Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ Ý KẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.35 KB, 7 trang )

MỘT SỐ Ý KẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ 19-
8
I.NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM ,TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY CƠ
KHÍ 19-8.
1.Nhận Xét Chung.
Công ty Cơ Khí 19-8 được thành lập theo quyết định số 137CL/TC của Bộ Cơ Khí Luyện
Kim (cũ) nay là Bộ GTVT . Trong khoảng thời gian từ đó đến nay công ty không ngừng
lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Từ một nhà máy nhỏ đi lên, với cơ sở vật chất kỹ
thuật ban đầu rất nghèo nàn, lạc hậu, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa
đồng bộ. Đặc biệt việc tổ chức công tác kế toán của công ty ngày đầu nói chung còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Trước tình
hình đó, yêu cầu đặt ra cho công ty phải củng cố lại việc sản xuất kinh doanh, tổ chức lại
bộ máy kế toán cũng như công tác kế toán sao cho phù hợp với tình hình mới. Đến nay,
tuy đã đạt được những thành công nhất định song công ty cũng đã và đang gặp không ít
khó khăn khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Thực tế hiện nay công tác quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói
riêng ở công ty phần nào đã được củng cố hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu đặt ra Công ty
đã xây dựng được bộ máy quản lý khá chặt chẽ, khoa học, lãnh đạo công ty đều có trình
độ quản lý cũng như có nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách triệm cao trong công
việc, hầu hết cán bộ quản lý đều có nhiều kinh nghiệm.
Riêng bộ máy kế toán của công ty về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán sản xuất
kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Công tác kế toán không chỉ phản ánh và giám đốc
được tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn... mà còn tổ chức thu thập xử lý và cung
cấp các thông tin quan trọng phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh
doanh của toàn công ty. Ngoài ra việc tổ chức, xắp xếp và bố trí nhân viên ở phòng kế
toán của công ty tương đối hợp lý, đảm bảo cho nhiệm vụ kế toán đặt ra và đạt hiệu quả
cao.
Khi đi sâu vào nghiên cứu nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm của


công ty Cơ Khí 19-8, tôi thấy rằng đây thật sự là một phần hành kế toán rất quan trọng để
hạch toán trong sản xuất kinh doanh. Bởi nó không những cung cấp số liệu kịp thời,
nhanh chóng và chính xác cho việc phân tích tình hình sản xuất cũng như
tình hình tiêu thụ thành phẩm, thanh toán công nợ với khách hàng...mà còn phản ánh
giám đốc một cách chính xác, đầy đủ, kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh, tình hình thanh toán với ngân sách Nhà Nước.
Sau khi đi sâu vào tìm hiểu quá trình hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Cơ Khí 19-8, tôi thấy có những mặt được và
chưa được như sau:
1.1. Ưu Điểm:
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng đều được kế toán thành phẩ,
tiêu thụ thành phẩm phản ánh một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời, khách quan
Công ty đã đánh giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là rất
phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Do thành phẩm của công ty sản xuất ra nhiều
hay ít phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, nếu nhu cầu thị trường tiêu thụ là lớn thì công
ty sản xuất nhiều và ngược lại. Do đó kế toán chi tiết thành phẩm của công ty được tiến
hành theo phương pháp ghi thẻ song song. Còn kế toán tổng hợp sử dụng phương pháp kê
khai thường xuyên để kế toán tình hình nhập - xuất kho thành phẩm là hoàn toàn hợp lý vì
số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho nhiều, nghiệp vụ nhập- xuất thành phẩm tương
đối lớn cho nên để đáp ứng yêu cầu quản lý thành phẩm một cách tốt nhất thì nhất thiết
phải theo dõi thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
- Đối với kế toán tiêu thụ thành phẩm của công ty :
Sản phẩm chính của công ty là nhíp ôtô các loại được sản xuất trên dây truyền đồng bộ
.Sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng tín nhiệm, sản phẩm luôn đảm bảo chất
lượng cao, luôn được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đem ra thị trường tiêu thụ nên có rất ít
sản phẩm của công ty bị trả lại.
Mặt khác công ty luôn coi trọng khách hàng bằng cách không ngừng năng cao chất lượng,
cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm đồng thời sử dụng nhiều phương thức bán hàng để
tạo thuận lợi cho cả khách hàng và công ty.
- Hệ thống sổ sách của công ty được ghi chép đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh.
1.2. Nhược Điểm:
- Mặc dù công ty sử dụng nhiều phương thức bán hàng song trong đó chủ yếu là sử dụng
phương thức bán hàng qua dịch vụ đại lý.
- Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh Nghiệp không được phân bổ cho từng loại,
từng nhóm thành phẩm .
-Công ty vẫn dụng các tài khoản 811 và 711 để hạch toán chi phí và thu nhập hoạt động tài
chính.


