Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Nghiên cứu ứng dụng chất hút ẩm rắn để xử lý không khí phục vụ bảo quản khí tài quân sự trong thể tích lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 210 trang )

1

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------5
1.1 Yêu cầu thực tiễn cần thiết của đề tài -------------------------------------------5
1.1.1 Sử dụng chất hút ẩm rắn dạng hạt đóng gói bỏ vào kho bảo quản ---------6
1.1.2 Sử dụng máy hút ẩm hoạt động theo nguyên tắc làm lạnh ------------------7
1.1.3 Phương pháp dùng máy hút ẩm rô to vật liệu hút ẩm rắn ------------------9
1.2

Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 13

1.3

Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------- 14

1.4

Ý nghóa khoa học và ý nghóa thực tiễn của đề tài---------------------------- 14

CHƯƠNG II ĐẶC TÍNH VÀ CÁC QUÁ TRÌNH KHÔNG KHÍ ẨM – ẢNH
HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG ------------- 16
2.1 Đặc tính không khí ẩm và biểu đồ không khí ẩm ---------------------------- 16
2.1.1 Thành phần của không khí ẩm ------------------------------------------------ 16
2.2 Các quá trình điển hình của điều hòa không khí----------------------------- 29
2.2.1 Quá trình sưởi ấm và làm lạnh không khí ----------------------------------- 29
2.2.2 Quá trình thu nhiệt và tăng ẩm------------------------------------------------ 30
2.2.3 Quá trình làm mát và tách ẩm ------------------------------------------------ 33


2.2.4 Quá trình làm lạnh bay hơi ---------------------------------------------------- 34
2.2.5 Quá trình hút ẩm bằng hóa chất (chemical dehydration)------------------ 35
2.2.6 Quá trình hòa trộn đoạn nhiệt của hai dòng không khí ẩm ---------------- 35
2.3

Đặc điểm khí hậu Hà Nội ------------------------------------------------------- 36

2.4 Ảnh hưởng của độ ẩm đối với các trang thiết bị quốc phòng--------------- 38
2.4.1 Rỉ sét các chi tiết bằng kim loại ---------------------------------------------- 38
2.4.2 Ảnh hưởng của độ ẩm lên đạn dược ------------------------------------------ 40
2.4.3 Kết luận -------------------------------------------------------------------------- 40
2.4.4 Các giá trị độ ẩm cần duy trì trong quá trình bảo quản -------------------- 40
2.5

Các sơ đồ ứng dụng rôto hút ẩm bảo quản khí tài trong quân đội --------- 41


2

2.5.1 Sơ đồ hệ thống hở -------------------------------------------------------------- 41
2.5.2 Sơ đồ hệ thống tuần hoàn: --------------------------------------------------- 42
2.5.3 Sơ đồ hệ thống bán tuần hoàn ----------------------------------------------- 42
2.6 Một số đối tượng bảo quản tiêu biểu trong quân đội và việc lựa chọn hệ
thống bảo quản thích hợp --------------------------------------------------------------- 43
CHƯƠNG III ----------------------------------------------------------------------------- 46
LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ CHẤT HÚT ẨM RẮN DÙNG TRONG
RÔTO TỔ ONG-------------------------------------------------------------------------- 46
3.1 Các thông số thiết kế cơ bản máy hút ẩm rôto trong các hệ thống làm lạnh
desiccant và hệ thống làm khô không khí -------------------------------------------- 46
3.1.1 Tóm lược ------------------------------------------------------------------------- 46

3.1.2 Giới thiệu chung ---------------------------------------------------------------- 46
3.1.3 Mô hình máy roto hút ẩm thí nghiệm ---------------------------------------- 47
3.1.4 Phương pháp ε-NTU cho roto hút ẩm ---------------------------------------- 54
3.1.5 Rôto hút ẩm lý tưởng ----------------------------------------------------------- 55
3.1.6 Thiết kế các thông số hoạt động tối ưu cho máy hút ẩm desiccant------- 55
3.1.7 Phân tích các biến đổi nhạy cảm của máy hút ẩm ------------------------- 60
3.1.8 So sánh với kết quả thực tế --------------------------------------------------- 64
3.1.9 Những phương án kiểm soát hoạt động hệ thống desiccant --------------- 66
3.1.10 Kết luận ------------------------------------------------------------------------ 67
3.2 Một số thực nghiệm mới nhất đánh giá các tác động ảnh hưởng đến hoạt
động của rôto hút ẩm -------------------------------------------------------------------- 68
3.2.1 Ảnh hưởng của tốc độ không khí xử lý ------------------------------------- 69
3.2.2 Ảnh hưởng của độ chứa hơi không khí vào ---------------------------------- 70
3.2.1 nh hưởng của nhiệt độ không khí hoàn nguyên ------------------------- 70
3.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí xử lý ra khỏi rôto -------------------- 71
3.2.3 Quan hệ giữa nhiệt độ không khí xử lý ra khỏi rôto và độ chứa hơi không
khí đầu vào ----------------------------------------------------------------------------- 71
3.2.4 Ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ không khí hoàn nguyên đối với
nhiệt độ không khí ra khỏi rôto------------------------------------------------------ 72
3.2.5 Ảnh hưởng của tốc độ quay rôto--------------------------------------------- 72
3.3 Giới thiệu rôto tổ ong Munters với một số chất hút ẩm rắn điển hình: ------- 73
3.3.1 Các đặc tính thấm hút bề mặt ------------------------------------------------- 74


3

3.3.2 Khả năng khử ẩm --------------------------------------------------------------- 76
3.3.3 Dung lượng hút ẩm (sorption capacity) -------------------------------------- 78
3.3.4 Các đặc tính thấm hút các chất hữu cơ--------------------------------------- 78
3.3.5 Các đặc tính vật lý & sinh học ------------------------------------------------ 79

3.3.6 Sức bền hóa học ---------------------------------------------------------------- 80
3.3.7 Sự tạo bụi trong rôto------------------------------------------------------------ 81
3.3.8 Sức bền cơ học: ----------------------------------------------------------------- 81
3.3.9 An toàn cháy nổ----------------------------------------------------------------- 82
3.3.10 Cấu trúc phân tử chất hút ẩm rắn ------------------------------------------- 82
3.4 Giới thiệu rôto desiccant DRI, các sơ đồ hệ thống và chế độ hoàn nguyên-- 83
3.4.1 Chất hút ẩm desiccants dùng trong rôto DRI-------------------------------- 83
3.4.2 Sự hấp phụ nước (adsorption) ------------------------------------------------- 83
3.4.3 Giới thiệu Rôto hút ẩm Eco-Dry---------------------------------------------- 84
3.4.4 Các cơ chế hoàn nguyên ------------------------------------------------------- 87
3.4.5 Các biểu đồ làm việc của rôto DRI ------------------------------------------ 90
CHƯƠNG IV NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG ÁN LÀM KHÔ KHÔNG KHÍ
BẢO QUẢN KHÍ TÀI QUÂN SỰ TRONG THỂ TÍCH LỚN --------------------- 92
4.1.

