cụ thể, Quyết định 90 kêu gọi thành lập các Tổng công ty nhà nước với ít nhất 5 thành
viên doanh nghiệp nhà nước tự nguyện và vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ đồng,
trong khi Quyết định 91 kêu gọi hình thành các Tổng cơng ty lớn hơn với ít nhất 7
thành viên doanh nghiệp nhà nước được chỉ định của nhà nước và vốn pháp định tối
thiểu 1.000 tỷ đồng. Về mặt quản lý, Tổng cơng ty 90 thuộc Bộ hoặc chính quyền cấp

tỉnh, trong khi Tổng cơng ty 91 thì trực tiếp dưới sự kiểm sốt của Thủ tướng Chính
phủ. Lý do đằng sau việc thành lập các Tổng công ty nhà nước là để nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa
của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp nhà nước đã được tổ chức lại đáng kể sau khi ban hành Luật doanh
nghiệp nhà nước vào năm 1995. Theo Luật, doanh nghiệp nhà nước được phân loại
thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên là nhóm doanh nghiệp nhà nước tạo ra lợi nhuận,
trong đó mục tiêu chính của nhóm là làm cho có lợi nhuận. Trong khi nhóm thứ hai là
nhóm doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận, trong đó sản xuất và phân phối các dịch
vụ công hoặc chịu trách nhiệm về quốc phòng hoặc các hoạt động an ninh. Hơn nữa,
vai trị của các Bộ và chính quyền tỉnh trong việc kiểm soát các doanh nghiệp nhà
nước (cơ quan kiểm soát) được xác định rõ trong Luật. Cụ thể, các cơ quan kiểm sốt
có quyền hạn cơ cấu lại hoặc giải thể doanh nghiệp nhà nước cũng như bổ nhiệm các
vị trí cấp cao trong các doanh nghiệp nhà nước (Chủ tịch và các thành viên khác của
Hội đồng quản trị, quản lý và kế toán trưởng). Hơn nữa, trách nhiệm của Bộ Tài chính
trong việc quản lý vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, mối quan hệ
giữa Bộ Tài chính và các cơ quan kiểm soát khác của các doanh nghiệp nhà nước
được cũng được xác định rõ trong Luật. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp nhà nước
được phép quyết định sản xuất những gì, làm thế nào và cho ai. Thêm vào đó, họ được
tự do làm ăn với nhau và với các doanh nghiệp ngồi nhà nước, bao gồm các cơng ty


9

nước ngồi theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng kinh doanh. Ngoài ra, các doanh
nghiệp nhà nước gần như độc lập trong việc sử dụng vốn, tài sản nhận được từ việc
vay, chính phủ và đầu tư, trừ các dự án lớn, thiết bị quan trọng đòi hỏi sự chấp thuận
của cơ quan tài chính. Cuối cùng, thu nhập rịng hồn tồn thuộc về các doanh nghiệp
nhà nước và được phân bố thành ba quỹ, cụ thể là một phúc lợi, khen thưởng, quỹ
phát triển kinh doanh.

Các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ này, kết hợp với sự thành
công của cải cách kinh tế vĩ mô, dần đưa Việt Nam đạt được một tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế khá tốt, đặc biệt là vào những năm 1992 và 1997. Ngoài ra, lạm phát đã được
kiểm soát. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước bước vào một giai đoạn khó khăn từ
cuối năm 1997 do khủng hoảng tài chính ở châu Á. Thật vậy, họ phải đối mặt với vấn
đề nghiêm trọng trong việc bán sản phẩm của họ trên thị trường cả trong nước và thị
trường quốc tế vì sự phá giá đồng tiền của các nước láng giềng. Do đó, biểu hiện của
các doanh nghiệp nhà nước thường là bị suy thoái, và trong đó nhiều doanh nghiệp
phát sinh lỗ. Trong thực tế, theo Vũ (2002), thua lỗ của doanh nghiệp nhà nước chiếm
60% tổng số doanh nghiệp nhà nước vào cuối năm 1997. Biểu hiện yếu kém của các
doanh nghiệp nhà nước một phần dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong giai
đoạn từ năm 1998 đến năm 1999.
Để khắc phục việc biểu hiện kém cỏi của các doanh nghiệp nhà nước và tránh được
những gánh nặng cho ngân sách nhà nước, một số biện pháp cải cách ấn tượng về các
doanh nghiệp nhà nước đã được liên tục tiến hành từ năm 1998. Những biện pháp này
đã tập trung vào việc cải thiện hiệu suất và đồng thời giảm số lượng các doanh nghiệp
nhà nước. Các chính sách quan trọng nhất liên quan đến cải cách doanh nghiệp nhà
nước trong giai đoạn này là việc ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP vào ngày 27
tháng 6 năm 1998, kết thúc giai đoạn thử nghiệm và bắt đầu giai đoạn mở rộng của
chương trình cổ phần hóa. Nghị định này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của
quá trình cổ phần hóa. Ngồi ra, nhà nước ban hành Nghị định 103/1999/NĐ-CP vào
tháng 9 năm 1999 về "chuyển giao, bán, hợp đồng quản lý và cho thuê của doanh


