Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát ảnh hưởng chùm tia laser bán dẫn công suất thấp lên thuốc kháng viêm bôi ngoài da trên mô hình gây viêm chân chuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.89 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

PHAN THỊ THANH THÚY

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG
CHÙM TIA LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP
LÊN THUỐC KHÁNG VIÊM BÔI NGOÀI DA
TRÊN MÔ HÌNH GÂY VIÊM CHÂN CHUỘT

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT LASER
MÃ SỐ NGÀNH :
2.07.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2005


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN MINH THÁI

Cán bộ chấm nhận xét 1:........................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2:........................................................................................

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày. . . . . tháng. . . . năm 2005


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2005

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHAN THỊ THANH THÚY

Phái: nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 09/04/1971
Nơi sinh: Qui Nhơn – Bình Định
Chuyên ngành: Kỹ thuật laser

MSHV: 01203292

I- TÊN ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CHÙM TIA LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT
THẤP LÊN THUỐC KHÁNG VIÊM DÙNG NGOÀI DA TRÊN MÔ HÌNH
GÂY VIÊM CHÂN CHUỘT.

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
2.1 Nhiệm vụ của đề tài:
a. Khảo sát ảnh hưởng của chùm tia laser bán dẫn công suất thấp lên thuốc
kháng viêm lên ngoài da trên mô hình gây viêm trên chân chuột nhắt trắng trong
các trường hợp cụ thể sau:
• Ảnh hưởng của một bước sóng.
• Ảnh hưởng của hiệu ứng hai bước sóng đồng thời.
• Ảnh hưởng của hiệu ứng ba bước sóng đồng thời.
b. Khảo sát ảnh hưởng của:
• Một bước sóng
• Hiệu ứng đa bước sóng đồng thời, bao gồm:
– Hiệu ứng hai bước sóng


– Hiệu ứng ba bước sóng
của laser bán dẫn công suất thấp trên mô hình gây viêm chân chuột nhắt trắng.
c. Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm:
• Kết quả điều trị lâm sàng: hiện tượng viêm
• Kết quả cận lâm sàng: lượng hồng cầu và bạch cầu
2.2 Nội dung
2.2.1 Tổng quan về phản ứng viêm, tương tác của tia laser công suất thấp lên cơ
thể sống, và kết hợp quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp với thuốc ,
điện từ trường xung tần số thấp trong điều trị lâm sàng.
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu
• Thú vật thử nghiệm
• Phương pháp gây viêm và chất gây viêm
• Thuốc điều trị: thuốc kháng viêm dạng bôi ngoài da
• Thiết bị điều trị:
– Một bước sóng
– Hai bước sóng đồng thời

– Ba bước sóng đồng thời
• Chế độ điều trị
2.2.3 Phương thức thử nghiệm:
• Chúng tôi chọn chuột nhắt trắng giống ddY do viện Pasteur cung cấp, gây
viêm bằng cách tiêm dưới da vào gan bàn chân trái của chuột 0,025ml
dung dịch carrageenin 1% trong dung dịch NaCl 0,9%.
• Đo thể tích chân chuột trước và sau khi tiêm carrageenin 1% 3 giờ để xác
định độ sưng viêm chân.
• Chuột sau khi gây viêm 3 giờ được chia thành 8 lô để điều trị:
– Lô chứng: gây viêm không điều trò


– Lô điều trị bôi thuốc Profenid
– Lô điều trị chiếu tia laser bước sóng 940nm
– Lô điều trị chiếu tia laser hiệu ứng 2 bước sóng đồng thời 780-940nm
– Lô điều trị chiếu tia laser hiệu ứng 3 bước sóng đồng thời 650-780-940nm
– Lô điều trị chiếu tia laser bước sóng 940nm kết hợp bôi thuốc Profenid
– Lô điều trị chiếu tia laser hiệu ứng 2 bước sóng đồng thời 780-940nm kết
hợp bôi thuốc Profenid
– Lô điều trị chiếu tia laser hiệu ứng 3 bước sóng đồng thời 650-780-940nm
kết hợp bôi thuốc Profenid
2.2.4 Đánh giá kết quả
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS TRẦN MINH THÁI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH


BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Ngày tháng
năm 2005
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Phan Thị Thanh Thúy


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa cao học và thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ hướng dẫn về chuyên môn cũng như sự hổ trợ về mọi mặt của
nhiều giáo sư, đồng nghiệp và gia đình. Tự đáy lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính
trọng sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đối với:
• PGS.TS Trần Minh Thái, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và cố vấn về chuyên môn cũng như hoàn thiện nội dung,
hình thức của luận văn này.
• Quý Giáo sư, Tiến só của hội đồng phê duyệt luận văn tốt nghiệp Thạc só
Chuyên ngành Kỹ thuật laser.