Thiết kế cấu trúc kho bảo quản thể tích lớn ---------------------------------- 92

4.2 Đánh giá và lựa chọn sơ đồ bảo quản --------------------------------------------- 94
4.3 Tính tóan tải ẩm cho kho tàng trữ ngầm 9000m3 ------------------------------- 95
4.3.1 Tính áp suất bão hoà của hơi nước, độ chứa hơi theo nhiệt độ và %RH- 95
4.3.2 Tính toán các tải ẩm khác nhau cho kho bảo quản ------------------------- 95
4.4 Nhận xét định lượng ảnh hưởng của kết cấu kho đến tải ẩm tính toán thông
qua các hệ số tính toán tải ẩm k-------------------------------------------------------108
4.4.1 Ảnh hưởng của k1 - hệ số về độ kín không gian cần xử lý ---------------108
4.4.2 Ảnh hưởng của k4 - hệ số đặc tính ngăn ẩm khuếch tán của kết cấu xây
dựng ------------------------------------------------------------------------------------109
4.5 Tính toán cân bằng nhiệt của môi trường bên trong kho ----------------------109
4.6 Tính toán các phương án làm khô không khí kho bảo quản 9000m3 ---------113
4.6.1 Phương án 1 Máy lạnh hút ẩm làm lạnh HD – 100B----------------------113
4.6.2 Phương án 2 Máy hút ẩm Munters MX hoàn nguyên bằng điện -------114

4.6.3 Phương án 3 Rôto DRI chế tạo tại chỗ hoàn nguyên bằng gas LPG ----115


4

4.6.4 Phương án 4: Rôto DRI hoàn nguyên bằng LPG gas có bộ thu hồi nhiệt
------------------------------------------------------------------------------------------120
4.7 Bảng tổng kết kết quả tính toán các phương án --------------------------------124
4.8 Hệ thống phân phối không khí trong không gian bảo quản -------------------125
4.9 Hệ thống điều khiển tự động------------------------------------------------------127
4.10 Thiết kế hệ thống chiếu sáng kho ( theo phương pháp hệ số sử dụng)---129
4.11 Xây dựng biểu đồ tỉ lệ năng suất hút ẩm trên kW công suất điện tiêu thụ
của máy hút ẩm làm lạnh HD-100B và rôto hút ẩm desiccant 3:1 ---------------130
4.12 Tính toán chi phí đầu tư và chi phí vận hành các phương án ---------------134
4.13 Nhận xét và kết luận -------------------------------------------------------------140
4.13.1 Ưu điểm của máy hút ẩm rôto desiccant so với máy hút ẩm làm lạnh 140
4.13.2 So sánh chỉ tiêu năng suất hút ẩm trên công suất tiêu thụ --------------141
4.13.3 So sánh đánh giá chỉ tiêu giá thành đầu tư--------------------------------142
4.13.4 So sánh đánh giá chỉ tiêu chi phí vận hành hàng năm -------------------143
4.13.5. Kết luận chung---------------------------------------------------------------143
CHƯƠNG V KIẾN NGHỊ HƯỚNG PHÁT TRIỂN--------------------------------145
TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------147
PHỤ LỤC 1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHI TIẾT RÔTO ECO-DRY-----------150
PHỤ LỤC 2 TÍNH TOÁN ĐÈN CHIẾU SÁNG -----------------------------------158
PHỤ LỤC 3 MÃ LỆNH CỦA GIAO DIỆN TÍNH TẢI ẨM -VISUAL BASIC-163
PHỤ LỤC 4 BẢN VẼ MẶT BẰNG BỐ TRÍ MÁY VÀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG
ỐNG GIÓ, CÁC BẢNG THÔNG SỐ ------------------------------------------------202
PHỤ LỤC 5 HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN LOẠI RÔTO DESICCANT CỦA
MUNTERS ------------------------------------------------------------------------------206
LÝ LỊCH HỌC VIÊN ------------------------------------------------------------------209



5

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1.1

Yêu cầu thực tiễn cần thiết của đề tài

Những tiến bộ kỹ thuật của nghành nhiệt lạnh và điều hòa không khí ngày nay đã
và đang mang lại những hiệu quả kinh tế kỹ thuật lớn lao trong đời sống sinh hoạt
và phục vụ lợi ích kinh tế xã hội. Con người là đối tượng tiêu dùng chủ yếu của
mọi nền kinh tế. Đánh giá được điều đó, các nhà chế tạo, thiết kế không ngừng
nghiên cứu chế tạo các hệ thống tiện nghi tinh vi hơn, phục vụ tốt hơn, tiết kiệm
năng lượng hơn và sạch hơn.Tuy nhiên, một lónh vực quan trọng ở Việt nam
chúng ta, với đặc thù của nó, và do nhiều lý do bảo mật, chỉ phát triển trong
phạm vi hạn hẹp các nghiên cứu có kinh phí hạn hẹp của quân đội và ít được chú
ý là các đề tài nghiên cứu cải thiện môi trường bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
kỹ thuật quân sự trong quân đội ta, đặc biệt là bảo quản trong thể tích lớn.
Quân đội Việt nam với trang bị tương đối hiện đại khá nhiều các khí tài cơ học và
điện tử như máy bay chiến đấu, xe tăng, tên lửa, đạn dược, thuốc nổ, quân trang,
quân dụng đặc biệt các khí tài chiến lược như máy bay, tên lửa, ra, là các thiết
bị đắt tiền cần được bảo quản hợp lý để chống ăn mòn, đảm bảo hiệu suất khi
làm việc và khả năng hoạt động bình thường của các vi mạch điện tử điều khiển.
Hầu hết vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật của quân đội ta chủ yếu được nhập từ
các nước Đông Âu chưa được nhiệt đới hóa trong khi độ ẩm ở nước ta rất cao,
trung bình hơn 80% nên dễ ngưng tụ ẩm gây hư hỏng nhanh chóng. Để giảm hoặc
hạn chế tác hại của độ ẩm các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đã ứng dụng
các biện pháp giảm độ ẩm trong không gian bảo quản đến vùng tối ưu, thông
thường là 40 ÷ 60%.



