Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

800 CÂU TRẮC NGHIỆM môn TÂM THẦN HỌC _ NGÀNH Y (theo bài - có đáp án FULL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 96 trang )

800 CÂU TRẮC NGHIỆM MÔN TÂM THẦN HỌC _
NGÀNH Y (theo bài - có đáp án FULL)

RỐI LOẠN TƯ DUY
RỐI LOẠN CẢM XÚC
RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CĨ Ý CHÍ
KÍCH ĐỘNG
CÁC RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
RỐI LOẠN TRI GIÁC
TRẦM CẢM
LẠM DỤNG RƯỢU VÀ NGHIỆN RƯỢU
NGHIỆN MA TÚY
TỰ SÁT
LOẠN THẦN THỰC TỔN
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG
TÂM THẦN PHÂN LIỆT
CÁC BỆNH TÂM CĂN, CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN
STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ


RỐI LOẠN TƯ DUY
1. Tư duy
A. Là một quá trình tâm lý được quy định bời từng nơ ron một.
@B. Là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức, chỉ có ở con người.
C. Được biểu lộ ra ngồi bằng hành vi của con người.
D. Là một hoạt động tâm thần chỉ có thể đánh giá được bằng các test tâm lý.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
2. Các hình thức biểu lộ của tư duy thơng thường trên lâm sàng là.
A. Tranh vẽ.
B. Âm nhạc.
C. Hành vi, thái độ.


@D. Lời nói, chữ viết.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
3. Những ý tưởng sai lầm không phù hợp với thực tế, bệnh nhân biết là sai nhưng
không đấu tranh được đó là
@A. Hoang tưởng.
B. Ý tưởng ám ảnh.
C. Ý tưởng nghi bệnh.
D. Nghi thức ám ảnh.
E. Suy luận bệnh lý.
4. Để điều chỉnh những logic lệch lạc do hoang tưởng gây ra, ta phải áp dụng phương
pháp
A. Giải thích hợp lý.
@B. Thuốc an thần kinh.
C. Thuốc bình thần.
D. Choáng điện.
E. Thư giãn luyện tập.
5. Trong các hoang tưởng sau, các hoang tưởng nào có giá trị để chẩn đoán tâm thần
phân liệt (theo ICD-10) ?
@A. Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối, bị điều khiển.
B. Hoang tưởng được yêu, hoang tưởng nhận nhầm.
C. Hoang tưởng kiện cáo, hoang tưởng bị thiệt hại.
D. Hoang tưởng nghi bệnh,hoang tưởng phát minh.
E. Hoang tưởng cải cách, hoang tưởng theo dõi, hoang tưởng bị đầu độc
6. Trong số các triệu chứng sau, triệu chứng nào là biểu hiện cơ bản của hội chứng
tâm thần tự động ?
A. Ảo khứu, ảo thanh giả.
B. Động tác định hình, xung động.
@C. Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị lấy cắp, tư duy bị bộc lộ.
D. Hành vi xung động, tư duy thần bí.
E. Rối loạn ý thức hồng hơn.

7. Những ý tưởng, phán đốn sai lầm khơng phù hợp với thực tế, bệnh nhân biết là
sai nhưng khơng đấu tranh được, đó là.
@A. Hoang tưởng.
B. Ảo giác.
C. Ám ảnh.
1


D. Ý tưởng nổi bật.
E. Tư duy tự kỷ.
8. Trong các rối loạn tư duy sau đây, rối loạn nào chi phối cảm xúc và hành vi của
bệnh nhân nhiều nhất ?
@A. Hoang tưởng paranoia.
B. Lo sợ ám ảnh.
C. Suy luận bệnh lý.
D. Hội chứng tâm thần tự động.
E. Hoang tưởng paranoide.
9. Để đấu tranh với ám ảnh, bệnh nhân phải dùng đến một vũ khí tự vệ, đó là.
A. Tự ám thị.
B. Thuốc bình thần.
@C. Các nghi thức.
D. Các phương tiện giải trí.
E. Thuốc an thần kinh
10. Trong hội chứng hưng cảm, các rối loạn tư duy thường gặp là.
A. Tư duy dồn dập.
B. Xung động lời nói.
C. Nói hồ lốn.
D. Nhại lời.
@E. Tư duy phi tán.
11. Bệnh nhân đang nói về một chủ đề nào đó, dịng tư duy bỗng nhiên bị cắt đứt,

