Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.96 KB, 18 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hiếu
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH
3.1. Đánh giá chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện
Xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa đúng không chỉ cho phép các doanh
nghiệp xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà , nó
còn có vai trò quyết định đến sự tồn tại, sống còn và phát triển bền vững của
Doanh nghiệp. Dựa vào kết quả kinh doanh mà , doanh nghiệp có thể phân
tích được mặt hàng nào mang lại hiệu quả kinh doanh và xu hướng tiêu thụ
của mặt hàng đó trong tương lai. Là cơ sở giúp các nhà quản trị đưa ra các
quyết định đúng đắn.
Thấy được vai trò đó, trong thời gian thực tập tại công ty em đã tìm
hiểu sâu về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty. Em xin
được đưa ra nhận xét sau đây:
3.1.1. Ưu điểm:
* Về kế toán tiêu thụ hàng hóa:thành phẩm:
- Các chứng từ kế toán được lập đầy đủ, rõ ràng, chính xác theo đúng
quy định, chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành.. Các chứng từ được lập đều
có căn cứ thực tế . Do đó các chứng từ này đảm bảo vừa mang tính hợp lý,
hợp lệ và có giá trị pháp lý cao.
Mặt khác ngoài các chứng từ bắt buộc, do nhu cầu quản lý của Công
ty, kế toán còn sử dụng những chứng từ khác để tạo điều kiện thuận lợi trong
việc ghi chép sổ sách, quản lý các doanh mục hàng hóa và tình hình tiêu thụ
hàng hóa của Công ty.
- Quản lý tiêu thụ hàng hóathành phẩm: Do hàng hóa của doanh nghiệp
đa dạng về chủng loại nên doanh nghiệp đã đặt tên mã riêng cho từng loại
hàng hóa trên phần mềm kế toán. Từ đó thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa.
1
SV: Hoàng Thị Ngà Kế toán tổng hợp 48B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hiếu


- Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán của Công ty đã phù
hợp với tình hình của Công ty cũng như từng đối tượng khách hàng. . Do
doanh nghiệpPhương thức tiêu thụ theo nhiều phương thức khác nhau do đó
thu hút đông đảo được một số lượng lớn khách hàng, phần nào tăng cường
được công tác tiêu thụ hàng hóa.
- Quy trình luân chuyển chứng từ tại Công ty: Quy trình luân chuyển
chứng từ thực hiện theo đúng quy định đã có sự phân cấp, phân nhiệm trong
bộ phận kế toán nên đã hạn chế được gian lận, sai sót và việc xác định kết
quả tiêu thụ hàng hóa được chính xác.
- Giá bán tại công ty: Phòng kinh doanh có thể thay đổi linh hoạt giá
bán để phù hợp với thị trường giúp doanh nghiệp không bị mất khách, không
bị trượt giá do không phải đợi sự đồng ý, chấp nhận sự cấp trên thay đổi giá
bán. Do đó tạo điều kiện cho việcvà mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
* Về xác định kết quả tiêu thụ:
Phần hành kế toán xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện chính xác,
kịp thời vào mỗi quý. Vì vậy là cơ sở giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định
một cách chính xác trong việc nên mở rộng danh mục hàng hóa nào.
3.1.2. Nhược điểm:
Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tại Công ty là khoa học, tuân
theo các chuẩn mực và các quy định hiện hành. Tuy nhiên công tác kế toán
của Công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định.
- Về phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán: Công ty hạch toán hàng xuất
bán trong kỳ theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ. Đối với việc
hạch toán này công việc tập trung dồn vào cuối tháng, dễ gây ra sai sót. Mặt
khác tại thời điểm này kế toán mới xác định được giá vốn hàng bán. Do đó
không cung cấp kịp thời các thông tin cho việc ra quyết định.
2
SV: Hoàng Thị Ngà Kế toán tổng hợp 48B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hiếu
Không những thế đặc trưng của công ty là kinh doanh hàng hóa thiết bị

