HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC XẾP
HẠNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
- Về hoạt động tín dụng
Mục tiêu của sở giao dịch 1 - BIDV là tiếp tục chủ động kiểm soát tăng trưởng
kết hợp với cơ cấu tín dụng nên nguyên tắc kiên trì thực hiện chiến lược, nâng cao chất
lượng tai sản. Đạt mục tiêu cơ cấu tín dụng chuẩn mực theo thông lệ, nhằm đảm bảo an
toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Các mục
tiêu tín dụng cụ thể như sau:
Mức tăng trưởng tín dụng: đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đáp ứng yêu cầu kiểm
soát an toàn, tranh thủ thời cơ phát triển của nền kinh tế và yêu cầu cơ cầu lại tài sản
của sở giao dịch 1, định hướng mức tăng trưởng tín dụng bình quân 20% giai đoạn từ
năm 2009 – 2012.
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: Sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển tiếp
tục thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo yêu cầu theo điều 7 quy định 493,
phấn đấu đến năm 2012 đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép của NHTM theo
thông lệ < 5 %
Cơ cấu tín dụng: Tăng cường kiểm soát quy mô tín dụng trung và dài hạn, phấn
đầu đến năm 2012 cơ cấu tín dụng trung và dài hạn đạt 50% trong đó kiểm soát tín
dụng dài hạn <35%. Thực hiện tăng cường cho vay tài sản đảm bảo, nâng cao chất
lượng tín dụng, tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, phấn đầu tỉ trọng dư nợ có TSĐB
đến năm 2012 tối thiểu là 83%. Đẩy mạnh cho vay thành phần kinh tế phi Nhà nước,
mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sở giao dịch 1 cũng chủ trương giảm đầu tư tập trung quá lơn vào một số ngành,
ưu tiên đầu tư nhưng ngành đánh giá là tiềm năng, ổn định, ít rủi ro.
Sở giao dịch 1 cũng chủ trương giảm đầu tư tập trung quá lớn vào một số ngành,
ưu tiên đầu tư những ngành đánh giá là tiềm năng, ổn định, ít rủi ro. Định hướng cơ cấu
tín dụng cụ thể được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây;
Bảng 3.1: Định hướng cơ cấu tín dụng các ngành giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: %
T
T
Ngành kinh tế 2010 2011 2012
1 Xây dựng 15 16 16.5
2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 14 12 10
3 Công nghệ chế biến 10 9 9
4 Công nghiệp khai thác 9 9 9
5 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 11 8 5
6 Giao thông 1 3 5
7 Thương mại và dịch vụ 36 38 39.5
8 Khách sạn và nhà hàng 2 2 3.5
9 Ngành khác 2 2 2.5
Nguồn: Sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
- Về công tác quản lý rủi ro tín dụng
Ban hành chính sách định hướng công tác tín dụng, chính sách quản lý tín dụng
cho từng thời kỳ; các quy trình, quy định và các công văn chỉ đạo điều hành cụ thể về
hoạt động tín dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn từng giai đoạn, phân cấp uỷ quyền
phe duyệt tín dụng cho từng tập thể, cá nhân tham gia quy trình thẩm định và phê duyệt
tín dụng; xây dựng và phân giao các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các đơn vị; rà soát
danh mục, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định; thực hiện kiểm tra rà
soát định kỳ, đột xuất hoặc theo chuyên đề.
- Về công tác xếp hạng tín dụng
Trong những năm tới, sở giao dịch 1 – BIDV sẽ áp dụng những chính sách cho
vay thận trọng kế hợp với hệ thống XHTD nội bộ trong quá trình cho vay nhằm ngăn
chặn nợ xấu phát sinh. Công tác XHTD, quản lý tín dụng sẽ được thực hiện chi tiết đến
từng ngành nghề kinh doanh, từng vùng, từng loại hình sản phẩm. Tuân thủ tuyệt đối
quy trình, quy chế, nâng cao chất lượng thông tin cho công tác XHTD. Tiếp tục căn cứ
vào kết quả XHTD để ra quyết định cho vay với chủ trương: lựa chọn khách hàng có
loại A trở lên, kiên quyết không tăng thêm dư nợ với khách hàng loại B trở xuống.