10

nghiệp nhà nước" áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước nhỏ và thua lỗ không đủ điều
kiện để cổ phần hố.
Tóm lại, phần này cung cấp tổng quan về các yếu tố chính của chính sách kinh tế, nói
chung, và các chính sách doanh nghiệp nhà nước, nói riêng, tại Việt Nam cho giai

đoạn từ năm 1976 trở đi. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là cải cách kinh tế ở
Việt Nam chính thức chỉ bắt đầu vào năm 1986. Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào
giai đoạn phát triển mới với nhiều thành tích ấn tượng. Như thành phần chính của cải
cách kinh tế, nhà nước đã đưa ra một số biện pháp để cải cách các doanh nghiệp nhà
nước với mục tiêu cải thiện hiệu suất và giảm số lượng các doanh nghiệp nhà nước.
Trong số các biện pháp này, cổ phần hoá được xem như là một biện pháp chính để đạt
được những mục tiêu này. Theo kết quả của những biện pháp này, số lượng các doanh
nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể, từ 12.297 năm 1991 xuống còn 5.364 vào cuối
2002 (Tổng cục Thống kê, 2004). Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng một
vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong thực tế, họ đã tạo được một vị trí
quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế trọng điểm và đóng góp một phần đáng kể vào
GDP của Việt Nam.
2.2. Tổng quan về q trình cổ phần hóa ở Việt Nam:
Chương trình cổ phần hóa tại Việt Nam bắt đầu vào năm 1992 như một phần của
Chương trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước, trong bối cảnh cải cách tổng thể
nền kinh tế. Cổ phần hóa được định nghĩa là việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần và bán một phần cổ phần trong cơng ty cho nhà đầu tư bên
ngồi để cải thiện năng suất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam
vẫn giữ quyền bỏ phiếu, biểu quyết và quyết định trong một số trường hợp. Thông tin
về quá trình cổ phần hóa được thảo luận chi tiết trong các phần phụ sau.
Các giai đoạn cổ phần hóa


11

Q trình cổ phần hóa tại Việt Nam có thể được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn
đầu thường được gọi là giai đoạn thí điểm, từ năm 1992 đến năm 1996, và giai đoạn
thứ hai là giai đoạn mở rộng, từ năm 1996 đến nay.
2.2.1. Giai đoạn thí điểm của chương trình cổ phần hóa (1992 -1996)
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, Thủ tướng Chính phủ

ban hành Quyết định 202-CT để khởi động chương trình cổ phần hóa vào ngày 08
tháng 06 năm 1992. Theo Quyết định này, doanh nghiệp nhà nước tham gia chương
trình thí điểm cổ phần hóa là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có lợi nhuận hoặc ít nhất là
doanh nghiệp có khả năng sinh lợi, nhưng khơng phải là "doanh nghiệp chiến lược".
Ngoài ra, Quyết định này quy định rằng các nhân viên của các doanh nghiệp cổ phần
hố có quyền đầu tiên mua cổ phần với điều kiện ưu đãi. Lo ngại sự sụp đổ xã hội ở
Đơng và Trung Âu, chính phủ Việt Nam tiến hành q trình cổ phần hóa rất thận
trọng. Trong giai đoạn thí điểm 1992-1996, chỉ có năm doanh nghiệp nhà nước được
cổ phần hóa. Nó liên quan đến doanh nghiệp nhà nước nhỏ từ việc vận chuyển, giày
dép, máy móc và các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong hầu hết các
doanh nghiệp, các nhân viên giữ phần chi phối của cổ phiếu, và nhà nước vẫn còn sở
hữu gần 30% cổ phần. Cơ cấu vốn và quyền sở hữu của 5 cơng ty đầu tiên trong giai
đoạn thí điểm được tóm tắt trong bảng 2.1:

Tên cơng ty

Cấu trúc sở hữu (%)

Vốn
(tỉ đồng)

Nhà nước

Nhân viên

Bên ngồi

Cơng ty Dịch vụ vận tải

6,200


18.0

77.0

5.0

Công ty Điện lạnh (REE)

16,000

30.0

50.0

20.0

Công ty Giày Hiệp An

4,793

30.0

35.2

34.8

Công ty Chế biến thức ăn
gia súc


7,912

30.0

50.0

20.0

Công ty Sản xuất và xuất
khẩu Long An

3,540

30.2

48.6

21.2

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn và quyền sở hữu của 5 cơng ty cổ phần hóa đầu tiên.


