Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY LẮP I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.23 KB, 8 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI
CÔNG TY XÂY LẮP I
I.Nhận xét chung
1. Những ưu điểm:
Trong điều kiện khó khăn chung của đất nước công ty luôn phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn thử thách song công ty đã vững bước đi lên, luôn tìm cách tiếp
cận thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút khách hàng. công ty luôn thực
hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảo uy tín chất lượng công trình.
Với xu hướng đó, một đóng góp không nhỏ là công tác kế toán, công tác
cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ra quyết định đã góp phần vào thông tin kịp
thời cho lãnh đạo có hướng đi đúng.
1.1. Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
người để thực hiện từng phần công việc. Tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc đều có
bộ phận kế toán thực hiện nhiệm vụ, báo cáo theo quy chế quy định của công ty và
dưới sự chỉ đạo của phòng kế toán công ty.
Với bộ máy kết toán gọn nhẹ, quy trình kế toán hợp lý và đội ngũ kế toán có
chuyên môn cao… kế toán kiêm nhiệm đã tạo điều kiện cho việc nâng cao chuyên
môn và khả năng tổng hợp của kế toán.
1.2. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Nhìn chung chứng từ ban đầu được tổ chức kịp thời, hợp pháp hợp lệ, phù
hợp với chế độ kế toán hiện hành
Cách phân loại chi phí và tổ chức tập hợp chi phí của công ty đã loại trừ
được chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng trong giá thành sản phẩm
tạo điều kiện cho việc phân tích các nhân tố làm tăng hoặc giảm giá thành trong
quá trình sản xuất.
Việc hạch toán các khoản mục CPSX vào các tài khoản tương ứng nhìn
chung đã phù hợp với quy định và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời kế toán
công ty đã tổ chức hạch toán chi tiết đến từng mục chi phí cấu thành nên sản phẩm.
Điều này đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ chính xác của giá thành sản phẩm cho


nhà quản lý. Công tác tập hợp kết chuyển CPSX ở công ty được thực hiện theo
từng tháng rõ ràng đã làm giảm bớt khối lượng công việc cuối kỳ góp phần vào
việc tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng và lập báo kế toán đúng thời
hạn.
Hệ thống sổ sách kế toán ở công ty đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được các
thông tin cần thiết. Công ty đã áp dụng thành công hạch toán trên máy vi tính với
hệ thống sổ sách phù hợp theo hình thức nhật ký chung đúng với yêu cầu quy định
của cơ quan quản lý vốn.
2. Những tồn tại cần khắc phục:
Không có một cơ chế quản lý nào hoàn hảo, nên những sai sót, nhầm lẫn
trong công tác quản lý của các công ty là điều không thể tránh khỏi. Ngoài những
ưu điểm mà công ty đã đạt được ở trên công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định.
2.1. Phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí.
+ Đối với nguyên vật liệu trực tiếp: không phản ánh đầy đủ chính xác khoản
mục chi phí NVLTT cấu thành nên sản phẩm
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp: tập hợp chi phí nhân công chưa rõ
ràng, việc thực hiện các khoản bảo hiểm trích theo lương như hiện nay là sai quy
chế.
+ Đối với chi phí sản xuất chung: còn hạch toán chung chung, hạch toán chi
tiết đến từng tài khoản cấp hai đồng thời mở các sổ chi tiết vào sổ cái cho các tài
khoản cấp hai làm cho khối lượng sổ ở công ty trở nên quá cồng kềnh
2.2. Việc quản lý chi phí sản xuất.
Việc tổ chức quản lý chưa được chặt chẽ, toàn diện, vì thế giá thành sản
phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó.
2.3. Về việc phản ánh chi phí phát sinh.
Việc phản ánh chi phí phát sinh không kịp thời
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây lắp I
Qua thời gian thực tập ở công ty em nhận thấy công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành ở công ty đã có nề nếp tốt đảm bảo chặt chẽ, chính