dễ bị oxy hóa, để lâu sẽ kém phẩm chất, nếu áp dụng phương pháp đơn giá
bình quân gia quyền sẽ không thích hợp với các mặt hàng này.
- Về vận dụng tài khoản:
Hiện nay các mặt hàng trong Công ty là đa dạng về chủng loại
nhưngCông ty có đa dạng hàng hóa, mặt hàng nhưng Công ty vẫn chưa hạch
toán chi tiết cho từng mặt hàng. Dẫn đến không đánh giá chính xác tình hình
tiêu thụ của từng mặt hàng. Từ đó giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định nên
đầu tư, mở rộng mặt hàng đem lại lợi nhuận cao hay nên thu hẹp hoặc hạn chế
tiêu thụ mặt hàng không hiệu quả.
- Về hạch toán giá mua hàng hóa: Công ty không phân bổ chi phí mua
hàng cho từng mặt hàng bán ra trong kỳ.. Từ đó không phản ánh được giá
mua thực tế của hàng hóa. Vì vậy phản ánh giá vốn hàng bán không chính
xác. Từ đó việc xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp không chính xác.
- Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Hàng hóa của Doanh nghiệp là thiết bị, phụ tùng dễ bị oxy hóa nếu để
lâu dễ bị mất giá trị nhưng hiện nay doanh nghiệp vẫn chưa trích lập khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Về chiết khấu thanh toán: Công ty đã sử dụng các chính sách ưu đãi
về chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại nhưng vẫn chưa kích thích
được thanh toán ngay của khách hàng. Hiện nay tỉ lệ nợ của khách hàng
chiếm tương đối lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến
việc quay vòng vốn của doanh nghiệp. Mặt khác vốn của doanh nghiệp chủ
yếu là vốn vay thì việc bị khách hàng chiếm dụng vốn lại càng ảnh hưởng đến
việc luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
3
SV: Hoàng Thị Ngà Kế toán tổng hợp 48B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hiếu
- Đối với doanh thu tiêu thụ nội bộ: Ngoài việc tiêu thụ hàng hóa ra bên
ngoài. Doanh nghiệp còn tiêu thụ hàng hóa trong nội bộ như: khuyến mại,
chào hàng. Tuy nhiên hiện nay việc tiêu thụ hàng hóa trong nội bộ doanh

nghiệp lại không được phản ánh qua tài khoản 512 mà doanh nghiệp lại phản
ánh vào tài khoản 511 điều đó là chưa chính xác trong hạch toán kế toán
Nợ TK 641:
Có TK 511:
- Đối với quản lý chi phí:
Ta thấy việc quản lý chi phí của Công ty chưa chặt chẽ, dẫn đến chi phí
bán hàng của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn, làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp để quản lý chi phí
chặt chẽ.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện:
Ta thấy công tác hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng và hữu
hiệu trong các doanh nghiệp. Nó không chỉ cung cấp các thông tin đầy đủ,
chính xác, kịp thời về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà còn giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn.
Hiểu được tầm quan trọng đó mà tất các doanh nghiệp đều quan tâm đến công
tác hạch toán kế toán. Và một trong những phần hành mà các doanh nghiệp
rất quan tâm là phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Bởi vì
bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn đạt doanh thu cao nhất, giảm chi phí
đến mức thấp nhất và tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì thế việc hoàn thiện kế
toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên
việc hoàn thiện không chỉ đáp ứng về mặt nội dung mà còn phải đáp ứng về
mặt phương pháp. Để làm được điều đó thì công tác hạch toán kế toán phải
đáp ứng các yêu cầu sau:
4
SV: Hoàng Thị Ngà Kế toán tổng hợp 48B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hiếu
- Việc hoàn thiện phải tuân thủ các quy định, chế độ kế toán, các quy
định pháp luật hiện hành nhưng phải sáng tạo, khoa học, vận dụng phải phù
hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì mới đạt hiệu
quả cao nhất.