6

Địa điểm bảo quản tàng trữ dự phòng nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất
nhiều hang động đã từng hỗ trợ quân và dân ta trong hầu hết các cuộc chiến tranh
giữ nước của lịch sử dân tộc.Việc xử lý ẩm các hang động có thể tích lớn đến cỡ
hàng nghìn m3 biến các nơi này thành kho bảo quản đã và đang rất được chú ý
nghiên cứu nhằm đạt được hiệu quả kinh tế quốc phòng, đảm bảo tính sẵn sàng
chiến đấu của vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật quân sự là nhu cầu cấp bách để giữ
gìn chúng phòng tránh chiến tranh hiện đại, chiến tranh công nghệ cao.
Các biện pháp xử lý không khí khô đang sử dụng trong quân đội Việt Nam hiện
còn bị giới hạn về thể tích, phổ biến ở dạng túi, hòm nhỏ hơn 10m3, sử dụng các
thiết bị nhập ngoại theo hai hướng giải pháp chính:
Sử dụng chất hút ẩm rắn silicagel dạng hạt bỏ vào hòm khí tài
Sử dụng máy hút ẩm nguyên tắc làm lạnh
Sau đây là phần giới thiệu tổng quát các phương án trên.
1.1.1 Sử dụng chất hút ẩm rắn dạng hạt đóng gói bỏ vào kho bảo quản
Chất hút ẩm rắn (desiccant) dạng hạt là vật liệu có khả năng hút ẩm. Khi tiếp xúc

Hình 1.1 Khả năng hút ẩm bề mặt

Hình 1.2 Khả năng hút ẩm bề

của silicagel & zeolite dạng hạt

mặt của chất hút ẩm rắn

không khí ẩm, desiccant có thể hấp thu lượng hơi
ẩm bằng với 20-40% khối lượng khô của chúng.

Thực tế, desiccant có thể hút nhiều lên đến 6-


7

Hình 1.3 Chất hút ẩm rắn dạng hạt
20% khối lượng khô của chúng khi độ ẩm là 10% RH, là phương pháp chủ yếu
hiện đang sử dụng bảo quản vũ khí ở Việt nam.
ƒ Độ ổn định độ ẩm khá thấp do sự biến động liên tục của nhiệt độ môi trường
ngoài và môi trường trong kho.
ƒ

Silica gel dạng hạt được định kỳ mang ra sấy mỗi khi bão hòa, làm giảm chất
lượng hút ẩm. Silica gel hỏng được thay thế mà không có biện pháp kỹ thuật
khả dó nào bổ trợ

ƒ Chất lượng bảo quản kém, chỉ phù hợp bảo quản trong không gian nhỏ
Trong những ngày mưa bão không sấy khô được silicagel thì việc bảo quản hầu
như không thực hiện được.
1.1.2 Sử dụng máy hút ẩm hoạt động theo nguyên tắc làm lạnh
a.Cấu tạo
Máy có cấu tạo giống hệt một máy điều hòa nhiệt độ thông thường gồm các bộ
phận chính như: dàn lạnh (dàn bay hơi), dàn nóng
(dàn ngưng tụ), máy nén, bình ga, v.v…Tuy nhiên
ở máy hút ẩm dàn lạnh được bố trí ngay cạnh dàn
nóng.
Hình 1.4 Máy hút ẩm theo nguyên tắc làm lạnh
b. Nguyên lý vận hành
Không khí ẩm trong phòng được hút qua dàn lạnh, do nhiệt độ giảm xuống, một
phần hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ và rơi xuống bình chứa ở dưới, không

khí sau đó sẽ tiếp tục đi qua dàn nóng được sấy lại và thổi vào phòng. Dòng
không khí khô này sẽ có khả năng hút một lượng ẩm nhất định trong phòng do đã
ngưng bớt hơi nước ở dàn lạnh. Máy sẽ hoạt động bình thường cho đến nhiệt


8

độ220C và 45% RH. Để đạt đến điều kiện này, dàn lạnh phải được làm lạnh đến
dưới 60C, khi đó tuyết có thể đóng băng trên thành giàn lạnh.

Hình 1.5 Sơ đồ nguyên lý máy hút ẩm dân dụng làm lạnh
Máy hoạt động theo nguyên lý này có ưu điểm lớn khi hoạt động ở vùng khu vực
độ ẩm từ 40% trở lên và nhiệt độ khoảng 200C.
ƒ Rất bị động do gặp trở ngại tại Hà nội mùa đông nhiệt độ xuống thấp hơn
5-100C, nước bị đóng băng tại giàn lạnh giảm rất nhanh hiệu quả làm lạnh
ƒ Độ tin cậy kém, chu trình vận hành và điều khiển cũng như bảo dưỡng khá
phức tạp do phải xả tuyết dàn lạnh thường xuyên
ƒ Do máy được đặt trong không gian bảo quản nên choán chỗ, nước ngưng
có thể đọng trong kho bảo quản
ƒ Phụ thuộc vào năng lượng điện mà không có thể dùng dạng năng lượng
nào khác. Do đó thường gặp sự cố nếu thường xuyên mất nguồn hay chất
lượng nguồn điện kém.
ƒ Tuổi thọ thấp do máy nén piston có nhiều chi tiết chuyển động.