khơng tiếp tục được đó là triệu chứng.
A. Tư duy ức chế.
B. Khơng nói.
C. Khơng nói chủ động.
D. Tư duy lịm dần.
@E. Tư duy ngắt quãng.
12. Ngôn ngữ của bệnh nhân giảm nhanh về cả số lượng từ lẫn sự súc tích trong lời
nói, bệnh nhân nói chậm, thưa rồi gián đoạn hồn tồn, một lúc sau mới nói lại, đó
là triệu chứng.
A. Sa sút trí tuệ.
B. Tư duy bị ức chế do trầm cảm.
@C. Tư duy lịm dần.
D. Bán bất động căng trương lực.
E. Tư duy ngắt quãng.
13. Trong các triệu chứng rối loạn tư duy sau, những triệu chứng nào có thể do tổn
thương thực thể gây ra.
A. Nói một mình, trả lời bên cạnh.
@B. Nhại lời, khơng nói, nói hổ lốn.
C. Bịa từ mới,nói hổ lốn, tư duy phi tán.
D. Tư duy ngắt quãng, xung động lời nói, hoang tưởng.
E. Tư duy vang thành tiếng, ngơn ngữ định hình
14. Các triệu chứng rối loạn tư duy nào, thường gặp trong tâm thần phân liệt.
A. Bịa từ mới.
B. Ngôn ngữ hỗn độn.
2


C. Loạn ngữ pháp.
D. Ngôn ngữ phân liệt.
@E. Tất cả các câu trên đều đúng.

15. Hoang tưởng được hình thành từ.
@A. Sự suy đoán, do trực giác, do hoang tưởng, do tưởng tượng, do ảo giác
B. Do trực giác, do rối loạn cảm xúc, do tưởng tượng.
C. Do tưởng tượng, do trình độ văn hố thấp, do căng thẳng.
D. Do ảo giác, do mất trí, do loạn thần, do suy nhược thần kinh.
E. Tất cả các câu trên đều sai.
16. Hoang tưởng thường gặp nhất trong tâm thần phân liệt là.
A. Hoang tưởng tự cao.
B. Hoang tưởng tự buộc tội.
@C. Hoang tưởng paranoide.
D. Hoang tưởng paranoia.
E. Hoang tưởng bị đầu độc.
17. Hoang tưởng là triệu chứng của.
A. Bệnh lý loạn thần kinh chức năng.
@B. Loạn thần.
C. Tâm thần phân liệt.
D. Tâm căn ám ảnh.
E. Do bệnh ở thực thể ở não gây ra.
18. Để phát hiện các rối loạn tư duy của bệnh nhân ta phải.
@A. Tiếp xúc hỏi chuyện với bệnh nhân.
B. Nghiên cứu thư từ, bài viết của bệnh nhân, trắc nghiệm tâm lý.
C. Phải làm trắc nghiệm tâm lý, khám kỹ thần kinh.
D. Hỏi chuyện, nghiên cứu thư từ,và bài viết của bệnh nhân.
E. Cho bệnh nhân nói tự do.
19. Bệnh nhân ln bị cưỡng bức nhớ lại những tình huống hoặc đồ vật làm cho bệnh
nhân sợ hãi đó là triệu chứng.
A. Lo âu.
B. Hoảng sợ.
C. Lo sợ.
D. Hoang tưởng.