• Hiệu trưởng, quý thầy cô bộ Bộ môn Vật lý kỹ thuật, và tập thể nhân viên
Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành khóa học.
• TS. Mai Phương Mai, TS. Võ Phùng Nguyên cùng tập thể cán bộ sinh viên
của bộ môn Dược Lý – Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. HCM đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
• TS. Huỳnh Văn Hóa -Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. HCM đã quan tâm
giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
• DS. Tô Thị Hồng Dung, Trưởng Phòng Kiểm Tra Chất Lượng cùng tập thể
cán bộ nhân viên Công ty CPDPDL PHARMEDIC đã quan tâm giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này.
• Tập thể các anh chị em học viên cao học Kỹ thuật laser khóa 14, đã cùng
chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian qua.
• Cha mẹ, anh chị em và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời
gian qua.
PHAN THỊ THANH THÚY


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................2
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................3

PHẦN THỨ NHẤT .......................................................................................4
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ..................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN TRỰC TIẾP
ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................................................................5
1.1 Viêm ................................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm về viêm .......................................................................................5
1.1.2 Nguyên nhân gây viêm ................................................................................7

1.1.3 Phân loại phản ứng viêm..............................................................................8
1.1.4 Cơ chế gây viêm...........................................................................................9
1.1.5 Điều trị viêm ..............................................................................................11
1.2 Các phương pháp gây viêm thực nghiệm...................................................16
1.2.1 Gây viêm bằng Carrageenin 1% trong dung dịch NaCl 0,9% ....................16
1.2.2 Gây viêm bằng Formalin 3,5% trong dung dịch NaCl 0,9% .......................17
1.2.3 Gây viêm bằng lòng trắng trứng .................................................................18
1.2.4 Gây viêm bằng mù tạt dạng hỗn dịch 2,5% trong nước ..............................18
1.2.5 Gây viêm bằng dextran ...............................................................................18
1.2.6 Gây viêm bằng hỗn dịch vô khuẩn kaolin 10% ..........................................18
1.2.7 Gây tổn thương nhiệt nóng ..........................................................................19
1.3 Lựa chọn phương pháp gây viêm................................................................19
1.4 Tương tác của laser công suất thấp lên cơ thể sống .................................20


1.4.1 Sự ra đời của hiệu ứng kích thích sinh học .................................................20
1.4.2 Nội dung của hiệu ứng kích thích sinh học và những đáp ứng sinh học do
nó mang lại ...........................................................................................................21
1.4.3 Vai trò của bước sóng trong hiệu ứng kích thích sinh học .........................23
1.4.4 Vai trò của hiệu ứng hai bước sóng trong hiệu ứng kích thích sinh học ....25
1.4.5 Vai trò của hiệu ứng hai bước sóng đồng thời do hai loại laser bán dẫn
công suất thấp làm việc ở hai bước sóng khác nhau tạo nên, trong hiệu ứng kích
thích sinh học........................................................................................................27
1.5 Kết hợp laser He – Ne với điện từ trường xung tần số thấp trong điều trị
lâm sàng...............................................................................................................27
1.6 Kết hợp quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp với thuốc trong
điều trị lâm sàng. ................................................................................................28
1.7 Thiết bị điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp được sử dụng trong
đề tài. ...................................................................................................................29
1.7.1 Bộ phận điều trị của thiết bị........................................................................30

1.7.2 Bộ phận phục vụ cho điều trị. .....................................................................30
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI.................32
2.1 Các hướng nghiên cứu ứng dụng laser công suất thấp trong điều trị lâm
sàng. ..............................................................................................................32
2.2 Mục tiêu của đề tài .....................................................................................33
2.3 Nhiệm vụ chính của đề tài...........................................................................34
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................34
2.3.2 Phương thức thử nghiệm .............................................................................34
2.3.3 Đánh giá kết quả ........................................................................................35


