Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.79 KB, 9 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TSCĐ TẠI CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ
II - VĨNH PHÚC
3.1. Những thành tích đạt được và một số hạn chế còn tồn tại trong công
tác kế toán TSCĐ ở Công ty.
3.1.1. Những thành tích đạt được :
Là một Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ, Công ty mới được thành
lập nhưng Công ty đã và đang khẳng định mình phát triển, đứng vững trong cơ chế
thị trường hiện nay với cơ ngơi đồ sộ, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ
công nhân viên có trình độ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý.
- Với tư tưởng lãnh đạo đúng đắn của Sở xây dựng Vĩnh Phúc mà trực tiếp là
Ban lãnh đạo Công ty, với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của chính mình Công ty đã
mang lại kết quả khả quan, Công ty đã liên tục đạt doanh thu, có lợi nhuận, hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Có thể nói, đây là kết quả của sự cố gắng
hết sức to lớn của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
nói chung cũng như sự năng động sáng tạo trong công tác quản lý kinh tế, quản lý
sản xuất đặc biệt là khâu quản lý TSCĐ nói riêng.
- Với thời gian thực tập tương đối ngắn tại Công ty Cấp thoát nước và Môi
trường số II - Vĩnh Phúc, tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và kế toán
TSCĐ nói riêng ở Công ty Cấp thoát nước và Môi trường số II - Vĩnh Phúc.
* Đối với công tác kế toán nói chung :
Công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung là phù hợp với đặc điểm tổ
chức sản xuất của Công ty. Công ty đã tiến hành hạch toán kế toán theo hình thức
sổ nhật ký chung, hình thức này các loại sổ gọn nhẹ, đơn giản và thích hợp với
công tác kế toán bằng máy vi tính đến năm 2002 Công ty đã đưa công tác kế toán
trên máy vi tính.
Đây là hình thức kế toán được Bộ xây dựng cho phép áp dụng trong toàn các
Doanh nghiệp, nó là hình thức kế toán tiên tiến phù hợp với đặc điểm, quy mô của
Công ty và với chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hàng đảm bảo cho hệ
thống kế toán của Công ty thực hiện tốt chức năng quản lý, cung cấp thông tin cho
người quản lý, giúp người quản lý có cơ sở đưa ra các quyết định đúng đắn trong


sản xuất kinh doanh.
Hệ thống kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ
nhân viên có nghiệp vụ vững vàng, nắm vững từng bộ phận do mình phụ trách.
Ngoài ra, Công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên phòng kế toán đi
học để bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của kế toán tài
chính và kế toán quản trị trong điều kiện hiện nay.
* Đối với công tác hạch toán và quản lý TSCĐ :
- Công tác quản lý TSCĐ : TSCĐ của Công ty được phân loại rõ ràng, hợp
lý phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng TSCĐ. Việc theo dõi bảo vệ TSCĐ rất
chặt chẽ, cụ thể qua kết quả kiểm kê TSCĐ năm 2003 cho thấy TSCĐ không bị
mất mát hoặc thiếu hụt làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất.
- Công tác kế toán TSCĐ : TSCĐ được phản ánh theo dõi tình hình biến
động một cách chặt chẽ sát sao, nó phản ánh trên sổ sách kế toán của Công ty và
các đơn vị trực thuộc một cách rõ ràng, chính xác.
Trên đây là một số ưu điểm về cả công tác kế toán (kế toán nói chung và kế
toán TSCĐ nói riêng) và quản lý. Hiện nay công tác này vẫn không nhừng được
củng cố và hoàn thiện.
3.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ :
+ Trong số TSCĐ ở Công ty có những TSCĐ đưa vào sử dụng đã lâu đến
nay do khoa học kỹ thuật phát triển và những nguyên nhân khách quan và chủ quan
nên giá trị thường giảm hoặc tăng lên. Công ty vẫn trích khấu hao theo giá cũ, Nhà
nước chưa có quyết định cho phép đánh giá lại TSCĐ. Vì thế, số trích khấu hao
hàng tháng tính vào chi phí sản xuất trong kỳ là chưa chính xác.
+ Công ty chưa đánh số TSCĐ, chưa mở thẻ sổ chi tiết TSCĐ nên không
theo dõi được chi tiết từng loại TSCĐ và do không đánh số nên khi tra cứu để tìm
một TSCĐ nào đó là rất khó khăn.
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở
Công ty Cấp thoát nước và Môi trường số II - Vĩnh Phúc :
3.2.1. Ý kiến thứ nhất : Hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ nhằm hạch toán
chính xác giá trị của TSCĐ. Hiện nay công tác quản lý và hạch toán TSCĐ của