- Quy trình luân chuyển chứng từ không chỉ nhanh gọn mà phải chính
xác và cung cấp các thông tin kịp thời.
- Hoàn thiện phải trên cơ sở kết hợp với điều kiện thực tế của doanh
nghiệp và phải mang tính khả thi.
- Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả tối đa,
tránh tình trạng lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành hàng hóa và
xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng
cơ điện
3.2.1. Về khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Cuối kỳ kế toán năm, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, kế toán ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn
kho)
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Đối với các năm sau, tính mức dự phòng cần lập, nếu:
+ Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau cao hơn mức
dự phòng hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm
ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (chi tiết giảm giá hàng tồn kho)
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
5
SV: Hoàng Thị Ngà Kế toán tổng hợp 48B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hiếu
+ Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau thấp hơn mức
dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được
hoàn nhập dự phòng, ghi:
Nợ TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 711: Thu nhập khác

3.2.2. Về phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán:
Doanh nghiệp nên hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp LiFo
để hàng hóa không bị mất giá trị. Mặt khác khối lượng công việc không bị
dồn cuối tháng nên giảm bớt sai sót. Đồng thời giúp doanh nghiệp thấy được
giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ của từng mặt hàng để đưa ra quyết định kinh
doanh đúng đắn.
3.2.3. Về công tác quản lý hàng hóa
Để làm được điều này trước hết kế toán phải mở sổ chi tiết cho từng
loại hàng hóa. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được mở chi tiết cho tài khoản
511, 632 đối với từng loại hàng hóa để xác định kết quả kinh doanh cho từng
mặt hàng. Từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh cho
từng mặt hàng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Đối với hàng hóa có tính chất tương tự nhau cần được tập hợp ở gần
nhau để dễ kiểm soát về mặt hao hụt…
Mặt khác hàng Nhập kho nên để theo từng danh mục hàng hóa và theo
thứ tự thời gian. Điều này giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc xuất kho
hàng hóa và kiểm tra, kiểm soát hàng hóa.
Đồng thời doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý hàng hóa
tránh nhiệt độ, độ ẩm quá lớn để bảo quản hàng hóa. Điều đó có thể giảm
phần nào sự giảm giá của hàng tồn kho.
Do doanh nghiệp còn có các chi nhánh bán hàng và các cửa hàng. Vì
vậy công ty cũng cần xác định kết quả tiêu thụ theo từng khu vực, thị trường.
6
SV: Hoàng Thị Ngà Kế toán tổng hợp 48B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Hiếu
Từ đó giúp nhà quản trị đưa ra quyết định mở rộng thị trường theo khu vực
nào là thích hợp nhất.
3.2.4. Về hạch toán giá mua hàng hóa:
Công ty nên phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hóa bán ramua vào.
Khi đó sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh đúng giá mua hàng hóa.

Giá thực
tế
mua hàng
=
Giá mua
hàng hóa
+
Chi phí
mua
khác
+
Thuế nhập
khẩu (nếu
có)
-
Các khoản chiết khấu
thương
mại, giảm giá hàng mua
(nếu có)
Trong đó:
Chi phí thu
mua phân bổ
cho hàng bán
ra
=
Chi phí mua đầu kỳ + Chi phí mua phát sinh
x
Giá mua
hàng bán
trong kỳ

Giá mua của hàng xuất bán ra + Giá mua hàng tồn cuối
kỳ
3.2.5. Đối với chính sách bán hàng:
Để giảm bớt khoản phải thu khách hàng, doanh nghiệp nên có chính
sách để khách hàng mua hàng thanh toán tiền ngay như: mua nhiều sẽ được
giảm giá, mua hàng có giá trị lớn có thể kèm thêm phụ tùng, chiết khấu thanh
toán cho khách hàng... Làm sao để khách hàng thấy rằng lợi ích mà họ nhận
được khi trả tiền trước lớn hơn rất nhiều so với việc mua chịu. Từ đó sẽ
khuyến khích việc khách hàng thanh toán ngay.
3.2.6. Việc hạch toán hàng khuyến mại
Đối với hàng khuyến mại khi đó kế toán phải phản ánh trên tài khoản
512: Doanh thu bán hàng hóa nội bộ
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 512: Doanh thu nội bộ
3.2.7. Quản lý, kiểm soát chi phí:
7
SV: Hoàng Thị Ngà Kế toán tổng hợp 48B

×