2. Một Số Ý Kiến Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thành Phẩm ,Tiêu Thụ
Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả KinhDoanh Tại Công Ty Cơ Khí 19-8.
-Ý kiến 1:

Phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh Nghiệp cho từng mặt hàng( thành phẩm).
Như ở phần trước đã nêu, công ty Cơ Khí 19-8 hiện nay đang tập hợp chi phí bán hàng, chi
phí quản lý Doanh nghiệp trên Bảng Kê Số 5. Nhưng hai loại chi phí này không được phân
bổ cho từng loại thành phẩm để xác định kết quả riêng cho từng loại thành phẩm. Vì vậy
công ty nên phân bổ hai loại chi phí này cho từng loại thành phẩm hoặc nhóm thành phẩm .
Để phân bổ hai loại chi phí này thì cần chọn tiêu thức phân bổ
Hai loại chi phí này liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên ta có thể
chọn một trong hai tiêu thức để phân bổ là giá vốn hàng bán và thu nhập của Doanh
Nghiệp.
Nếu chọn tiêu thức phân bổ là giá vốn hàng bán thì chỉ phân bổ được chi phí bán hàng ,chi
phí quản lý Doanh Nghiệp để xác định kết quả kinh doanh, mà ở đây chi phí quản lý
Doanh Nghiệp liên quan cả tới các hoạt động khác của Doanh Nghiệp: Hoạt động tài
chính, hoạt động bất thường, nên khi phân bổ chi phí quản lý Doanh Nghiệp để xác định
kết quả kinh doanh của các hoạt động khác thì tiêu thức này không phù hợp. Tiêu thức thu
nhập của Doanh Nghiệp nếu được chọn là tiêu thức phân bổ thì có thể phân bổ được cả chi
phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh Nghiệp chomọi hoạt động của Doanh Nghiệp và góc

độ hẹp hơn là phân bổ cho các loại thành phẩm và hàng hoá để xác định kết quả riêng cho
chúng. Thu nhập của Doanh Nghiệp sản xuất trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh là doanh
thu bán hàng, trong hoạt động tài chính là thu nhập tài chính, trong hoạt động bất thường là
thu nhập bất thường.
Việc phân bổ hai loại chi phí này được tiến hành theo công thức sau:
Tổng chi phí bán
Chi phí bán hàng hàng phát sinh trong kỳ Doanh thu của sản
Phân bổ cho một = X phẩm A trong kỳ
Loại sản phẩm A Tổng doanh thu trong kỳ
Trong kỳ
Tổng chi phí quản
Chi phí quản lý lý phát sinh trong kỳ Doanh thu của sản
Phân bổ cho một = X phẩm A trong kỳ
Loại sản phẩm A Tổng doanh thu trong kỳ
Trong kỳ
Ví dụ:
Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ: 30.000.000
Tổng chi phí quản lý Doanh Nghiệp: 60.000.000
Tổng doanh thu trong kỳ: 1.500.000.000
Doanh thu sản phẩm A: 200.000.000
Chi phí bán hàng 30.000.000
phân bổ cho = X 200.000.000 = 4.000.000
sản phẩm A 1.500.000.000