PHẦN THỨ HAI ..........................................................................................36
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................................................................36
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................37
3.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................37
3.1.1 Thú vật thử nghiệm .....................................................................................37
3.1.2 Chất gây viêm gan bàn chân chuột ............................................................38
3.1.3 Thuốc điều trị .............................................................................................38
3.1.4 Thiết bị điều trị...........................................................................................38
3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................40
3.2.1 Mô hình gây viêm .......................................................................................40
3.2.2 Tiến hành gây viêm và khảo sát hoạt tính kháng viêm..............................40
3.2.3 Chế độ điều trị bằng thuốc Profenid ...........................................................44
3.2.4 Chế độ điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp.....................................44
3.2.5 Đánh giá kết quả .........................................................................................44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .........................................................46
4.1 Phân chia lô để thử nghiệm ........................................................................46
4.2 Tác dụng kháng viêm của các lô điều trị....................................................47
4.2.1 Khảo sát tác dụng kháng viêm của thuốc Profenid ....................................47
4.2.2 Khảo sát tác dụng kháng viêm của laser bán dẫn công suất thấp ở bước

sóng 940nm ..........................................................................................................49
4.2.3 Khảo sát tác dụng kháng viêm của laser bán dẫn công suất thấp với hiệu
ứng 2 bước sóng đồng thời 780-940nm ................................................................51
4.2.4 Khảo sát tác dụng kháng viêm của laser bán dẫn công suất thấp với hiệu
ứng 3 bước sóng đồng thời 650 - 780 - 940nm .....................................................53


4.2.5 Khảo sát tác dụng kháng viêm của laser bán dẫn công suất thấp làm việc
ở bước sóng 940nm kết hợp với bôi thuốc Profenid ...........................................56
4.2.6 Khảo sát tác dụng kháng viêm của laser bán dẫn công suất thấp với hiệu
ứng 2 bước sóng đồng thời 780 - 940nm kết hợp bôi thuốc Profenid .................58
4.2.7 Khảo sát tác dụng kháng viêm của laser bán dẫn công suất thấp với hiệu
ứng 3 bước sóng đồng thời 650 - 780 - 940nm kết hợp bôi thuốc Profenid ......60
4.3 So sánh tác dụng kháng viêm của các lô sau điều trị ...............................63
4.3.1 So sánh tác dụng kháng viêm giữa các lô laser bán dẫn công suất thấp....64
4.3.2 So sánh tác dụng kháng viêm của các lô chiếu laser kết hợp với thuốc ...65
4.3.3 So sánh tác dụng kháng viêm giữa các lô Profenid, tia 940nm và tia
940nm+ Profenid ..................................................................................................66
4.3.4 So sánh tác dụng kháng viêm giữa các lô Profenid, 2 tia (780 - 940nm) vaø
2 tia (780 - 940nm) + Profenid .............................................................................67
4.3.5 So sánh tác dụng kháng viêm giữa các lô Profenid, 3 tia (650 - 780 940nm) vaø 3 tia (650 - 780 - 940nm) + Profenid................................................68
4.4 Theo dõi lượng hồng cầu và bạch cầu ở chuột của các lô sau khi kết thúc
điều trị .................................................................................................................69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................72
PHỤ LỤC


LUẬN VĂN THẠC SĨ


-1-

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Ảnh hưởng của hiệu ứng hai bước sóng lên sự phân chia tế bào ........25
Bảng 1.2 Ảnh hưởng của hiệu ứng hai bước sóng lên hàm lượng ARN ..............26
Bảng 4.1 Thể tích chân chuột viêm khi điều trị với Profenid.............................47
Bảng 4.2 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị với Profenid........................48
Bảng 4.3 Thể tích chân chuột viêm khi điều trị với tia laser 940nm...................50
Bảng 4.4 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị với tia laser 940nm ............50
Bảng 4.5 Thể tích chân chuột viêm khi điều trị với 2 tia laser 780-940nm.........52
Bảng 4.6 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị với 2 tia laser 780-940nm ..52
Bảng 4.7 Thể tích chân chuột viêm khi điều trị với 3 tia laser 680-780-940nm .54
Bảng 4.8 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị với 3 tia 680-780-940nm ...54
Bảng 4.9 Thể tích chân chuột viêm khi điều trị tia laser 940nm kết hợp
thuốc Profenid. ....................................................................................................56
Bảng 4.10 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị tia 940nm + Profenid........57
Bảng 4.11 Thể tích chân chuột viêm khi điều trị 2 tia 780-940nm + Profenid....59
Bảng 4.12 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị 2tia 780-940nm kết hợp
thuốc Profenid ......................................................................................................59
Bảng 4.13 Thể tích chân chuột viêm khi điều trị 3 tia laser 680-780-940nm kết
hợp thuốc Profenid ...............................................................................................61
Bảng 4.14 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị 3 tia laser 680-780- 940nm
kết hợp thuốc Profenid .........................................................................................62
Bảng 4.15 Thể tích sưng phù chân chuột (%) sau khi kết thúc điều trị ...............63
Bảng 4.16 Số lượng hồng cầu và bạch cầu ở chuột sau khi kết thúc điều trị ......69

PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ


-2-

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị thuốc Profenid so với lô
chứng ....................................................................................................................48
Biểu đồ 4.2 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị tia laser 940nm so với lô
chứng ....................................................................................................................51
Biểu đồ 4.3 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị với 2 tia laser so với lô
chứng ....................................................................................................................53
Biểu đồ 4.4 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị với 3 tia laser so với lô
chứng ....................................................................................................................55
Biểu đồ 4.5 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị tia laser 940nm kết hợp
bôi thuốc Profenid so với lô chứng.......................................................................57
Biểu đồ 4.6 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị 2 tia laser 780- 940nm kết
hợp bôi thuốc Profenid so với lô chứng................................................................60
Biểu đồ 4.7 Thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị 3 tia laser 680-780- 940nm
kết hợp bôi thuốc Profenid so với lô chứng .........................................................62
Biểu đồ 4.8 So sánh thể tích sưng phù chân chuột khi được điều trị : 1 tia 940nm,
2 tia 780-940nm và 3 tia 680-780-940nm ............................................................64
Biểu đồ 4.9 So sánh thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị: 1 tia +profenid,
2tia +profenid, 3 tia + profenid ............................................................................65
Biểu đồ 4.10 So sánh thể tích sưng phù chân chuột khi điều trị : Profenid, 1 tia
940nm vaø tia 940nm + profenid .......................................................................... 66
Biểu đồ 4.11 So sánh thể tích sưng phù chân chuột khi được điều trị : Profenid,
2 tia và 2 tia + profenid ..................................................................................... 67
Biểu đồ 4.12 So sánh thể tích sưng phù chân chuột khi được điều trị : Profenid, 3
tia và 3 tia + profenid .........................................................................................68
PHAN THỊ THANH THUÙY



LUẬN VĂN THẠC SĨ

-3-

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sự chuyển hóa acid arachidonic trong quá trình viêm .........................10
Hình 1. 2: Cơ chế tác động của các thuốc kháng viêm ........................................11
Hình 1.3 Ảnh hưởng bước sóng ánh sáng đơn sắc vùng nhìn thấy lên tốc độ tổng
hợp AND trong tế bào Hela .................................................................................24
Hình 3.1 Chuẩn bị chuột thử nghiệm ...................................................................37
Hình 3.2 Máy laser bán dẫn công suất thấp........................................................39
Hình 3.3 Máy Plethysmometer model 7140, hãngUgo Basile............................41
Hình 3.4 Tiến hành đo thể tích chân chuột ......................................................... 42
Hình 3.5 Tiến hành gây viêm chân chuột ...........................................................42
Hình 3.6 Chân chuột bình thường trước khi gây viêm .........................................43
Hình 3.7 Chân chuột sau khi gây viêm 3 giờ ......................................................43
Hình 3.8 Điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp ở bước sóng 940nm ........45
Hình 3.9 Điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp hiệu ứng 2 bước sóng .....45
Hình 4.1 Các lô chuột thử nghiệm .......................................................................46

PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-4-

PHẦN THỨ NHẤT
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI


PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-5-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 VIÊM
1.1.1 Khái niệm về viêm
Viêm được xem là hiện tượng tổng hợp các phản ứng xảy ra ở một nơi nào đó
trong cơ thể khi xuất hiện tác nhân gây viêm. Nơi bị viêm có thể ở bất cứ chổ
nào nhưng thường nhất là các khớp xương, nội tạng đặc biệt là các cơ quan ở
vùng bụng , hệ thần kinh trung ương [1]
Với sự phát triển của miễn dịch học, người ta thấy có sự liên quan giữa hiện
tượng viêm và quá trình mẫn cảm, viêm giúp cơ thể nhận biết được các yếu tố
xâm nhập nhờ các đại thực bào. Trong phản ứng viêm bao giờ cũng có 4 hiện
tượng cùng tồn tại và liên quan chặt chẽ với nhau: Rối loạn tuần hoàn, rối loạn
chuyển hóa, tổn thương tổ chức và tăng sinh tế bào [2].
1.1.1.1 Rối loạn tuần hoàn
Theo [2] rối lọan tuần hoàn xảy ra sớm nhất và dễ nhận thấy nhất, bao gồm:
• Rối loạn vận mạch
Tại nơi bị tổn thương lúc đầu có hiện tượng co mạch do hưng phấn thần kinh co
mạch, sau đó là xung huyết động mạch do cơ chế thần kinh và thể dịch. Nếu
hiện tượng viêm tiếp tục thì có tình trạng giãn các mao tónh mạch đó là giai đoạn
xung huyết tónh mạch do các dây thần kinh vận mạch bị tê liệt và do tác dụng
của các chất gây giãn mạch và sau cùng là tình trạng ứ máu.
• Thành lập dịch viêm