12

2.2.2. Giai đoạn mở rộng của chương trình cổ phần hoá (từ 1996 đến nay):
Nhận thấy sự cần thiết cho sự tiếp cận tích cực hơn, Chính phủ ban hành Nghị định
28-CP ngày tháng 05 năm 1996 để kết thúc giai đoạn thử nghiệm và để bắt đầu một
giai đoạn mới của q trình cổ phần hóa. Nghị định này duy trì các nguyên tắc chung
của chương trình cổ phần hóa thí điểm, mở rộng phạm vi cổ phần hố cho tất cả các
doanh nghiệp nhà nước nhỏ và vừa khơng phải là doanh nghiệp chiến lược, và địi hỏi

có cơ quan kiểm soát doanh nghiệp nhà nước (Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công
ty nhà nước) lựa chọn doanh nghiệp để cổ phần hóa. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định
này đi vào hiệu lực tốc độ của q trình cổ phần hóa đã khơng nhanh chóng cải thiện
so với mong đợi. Trong thực tế, chỉ có 6 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hồn
tồn trong nửa cuối năm 1996, và thêm 4 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa
vào năm 1997.
Q trình cổ phần hố đã tăng tốc kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số
44/1998/NĐ-CP ngày vào ngày 29 tháng 6 năm 1998. Nghị định này cung cấp một
khuôn khổ khá rõ ràng và toàn diện cho việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành
cơng ty cổ phần hóa. Do đó, hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp nhà nước được cổ
phần hóa theo Nghị định này. Mặc dù Nghị định 44 đã đóng một vai trị quan trọng
trong việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, nó vẫn có một số hạn chế, ví dụ, liên quan
đến phương pháp định giá trị cơng ty. Kết quả là, chính phủ ban hành Nghị định
64/2002/NĐ-CP vào ngày 19 tháng 6 năm 2002 để thay thế Nghị định 44. Nghị định
mới, có khoảng 10 thay đổi lớn so với Nghị định 44, chẳng hạn như phương pháp xác
định giá trị công ty, phát hành cổ phiếu ra công chúng, nghĩa vụ người sáng lập,… đã
tác động mạnh mẽ đến tiến triển của quá trình cổ phần hóa. Thật vậy, số lượng các
doanh nghiệp nhà nước, được thành công chuyển đổi thành công ty cổ phần hóa trong
giai đoạn 2003-2005, đạt 2.016, chiếm khoảng 52,55% tổng số của các doanh nghiệp
cổ phần hóa tính đến ngày 18 tháng 10 năm 2009.
Hơn 12 năm thực hiện, quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam đã dẫn đến một số kết quả
quan trọng. Tính đến cuối năm 2004, tổng số 2.242 doanh nghiệp nhà nước, với tổng
số vốn khoảng 17.700 tỷ đồng, đã hồn thành q trình cổ phần hóa. Tuy nhiên, quá


13

trình đã tiến triển từ từ, và thật khó để đạt được mục tiêu của Chính phủ về cổ phần
hóa khoảng 3.000 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2005. Ngoài ra, hầu hết các doanh
nghiệp nhà nước đã được lựa chọn để cổ phần hố có quy mơ nhỏ và vừa. Thật vậy,

theo một báo cáo của Ban Đổi mới doanh nghiệp nhà nước quốc gia, 81,5% các cơng
ty có vốn đầu tư ít hơn 10 tỷ đồng trong tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa. Điều quan
trọng cần lưu ý ở đây là doanh nghiệp nhà nước "chiến lược" khơng được tham gia
trong chương trình cổ phần hóa. Về cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp cổ phần hóa
báo cáo cho thấy rằng trong nội bộ (nhân viên và Ban quản lý) nắm giữ cổ phần chi
phối trong các công ty, và nhà nước vẫn sở hữu hơn một phần ba tổng số cổ phần của
công ty. Cụ thể, trong 2.242 doanh nghiệp cổ phần hóa vào cuối năm 2004, trong nội
bộ, trung bình kiểm sốt 46,5%, và nhà nước vẫn nắm giữ trung bình 38,1%, tổng số
cổ phần của cơng ty. Phần cịn lại, trung bình chỉ có 15,4% thuộc về nhà đầu tư bên
ngồi. Hơn nữa, các cơng ty trong đó nhà nước sở hữu hơn 50% cổ phần chiếm
khoảng 29,5% tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa. Bảng 2.2 trình bày số lượng doanh
nghiệp cổ phần hóa ở Việt Nam giai đoạn 1993-2005:

Năm

Số lượng doanh nghiệp
được cổ phần hóa

Tổng số vốn
(triệu đồng)

Vốn bình qn
trên mỗi công ty

1993

2

22,200


11,100

1994

1

4,793

4,793

1995

2

11,452

5,726

1996

6

19,032

3,172

1997

4


55,800

13,950

1998

101

480,223

5,163

1999

254

1,311,636

12,171

2000

212

n.a.

n.a.

2001


206

n.a.

n.a.

2002

164

n.a.

n.a.


×