Chi phí quản lý 60.000.000
phân bổ cho = X 200.000.000 = 8.000.000
sản phẩm A 1.500.000.000
-Ý kiến 2:
Kế toán dự phòng giảm giá thành phẩm tòn kho:
Thành phẩm để lâu trong kho có thể bị hư hỏng, kém phẩm chất do bảo quản không tốt

hoặc có thể bị tổn thất… do vậy không giữ được nguyên giá. Để đảm bảo thu hồi được số
vốn tối thiểu mà Doanh Nghiệp đã bỏ ra đối với số hàng tồn kho, kế toán cần lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159
Trình tự hoạch toán

TK TK159 TK632
Hoàn nhập dự phòng Lập dự phòng giảm
giá thành phần tồn kho
Việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xải ra do
thành phẩm bị giảm giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho trên báo cáo tài chính nó được
xác định là giá trị điều chỉnh giữa giá trị thành phẩm tồn kho thực tế trên sổ kế toán và giá
trị dự phòng giảm giá thành phẩm tồn kho đã lập ở cuối kỳ hạch toán
 Ý kiến 3:
Lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Trong hoật động đầu tư dài hạn của Doanh Nghiệp có thể có sự giảm giá thường xuyên của
các chứng khoán đầu tư dài hạn. Do quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường có thể
làm cho các chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có của Doanh Nghiệp thường xuyên bị giảm
giá so với giá mua thực tế. Do đó các Doanh Nghiệp cần lập dự phòng cho các khoản đầu
tư dài hạn khi thấy cần thiết. Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn là quán triệt
nguyên tấc “ thận trọng ” nhằm ghi nhận trước khoản tổn thất có thể phát sinh của các hoạt
động đàu tư dài hạn.
- Nguyên tắc lập dự phòng :
Việc lập và xử lý dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phải tuân theo quy định của cơ chế tài
chính, việc lập dự phòng thường được thực hiện vào cuối niên độ kế toán nếu giá thị
trường của các chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có của các Doanh Nghiệp thường xuyên
bị giảm giá so với giá thực tế mua. Mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giảm
giá giá thực tế mua với giá trị thị trường của từng loại chứng khoán và không bù trừ với số
chênh lệch tăng giá chứng khoán.
- Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số dự phòng đã lập không sử dụng hết của năm trước để
tính số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cho năm sau:

+Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập không dùng
hết của năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập.
Kế toán ghi: Nợ TK229
Có TK515 : Thu nhập tài chính
+Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau lớn hơn số dự phòng đã lập không dùng hết
của năm trước thì phải trích thêm .
Kế toán ghi: Nợ TK635 : Chi phí hoạt động tài chính
Có TK229
-Ý kiến 4:
Hoàn thiện hạch toán chi tiết thành phẩm.
Thực tế tại công ty Cơ Khí 19-8, kế toán sử dụng “Sổ Chi Tiết Nhập Thành Phẩm” và
“ Sổ Chi Tiết Xuất Thành Phẩm” nhưng mới chỉ theo dõi tình hình nhập- xuất thành phẩm
theo chỉ tiêu số lượng khi phát sinh các nghiệp vụ nhập- xuất thành phẩm, do đó không
đảm bảo sự chính xác, kịp thời và yêu cầu của quản lý kế toán, quản lý kinh doanh. Do vậy
trên Sổ chi tiết nhập-Xuất kho thành phẩm cần thêm cột giá trị để phản ánh giá trị từng loại
thành phẩm khi nhập- xuất nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của Doanh Nghiệp.
Ta có mẫu sổ như sau;
Sổ Chi Tiết Nhập Thành Phẩm
Số
TT
Phiếu
nhập kho
Tên sản phẩm ĐVT Tồn đầu kỳ Số lượng
nhập
Giá trị
Sổ Chi Tiết Xuất Thành Phẩm
Số
TT
Phiếu
xuất kho

Tên sản phẩm ĐVT Tồn đầu kỳ Số lượng
xuất
Giá trị

×