Thường xuyên nghiên cứu biến động kinh tế, môi trường kinh doanh để điều chỉnh các
chỉ tiêu, cơ cấu điểm cho phù hợp điều kiện thực tiễn từng giai đoạn.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CỒNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
3.2.1. Hoàn thiện môi trương pháp lý
XHTD vẫn là hoạt động khá mới với hệ thống NHTM Việt Nam, các văn bản
pháp quy, quyết định cụ thể còn ít. Vì vậy, cần có một hệ thống pháp lý chặt chẽ để
hướng dẫn, hỗ trợ cho công tác này. Muốn vậy, cần thực hiện những biện pháp về mặt
pháp lý sau:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín
dụng nói riêng. Tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng theo hướng phù hợp với thông lệ
quốc tế, tạo hành lang pháp lý và đảm bảo cho hoạt động tín dụng được minh bạch, lành
mạnh và an toàn hơn.
- Rà soát lại các quy định có liên quan đến công tác XHTD, trên cơ sở đó sửa đổi và
xây dựng bổ sung các văn bản pháp luật mang tính bắt buộc về XHTD, trong đó cũng
có hướng dẫn cụ thể về công tác xếp hạng như: hệ thống chỉ tiêu, khung điểm số… tạo
hành lang pháp lý cho hoạt động XHTD.
- Phân chia các ngành, nhóm ngành kinh tế một cách có hệ thống. Xây dựng hệ
thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành, nhóm ngành để làm cơ sở cho việc so sánh,
đánh giá kết quả trong công tác XHTD.
- Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp, báo cáo tài chính, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ… thống nhất và theo thông lệ quốc tế. Đưa ra các quy định mang
tính bắt buộc vè kiểm toán, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để từ đó làm
cơ sở cho công tác XHTD được minh bạch, chính xác.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin cho công tác Xếp
hạng tín dụng
Thông tin là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của công tác XHTD. Kết
quả XHTD chính xác đến mức độ nào, phụ thuộc phần lớn vào nguồn thông tin hiện có.
Vì vậy, cần phải thiết lập hệ thống thông tin, làm tiền đề cho việc phân tích và XHTD
doanh nghiệp vay vốn. Về lâu dài, để thuận tiện cho công tác XHTD, sở giao dịch 1 –
ngân hàng đầu tư và phát triển phải thực hiện các biện pháp sau.
Thứ nhất, CBTD phải tăng cường việc khai thác và xử lý thông tin từ nhiều
nguồn. Bên cạnh nguồn từ hồ sơ khách hàng gửi đến, CBTD cũng cần tiến hành nhiều
biện pháp để thu thập thông tin như: Phỏng vấn khách hàng vay, chủ doanh nghiệp,
nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, bạn hàng; xác minh thực tế tại trụ sở của doanh
nghiệp về các yếu tố như máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho; CBTD cũng cần
phải tiếp cận các nguồn thông tin từ internet, báo chí, CIC, tập san chuyên ngành… Tuy
nhiên, kết quả đạt được của công việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, năng
lực tư duy, khả năng quan sát nhạy bén cuả mỗi CBTD. Vì vậy, mỗi CBTD sẽ có những
nghệ thuật khai thác thông tin khác nhau dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được trong quá
trình làm việc.