Công ty vẫn không ngừng được củng cố. Tuy nhiên việc quản lý TSCĐ chỉ theo
nguyên giá và giá trị còn lại, đôi khi tạo nên sự cứng nhắc, khuôn mẫu chưa phản
ánh được giá trị hao mòn vô hình của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Do đó hạch
toán dễ dẫn đến mất chính xác, xác định giá trị còn lại của TSCĐ không đúng với
giá trị thực tế hiện có.
Khi có TSCĐ thanh lý, nhượng bán Công ty cũng chỉ xác định giá thực tế
còn lại trong TSCĐ đó bằng cách lấy nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Vì
vậy, kế toán giảm TSCĐ sẽ làm cho chi phí bất thường cao hơn hoặc thấp hơn giá
trị thực tế Công ty phải chịu trong kỳ.
Ví dụ : Công ty thanh lý máy bơm khu Tháp Miếu vào tháng 12 năm 2003,
trong biên bản thanh lý xác định :
Nguyên giá : 34.376.400đ
Đã khấu hao : 11.601.423đ
Giá trị còn lại : 22.774.977đ
Việc xác định bản thanh lý hoàn toàn dựa vào sổ sách, trên thực tế khoa học
kỹ thuật đã phát triển máy móc đã ngừng sử dụng lâu ngày nên giá trị của máy đã
giảm sút. Nếu thực hiện đánh giá lại giá trị thực tế của chiếc máy tương tự chỉ là :
Nguyên giá : 30.476.500đ
Nên giá trị còn lại : 22.774.977 x (30.476.500/34.376.400)=20.191.224
Công ty nên xin phép cấp trên được thực hiện đánh giá lại TSCĐ khi có sự
biến động lớn của thị trường giá cả.
3.2.2. Ý kiến thứ hai : Đẩy mạnh việc thanh lý, nhượng bán những TSCĐ
không cần dùng nhằm thu hồi vốn
Hiện nay TSCĐ chờ thanh lý của Công ty không lớn nhưng cũng đã gây ra
sự lãng phí ứ đọng về vốn. Số TSCĐ này cần được giải quyết kịp thời nhằm bảo
toàn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Kế toán nên có ý kiến với Ban lãnh đạo
Công ty quan tâm hơn nữa tới việc nhượng bán, thanh lý những TSCĐ chưa cần
thiết hoặc không cần dùng. Đối với TSCĐ chưa sử dụng Công ty chỉ nên để lại vừa
số dự trữ còn lại Công ty nên tìm kiếm các đơn vị có nhu cầu nhượng bán lại, thu
hồi vốn đầu tư vào việc mua sắm mới TSCĐ cần thiết.

3.2.3. Ý kiến thứ ba là : Hiện nay tất cả TSCĐ của Công ty chỉ được ghi vào
một sổ tổng hợp TSCĐ, các TSCĐ cũng không được đánh số cụ thể nên rất khó
khăn trong việc quản lý, đối chiếu kiểm tra TSCĐ. Theo em mỗi một TSCĐ khi
nhận về nên đánh số cụ thể cho nó. Cụ thể khi mua một chiếc xe ô tô về trước tiên
ta phải cho nó một mã hiệu (chẳng hạn 001), sau đó ta phải mở sổ chi tiết hoặc thẻ
TSCĐ cho ô tô, trong sổ chi tiết này phải ghi rõ tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ,
nước sản xuất, ngày tháng năm đưa TSCĐ đó vào sổ tổng hợp của Công ty.
Thẻ TSCĐ lập như trên sẽ theo dõi riêng từng TSCĐ ở khâu mua, sử dụng
và nhượng bán, thanh lý, tính số khấu hao chính xác trên sổ.
Thẻ TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận được lưu ở phòng kế toán trong
suốt quá trình sử dụng. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là : Biên bản giao nhận TSCĐ,
biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý, các tài
liệu kỹ thuật liên quan.
3.2.4. Ý kiến thứ tư là : Về hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ.
Công ty hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ như phần trước đã trình bày là chưa
đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Hiện tại, Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn do đó khi công trình
sửa chữa lớn hoàn thành phải hạch toán vào TK 142 để phân bổ. Như vậy Công ty
nên hạch toán lại như sau :
- Các chi phí sửa chữa lớn phát sinh tập hợp vào TK 241 (2413)
Nợ TK 241 (2413) : 32.548.917
Có TK 111, 112, 152, 334, 338 : 32.548.917
- Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành ghi :
Nợ TK 142 : 32.548.917
Có TK 241 : 32.548.917
- Số chi phí sửa chữa lớn phân bổ dần hàng kỳ vào chi phí sản xuất kinh
doanh kế toán ghi :
Nợ TK 627 : 10.849.639
Có TK142 : 10.849.639
Như đã nêu ở phần trên Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn, nên

Công ty không chủ động cho việc tiến hành sửa chữa và làm biến động giá thành
sau khi sửa chữa. Do vậy Công ty nên có kế hoạch sửa chữa lớn và tiến hành trích
trước chi phí sửa chữa lớn sẽ chủ động hơn, giá thành sản xuất sẽ ổn định hơn.
Công ty cần lập kế hoạch sửa chữa lớn với số tiền dự tính, sau đó trích trước
vào chi phí sản xuất kinh doanh cho đến khi tiến hành sửa chữa. Muốn vậy Công ty
cần mở thêm TK 335 để ghi nhận và theo dõi trích trước.

×