Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.76 KB, 21 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác tổ
chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất tài
sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. So với các ngành sản
xuất vật chất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng
được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của
ngành.
Sản phẩm xây lắp là công trình, nhà cửa, vật kiến trúc... nơi sản xuất cũng là
nơi sau này phát huy tác dụng. Không giống như các sản phẩm khác, sản phẩm xây
lắp hoàn thành không nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá đã
được thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước. Nói một cách khác quá trình tiêu thụ sản
phẩm được tiến hành trước khi sản phẩm sản xuất ra. Do đó tính chất hàng hóa của
sản phẩm thể hiện không rõ.
Sản phẩm xây lắp mang tính tổng hợp về nhiều mặt. Nó thể hiện bản sắc văn
hóa, ý thức thẩm mỹ và phong cách kiến trúc của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó đa
dạng nhưng mang tính đơn chiếc. Mỗi một công trình được xây dựng theo một
kiểu thiết kế kỹ thuật riêng và tại một địa điểm nhất định. Đặc điểm này dẫn đến
tính không ổn định trong thi công và lợi nhuận chịu ảnh do điều kiện địa điểm
mang lại .Cụ thể: trong xây dựng các doanh nghiệp xây lắp phải di chuyển lao
động, máy thi công từ công trình này sang công trình khác và cùng một loại công
trình nếu được thi công gần nguồn vật liệu, nguồn lao động thì sẽ có cơ hội hạ thấp
chi phí và thu được lợi nhuận cao hơn
Sản phẩm xây lắp thường có thời gian xây dựng dài, chi phí hoàn thành có
giá trị lớn. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư của các doanh nghiệp xây lắp ứ đọng
dễ gặp rủi ro khi có biến động giá cả, vật tư, lao động. Bên cạnh đó, quá trình sản
xuất xây dựng tiến hành ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên điều
kiện lao động nặng nhọc, quá trình thi công dễ dàng bị gián đoạn, chi phí sản xuất
không điều hòa trong bốn quí.


Với đặc điểm riêng có của mình, ngành xây lắp rất khó khăn trong việc áp
dụng chế độ kế toán doanh nghiệp thống nhất ban hành theo QĐ số
1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý trong các
doanh nghiệp xây lắp, Bộ tài chính đã chính thức ban hành chế độ kế toán trong
doanh nghiệp xây lắp theo QĐ số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998. Chế độ
kế toán trong doanh nghiệp xây lắp một mặt tôn trọng các qui định hiện hành của
nhà nước về tài chính- kế toán, đảm bảo thống nhất về kết cấu và nguyên tắc hạch
toán của chế độ kế toán doanh nghiệp; mặt khác, được bổ sung, hoàn thiện phù hợp
với các qui định hiện hành của cơ chế tài chính, thuế và phù hợp với đặc điểm của
sản xuất sản phẩm xây lắp, thỏa mãn yêu cầu quản lý đâu tư xây dựng.
Để hạn chế những tiêu cực trong xây dựng, nhà nước đã ban hành các chế
độ chính sách về giá cả, các nguyên tắc phương pháp lập dự toán, các căn cứ ( định
mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây dựng ...) để xác định tổng mức đầu tư, tổng dự
toán công trình và dự toán cho từng hạng mục công trình. Một trong những điều lệ
quản lý đầu tư có hiệu quả nhất là qui chế đấu thầu mà nội dung của nó qui định
đối với hầu như gần hết các công trình trước khi giao cho các doanh nghiệp xây lắp
thi công phải thông qua tổ chức đấu thầu. Vì vậy, để trúng thầu thi công một công
trình, doanh nghiệp phải xây dựng được gía dự thầu hợp lý sao cho vừa thấp hơn
giá trị dự toán công trình nhưng phải vừa có lãi. Chính điều này đã đặt ra vấn đề
hết sức cấp bách trong việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản
phẩm. Đây là vấn đề quyết định có tính chất sống còn đối với các doanh nghiệp
xây lắp trong điều kiện hiện nay.
Tóm lại, đặc điểm riêng có của hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng
rất lớn đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhiệm
vụ chủ yếu đặt ra cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp là phải xác định đúng đối tượng cần tập hợp chi phí và đối tượng tính
giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Vận
dụng phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành một cách khoa
học và hợp lý, đảm bảo cung cấp một cách kịp thời, chính xác đầy đủ các số liệu
cần thiết cho công tác quản lý.

1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.1.Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp
1.2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách
có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất thi công để tạo
nên các công trình, hạng mục công trình nhất định.
Như vậy, chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
về lao động sống, lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất cấu thành nên
giá thành sản phẩm xây lắp trong một thời kỳ nhất định.
Trong kế toán xây dựng cơ bản Việt Nam, chi phí sản xuất được thể hiện chủ yếu
thông qua các yếu tố: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi
công,, các chi phí khác phục vụ cho quản lý . Như vậy, chi phí sản xuất xây lắp
không những bao gồm yếu tố lao động sống liên quan đến sử dụng lao động (tiền
lương, tiền công ), lao động vật hóa (khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên,
nhiên vật liệu...) mà còn bao gồm một số khoản thực chất là một phần giá trị mới
sáng tạo ra (ví dụ: các khoản trích BHXH, BHYT, KFCĐ, các loại thuế không
được hoàn trả như thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ, thuế tài nguyên, ...).
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp phải được xác định trong từng thời kỳ
nhất định, phù hợp với kỳ kế hoạch hoặc kỳ báo cáo. Nó có thể được tập hợp theo
tháng quý năm.
. 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung công dụng và mục
đích sử dụng không như nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý nói chung
và kế toán chi phí sản xuất nói riêng, người ta thường phân loại chi phí sản xuất
theo những tiêu thức thích hợp.
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, công dụng kinh tế.
Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế ,
không kể chi phí phát sinh ở đâu hay dùng vào mục đích gì trong quá trình sản
xuất. Trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm các yếu tố chi phí sau đây:
-Chi phí nguyên vật liệu như: xi măng, sắt, thép, gạch, sỏi, đá...