9

ƒ Do áp suất quạt gió kém, nếu đặt trực tiếp trong kho khả năng hút ẩm rất
không đồng đều trong toàn kho.
Để giảm bớt các nhược điểm của các phương pháp trên, những năm gần đây trên

thế giới, quân đội các nước hiện đã sử dụng phổ biến một phương pháp xử lý
không khí khô thứ ba là
Sử dụng máy hút ẩm rô to tổ ong sử dụng vật liệu hút ẩm rắn
Phương pháp này hội đủ các ưu điểm cần có trong yêu cầu chất lượng bảo quản
trang bị kỹ thuật quân sự ngày càng tăng. Một số nhà cung cấp nước ngoài như
Seibu_Ginken( Nhật), Aggreko (Anh Quốc), Munters (Th Điển), Bry-Air (Mỹ /
Ấn Độ) đang cố gắng tiếp cận các nhu cầu này của quân đội. Tuy nhiên, không
đơn vị nào ở Việt nam có khả năng kinh phí trang bị, cả trong phương án xử lý
không khí khô toàn kho bảo quản hay xử lý khô cục bộ thiết bị bọc trong áo bảo
quản bằng các thiết bị nhỏ xách tay do giá thành nhập ngoại rất đắt.
Sau đây là giới thiệu chung về phương pháp này:
1.1.3 Phương pháp dùng máy hút ẩm rô to vật liệu hút ẩm rắn
a. Cấu tạo
Bộ phận chính của máy hút ẩm rôto tổ
ong là một rôto được làm bằng chất nền
vải thủy tinh hay gốm nung kết được
tẩm chất hút ẩm rắn rất bền ở nhiệt độ
cao. Cấu trúc rôto có dạng ma trận “tổ
ong” gồm nhiều khe xốp đồng

Hình 1.6 Sơ đồ nguyên lý máy hút ẩm rô to


10

nhất,với kích thước nhỏ gọn rôto tạo ra một bề mặt
trao đổi nhiệt rất lớn.Có 2 quạt ly tâm dùng để thổi
khí khô vào môi trường bảo quản và thải khí ẩm ra
ngoài. Một động cơ nhỏ dùng curoa để quay rôto.
Bộ gia nhiệt không khí hoàn nguyên sử dụng điện

trở, bộ trao đổi nhiệt dùng hơi nước hay gas LPG.
Hình 1.7 Cấu trúc khe xốp tổ ong
b. Nguyên lý hoạt động
Rôto hút ẩm sẽ quay chậm (từ 8 - 15 vòng /giờ) để thực hiện đồng thời hai chức
năng lấy ẩm từ môi trường cần giữ khô và đưa lượng ẩm này ra ngoài. Để thực
hiện được điều này, luôn có 2 dòng khí thổi đồng thời qua 2 phần diện tích xử lý
và hoàn nguyên trên rôto được ngăn cách với nhau nhờ các vách ngăn kín. Dòng
khí xử lý sẽ được thổi dọc qua các khe hẹp ở phần rôto hoàn nguyên lớn hơn, do
áp suất hơi nước trong vật liệu rôto thấp hơn của không khí hơi nước sẽ chuyển từ
dòng khí qua rôto và dòng khí được làm khô sẽ đi vào kho bảo quản. Ở mặt kia,
trong chu trình hoàn nguyên, không khí bên ngoài sẽ được gia nhiệt trước khi thổi
qua phần rôto hoàn nguyên nhỏ hơn, khi đi ngang qua các khe hẹp ở rôto, áp suất
hơi nước trong dòng khí nóng sẽ thấp hơn rất nhiều so với áp suất hơi nước trong
phần rôto vừa hút nước, hơi nước sẽ vận chuyển từ rôto sang dòng khí nóng và sẽ
được thải ra bên ngoài. Phần rôto vừa được làm khô sẽ lại tiếp tục quay từ từ lên
thực hiện chu trình công tác và tiếp tục cả hai chu trình xử lý và hoàn nguyên
hoàn tất sau mỗi vòng quay của rôto.
c. Ưu và nhược điểm
Trong công nghệ bảo quản khí tài và trang thiết bị quân sự quốc phòng, phương
pháp này đem lại những hiệu quả chính như:


11

ƒ Hiệu quả bảo quản cao. Độ ẩm không khí được khống chế một cách tự động
không lệ thuộc vào bất cứ chế độ thời tiết bên ngoài.
ƒ Đáp ứng linh hoạt với nhiều loại sơ đồ hệ thống hở, tuần hoàn hay bán tuần
hoàn tuỳ theo các yêu cầu bảo quản đặc biệt. Độ tin cậy và tuổi thọ cao.
ƒ Giá thành rất cao do phải nhập ngoại toàn bộ thiết bị.
Ta thấy mỗi một phương pháp đều có ưu nhược điểm của riêng nó, khả năng ứng

dụng từng phương pháp xử lý ẩm vào thực tế sử dụng các hang động bảo quản
còn rất hạn chế về nhiều mặt kỹ thuật hoặc do kinh phí đầu tư còn rất lớn. Cho
đến nay chưa có thiết kế tổng thể riêng kết hợp xử lý ẩm và thông gió với chi phí
năng lượng thấp nhất cho không gian bảo quản lớn như kho bảo quản yêu cầu.

Yêu cầu đặt ra là cần có phương án khắc phục các nhược điểm chủ yếu như độ tin
cậy và độ bền, có vùng xử lý ẩm hiệu quả không phụ thuộc điều kiện môi trường
ngoài, thích hợp được khí hậu nóng ẩm cao nhưng lại có nhiều tháng lạnh tại Hà
Nội, có khả năng xử lý độ ẩm thấp khi cần, có khả năng cung cấp nhiều mức
kiểm soát độ ẩm khác nhau khi cần thiết trong kho bảo quản. và đặc biệt có giá
thành thấp khi nhu cầu bảo quản trong kho có thể tích rất lớn.

Hình vẽ dưới đây là hình chụp một kho (hang) bảo quản thể tích lớn của quân độ
hoàn tất năm 2004 tại Hà Nội. Các máy hút ẩm trong kho là máy hút ẩm dân
dụng hoạt động theo nguyên tắc làm lạnh hiệu Harrison (Mỹ – sản xuất tại
Malaysia) đặt ngay bên trong kho bảo quản.


