Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.48 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PT VN được thành lập ngày 28 tháng
3 năm 1991 theo quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT
VN. Là một chi nhánh đặc biệt thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị trực tiếp
kinh doanh của Hội sở chính , thực thi có hiệu quả nhiệm vụ chiến lược của BIDV.
Hiện nay chi nhánh sở giao dịch 1 có trụ sở chính tại tòa tháp A Vincom, số 191
Bà Triệu- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Cho tới nay chi nhánh sở giao dịch 1 đã trải qua 19 năm hoạt động và phát triển,
đạt được nhiều bước tiến vượt bậc cụ thể:
Những năm đầu mới thành lập, SGD 1 gặp không it khó khăn trong việc tìm
hướng phát triển hoạt động kinh doanh, do thời gian này nhà nước ta đang bắt đầu thực
hiện đường lối đổi mới chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, tình hình kinh tế chưa ổn định, cở sở vật chất của
nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Từ năm 1998 đến nay sở giao dịch 1 được tổ chức
như một chi nhánh và là một đơn vị thành viên lớn nhất trong toàn hệ thống thực hiện
các nhiệm vụ đặc biệt của ngành, thử nghiệm thành công các sản phẩm mới, công nghệ
mới.
- Trong bốn năm đầu tiên (1991-1994), tuy còn nhiều bước đi chập chững nhưng chi
nhánh sở giao dịch 1 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách cho các
dự án đầu tư của Bộ, Ngành với số vốn cấp phát hàng trăm tỷ đồng. Theo đó chi nhánh
sở giao dịch 1 đã phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng vốn ngân sách của chủ đầu
tư, thực hiện phương châm cấp phát đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng với thiết kế và
khối lượng thi công, góp phần tiết kiệm chống lãng phí trong xây dựng cơ bản.
- Giai đoạn tiếp theo 1996-2000: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ngân hàng thương
mại , phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi tầng lớp kinh tế và dân cư. Chi nhánh sở
giao dịch 1đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế


chủ động, tự trang trải. Chi nhánh sở giao dịch 1 đã đạt được những kết quả quan trọng,
xác lập được vị thế, trở thành một địa chỉ quen thuộc, tin cậy của khách hàng đến gửi
tiền. Chi nhánh sở giao dịch 1 còn thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn
dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chi nhánh sở giao
dịch 1 cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các dự án lớn, trọng
điểm của Nhà nước và cung cấp các dịch vụ ngân hàng chất lượng như thanh toán trong
nước, thanh toán quốc tế,…
- Đến tháng 3 năm 2001: Kỷ niệm 10 năm thành lập, chi nhánh sở giao dịch 1 đã đạt
quy mô tổng tài sản 7.828 tỷ đồng, huy động 6.441 tỷ đồng, dư nợ cho vay 4.179 tỷ
đồng, thu phí dịch vụ hàng chục tỷ đồng và cơ cấu dịch vụ chiếm 16,72% lợi nhuận
trước thuế.
- Từ 2001-2005: Chi nhánh sở giao dịch 1 đã thực hiện tách nâng cấp mở 4 chi nhánh
cấp 1 trên địa bàn Hà Nội đó là: chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002, chi nhánh Hà Thành
năm 2003, chi nhánh Đông Đô năm 2004 và chi nhánh Quang Trung năm 2005. Cơ cấu
lại Sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho khách hàng và
quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Chi nhánh sở giao dịch 1 đã có 15 phòng
nghiệp vụ, 15 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên.
- Tính đến năm 2008, nguồn vốn huy động đã đạt 28.919 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động
liên tục tăng trưởng qua các năm, có được kết quả vượt bậc này là do sự kết hợp của
việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phong
cách giao dịch văn minh của nhân viên ngân hàng.
- Từ 1/10/2009 đã được đổi tên thành Chi nhánh sở giao dịch 1.
Hoạt động của sở giao dịch 1 được đa dạng hóa với nhiều loại hình dịch vụ ngân
hàng luôn được đổi mới nâng cao chất lượng đã tạo nên tốc độ tăng trưởng cao. Sở giao
dịch 1 trở thành đơn vị chủ lực, đơn vị thành viên chủ lực thuộc hội sở chính, phục vụ
đắc lực phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía
Bắc, tạo ra một hành trang vững chắc cùng toàn ngành hội nhập kinh tế thế giới.
2.1.2. Mô hình tổ chức
Để đảm bảo tình hình thực tế kinh doanh hiện tại của BIDV cùng với các định
hướng trên cơ sở đặc điểm kinh tế của đất nước, BIDV đã xác định chuyển đổi mô hình