Tại ổ viêm, có sự thoát huyết tương ra khỏi thành mạch và ứ đọng ở khoảng gian
bào. Sự thành lập dịch viêm là do sự tăng áp lực thủy tónh (do xung huyết và ứ

PHAN THỊ THANH THUÙY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-6-

máu) và sự tăng tính thấm thành mạch máu (do các yếu tố gây giãn mạch và
tăng tính thấm).
Dịch viêm là loại dịch tiết, trong dịch viêm có nhiều protein, bạch cầu trung tính
và đại thực bào. Dịch viêm có tác dụng phòng ngự, nhưng cũng có thể gây ra
nhiều rối loạn như đau, nếu quá nhiếu gây chèn ép gây rối loạn chức năng của
cơ quan khác.
• Bạch cầu xuyên mạch
Ở vùng bị tổn thương, bạch cầu thoát ra khỏi lòng mạch và bám dính vào thành
mạch. Hiện tượng bạch cầu vận động đến ổ viêm gọi là hiện tượng hóa hướng
động. Các chất gây hóa hướng động gồm 3 nhóm: peptid, protein và lipid.
Trên tế bào nội mô của mạch máu có những thụ thể hóa hướng động làm bạch
cầu bám dễ dàng vào thành mạch. Các phân tử bám dính rất quan trọng trong
viêm, chính nhờ chúng mà bạch cầu di chuyển bằng giả túc bám vào thành
mạch, vận động thoát ra ngoài lòng mạch đến ổ viêm.
• Hiện tượng thực bào
Các tế bào bạch cầu thực bào tiêu hủy các vi sinh vật, các tế bào và các thể vật
chất khác.
– Đối tượng thực bào: vi khuẩn, các mảnh tế bào, tế bào của tổ chức bị chết.
– Tế bào thực bào: bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và
bạch cầu ái toan.

– Môi trường thực bào: nhiệt độ 37÷39C, pH trung tính.
1.1.1.2 Rối loạn chuyển hóa
Theo [2] tại ổ viêm nhu cầu oxy tăng, nhưng sự cung cấp oxy không đủ gây ra
chuyển hóa kỵ khí vì thế tại đây có nhiều rối loạn chuyển hóa protid (ứ đọng
nhiều sản phẩm chuyển hóa dở dang của protid như acid amin, polypeptid), rối

PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-7-

loạn chuyển hóa lipid (ứ đọng nhiều sản phẩm acid: acid béo, thể ceton), rối
loạn glucid (do chuyển hóa kỵ khí nên acid lactic làm giảm pH tại ổ viêm).
1.1.1.3 Tăng sinh tế bào [2]
Giai đoạn đầu có sự tăng sinh bạch cầu, về sau có sự tăng sinh tế bào nội môi, tế
bào huyết quản, tế bào hệ liên võng mô. Ở giai đoạn thành lập mô hạt có sự
tăng sinh sợi bào, tế bào huyết quản, sợi collagen sau cùng tổ chức hạt biến
thành tổ chức xơ.
1.1.1.4 Tổn thương tổ chức [2]
Có 2 loại tổn thương tổ chức
• Tổn thương nguyên phát: do yếu tố gây viêm.
• Tổn thương thứ phát: do các rối loạn chuyển hóa và do bạch cầu tại ổ
viêm.
1.1.2 Nguyên nhân gây viêm [2]
Nguyên nhân gây viêm về lý thuyết có thể chia làm 2 nhóm là viêm do nguyên
nhân từ bên ngoài và viêm do nguyên nhân từ bên trong. Tuy nhiên trong thực tế
nhiều trường hợp rất khó phân biệt hai nhóm viêm vì các nguyên nhân bên
ngoài thường kèm theo các biến đổi, các biến đổi đó lại gây các nguyên nhân

