Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.2 KB, 17 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRONG DOANH NGHIỆP
1. TỔ CHỨC HOẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG:
1.1. Nguồn gốc và bản chất của tiền lương:
Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
biến đổi các vật tự nhiên thành các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con
người.
Trong các Doanh nghiệp số lưọng lao động, thời gian lao động và năng suất
lao động của công nhân viên chức có quan hệ mật thiết với việc thực hiện kế hoạch
và kết quả lao động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất người lao động
phải bỏ ra một lượng sức lao động cần thiêt để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu
tiêu dùng của xã hội. Để bù đắp hao phí lao động, nhằm tái sản xuất sức lao động,
Doanh nghiệp phải trích một phần thù lao trả cho người lao động đó là tiền lương.
Với tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần của nước ta. Đồng thời tiền lương là một khoản tiền
trả cho ngươi lao động tương ứng với số lượng chất lượng và kết quả lao động. Để
hiểu rõ bản chất của tiền lương thì ta phải nghiên cứu tiền lương danh nghĩa và tiền
lương thực tế.
 Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người bán sức lao động chỉ phản ánh một cách đơn thuần về mặt số lượng
mà nó chưa nói lên chất lượng của tiền lương mà mục đích chính là các tư
liệu sinh hoạt và gia đình cá nhân. Mà các tư liệu tiêu dùng này phụ thuộc
vào giá cả của thị trường.
 Tiền lương thực tế : là tiền lương biểu hiện qua số hàng hoá và dịch
vụ mà ngưòi lao động mua được thông qua tiền lương danh nghĩa, do đó tiền
lương thực tế không những phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa mà còn phụ
thuộc vào chỉ số giá cả.
L(TLTT) =
L(TLDN)I(GC)
Mối quan hệ này được biểu diễn qua công thức:


Trong đó:
L(TLTT) : tiền lương thực tế
L(TLDN) : tiền lương danh nghĩa
I(GC) : chỉ số giá cả.
Trong cơ chế thị trường giá cả luôn có xu hướng tăng lên. Do vậy tiền lương
thực tế luôn ở tư thế giảm xuống. Vì vậy để đảm bảo cho tiền lương ngang bằng
giá trị sức lao động thì thường xuyên phải tăng tiền danh nghĩa theo công thức :
L(TLDN báo cáo) = L(TLDN gốc) x I(GC)
2. QUỸ LƯƠNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA QUỸ LƯƠNG:
Quỹ lương của Doanh nghiệp (tổng quỹ lương) là tất cả các khoản tiền
lương mà Doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên trong thời gian nào đó, bao
gồm tiền lương trả cho công nhân trong hay ngoài danh sách, lao động trong ngành
công nghiệp hay lao động thuộc ngành khác.
Doanh nghiệp căn cứ vào thang lương, bậc lương và chế độ phụ cấp
do Nhà nước quy định để tính đơn giá tiền lương trong sản phẩm theo các định
mức kinh tế và đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo từng thời kỳ.
Thành phần của quỹ tiền lương bao gồm các khoản sau :
 Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời
gian theo sản phẩm)
 Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngưng việc nghỉ phép hoặc
đi học
 Các tiền lương trong sản xuất.
 Các khoản phụ cấp thường xuyên
Về phương diện hạch toán: quỹ tiền lương công nhân viên trong Doanh
nghiệp sản xuất được chia làm làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ .
 Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian
công nhân viên thực hiện nhiêm vụ chính của họ đã được quy định …
 Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian
công nhân viên thực hiên nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và
thời gian công nhân viên nghỉ được hưởng lương theo quy định …

 Việc phân chia tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có
ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong
giá thành sản xuất sản phẩm và được hoạh toán trực tiếp vào chi phí sản xuất
từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền
với từng loại sản phẩm nên được hoạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất
sản phẩm.
 Nội dung của quỹ tiền lương:
 Chức năng làm thước đo giá trị, là cơ sở để điều chỉnh giá cả phù hợp mỗi
khi giá cả biến động (trong đó bao gồm cả sức lao động)
 Chức năng tái sản xuất sức lao động: đây là nhu cầu thấp nhất của quỹ tiền
lương đúng với ý nghĩa của nó là nuôi sống người lao động.
 Chức năng khuyến khích sức lao động: bảo đảm cho người tham gia lao
động làm việc có hiệu quả có năng suất lao động cao thì về nguyên tắc tiền
lương phải được nâng lên.
 Chức năng giám sát người lao động: giúp cho người sử dụng lao động thông
qua việc trả lương mà tiến hành kiểm tra theo dõi giám sát người lao động theo
ý đồ tài chính của mình.
Qua nghiên cứu nội dung, bản chất, chức năng của tiền lương ta thấy tiền
lương không chỉ căn cứ vào hoạt động mà còn căn cứ vào kết quả sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Ngoài tiền lương trả cho người lao động, nếu đơn vị hoạt động
có hiệu quả, thu lãi nhiều thì phần lãi này tiếp tục phân phối cho người lao động
trên cơ sở đóng góp lao động cho từng người.
3. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP:
3.1. Chế độ tiền lương:
3.1.1. Chế độ tiền lương cấp bậc :
Là tiền lượng áp dụng cho công nhân căn cứ vào số lượng và chất lượng lao
động của công nhân . Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của
Nhà nước mà Doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho công nhân viên theo khối
lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc quy định. Chế độ