Hội sở chính và chi nhánh theo dự án TA2, dự án thực hiện kể từ tháng 10 năm 2008.
Theo đó, BIDV tiến hành xây dựng chi nhánh theo xu hướng hỗn hợp (vừa bán buôn
vừa bán lẻ). Mô hình mới này đảm bảo tuân theo nguyên tắc phân tách: kinh doanh
(front office), quản lý rủi ro (middle office) và tác nghiệp (back office).
Theo mô hình này, SGD1 được tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch 1

Khối quan hệ khách hàng: bao gồm các phòng sau:
• Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp (phòng QHKH 1, 2 và 4) có nhiệm vụ
marketing và bán sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp, bao gồm:
+ Tín dụng - bảo lãnh
+ Huy động vốn tổ chức
+ Mua bán ngoại tệ …
Các phòng này sẽ trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín
dụng; theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; phân loại, rà soát và
quản lỷ rủi ro; tiếp nhận các hồ sơ đề nghị miễn giảm lãi suất để chuyển sang phòng
quản lý rủi ro xử lý tiếp.
• Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân (Phòng QHKH 3): Marketing và bán các
sản phẩm bán lẻ cho khách hàng cá nhân hộ gia đình:
+ Tín dụng bán lẻ (mua nhà, thấu chi, tiêu dùng,…)
+ Thẻ
+ Sản phẩm bán chéo (bảo lãnh)
+ Khách hàng giàu có (huy động, tư vấn đầu tư,…)
Phòng sẽ trực tiếp tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp cận hồ sơ vay vốn;
thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, đối chiếu các điều kiện tín dụng,
lập báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng trình cấp có thẩm quyền quyết
định cấp tín dụng; tiếp nhận kiểm tra hồ sơ giải ngân, theo dõi tình hình hoạt động của
khách hàng và thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng.
• Phòng Tài trợ dự án: trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế -
kĩ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng theo phân cấp ủy quyền; theo dõi, quản lý tình

hình hoạt động đầu tư dự án của khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn
vay, tài sản đảm bảo nợ vay phối hợp các phòng QHKH phân loại, rà soát, phát hiện rủi
ro, lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro, thực hiện xếp
hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng vay đầu tư dự án.
Khối quản lý rủi ro: Bao gồm 2 phòng quản lý rủi ro 1 và 2:
• Phòng Quản lý rủi ro 1 có nhiệm vụ rà soát, quản lý tín dụng và đánh giá, quản
lý rủi ro tín dụng.
• Phòng Quản lý rủi ro 2 có nhiệm vụ quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa
tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và kiểm tra nội bộ.
Khối tác nghiệp: bao gồm các phòng:
• Phòng Quản trị tín dụng: thực hiện tác nghiệp và quản trị khoản vay (bao gồm
cả bảo lãnh) thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của
phòng QHKH, chịu trách nhiệm về an toàn trong tác nghiệp của phòng, là đầu mối cung
cấp hồ sơ thông tin của khách hàng theo thẩm quyền.
• Phòng Dịch vụ khách hàng: bao gồm phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, phòng
Ban
g
Ban
g
Khối quan hệ khác hàng
Khối quan hệ khác hàng
dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1 và 2 có nhiệm vụ thực hiện dịch vụ mở tài khoản,
gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền,…
• Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ
• Phòng Thanh toán quốc tế: thực hiện tác nghiệp tài trợ thương mại trong hạn
mức.
2.1.3. Tình hình hoạt động của Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư & phát
triển Việt Nam trong thời gian qua
2.1.3.1. Tình hình chung