bên trong.
1.1.2.1 Nguyên nhân từ bên ngoài
Sinh vật: vi khuẩn là tác nhân gây viêm thường gặp nhất, các vi khuẩn sinh mủ,
ký sinh trùng như amip gây áp xe gan, nấm,…
Cơ học: chấn thương, xây xát.
Vật lý – hóa học: như nóng, tia xạ (tia cực tím, tia hồng ngoại, tia ion hóa), tác
dụng của acid, kiềm, muối và các hóa chất khác.
Sinh học: viêm gây ra do đáp ứng miễn dịch.
1.1.2.2 Nguyên nhân từ bên trong
PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-8-

Các nguyên nhân bên trong có thể gặp như hoại tử tổ chức, xuất huyết tắc mạch,
rối loạn thần kinh dinh dưỡng, viêm tắc động mạch. Ngoài ra viêm có thể được
gây nên do phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể (như viêm thận tự miễn).
1.1.2.3 Hậu quả
Tại ổ viêm người ta thấy:
• Nhiễm toan: do sự ứ động acid lactic, thể ceton pH từ 5,5 - 6,5
• Phù nề hay sưng: do sự tăng tính thấm thành mạch máu và sự tích tụ dịch
viêm.
• Nóng: do tăng tuần hoàn và tăng chuyển hóa.
• Đỏ: do xung huyết, bị ứ trệ tuần hoàn.
• Đau: do phù nề, dịch viêm chèn ép vào các mạc đoạn thần kinh, do các
hóa chất trung gian tác động trực tiếp lên dây thần kinh cảm giác.
1.1.3 Phân loại viêm [2]
Phân loại viêm dựa vào nguyên nhân, vị trí và tính chất viêm

• Theo nguyên nhân: viêm nhiễm trùng và viêm vô trùng.
• Theo vị trí: viêm nông, viêm sâu hoặc viêm bên ngoài và viêm bên trong.
• Theo tính chất: viêm đặc hiệu và không đặc hiệu. Viêm đặc hiệu thường
là viêm mạn, còn viêm không đặc hiệu là viêm cấp.
1.1.3.1 Viêm cấp
Quá trình viêm kéo dài có thể một vài ngày, hoặc một vài tuần. Có thể tiến
triển theo 4 hướng khác nhau.
• Hồi phục hoàn toàn, khi các tác nhân gây viêm bị loại bỏ, vùng tổn
thương được tái tạo bình thường như trước.
• Sửa chữa nhờ mô liên kết thay thế vùng tổn thương, có khi hủy hoại nhiều
mô chủ không thể tái tạo mô hoàn chỉnh và tạo sẹo.
• Hình thành ổ áp xe khi có nhiễm khuẩn tạo mủ.
PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-9-

• Chuyển thành viêm mãn khi tác nhân gây bệnh hiện diện kéo dài gây trở
ngại khó khăn cho việc hàn gắn, sữa chữa.
1.1.3.2 Viêm bán cấp
Quá trình viêm có thể kéo dài nhiều tuần hoặc một vài tháng gồm phản ứng mô
kèm theo sự hiện diện mô hạt viêm như viêm loét da.
1.1.3.3 Viêm mạn
Quá trình viêm kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gồm phản ứng hàn gắn, sữa
chữa (không tái tạo mô) kèm tăng sản hóa sợi, hóa xơ.
Đặc điểm của viêm mạn là sự tẩm nhuận đại thực bào và tế bào lympho. Khi đại
thực bào không có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tổn thương mô, cơ thể sẽ
tạo thành vòng vây cô lập tại nơi bị nhiễm lúc đó có sự thành lập u hạt. Bản thân