12

Hình 1.8: Hang 9000m3 của quân đội sử dụng máy hút ẩm làm lạnh (2004)

Hình 1.9 : Độ ẩm sau khi lắp máy hút ẩm làm lạnh kho 9000m3 năm ( 2004 )
Mục tiêu đề tài: theo nhu cầu xây dựng kho thứ hai ngoài kho 9000m3 nêu trên
tại Hà Nội, mục tiêu đề tài là Nghiên cứu các phương án thiết kế hệ thống tạo
không khí khô cho kho tàng trữ trong hang thể tích 9000m3 tàng trữ máy bay, tên
lửa và các trang thiết bị quân sự ( không phải hóa chất và thuốc nổ), địa điểm kho
trong vùng Hà nội:



13

- Nhiệt độ môi trường ngoài cao 330C, tuy nhiên có thể làm việc hiệu quả cả
khi nhiệt độ bằng hay thấp hơn 200C vào mùa thu và mùa đông.
- Độ ẩm tương đối cao trung bình 82%
- Đạt độ ẩm yêu cầu trong khoảng 40%-60%, nhiệt độ trong kho trung bình
thấp hơn 300C
- Thiết bị ra vào kho trung bình một tháng một lần, cửa người vào trong vài
phút, một ngày 2 lần
- Số người làm việc trung bình 5 người trong hai giờ
- Có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, có khả năng thích ứng với các dạng
năng lượng khác nhau ngoài năng lượng điện.
- Có gía thành đầu tư, chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp bằng hay rẻ hơn
phương án hiện hữu, có thể chế tạo trong nước thay thế máy nguyên cụm nhập
ngoại.
1.2

Nội dung nghiên cứu

1.2.1. Không khí ẩm và các quá trình điển hình của điều hòa không khí.Vẽ một
số đồ thị không khí ẩm (bằng Excel) từ các phương trình toán của Hyland
và Wexler. Đặc điểm thời tiết khí hậu, môi trường vùng bảo quản (Hà Nội)
1.2.2. Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm các tác động ảnh hưởng đến hoạt
động của rôto hút ẩm và hệ thống hút ẩm. Các kiểm soát lưu lượng hoàn
nguyên so với lưu lượng không khí xử lý, nhiệt độ và độ chứa hơi đầu vào
không khí xử lý, nhiệt độ hoàn nguyên, tốc độ không khí đi qua bề mặt
rôto, tốc độ quay rôto, chiều dày rôto và các quan hệ đặc tính nhằm định
ra chế độ xử lý ẩm tối ưu. Một số rôto hút ẩm có khả năng mua đơn lẻ
được trên thị trường dự tính ứng dụng trong phương án



14

1.2.3. Tính toán áp suất hơi bão hòa, độ chứa hơi không khí ẩm từ đó tính tải ẩm
cần xử lý, định hướng vật liệu ngăn ẩm và kết cấu kho bảo quản. Xây
dựng giao diện chương trình tính tải ẩm bằng Excel và Visual Basic 6.0
1.2.4. Nghiên cứu các phương án làm khô không khí kho thể tích lớn 9000m3. Đề
xuất phương án làm khô không khí trên cơ sở chế tạo tại Việt nam sử dụng
rôto chất hút ẩm rắn nhập ngoại, hệ thống phân phối, gia nhiệt hoàn
nguyên bằng gas LPG, hệ thống điều chỉnh công suất hút ẩm, hệ thống hồi
nhiệt.
1.2.5. Vẽ biểu đồ so sánh tỷ lệ năng suất hút ẩm trên 1 kW công suất điện tiêu
thụ của máy hút ẩm desiccant rôto 3:1 và máy hút ẩm làm lạnh Harison
HD-100B.
1.2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp theo 4 chỉ tiêu chính (i) ưu nhược
điểm, (ii) tỷ số năng suất hút ẩm/ kW điện tiêu thụ, (iii) kinh phí đầu tư và
(iiii) chi phí vận hành.
1.3

Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Bằng các phương trình toán, vẽ đồ thị không khí ẩm bằng Excel. Cũng từ
các phương trình toán này cộng với các hệ số tính toán thực nghiệm, tính
toán tải ẩm của quá trình bằng Excel và Visual Basic
1.3.2. Nghiên cứu tác động ảnh hưởng đến hoạt động của rôto hút ẩm và hệ
thống hút ẩm theo lý thuyết và các kiểm chứng thực nghiệm.
1.3.3. Từ kết quả tính toán, tổng kết số liệu,vẽ biểu đồ Excel tỷ lệ năng suất
hút ẩm/kW điện tiêu thụ làm cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng
1.4


Ý nghóa khoa học và ý nghóa thực tiễn của đề tài

1.4.1 Vẽ một số đồ thị không khí ẩm từ các phương trình toán của Hyland và
Wexler, xây dựng phương pháp tính toán tải ẩm và giao diện dữ liệu, đề
xuất các phương án làm khô không khí kho thể tích lớn.


15

1.4.2 Dù phạm vi đề tài chỉ là một bước nghiên cứu ứng dụng cho một kho bảo
quản thể tích lớn tại khu vực Hà Nội,việc phân tích các phương án khả
thi máy hút ẩm làm lạnh, rôto hút ẩm desiccant hoàn nguyên bằng gas
LPG có hay không có bộ hồi nhiệt có thể chế tạo tại chổ góp phần hiện
thực hóa việc giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật
của công tác bảo quản đồng bộ trong thể tích lớn cho vũ khí, thiết bị, khí
tài quân sự đòi hỏi khống chế độ ẩm ngày càng cao một cách đồng đều
và chuẩn xác.
1.4.3 Việc ứng dụng kết quả đề tài góp phần hướng đến tăng cường hiểu biết
về ảnh hưởng của độ ẩm trên ăn mòn khí tài kim loại, lý thuyết và thực
nghiệm cơ chế của các tác động lên sự hoạt động của rôto desiccant, xác
định hiệu quả kinh tế việc hoàn nguyên chất hút ẩm bằng gas LPG và
hồi nhiệt, mở ra khả năng sử dụng nhiệt thải hay nhiệt từ collector mặt
trời hoàn nguyên góp phần làm phong phú hơn các nguồn năng lượng,
giải quyết nhu cầu quan trọng là cải thiện điều kiện bảo quản khí tài
quân sự ở các vùng trung tâm thành phố có giá điện cao hay tại các vùng
xa, hải đảo, nơi không có nguồn điện sẵn.
1.4.4 Đề tài khẳng định hướng nghiên cứu các hệ thống kiểm soát ẩm bằng rô
to desiccant hỗ trợ cho hệ thống điều hòa không khí nhằm khống chế độ
ẩm các cấp độ ẩm thấp không phụ thuộc môi trường ngoài, cho các yêu
cầu thông gió khí tươi ngày càng phổ biến, có tổng hiệu suất sử dụng

năng lượng cao phù hợp các vùng có giá bán điện cao.