Từ hậu quả của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008, có lẽ chưa
bao giờ hệ thống ngân hàng Việt Nam phải cùng lúc đứng trước nhiều thử thách như
năm 2009. Một mặt, vừa phải gia tăng cho vay tín dụng kích cầu đầu tư và tiêu dùng,
chống lại nguy cơ suy giảm kinh tế trong khuôn khổ gói chính sách khẩn cấp chung của
Chính phủ; mặt khác, vừa phải đề phòng nguy cơ tái lạm phát cao, tăng cường đáp ứng
nhu cầu về ngoại hối nói riêng và nguồn vốn cho doanh nghiệp nói chung trong bối
cảnh suy giảm nguồn tiền huy động và nguồn thu ngân sách nhà nước, nguồn thu từ tài
chính nước ngoài; vừa phải chịu áp lực giữ vững nguồn dự trữ ngoại hối và thích ứng
với các yêu cầu tự do hóa và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, đảm bảo tính kịp
thời, linh hoạt trước các biến động khó lường của bối cảnh trong nước và quốc tế.
Mặc dù vậy, bằng việc linh động hóa các chính sách và chủ động điều hành các
công cụ tiền tệ bám sát các mục tiêu chủ yếu theo chỉ đạo của Chính phủ, hoạt động của
ngành Ngân hàng trong năm 2009 đã đạt được những thành công nhất định, thể hiện ở 3
điểm nổi bật: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về ngân hàng; điều hành
khá đồng bộ, hài hòa, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; tăng cường phối hợp với
các bộ, ngành để đảm bảo nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô.
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn
Sở Giao dịch có nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt và hấp dẫn,
phù hợp với nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Ngay từ khi mới ra đời, Sở Giao dịch đã
là đơn vị thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông
qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu đặc biệt là phương thức phát hành kỳ phiếu
đảm bảo theo giá trị vàng để huy động vốn dài hạn 3 năm, 5 năm phục vụ đầu tư phát
triển, hình thức tiết kiệm xây dựng nhà…
Cho đến nay, bằng việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm
và áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại, Sở Giao dịch đã mở rộng các quan hệ khách
hàng.
Bảng2.1: Hoạt động huy động vốn của Sở Giao dịch (2007-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT
Huy động vốn
15,304,462 51% 28,919,460 89% 20,328,495 -29.70%
1. Tiền gửi TCKT
12,760,106 75% 26,485,352 108% 18,146,825 -31.50%
- TG không kỳ hạn
3,768,506 129% 7,953,210 111% 6,123,410 -23.00%
- TG có kỳ hạn
8,991,600 59% 18,532,142 106% 12,023,415 -35.10%
2. Tiền gửi dân cư
2,491,021 -11% 2,355,873 -5% 2,061,139 -12.50%
- TG tiết kiệm
2,130,000 -7% 1,865,230 -12% 1,821,453 -2.30%
- Kỳ phiếu
125,350 3% 95,023 -24% 81,265 -14.50%
- CC TG, trái phiếu
235,671 -38% 395,620 68% 158,421 -60.00%
3. Huy động khác
53,335 54% 78,235 47% 120,531 54.10%

Trong những năm qua, thị trường huy động vốn luôn diễn biến phức tạp do sự
thay đổi liên tục của giá vàng, giá dầu và việc thay đổi của lãi suất. Mặt khác, các tổ
chức tín dụng cũng đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn ,
tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó, chi nhánh sở giao dịch 1 đã cố gắng
giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động.Tổng nguồn vốn huy động tính tới
31/12/2008 đạt 28.919 tỷ đồng, tăng 13.615 tỷ đồng (89%) so với 2007. Con số cho
thấy tăng trường mạnh của chi nhánh sở giao dịch 1. Nhưng đến năm 2009 tổng nguồn
vốn huy động chỉ đạt 20.328 tỷ đồng giảm 8.591 tỷ đồng giảm tương đương 29.7%.
Điều naỳ có thể hiểu là do việc thị trường chứng khoán đang đi vào ổn định và không
giảm sâu như năm 2008, giá vàng và ngoại tệ cũng tăng đáng kể đi cùng với đó là thị