u hạt được bao bọc bởi mô sợi (sợi collagen), giữa u hạt có thể hóa hyalin hoặc
tích tụ chất vôi (calcium carbonat, calcium phosphat).
1.1.4 Cơ chế gây viêm
Khi có sự xuất hiện của tác nhân gây viêm ở nơi nào đó trong cơ thể, nơi đó sẽ
bị kích thích đưa đến rối lọan màng tế bào. Sự rối loạn được thể hiện qua
phospholipid có sẵn ở màng tế bào sẽ được enzym phospholipase xúc tác biến
thành acid arachidonic. Acid arachidonic tiếp tục biến đổi thành leucotrien nhờ
enzym lipooxygenase và thành các prostaglandin nhờ enzym cyclooxygenase I
và II ( COX-1 và COX-2)[1]. Các cyclooxygenase xúc tác sự thành lập
prostaglandin G2 (PGG2). PGG2 khử bởi peroxydase tạo thành PGH2. PGH2
không bền chuyển thành PGI2, thomboxan A2, PGE2, PGF2α. PGI2 và PGE2 là
yếu tố gây viêm. Cơ chế gây viêm được trình bày ở hình 1.1
Tác động dược lực: Các prostaglandin nội sinh ảnh hưởng tới mỗi chức năng của
cơ thể. Nó được phóng thích để đáp ứng với các kích thích cơ học, hóa học,…
Prostaglandin có vai trò trong tiến trình viêm, kể cả đau và phù [2].
PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

- 10 -

Các thuốc kháng viêm tác động theo cách ức chế sản xuất các chất trung gian
gây viêm như prostaglandin, leucotrien,… Mới đây người ta thấy cyclooxygenase
II (COX II) là enzym xúc tác phản ứng tổng hợp prostaglandin ở tế bào viêm nó
khác với cyclooxygenase I (COX I ) ở các mô không sưng viêm. Nếu ức chế
chọn lọc COX II sẽ chữa được viêm mà không làm rối loạn các chức năng khác
của postaglandin như tác động bảo vệ niêm mạc dạ dày [2]

Phospholipids

Lypoxygenase

Phospholipase
A2
Arachidonic acid
COX-1

Leukotrienes
COX-2

PGG2

PGI2

PGH2

PGD2

PGE2

Thromboxanes

PGF2α

Hình1.1: Sự chuyển hóa phospholipids trong quá trình viêm [2]
PHAN THỊ THANH THUÙY


LUẬN VĂN THẠC SĨ


- 11 -

1.1.5 Điều trị viêm
Phần lớn để điều trị viêm người ta thường dùng 2 nhóm thuốc chính sau:
• Thuốc kháng viêm steroid.
• Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS).
• Ngoài ra còn dùng một số men kháng viêm và sử dụng thuốc kháng
histamin trong trường hợp viêm do dị ứng.
Cơ chế tác động của các thuốc kháng viêm được trình bày ở bảng 1.2
Phospholipid

Glucocorticoid

Phospholipase A2

A.arachidonic
NSAID
Cyclooxygenase

leukotrien

LTB4

Endoperoxid

LTC4

Prostacyclin

Thromboxan


prostaglandin

Hình 1.2: Cơ chế tác động của các thuốc kháng viêm
PHAN THỊ THANH THUÙY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

- 12 -

1.1.5.1 Thuốc kháng viêm Steroid [3]
Các glucocortcoid làm giảm quá trình sưng viêm dù bất cứ nguyên nhân nào
(cơ học, hóa học, nhiễm trùng, tia xạ, miễn dịch,…) do ức chế phospholipase
A2. Glucocorticoid ức chế cả giai đoạn sớm (phù, lắng đọng sợi fibrin, di trú
bạch cầu, hiện tượng thực bào) và giai đoạn muộn (tổng hợp và lắng đọng
collagen) của quá trình viêm. Ngoài ra, glucocorticoid còn ức chế dòng bạch
cầu đi vào mô để khởi phát quá trình viêm [2]. Chất corticoid bán tổng hợp
đầu tiên vào năm 1952 là hydrocortison được chứng minh là có tác dụng
kháng viêm tại chỗ. Đến nay đã có hàng chục phân tử corticoid khác được
tổng hợp như dexamethson, presnisolon, triamcinolon, betamethason,…với
cấu trúc phân tử được thay đổi theo hướng tăng cường hoạt tính kháng viêm
của glucocorticoid, hạn chế tác dụng phụ và tác dụng chuyển hóa chất vô cơ
của mineralcorticoid.
Nhóm glucocorticoid tổng hợp này được sử dụng dưới dạng thuốc bôi ngoài
da nên được gọi là nhóm corticoid da. Đây là nhóm thuốc duy nhất thực sự có
tác dụng kháng viêm tại chỗ. Với hiệu quả kháng viêm tại chỗ này, các
corticoid đã làm một cuộc cách mạng về điều trị trong khoa da.
• Chỉ định của glucocorticoid [4]
– Thiểu năng thượng thận tiên phát hoặc thứ phát (bệnh Adison).