Thứ hai, CBTD phải khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung
cấp, Đây là nơi lưu giữ những thông tin cơ bản, cần thiết về doanh nghiệp, nó cho phép
CBTD thu thập thông tin bổ sung, đối chiếu , kiểm tra chéo với thông tin mình đang lưu
giữ, đánh giá khái quát doanh nghiệp, còn các thông tin mang tính chuyên môn cao, thì
thường không có sẵn, như thông tin về máy móc, trang thiết bị…
Để có thể thu thập những thông tin hữu ích chính xác từ CIC thì ngoài việc sở
giao dịch 1 phải có thiết bị nối mạng trực tiếp với trung tâm thì sở giao dịch 1 – BIDV
nói riêng và các ngân hàng khác nói chung cần phải có thái độ tích cực hợp tác với nhau
để trao đổi thông tin khách hàng. Có như vậy thì CIC mới trở thành một trung tâm
chuyên cung cấp thông tin có uy tín và đáng tin cậy nhằm giảm chi phí cũng như thời
gian cho ngân hàng trong quá trình thu thập, khai thác thông tin nhằm đánh giá doanh
nghiệp
Thứ ba, Sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát triển cần lập một tổ hoặc
phòng ban riêng chuyên phụ trách công tác thu thập, nghiên cứu, phân tích và dự báo
thông tin nhằm đảm bảo yêu cầu: chính sác, nhanh chóng, khách quan và hiệu quả kinh
tế. Các thông tin mà ban này thu thập không chỉ về doanh nghiệp mà là toàn bộ thông
tin phục vụ cho công tác XHTD như mô hình sau:
Hệ thống thông tin nội bộ
Thông tin về khách hàngThông tin về các ngành kinh tếThông tin về pháp lýThông tin về thị trườngThông tin về quy định của ngân hàngThông tin về những chính sách của nhà nướcThông tin về đặc điểm vùng miền kinh tế
Sơ đồ 3.1: Mô hình Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ toàn hệ thống
Để thực hiện tốt việc thu thập lưu trữ thông tin, ban này phải được trang bị đầy đủ các
thiết bị và phương tiện hiện đại. Các cán bộ làm việc tại phòng có nhiệm vụ chuyên thu
thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó thực hiện xử lý và lưu giữ chúng.
Những thông tin mà CBTD thu thập trong quá trình thẩm định doanh nghiệp cũng sẽ
lưu trữ tại đây. Do vậy, thông tin không những đầy đủ, cập nhật mà còn được lưu giữ
một cách khoa học và hợp lý, tạo thuận lợi cho CBTD trong việc tìm kiếm.
Tuy nhiên đó là những biện pháp mang tính lâu dài, còn ngay từ bây giờ, BIDV
phải thực hiện việc tích luỹ thông tin qua các biện pháp:
Với thông tin tài chính:
(1) Tích luỹ BCTC cuả các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng vào file hồ sơ trên máy
tính và tập hợp về hội sở chính (phải kiểm tra, đánh gia lại trước khi nhập dữ liệu vào
máy) để lưu trữ tốt hơn cũng như giảm thiểu thời gian tìm kiếm thông tin
(2) Thu thập BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đây là
thông tin công bố công khai không mất phí mà ngân hàng cần khai thác hiệu quả hơn
(3) Hợp tác với các ngân hàng khác phải thông qua CIC làm trung gian để mua BCTC
doanh nghiệp từ tổng cục thống kê
Với thông tin phi tài chính doanh nghiệp:
(4) Đối với doanh nghiệp mới vay vốn phải rà soát hoàn thiện hồ sơ và các thông tin phi tài
chính có liên quan của từng doanh nghiệp để nhập vào máy, chuyển về hội sở chính để
tạo thành một kho dữ liệu tập trung. Việc này phải có phần mềm riêng trên Web để
nhập dữ liệu vào, dễ rà soát, đối chiếu và truy xuất ra, phục vụ cho việc XHTD doanh
nghiệp cả ở sở giao dịch 1 hay chi nhanh và hội sở chính.