trường bất động sản hồi phục mạnh hơn, dẫn đến các nhà đầu tư sử dụng nguồn tiền
nhàn rỗi vào các danh mục đầu tư có lợi nhuận cao hơn so với lãi suất của ngân hàng.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động: Nguồn vốn tiền gửi của dân cư năm 2.355 tỷ
đồng, giảm 36 tỷ đồng ( 5%) so với năm 2007, chiếm 8,1 % trong tổng nguồn vốn huy
động được. Trong năm 2009 nguồn tiền gửi trong dân cư là 2.061 tỷ đồng giảm 294 tỷ
đồng (12,5%). Nguyên nhân là do xu hướng chuyển dịch nguồn tiền gửi dân cư từ khu
vực NHTM Nhà nước sang NHTM cổ phần trong những năm gần đây. Đây là một tín
hiêụ không tốt trong việc huy động vốn của chi nhánh sở giao dịch 1 vì nguồn vốn từ
dân cư vẫn là nguồn huy động quan trọng của các ngân hàng.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức năm 2008: 26.485 tỷ đồng, tăng 13.725 tỷ
đồng, (tăng 108%) so với 2007; chiếm 92 % trong tổng nguồn vốn. Có thể giải thích là
do chi nhánh sở giao dịch 1 đã thực hiện tốt công tác thu hút thêm nhiều doanh nghiệp
và tổ chức mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân
viên và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng. Mức tăng trưởng nguồn vốn
2008 so với 2007 cao hơn 2007 so với 2006. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý,
vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và
tập trung vào một số khách hàng nên tính ổn định chưa cao. Trong năm 2009 huy động
từ các tổ chức là 18.146 tỷ giảm 8.339 tỷ đồng (31,5%) do trong thời gian này có sự
phục hồi của các đanh mục đầu tư có lợi hơn nên các tổ chức có xu hướng chuyển dịch
đầu tư hơn là gửi tiền vào ngân hàng.
Nguồn vốn không kỳ hạn: 7.953 tỷ đồng, tăng 4.185 tỷ đồng(tăng 111%) so với
năm 2007; chiếm tỷ trọng 27,5% tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng
lực tài chính, tuy vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2007 so với năm 2006 là
129%. Đạt được kết quả trên là do trong năm 2008 chi nhánh sở giao dịch 1 mở rộng và
đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Nhưng đến năm 2009 chỉ đạt 6.123 tỷ đồng
giảm 23%
Nguồn vốn có kỳ hạn: 20.966 tỷ đồng, tăng 9.394 tỷ đồng ( tăng 81%) so với
năm 2007, chiếm tỷ trọng 72,5% trong tổng nguồn vốn. Tăng 12.501 tỷ đồng( tăng
148% )so với năm 2006. Tạo lập nguồn vốn ổn định và tự cân đối nguồn vốn để đầu tư
cho vay các dự án. Đến năm 2009 chỉ còn đạt 12.023 tỷ đồng giảm 35,1 % so với năm

2008
Các nguồn huy động khác: Năm 2008 huy động từ các nguồn khác đạt 78.235
tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2007( huy động được 53.335 tỷ đồng). Năm 2009 huy
động được 120.531 tỷ tăng 54,10%. Tỷ trọng của nguồn này tuy không cao nhưng cũng
phản ánh được rằng chi nhánh sở giao dịch 1 vẫn chú trọng, số vốn huy động năm sau
vẫn cao hơn năm trước.
2.1.3.3 Tình hình hoạt động tín dụng
Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang hoạt động đa năng tổng
hợp, có thể nói tín dụng là một hoạt động then chốt của hệ thống ngân hàng. Đối với
riêng Sở Giao dịch I, hoạt động tín dụng là thế mạnh của Sở Giao dịch I Ngân hàng
ĐT&PTVN. Với phương châm: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt
động của ngân hàng”. Sở giao dịch đã liên tục đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm tín dụng có thể kể đến
là:
- Cho vay bổ sung vốn lưu động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư.
- Cho vay đối ứng bằng tiền gửi
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, triết khấu bộ chứng từ
- Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên
- Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá
- Cho vay mua nhà, ô tô trả góp
- Cho vay phục vụ đầu tư, phát triển
- Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đồng tài trợ các dự án
Các sản phẩm tín dụng trên được thực hiện thông qua các nghiệp vụ tín dụng:
nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, cho vay cầm cố
chứng từ có giá… Không chỉ đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, các hình thức tín
dụng, Sở Giao dịch còn mở rộng quan hệ khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Không
chỉ phục vụ cho vay cho những khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, Sở Giao dịch còn chú trọng đến mở rộng quan hệ khách hàng trên nguyên tắc