16

CHƯƠNG II ĐẶC TÍNH VÀ CÁC QUÁ TRÌNH KHÔNG KHÍ ẨM – ẢNH
HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
2.1

Đặc tính không khí ẩm và biểu đồ không khí ẩm

2.1.1 Thành phần của không khí ẩm
Không khí trời bao gồm nhiều chất khí khác nhau trong đó có hơi nước và một
lượng nhỏ các chất nhiễm bẩn như khói, phấn hoa, và chất gây ô nhiễm. Các chất
này thường không xuất hiện nhiều khi ở xa các nguồn ô nhiễm.
Không khí khô là không khí đã bị lấy sạch toàn bộ hơi nước và các chất ô nhiễm.
Thành phần không khí khô khá ổn định, chỉ thay đổi rất ít tuỳ theo lượng khí
thành phần theo những thời điểm khác nhau, tại các vị trí địa lý và ở các cao độ
so với mực nước biển khác nhau.Dựa theo thang cacbon -12, khối lượng phân tử
tương đối của toàn bộ thành phần này của không khí khô là 28,9645. Hằng số
chất khí của không khí khô dựa theo thang nói trên là:
Ra = 8.314,41/28,9645 = 287,055J/(kg.K) (2.1)
Không khí ẩm là hỗn hợp của hai thành phần không khí khô và hơi nước. Khối
lượng hơi nước trong không khí ẩm dao động từ 0 (không khí khô) đến một giá trị
tối đa tuỳ thuộc vào nhiệt độ và áp suất và trạng thái bão hòa của không khí ẩm.
Trạng thái bão hòa là trạng thái cân bằng giữa không khí ẩm và hơi nước ngưng
tụ(lỏng hay rắn). Khối lượng phân tử của nước là 18.01528 trên thang cacbon -12.
Hằng số chất khí của hơi nước là:
Ra = 8.314,41/18,01528 = 461,520J/(kg.K) (2.2)
Không khí ở điểm tiêu chuẩn: (số liệu và phương trình trong mục này trích từ

Chương 6 PSYCHROMETRICS – ASHRAE Tài liệu Tham Khảo 8 )
Nhiệt độ và áp suất khí quyển của không khí biến thiên đáng kể theo độ cao so
với mặt nước biển cũng như với điều kiện địa lý và thời tiết. Từ không khí ở điểm


17

tiêu chuẩn có thể tính toán các đặc tính không khí ẩm ở các cao độ khác nhau.
Điểm tiêu chuẩn là điểm tại nhiệt độ tiêu chuẩn 150C, áp suất tiêu chuẩn
101,325kPa. Giả thiết nhiệt độ bầu khí quyển giảm tuyến tính khi càng lên cao
trong tầng đối lưu (khoảng 7km từ mặt đất đi lên), và không đổi khi đến tầng bình
lưu. Lớp không khí xung quanh chúng ta do phân áp suất của hơi nước trong
không khí ẩm nhỏ nên có những đặc tính tương tự của khí lý tưởng. Gia tốc trọng
trường cũng được cho là hằng số ở điều kiện tiêu chuẩn, bằng 9,80665 =
9,81m/s2. Bảng sau đây cho giá trị nhiệt độ và áp suất không khí đến độ cao
10000m
Bảng 2.1 Dữ liệu khí quyển tiêu chuẩn cho cao độ đến 1000m
Độ cao trên mực nước biển, m

Nhiệt độ, 0C

Áp suất, kPa

-500

18,2

107,478

0


15,0

101,325

500

11,8

95,461

1000

8,5

89,875

1500

5,2

84,556

2000

2,0

79,495

2500


-1,2

74,682

3000

-4,5

70,108

4000

-11,0

61,640

5000

-17,5

54,020

6000

-24,0

47,181

7000


-30,5

41,061

8000

-37,0

35,600

9000

-43,5

30,742


18

10000

-50

26,436

12000

-63


19,284

14000

-76

13,786

16000

-89

9,632

18000

-102

6,556

20000

-115

4,328

Giá trị áp suất trong bảng trên có thể được tính từ phương trình sau:
P= 101,325(1-2,25577 x 10-5 Z) 5,2559
Hàm nhiệt đo theo cao độ như sau: t= 15-0,0065Z


(2.3)
(2.4)

Z : cao độ so với mặt nước biển, m
P : áp suất khí quyển, kPa
T : nhiệt độ, 0C
Lưu ý rằng kết quả tính toán từ phương trình này rất chính xác khi độ cao từ
5000m đến 11000m. Ở các độ cao cao hơn, có thể tham khảo từ đặc tính khí
quyển NASA 1976 U.S. Standard Atmosphere.
Tính chất nhiệt động của nước và hơi nước bão hòa
Những thông số trạng thái của nước ở trạng thái bão hòa (từ -60 đến 2000C) có
thể tra từ bảng hoặc tính toán từ công thức của Hyland và Wexler (1983).
Entanpy và entropy của nước ở trạng thái lỏng bão hòa cả hai có giá trị bằng 0 tại
điểm ba thể (0,010C). giữa nhiệt độ điểm tới hạn của nước và điểm ba thể, cả
hai trạng thái lỏng và hơi có thể cùng tồn tại trong trạng thái cân bằng. Những
trạng thái này gọi là trạng thái nước lỏng bão hòa và hơi nước bão hòa.
Để xác định các thông số của không khí ẩm, cần xác định áp suất hơi nước bão
hòa. Giá trị áp suất hơi bão hòa có thể tra bảng nước và hơi nước bão hòa hoặc


19

tính toán. p suất bão hòa tại trạng thái đóng băng trong khoảng nhiệt độ từ -100
đến 00C được tính bằng công thức:
ln(p bh ) =

C1
+ C 2 + C 3 T + C 4 T 2 + C 5 T 3 + C 6 T 4 + C 7 ln T
T


(2.5), trong đó:

C1 = -5,674359 * 103
C2 = 6,3925247
C3 = -9,6778430 * 10-3
C4 = 6,2215701 * 10-7
C5 = 2,0747825 * 10-9
C6 = -94840240 * 10-13
C7 = 4,1635019
p suất bão hòa trong trạng thái lỏng trong khoảng nhiệt độ từ 0 đến 2000C được
tính bằng công thức:
ln(p bh ) =

C8
+ C 9 + C 10 T + C 11 T 2 + C 12 T 3 + C 13 ln T
T

(2.6) trong đó:

C8 = -5,8002206 * 103
C9 = 1,3914993
C10 = -4,8640239 * 10-2
C11 = 4,1764768 * 10-5
C12 = -1,4452093 * 10-8
C13 = 6,5459673
Các hệ số trong công thức (2.5) và (2.6) được lấy từ phương trình Hyland –
Wexler. Tùy thuộc vào sai số của việc lấy các hệ số và trong quá trình tính toán,
các kết quả nhận được từ công thức (2.5) và (2.6) có thể không giống tuyệt đối so
với các số liệu tra từ bảng.
Các thông số biểu diễn trạng thái không khí ẩm



20

Độ chứa hơi d của một mẫu không khí khảo sát được định nghóa là tỉ lệ khối
lượng hơi nước và khối lượng không khí khô có trong mẫu không khí ẩm đang
khảo sát:
Gh
Gk

d=

(2.7)

Độ chứa hơi d sẽ bằng tỉ lệ phân số phân tử gam xh/xk nhân với tỉ lệ phân tử lượng
của không khí khô và hơi nước, cụ thể là
d = 0,62198

18.01528
= 0.62198
28.9645

xh
xk

(2.8)

Độ ẩm riêng q là tỉ lệ của khối lượng hơi nước và tổng khối lượng không khí ẩm
khảo sát:
q=


Gn
(G n + G k )

(2.9a)

Dựa vào khái niệm tỉ lệ ẩm nêu trên ta có:
q=

d
(1 + d )

(2.9b)

Độ ẩm tuyệt đối (hoặc là tỷ trọng của hơi nước) dh là tỉ số của khối lượng của hơi
nước có chứa trong không khí ẩm (kg) vời tổng thể tích của khối không khí ẩm
khảo sát (m3):
dh =

Gn
, kg / m3
V

(2.10)

Tỉ trọng ρ của hỗn hợp không khí ẩm là tỉ số của tổng khối lượng trên tổng thể
tích của khối không khí khảo sát:
ρ=

(Gn + Gh ) 1

= (1 + d )
V
v

(2.11)

đây v là thể tích riêng của không khí ẩm, m3/kg (không khí khô),được định
nghóa bằng công thức (2.27) dưới đây.


21

Các thông số không khí ẩm liên quan đến trạng thái bão hòa
Những định nghóa về các thông số độ ẩm dưới đây liên quan đến khái không khí
ẩm bão hòa. Độ chứa hơi bão hòa dbh(t,p) là độ chứa hơi của không khí ẩm bão
hòa ở cùng nhiệt độ t và áp suất p.
Mức độ bão hòa µ được định nghóa là tỉ số giữa độ chứa hơi d của không khí ẩm
đang khảo sát so với độ chứa hơi dbh của không khí ẩm bão hòa ở cùng nhiệt độ
và áp suất:
µ=

d
dbh

(2.12)
t, p

Độ ẩm tương đối φ là tỉ số giữa phân tử lượng của hơi nưới xh hiện có trong khối
không khí ẩm đang khảo sát so với phân tử lượng của hơi nưới xbh chứa trong khối
không khí đó khi cho nó bão hòa ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất không đổi:

φ=

xh
xbh

,%

(2.13)

t, p

Từ các công thức (8), (12) và (13) ta có:
µ=

φ
(1 − φ)d bh
1+
0,62198

(2.14)

Nhiệt độ điểm đọng sương tds là nhiệt độ của không khí ẩm bão hòa có cùng phân
áp suất hơi nước với không khí ẩm đang khảo sát, được định nghóa là tds (p,d) của
phương trình:
dbh(p,tds) = d

(2.15)

Nhiệt độ nhiệt động nhiệt kế ướt tư là nhiệt độ tại đó nước ( ở thể lỏng hoặc đông
thành đá) từ miếng giẻ ướt bao bọc bầu nhiệt kế bay hơi vào trong không khí ẩm

tại nhiệt độ nhiệt kế khô tkhô và độ chứa hơi d, làm cho không khí đến trạng thái


22

bão hòa đoạn nhiệt tại cùng nhiệt độ tư không đổi trong điều kiện áp suất duy trì
không đổi.
Quan hệ của không khí khô và hơi nước khi xem không khí ẩm là hỗn hợp
của các khí lý tưởng
Khi không khí ẩm được xem như là một hỗn hợp của các khí lý tưởng độc lập,
không khí khô và hơi nước, có thể áp dụng các quan hệ tuân theo phương trình
trạng thái khí lý tưởng:
Không khí khô pkV = nkRT

(2.16)

Hơi nước phV = nhRT

(2.17)

Hỗn hợp không khí ẩm cũng tuân thủ theo phương trình khí lý tưởng:
pV= nRT
hoặc là:

(2.18)

(pk + ph )V = (nk + nh )RT

(2.19)


đây p = pk +ph là áp suất tổng của hỗn hợp và n = nk + nh là phân tử gam tổng
của hỗn hợp. Từ công thức (2.16) đến (2.19), ta có phân số phân tử gam của
không khí khô và hơi nước thì tương ứng với:



xk =

nk
pk
p
=
= k
p
(nk + nh ) ( pk + ph )

(2.20)

xh =

nh
ph
p
=
= h
p
(nk + nh ) ( p k + p h )

(2.21)


từ công thức (2.8), (2.20) và (2.21), độ chứa hơi được xác định bởi :
d = 0,62198

ph
p − ph

Độ bão hòa µ thì được xác định bỡi công thức (12):
d bh = 0.62198

pbh
p − pbh

(2.22)
µ=

d
dbh

, trong đó
t, p

(2.23)