(5) Ngoài những thông tin lần đầu thì thường xuyên phải tập hợp thông tin bằng nhiều kênh
như: chi nhánh trực tiếp cho vay phải theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin thay
đổi cơ sở dữ liệu. Sở giao dịch 1 nên trang bị công cụ tìm kiếm thông tin văn bản trên
trang web, khi gặp thông tin liên quan đến doanh nghiệp nào thì công cụ sẽ tự động
thông báo cho người thực hiện biết để đọc và xử lý trước khi lưu trữ thông tin đó
Những ứng dụng khoa học công nghệ này yêu cầu sở giao dịch 1 – ngân hàng
đầu tư và phát triển phải triển khai một cách đồng bộ trong toàn sở, tuy rất tốn kém chi
phí một lần trong hiện tại nhưng có thể giảm chi phí rất lớn trong tương lai. Đặc biệt có
thể giảm khối lượng công việc của cán bộ tín dụng và giúp họ có thể quản lý tốt hơn
khách hàng trong khi khối lượng khách hàng ngày càng tăng đáng kể.
3.2.3. Hoàn thiện nội dung, quy trình Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay
vốn
Thứ nhất, hoàn thiện phương pháp phân tích
Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, ngoài việc
thu thập BCTC tích luỹ sau nhiều năm thì sở giao dịch 1 – ngân hàng đầu tư và phát
triển nên sử dụng phương pháp chủ yếu trong lĩnh vự này đó là phương pháp thống kê
và phương pháp chuyên gia. Bảng điểm chuẩn cho các ngành phải được thay đổi định
kỳ hàng năm. Để làm được việc này, hàng năm Sở giao dịch 1 – BIDV phải nghiên cứu
tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những
thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp các yếu tố
cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho ngành kinh tế.
Đối với việc cho điểm với các mức khác nhau để đánh giá mức độ quan trọng
của từng chỉ tiêu, BIDV nên khảo sát thống kê thực tế việc sử dụng mức điểm đạt được
hiệu quả cao.
Thứ hai, bổ sung hệ thống chỉ tiêu phân tích
● Đối với nhóm chỉ tiêu tài chính
Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như hiện nay, khoá luận đề xuất nên
tham khảo bổ sung thêm 2 nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh
nghieep và nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với doanh
nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng).
- Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng cảu doanh nghiệp: Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức
tăng trưởng cảu doanh nghiệp giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy
mô của doanh nghiệp. Trong đó, có hai chỉ tiêu chủ yếu được đề cập là: tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Thực chất, Sở giao dịch 1 –
ngân hàng đầu tư và phát triển cũng đã đưa hai chỉ tiêu này vào chỉ tiêu xếp hang nhưng
lại xếp ở phần thông tin phi tài chính, mục các đặc điểm hoạt động khác. Điều này là
không hợp lý.
- Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường: đối với doanh nghiệp
phát hành cổ phiếu ra công chúng, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng cần phải
được phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Trong đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần
quan tâm là:
+ Tỷ giá cả trên thu nhập một cổ phần (P/E)
Giá cổ phiếu
P/E =
Thu nhập của một cổ phiếu
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá
trên thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao, bởi P/E
không chỉ phản ánh mức sinh lời hiện tài mà còn cho thấy khả nắng sinh lời tương lai
của doanh nghiệp. Do vậy, P/E cũng thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh.
+ Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (P/B)
Giá cổ phiếu
P/B =
Giá trị ghi sổ ròng của một cổ phần
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ cảu cổ phiếu đó. Nếu giá trị
này <1 thì có khả năng doanh nghiệp đang có vấn đề trong hoạt động.
● Đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính
Ở nhóm chỉ tiêu này, ngân hàng cần đưa thêm việc đánh giá tài sản đảm bảo, hay
mức độ bảo đảm tín dụng bằng TSĐB và đánh giá khả năng trả nợ bổ sung của doanh
nghiệp.
- Mức độ đảm bảo tín dụng bằng tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo có tác động rất lớn đến việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Việc đưa ra các chỉ tiêu tài sản đảm bảo đối với những khoản vay là rất cần thiết và
quan trọng. Việc này cho ngân hàng thấy được nếu khách hàng mất khả năng thanh toán
thì ngân hàng còn thu lại được từ nguồn nào. Việc đánh giá TSĐB có thể dựa trên các
chỉ tiêu:
+ Loại tài sản
+ Khả năng phát mại tài sản