“Hợp tác – Phát triển - Bền vững”. Có thể nói, hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch
trong những năm qua đã phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu từ đó góp phần thúc
đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động đầu tư, hoạt động thương
mại.
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch (2007-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tuyệt đối % % TT Tuyệt đối % % TT Tuyệt đối % % TT
Tín dụng
5,099,321 100 2% 5,807,045 100 14% 8,008,509 100 37.90%
1. Cho vay ngắn hạn 2,059,282 40,38 5% 2,915,632 50,2 42% 2,853,725 35,63 -2.10%
2. Cho vay trung, dài
hạn TM
1,059,397 21,48 76% 1,035,021 17,82 -6% 2,922,321 37,36 182.30%
3. Cho vay đồng tài
trợ
1,512,000 29,65 -20% 1,548,230 27,28 5% 1,986,201 24,8 25.40%
4. Cho vay kế hoạch
nhà nước
161,000 3,16 -37% 18,520 0,32 -88% 950 0.01 -94.90%
5. Cho vay ủy thác,
ODA
271,660 5,33 2% 253,642 4,37 -7% 245,312 3.06 -3.30%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tín dụng tại SGD1 giai đoạn 2007-2009
Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn
tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các nghiệp vụ trên
nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính phê duyệt. Dư
nợ cho vay của chi nhánh sở giao dịch 1 nhìn chung đều tăng qua các năm. Đến năm

2008, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh sở giao dịch 1 đã đạt 5.807 tỷ đồng, tăng
trưởng 14% so với năm 2007 có tổng dư nợ là 5.099 tỷ đồng. Năm 2009 tổng dư nợ là
8.008 tỷ đồng tăng trưởng 37.9% so với năm 2008 . Nguyên nhân chi nhánh sở giao
dịch 1 đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với một số khách hàng lớn
như: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty lắp máy,…, đồng thời mở rộng
quan hệ tín dụng với các khách hàng doanh nghiệp mới như Công ty viễn thông điện
lực, công ty sữa Hà Nội,…
Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, chi nhánh sở giao dịch 1 đã quan
tâm tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức cho vay
ngắn hạn như cho vay tài trợ XNK, cho vay tiêu dung, cho vay tài trợ tài sản lưu động,
…Do đó cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 856 tỷ đồng(42%) so với
năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng trưởng 5% so với năm 2006. Tỷ trọng chiếm
50.1% tổng nguồn tín dụng. Năm 2009 cho vay ngắn hạn chỉ đạt 2,853 tỷ đồng giảm
2,1% so với năm 2008
Ta có thể thấy quy mô cho vay trung- dài hạn của chi nhánh sở giao dịch 1 giảm
dần qua các năm do chủ trương của chi nhánh sở giao dịch 1 giảm bớt các khoản cho
vay trung- dài hạn không hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và phù hợp với
cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh sở giao dịch 1.
Đối với cho vay trung- dài hạn thương mại, mặc dù năm 2007 đã có bước nhảy
vọt, đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 lại có sự chững
lại, chỉ đạt 1.035 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng( tức 6%) so với năm 2007. Điều này đã
được giải thích ở trên là do chi nhánh sở giao dịch 1 đang có sự sàng lọc kỹ càng trong
việc lựa chọn các doanh nghiệp để cho vay, đảm bảo doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả
và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2009 lại có bước nhảy
vọt đáng kể khi đạt 2.922 tỷ đồng tăng 182.3 % so với năm 2008 vì cũng trong năm này
nhiều dự án đầu từ đi vào hoạt động, ngồn vốn luôn được luôn cần đáp ứng cho các nhà
đầu tư.
Nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay trung- dài hạn là cho vay đồng tài
trợ, năm 2008 chiếm 55% tổng lượng cho vay. Năm 2008 đã có mức tăng trở lại sau khi
có mức giảm đáng kể năm 2007 so với năm 2006. Cho vay đồng tài trợ năm 2008 đạt