tiền lương cấp bậc còn có tác dụng bố trí thích hợp với trình độ lành nghề của công
nhân viên.
3.1.2. Các yếu tố của chế độ tiền lương cấp bậc:
 Thang lương: là bảng xác định tỷ lệ tiền lương giữa công nhân lành
nghề hoặc nhóm nghề với nhau theo trình độ cấp bậc.
 Mức lương: là lượng tiền lương lao động cho một đơn vị thời gian.
Một đơn vị thời gian (giờ, ngày tháng) phù hợp với các bậc trong lương.
Theo nghị định 06 CP của thủ tướng chính phủ ra ngày 21/01/1997 tình
hình các mức lương trong hệ thống bảng lương tháng, mức phụ cấp lương.
Tiêu chuẩn cấp bậc lương kỹ thuật: là văn bản quy định về mức độ phức tạp
của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân viên trong Doanh
nghiệp thông qua hệ thống bảng lương Nhà nước quy định.
Ba yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi yếu tố có tác dụng riêng
đối với công việc xác định chất lượng lao động và điều kiện của công nhân đó.
Tiền lương tháng 12 thángTiền lương tuần = 52 tuần
Tiền lương thángTiền lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ
3.1.3. Chế độ tiền lương chức vụ:
 Khái niệm: Chế độ tiền lương chức vụ là chế độ trả lương áp dụng đối
với cán bộ và nhân viên trong Doanh nghiệp thông qua hệ thống bảng lương
mà Nhà nước quy định.
 Chế độ lương chức vụ chủ yếu áp dụng cho các cán bộ và nhân viên
trong Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được thực hiện thông qua
và được sự xây dựng của đặc điểm lao động QL.
3.2. Các hình thức trả lương trong Doanh nghiệp:
Thông thường các Doanh nghiệp thường áp dụng hai chế độ trả lương đó là
chế độ trả lương theo thời gian làm việc và chế độ trả lương theo khối lượng sản
phẩm. Tương ứng với 2 chế độ trả lương là 2 hình thức tiền lương cơ bản:
 Hình thức trả lương theo thời gian : hình thức này thường áp dụng cho
những nhân viên làm công tác quản lý, quản lý kinh tế và các nhân viên hoạt
động trực tiếp khác còn đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng với những

bộ phận lao động bằng máy móc.
 Theo hình thức này tiền lương được trả cho người lao động được tính theo
thời gian làm việc, theo ngành nghề, trình độ …Đơn vị để tính tiền lương thời
gian là lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ.
1. Tiền lương tháng : được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác
văn phòng như hành chính, quản trị,….
2. Tiền lương tuần: trả cho 1 tuần làm việc được xác định dựa trên cơ sở:
 Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày
và số ngày làm thực tế trong tháng được xác định bằng cách:
Tiền lương ngàyTiền lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày theo quy định của PL
+ Tiền lương giờ : Là tiền lương trả cho một giờ làm việc:
Số giờ lao động theo quy định của luật lao động không quá 8 giờ/ ngày
hoặc 48 giờ/tuần.
Ngoài ra còn có tiền lương tính theo thời gian giản đơn và hình thức
tiền lương theo thời gian thưởng.
Nhìn chung hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế là tiền lương
còn mang tính chất bình quân, nhiều khi không phù hợp với thực tế của người lao
động.
 Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho con
người lao động theo khối lượng sản phẩm và chất lượng công việc đã hoàn
thành đúng quy định. Hình thức trả lương theo sản phẩm còn tuỳ thuộc vào
tình hình cụ thể ở từng Doanh nghiệp mà vận dụng theo hình thức cụ thể
sau:
 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Được áp dụng cho công
nhân sản xuất, tiền lương phải trả cho một công nhân căn cứ vào số lượng

×