-Chi phí công cụ, dụng cụ: cuốc, xẻng ...
-Chi phí nhiên liệu động lực: xăng, dầu, mỡ ...
-Chi phí nhân công: tiền lương của công nhân trực tiếp, lao động thuê
ngoài..
-Chi phí khấu hao tài sản cố định: các khoản hao mòn của tất cả tài sản cố
định trong doanh nghiệp.
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ...
-Chi phí khác bằng tiền.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng quan
trọng đối với việc quản lý chi phí trong lĩnh vực sản xuất, cho phép hiểu rõ cơ cấu,
tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự
toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng
vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động.
*Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng qui nạp chi phí vào
đối tượng kế toán chi phí.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành chi phí trực tiếp và chi
phí gián tiếp.
-Chi phí trực tiếp: là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất
một loại sản phẩm, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, qui nạp
trực tiếp cho sản phẩm công việc đó.
-Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công
việc, nhiều đối tượng công việc khác nhau nên phải tập hợp qui nạp cho từng đối
tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loại này có ý nghĩa thuần túy đối với kỹ thuật hạch toán. Trường
hợp có phát sinh chi phí gián tiếp bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ.
Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào
tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí.
*Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí.
Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất có cùng mục đích và công dụng
được xếp chung vào một khoản mục, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh

tế như thế nào, bao gồm các khoản mục chi phí sau:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí
nguyên vật liệu mà đơn vị xây lắp chi ra để cấu tạo nên thực thể công trình như vật
liệu chính, cấu kiện bê tông...
-Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản thù lao phải trả
cho người lao động trực tiếp tiến hành xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục
công trình, tháo ghép cốp pha giàn giáo ...
-Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí mà đơn
vị xây lắp bỏ ra có liên quan tới việc sử dụng máy thi công phục vụ cho việc xây
dựng công trình, hạng mục công trình như tiền khấu hao máy thi công, tiền lương
công nhân điều khiển máy, chi phí về nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công.
-Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong phạm
vi đội xây lắp (trừ ba loại chi phí kể trên ), bao gồm tiền lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân
trực tiếp sản xuất và công nhân lái máy, chi phí hội họp, tiếp khách, điện thoại,
điện nước và các khoản chi phí khác bằng tiền.
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng
phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.
1.2.1.3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí trong xây lắp
*Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí
sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là
khâu đầu tiên rất quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải cân nhắc
hàng loạt nhân tố sau:
-Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
-Qui trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.

-Khả năng, trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng ...
Trong sản xuất xây lắp với tính chất phức tạp của qui trình công nghệ và loại
hình sản xuất đơn chiếc, thường phân chia thành nhiều khu vực ,bộ phân thi công
khác nhau. Mỗi hạng mục lại có dự toán riêng, thiết kế riêng... Vì vậy, tùy thuộc
vào từng doanh nghiệp xây lắp mà đối tượng tập hợp chi phí là nơi phát sinh chi
phí hay nơi gánh chịu chi phí. Cụ thể, đối tượng tập hợp chi phí trong doanh
nghiệp xây lắp có thể là:
+Công trình, hạng mục công trình.
+Giai đoạn công việc hoàn thành.
+Đơn đặt hàng.
Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản
xuất một cách kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã
xác định là cơ sở tiền đề quan trọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình chi phí, tăng
cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận, đồng thời, cung cấp số liệu cần
thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu giá thành theo yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp.
*Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc một hệ
thống các phương pháp được tập hợp để sử dụng và phân loại chi phí sản xuất
trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí.
Với các doanh nghiệp xây lắp có các phương pháp hạch toán chi phí sau:
-Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: chi phí sản
xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào thì được tập hợp cho đơn đặt hàng
đó.
-Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị thi công ( công
trường, đội thi công ): các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị
thi công ,trong từng đơn vị đó lại được tập hợp theo mỗi đối tượng chịu chi phí như
hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình.
1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp

. Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có
liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết
quả sử dụng tài sản, vật tư lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như
tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh
nghiệp xây lắp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất,
hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm bốn khoản mục sau:
-Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
-Khoản mục chi phí máy thi công.
-Khoản mục chi phí sản xuất chung.
1.2.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm xây lắp người
ta thường phân loại giá thành sản phẩm xây lắp theo những tiêu thức khác nhau.
*Căn cứ theo cơ sở số liệu để tính toán, giá thành sản phẩm xây lắp có thể
chia làm hai loại:
- Giá thành thực tế: là giá thành bao gồm các chi phí thực tế để hoàn thành
khối lượng công tác xây lắp nhất định. Nó có thể là các chi phí vượt định mức, hụt
định mức, chi phí cho những công việc nằm ngoài thiết kế, những chi phí phá đi
làm lại ... Như vậy, giá thành thực tế là giá thành được xác định sau khi đã hoàn
thành công việc nhất định, bao gồm toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình sản xuất sản phẩm xây lắp.
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu khởi công
công trình. Cơ sở để tính giá thành kế hoạch là giá trị dự toán của công trình và
nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch của doanh nghiệp.

×