1.584 tỷ đồng tăng trưởng 5% so với năm 2007 và năm 2009 cho vay đồng tài trợ đạt
1.986 tỷ đồng tăng 25,4% so với năm 2008. Điều này báo hiệu trong thời gian tới
chi nhánh sở giao dịch 1 sẽ mở rộng hoạt động này, vì đây là một hình thức cho vay
tương đối hiệu quả với ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro khi cho vay( san sẻ rủi ro giữa
các nhà đồng tài trợ).
Dư nợ cho vay theo kế hoạch nhà nước đang giảm dần và chiếm tỷ trọng ngày
càng nhỏ trong tổng cơ cấu cho vay trung- dài hạn. Năm 2008 chỉ đạt 18.520 tỷ đồng,
giảm 142,5 tỷ đồng (88%) so với năm 2007, tỷ trọng chỉ chiếm chưa đến 1%. Năm
2009 đạt 950 tỷ đồng giảm 94,9% so với năm 2008. Điều này thể hiện sự chủ động hơn
của chi nhánh sở giao dịch 1 trong việc lựa chọn dự án và ra quyết định cho vay, tăng
sự an toàn tín dụng cho chi nhánh sở giao dịch 1.
Cho vay ủy thác, ODA năm 2008 là 253.642 tỷ tuy có giảm so với năm 2007
nhưng là không đáng kể (7%), năm 2009 là 245.321 tỷ giảm 3,3% so với năm 2008,
hoạt động cho vay này trong những năm qua vẫn dao động xung quanh một mốc cố
định, cho thấy chi nhánh sở giao dịch 1 chưa có động thái gì mới để thay đổi hình thức
cho vay này.
Tình hình nợ quá hạn
Theo điều 6 quyết định 493, nợ quá hạn là tất cả các khoản vay đến hạn nhưng
khách hàng không trả được nợ. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà có một khoản
vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn thanh toán cũng bị coi là nợ
quá hạn.
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh SGD1 nói
riêng, từ tháng 10/2006, nợ được phân loại theo phương pháp định tính dựa trên hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng theo quy định tại điều 7, quyết định 493
(hệ thống đánh giá khách hàng dựa trên năng lực pháp lý, tình hình tài chính, mức độ
tín nhiệm,…). Do vậy, tính chất nợ quá hạn có thể khác biệt so với các ngân hàng khác.
Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh SGD1 giai đoạn 2007-2009 được phản ánh
trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại SGD1 – BIDV năm 2007-2009
Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2007
2008 2009
Số tiền Thay đổi Số tiền Thay đổi
1 Dư nợ QH TDH 0 0 0 0 0
2 Tổng nợ quá hạn 0.02 0 0 0 0
3 NQH TDH/ Tổng nợ quá hạn 0 0 0
4 Tổng dư nợ 5.099 5.807 +708 8.008 +2.292
5 NQH TDH/ Tổng dư nợ 0 0 0
(Nguồn: Số liệu SGD1 năm 2007-2009)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong liên tiếp 3 năm, tại SGD1 đều hầu như không
phát sinh nợ quá hạn, đặc biệt là không có khoản nợ trung dài hạn nào phát sinh trong
khi tổng dư nợ vẫn tăng trưởng đều đặn, điều này chứng tỏ chi nhánh SGD1 đã thực
hiện tốt công tác thu hồi nợ. Kết quả này đặt trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn trong năm 2008 và 2009 thì đây là một thành tích đáng ghi nhận. Có được điều đó
là do SGD1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã có các biện pháp đôn đốc thu
nợ, tiến hành khoanh nợ đồng thời hoàn thiện quy trình cấp tín dụng từ khâu thẩm định
đến giám sát thu hồi nợ, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho hoạt động của ngân hàng,
góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh dịch vụ:
Chi nhánh sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PT VN đã tự cân đối được thu chi tiền
mặt, thực hiện nghiêm túc quy trình ra vào kho, quy trình đảm bảo an toàn kho quỹ.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ : Năm 2008 tỷ giá USD/VND biến đổi mạnh
mẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ. Bằng sự linh hoạt, khả năng dự
đoán và tận dụng thời cơ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh sở giao dịch 1
đã đạt kết quả tốt, thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 791 tỷ đồng, tăng trưởng
gấp 5,6 lần so với năm 2007.
Hoạt động bảo lãnh: Đây là dịch vụ truyền thống và có ưu thế của chi nhánh sở
giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PT VN, đặc biệt là bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản.
Đến thời điểm 31/12/2008, thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 471,7 tỷ đồng, chiếm tỷ