– Bệnh về khớp
– Kháng viêm
– Bệnh thận : viêm cầu thận, hội chứng thận nhiễm mỡ.
– Rối loạn collagen : viêm da.
– Hen suyễn, bệnh dị ứng
– Bệnh về da
– Bệnh ung thư : u lympho bào, bệnh bạch cầu.
PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

- 13 -

– Bệnh đường tiêu hóa : viêm loét ruột kết,…
– Viêm gan….
• Tác dụng phụ [2]
Glucocorticoid khi dùng liều cao và kéo dài có thể gây các tác dụng phụ sau:
– Xốp xương: các glucocorticoid làm tăng quá trình hủy xương và ức chế
quá trình cốt hóa.
– Loét dạ dày.
– Ức chế trục dưới đồi, tuyến yên - tuyến thượng thận.
– Bệnh Cushing: biểu hiện của bệnh này là bệnh nhân béo phì không cân
đối, béo nhiều vào nữa thân trên đặt biệt là cổ, gáy, mặt, rối loạn tâm
thần, teo cơ nhất là cơ chi dưới.
• Sử dụng glucocorticoid tại chỗ với thời gian dài tai biến thường gặp:
– Teo cơ và xơ cứng bì
– Da sần sùi như vẩy cá
– Biến đổi màu da tại chỗ do ảnh hưởng đến quá trình tạo sắc tố da, da
nhạy cảm với ánh nắng.

– Trứng cá
– Chậm liền sẹo
– Glaucom, đục thủy tinh thể.
1.1.5.2 Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) [3]
Thuốc kháng viêm không steroid bao gồm nhiều thuốc có cấu trúc hóa học
khác nhau, phần lớn là các acid hữu cơ như: aspirin, indomethacin, ibuprofen,
naproxen, diclofenac,…
Cơ chế tác dụng của các thuốc này là ức chế hoạt động của các enzym
cyclooxygenase (COX) làm giảm tổng hợp các prostaglandin từ acid
arachidonic.
PHAN THỊ THANH THÚY


LUẬN VĂN THẠC SĨ

- 14 -

Có ít nhất 2 loại COX cùng hiện diện trong các mô cơ thể : COX-1 được tìm
thấy nhiều nhất ở thành mạch máu, dạ dày và thận có vai trò quan trọng trong
duy trì sự ổn định nội môi ở cấp độ mô và tế bào, trong khi đó COX-2 cảm ứng
bởi các cytokin, thường tham gia vào các phản ứng viêm và có tác dụng xúc
tác tạo ra các prostaglandin.
Sự ức chế tổng hợp prostaglandin của các NSAID một mặt là yếu tố quyết định
tác dụng kháng viêm của thuốc, mặt khác là yếu tố góp phần tạo nên các tác
dụng bất lợi có thể gặp trên lâm sàng, nhất là khi dùng thuốc có tác dụng kéo
dài. Các tác dụng bất lợi này thường thấy ở đường tiêu hóa và thận.
Prostaglandin ở dạ dày, ruột có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột bằng
cách tăng sinh tế bào biểu mô, tăng sản xuất bicarbonat và chất nhầy, duy trì
lượng máu đến niêm mạc ruột. Do đó, giảm prostaglandin làm niêm mạc dễ bị
tổn thương và có thể dẫn đến loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.

Prostaglandin ở thận giúp điều hòa lượng máu đến thận và giữ vững độ lọc vi
cầu trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn hữu dụng. Do đó sử dụng các
NSAID trong những trường hợp này có thể dẫn đến suy thận cấp thoáng qua,
ngay cả khi dùng chế phẩm bôi ngoài da. Nếu tiếp tục dùng các NSAID có thể
nguy cơ hoại tử ống thận hoặc tổn thương vónh viễn ở ống thận.
Như vậy, sự ức chế chọn lọc COX-2 hơn là COX-1 sẽ cải thiện mối tương quan
giữa lợi ích và nguy cơ của các NSAID bằng cách làm giảm tác dụng phụ
không mong muốn trên dạ dày, trên thận và đồng thời làm tăng hiệu lực kháng
viêm. Khi đã phân định rõ, người ta cũng xác định tính chọn lọc tương đối của
NSAID hiện có, đồng thời cố gắng phát triển những chất mới có tác dụng
chuyên biệt trên COX-2.
• Chỉ định của NSAIDS [2]
– Viêm khớp mãn tính, thấp khớp, hư khớp, viêm xương khớp, viêm gân.
PHAN THỊ THANH THÚY


×