xác tuân thủ theo các quy định của chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện
tình hình thực tế của công ty và đáp ứng được yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Tuy nhiên công tác phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm và không ngừng
hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp ở công ty là điều rất cần thiết. Qua thời gian thực tập tại công ty em xin
mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp
CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty như sau:
1. Phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí
1.1. Đối với chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp của công ty xuất cho công trình có từ nhiều nguồn:
xuất từ kho của công ty, mua ngoài xuất thẳng cho công trình, kế toán hạch toán
vào TK 621. Riêng phần NVL xuất cho công trình thông qua ký kết các hợp đồng
đến chân công trình, kế toán coi đây là một dịch vụ và hạch toán vào TK 627 – chi
phí dịch vụ mua ngoài như sau:
Nợ TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 1331 – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 311
Vì đây là phần NVLTT tham gia vào quá trình cấu thành nên sản phẩm nên
kế toán hạch toán vào khoản mục chi phí SXC cụ thể là chi phí dịch vụ mua ngoài
như trên là không đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành đồng thời không
phản ánh đầy đủ chính xác chi phí NVLTT tham gia vào quá trình sản xuất, thi
công công trình.
Theo em công ty nên hạch toán phần NVL này vào TK 621 – chi phí
NVLTT
Khi đó hạch toán:
Nợ TK 621: Nguyên vật liệu (giá chưa có thuế)
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán
1.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm cả lương chính,
lương phụ, các khoản trợ cấp… và các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH,
KPCĐ). Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành do công việc sản xuất thi
công trong các doanh nghiệp xây lắp không ổn định, thường theo mùa vụ nên chi
phí nhân công trực tiếp đối với các doanh nghiệp này không bao gồm các khoản
(BHYT, BHXH, KPCĐ), các khoản này sẽ được hạch toán vào khoản mục chi phí
sản xuất chung (6271). Vì vậy công ty nên tách riêng các khoản chi phí này và
hạch toán vào TK 627 – chi phí sản xuất chung cụ thể như sau:
Nợ TK 6271
Có TK 338 (2,3,4)
- Chi phí nhân công trực tiếp thuê ngoài
Hiện nay công ty hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thi công
thuê ngoài vào TK 331, cụ thể như sau.
- Khi xác định số tiền công phải trả cho công nhân thuê ngoài kế toán
ghi
Nợ TK 622 – chi tiết cho từng công trình
Có TK 111
Việc hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài TK 331 như trên là không đúng
quy định của kế toán hiện hành. TK 331 chỉ dùng để phản ánh các khoản phải trả
cho người cung cấp vật tư thiết bị lao vụ và phục vụ hoạt động kinh doanh xây lắp
và các khoản phải trả cho bên nhận thầu nhà thầu phụ.
Theo quy định của chế độ kế toán mới ban hành đối với các doanh nghiệp
xây lắp thì công ty nên hạch toán chi phí này vào TK 334 và chi tiết như sau
- TK 3341: phải trả công nhân viên thuộc biên chế công ty
- TK 3342: phải trả lao động thuê ngoài
1.3. Đối với chi phí sử dụng máy thi công
Nét đặc trưng trong CPSX và giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp
xây lắp đó là chi phí sử dụng máy thi công. Công ty có khối lượng xe, máy thi
công khá lớn, tuy nhiên do việc thi công nhiều công trình vào cùng một thời điểm,
các công trình này lại cách xa nhau nên để đảm bảo tiến độ thi công của công trình,

công ty tiến hành thuê ngoài máy móc thi công.
Chi phí MTC thuê ngoài sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung, còn
chi phí sử dụng MTC thuộc công ty sẽ được hạch toán như sau.
+ Chi phí cho công nhân lái máy được hạch toán vào TK 622
+ Chi phí khách phát sinh phục vụ máy thi công sẽ được hạch toán chi phí
sản xuất chung.
- Chi phí NVL – TK 6272
- Chi phí CCDC – TK 6273
- Chi phí khấu hao – TK 6274
- Chi phí dịch vụ mua ngoài – TK 6277
- Chi phí bằng tiền khác – TK 6278
Hiện tại công ty đang thực hiện việc xây lắp các công trình theo công thức
thi công hỗn hợp vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy. Do đó chi phí máy thi công
là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp
của xí nghiệp. Việc hạch toán chung này sẽ rất khó khăn cho công ty khi muốn tiến
hành phân tích, lập dự toán các yếu tố đầu vào của sản phẩm. Theo em công ty nên
tách chi phí máy thi công và hạch toán riêng vào một tài khoản để thuận tiện cho
việc theo dõi cũng như thuận tiện cho việc lập dự toán công trình. Theo quy định
của chế độ kế toán hiện hành đối với các doanh nghiệp xây lắp thì trường hợp thi
công kết hợp thủ công với máy móc như trên của công ty thì chi phí máy thi công
sẽ được theo dõi riêng trên TK 623.
Chi phí máy thi công được hạch toán:
- Các chi phí về tiền lương công nhân vận hành máy, chi phí NVL,
CCDC, phục vụ máy thi công:
Nợ TK 623 – chi tiết đối tượng
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 141 – chi phí giao khoán toàn bộ

×