trọng 26% trong tổng thu từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm
2007.
Hoạt động chuyển tiền và thanh toán quốc tế : Thu phí ròng từ hoạt động thanh
toán đạt 426 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24 % trong tổng thu ròng từ hoạt động dịch vụ,
tăng trưởng 42% so với năm 2007.
Hoạt động thanh toán trong nước tương đối ổn định, tốc độ thanh toán chuyển
tiền nhanh, chính xác, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nên kinh tế, doanh số chuyển
tiền trong nước đạt 1.970.398 triệu đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2007, số lượng
giao dịch chuyển tiền đi và đến trong nước đạt gần 3,4 triệu giao dịch, tăng trưởng 24%
so với năm 2007.
2.1.3.5 Một số chỉ tiêu khác
Ngoài hoạt động huy động vốn, tín dụng và thanh toán quốc tế, hoạt động dịch
vụ cũng là mảng được chi nhánh sở giao dịch 1 quan tâm, chú trọng. Tình hình hoạt
động dịch vụ, đồng thời kết quả lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản của chi nhánh sở
giao dịch 1 trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu khác năm (2007-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
2007 2008 2009 Tỷ lệ tăng trưởng(%)
Năm
Chỉ tiêu
2008/2007 2009/2008
Thu dịch vụ ròng 76,850 115,000 118,000 50% 2.60%
Lợi nhuận trước thuế 321,000 428,000 300,000 33% -29.90%
Tổng tài sản
17,999,521 30,125,642 20,456,321 67% -32.10%

Trong 3 năm gần đây hoạt động dịch vụ được chú trọng, thể hiện qua mức tăng
lớn qua các năm 2007 và 2008. Cả 2 năm đều có mức tăng trưởng tương đối hơn 50%,
năm 2008 thu từ dịch vụ ròng đã đạt 115 tỷ đồng, tăng 38,15 tỷ đồng so với năm 2007.
Có được sự tăng trưởng ổn định này là do chi nhánh sở giao dịch 1 đã thu hút được

nhiều đơn vị mở tài khoản thanh toán qua chi nhánh sở giao dịch , thực hiện trả lương
cho nhiều doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới ATM và máy POS( Point of sale) nên thu
hút được khách hàng sử dụng thẻ, và đặc biệt do tăng thu từ hoạt động thanh toán, bảo
lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Năm 2009 mức tăng trưởng từ thu dịch vụ ròng thấp 2,6%.
Trong khi đó lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản giảm đáng kể lần lượt là 29,9% và
32,1% cung thể hiểu được điều này là do nề kinh tế đang ở trong giai đoạn khủng
hoảng còn nhiều khó khăn
Tổng quan nhìn lại, mặc dù trong giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế thế giới có
nhiều biến động khó khăn, nhưng lợi nhuận và tổng tài sản của chi nhánh sở giao dịch 1
vẫn tăng tốt, cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2008 và 2007 đên năm 2009 mức giảm
cũng có thể coi là tạm chấp nhận cho thấy quy mô ngày càng lớn của chi nhánh sở giao
dịch 1 và vai trò của nó trong BIDV nói riêng và ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN
2.2.1. Sơ lược hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam
Mục đích của hệ thống:
Thứ nhất, nhằm phục vụ công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Tín
dung
Hiện nay, ngân hàng đầu tư và phát triển là ngân hàng duy nhất đang thực hiện
việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phương pháp định tính được quy định tại
điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Và để làm được điều này,
BIDV đã xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt
động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín

×