23

Thuật ngữ pbh là phân áp suất của hơi nước khi không khí đó đạt trạng thái bão
hòa ở điều kiện nhiệt độ đã cho t không đổi. p suất pbh là một hàm (duy nhất)
của nhiệt độ và hơi khác một chút với áp suất của hơi nước trong không khí ẩm
bão hòa. Độ ẩm tương đối φ được xác định bởi công thức (2.13) φ =


xh
xbh

,%
t, p

Thay phương trình (2.21) đối với xh và xbh rồi thế vào ta có:
φ=

ph
pbh

(2.24)

,%
t, p

Thay thế xh bằng xbh trong phương trình (2.21) thế vào phương trình (2.14) ta có:
φ=

µ
1 − (1 − µ )( pbh / p)

(2.25)

cả µ và φ đều bằng 0 đối với không khí khô và bằng 1 khi không khí ẩm bão
hòa.Tại những trạng thái trung gian chúng có những giá trị khác nhau, và khác
nhau nhiều ở những nhiệt độ cao hơn.
Thể tích riêng v của hỗn hợp không khí ẩm được biểu diễn bằng đơn vị khối

lượng của không khí khô:
v=

V
V
=
G k 28.964n k

(2.26)

ở đây V là thể tích tổng của hổn hợp, Gk là tổng khối lượng của không khí khô, và
nk là số phân tử gam của không khí khô. Từ công thức (2.16) và (2.26), và quan
hệ p = pk + ph:
v=

RkT
RT
=
28,9645 (p - p h ) (p - p h )

(2.27)

Sử dụng công thức (2.22):

v =

RT(1 + 1,6078W)
28,964p

=


R a T(1 + 1,6078W)
p

(2.28)


24

Phương trình (2.28) còn có thể được thể hiện như sau:
v=

0,2871 ( t + 273,15 ) ( 1 + 1,6078 d )
, ở đây:
p

Enthanpy của hỗn hợp khí lý tưởng bằng tổng của những enthanpy thành phần.Do
đó, enthanpy của không khí ẩm có thể được viết:
i = ik + d ih

(2.29)

Một cách gần đúng:
ik = 1,006t (kJ/kg)

(2.30)

ih = 2501 +1,805t (kJ/kg)

(2.31)


Enthanpy không khí ẩm trở thành:
i = 1,006t + d( 2501 + 1,805t ) (kJ/kg) (2.32)
= (1,006+1,805d)t + 2501d
ik : entanpy của không khí khô có trong không khí ẩm, kJ/kg không khí khô
ih : entanpy của hơi nước ở trạng thái quá nhiệt ( hay bão hòa khô) có trong
không khí ẩm, kJ/kg hơi nước
i : entanpy của không khí ẩm, kJ/kg không khí khô
Trong kỹ thuật điều hòa không khí, có thể xem tổng (1,006+1,805 x d) = cp =
1,024 kJ/kg.độ
I = 1,024 x t + 2500,77 x d
Nhiệt độ nhiệt kế ướt và nhiệt độ đọng sương

Nhiệt độ nhiệt kế ướt tư là nhiệt độ chỉ bởi một nhiệt kế thông thường nhưng bầu
nhiệt kế được bao bọc bằng một miếng giẻ ướt. Đối với bất kỳ trạng thái nào của
không khí ẩm chưa bão hòa, tồn tại một nhiệt độ mà ở đó nước ở trạng thái lỏng
(hoặc đá) bay hơi vào không khí mang nó đến trạng thái bão hòa ở cùng nhiệt độ
và áp suất không đổi. Trong suốt quá trình, có thể coi là quá trình đoạn nhiệt do
nhiệt lượng cấp cho quá trình bay hơi sẽ chuyển qua trong khối không khí bao


25

quanh bầu nhiệt kế. Trong quá trình áp suất không đổi này, độ chứa hơi gia tăng
từ một giá trị ban đầu d đến giá trị d bh* , enthanpy tăng lên từ giá trị ban đầu i đến
gia trị ibh* , tương ứng với trạng thái bão hòa tại nhiệt độ t*; khối lượng nước thêm
vào trên một đơn vị không khí khô là ( d bh* -d), chính lượng nước này gia tăng năng
lượng cho không khí ẩm một lượng ( d bh* - d) i h* , ở đây ih* biểu thị enthanpy riêng
phần của nước được thêm vào tại nhiệt độ t*. Vì vậy, nếu quá trình là đoạn nhiệt
hòan toàn, ta có phương trình bảo toàn enthanpy tại điều kiện áp suất không đổi :

i + ( d bh* - d) i h* = ibh*

(2.33)

Caùc đại lượng d bh* , ih* , ibh* là những hàm của một mình nhiệt độ t* khi áp suất ở một
giá trị áp suất cố định. Giá trị t* thỏa mãn phương trình (2.33) tại những giá trị
cho trước i, d, và áp suất p chính là nhiệt độ nhiệt động nhiệt kế khô tư.
Trên máy đo ẩm kế sẽ có hai thang đo nhiệt độ, một nhiệt kế khô và một nhiệt kế
ướt. Một bầu của thang đo nhiệt độ được bao bằng bấc (tim đèn dầu hoặc nến,
hoặc là bông y tế) được thấm ướt hòan toàn bằng nước. Khi bầu ướt được đặt vào
dòng không khí, nước bay hơi từ bấc, cuối cùng là đạt được một nhiệt độ cân bằng
được gọi là nhiệt độ nhiệt kế bầu ướt. Quá trình này không phải là quá trình bão
hòa đoạn nhiệt khi định nghóa nhiệt độ nhiệt động nhiệt kế bầu ướt, nhưng nó là
một trong các quá trình chuyển đổi đồng thời nhiệt và khối lượng ẩm từ bầu ướt.
Chỉ cần một điều chỉnh nhỏ khi đọc thang đo nhiệt kế bầu ướt để có được nhiệt
độ nhiệt động nhiệt kế bầu ướt chính xác.
Phương trình (2.33) định nghóa chính xác xác định nhiệt độ nhiệt động nhiệt kế
ướt t*. Thay thế giá trị I gần đúng cho khí lý tưởng công thức (2.32), và tương ứng
cho ibh* , và quan hệ gần đúng ibh* = 4,186 t* (2.34), vào phương trình (2.33), và
biến đổi ta có công thức xác định độ chứa hơi như sau:


×