@E. Sợ ám ảnh.
20. Nghi thức ám ảnh là.
A. Một hành vi mà bệnh nhân luôn phải làm đi làm lại, không cưỡng được
@B. Một hành vi để tự trấn an mình để chống lại lo sợ do hội chứng ám ảnh
C. Một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
D. Một triệu chứng của mất ngủ kéo dài.
E. Các câu trên đều sai.
21. Hình thức cao nhất của q trình nhận thức được gọi là.
A. Trí tuệ
B. Trí năng
@C. Tư duy
D. Hoạt động có ý chí
E. Tri giác
3


22. Để nắm bắt được quy luật phát triển của sự vật và hiện tượng, con người cần đến.
A. Trí tuệ
B. Trí năng
@C. Tư duy
D. Hoạt động có ý chí
E. Tri giác
23. Một hoạt động tư duy được xem là bình thường khi.
A. Nhịp tư duy vừa phải
B. Hình thức khơng bị rối loạn
C. Khơng có hoang tưởng
@D. Phù hợp với văn hố của cộng đồng
E. Khơng có cảm xúc chi phối
24. Nội dung tư duy được biểu lộ ra ngồi bằng.
A. Điệu bộ và hành vi

@B. Lời nói và chữ viết
C. Nhật ký, đơn từ bệnh nhân viết ra
D. Hoang tưởng
E. Định kiến, ám ảnh
25. Tư duy.
A. Là một hoạt động tâm thần độc lập
B. Số lượng của neuron quy định
C. Chủ yếu được hình thành nhờ giáo dục
@D. Là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức
E. Bị sa sút trong hội chứng paranoide
26. Bệnh nhân liên tưởng mau lẹ từ việc này sang việc khác, chủ đề luôn thay đổi,
không mạch lạc. Đây là triệu chứng.
A. Hưng cảm
B. Kích động
C. Hoang tưởng tự cao
@D. Tư duy phi tán
E. Ngơn ngữ định hình
27. Các rối loạn hình thức tư duy nào biểu hiện cho tính phân ly của TTPL
A. Tư duy phi tán, tư duy dồn dập, trả lời bên cạnh, tư duy lịm dần
B. Tư duy ngắt quãng, tư duy phi tán, đáp lập lại, không nói
C. Trả lời bên cạnh, tư duy lịm dần, đối thoại tưởng tượng, khơng nói
D. Xung động lời nói, trả lời bên cạnh, khơng nói, tư duy phi tán
@E. Tư duy ngắt quãng, xung động lời nói, đáp lập lại, ngơn ngữ định hình, tư duy lịm
dần
28. Nhiều ý tưởng xuất hiện liên tục trong đầu bệnh nhân, bệnh nhân không cưỡng lại
được. Đây là.
@A. Tư duy dồn dập
B. Tư duy phi tán
C. Nói hỗ lốn
D. Ngơn ngữ định hình

E. Loạn ngữ pháp

4


29. Bệnh nhân liên tưởng khó khăn, ý tưởng nghèo nàn, tiếp xúc chậm chạp. Đó là
triệu chứng.
A. Mất trí
@B. Nói chậm
C. Thiếu hồ hợp
D. Căng trương lực
E. Bất động
30. Hỏi câu sau nhưng bệnh nhân vẫn trả lời theo câu trước. Đó là triệu chứng.
A. Ngơn ngữ định hình.
B. Căng trương lực.
C. Kích động ngơn ngữ
D. Nhại lời.
@E. Đáp lập lại.
31. Tư duy ngắt quãng, tư duy lịm dần, đáp lập lại có chung đặc điểm là.
@A. Rối loạn sự liên tục dòng tư duy.
B. Triệu chứng của trầm cảm
C. Triệu chứng của căng trương lực.
D. Tư duy tự kỹ.
E. Ngơn ngữ phân liệt.
32. Đột nhiên bệnh nhân nói một tràng dài rồi im bặt, đó là triệu chứng.
A. Kích động căng trương lực.
@B. Xung động lời nói.
C. Tic phát âm.
D. Tâm thần phân liệt
E. Triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt

33. Bệnh nhân nói chuyện một mình như nói với người vơ hình. Đó là triệu chứng
A. Nói một mình.
B. Xung động lời nói.
@C. Đối thoại tưởng tượng.
D. Trả lời bên cạnh.
E. Đáp lập lại.
34. Trong số các triệu chứng sau đây, triệu chứng nào có nhiều nguyên nhân nhất, gặp
trong nhiều bệnh lý nhất.
A. Tư duy lịm dần.
B. Trả lời bên cạnh
C. Tư duy ngắt qng.
D. Xung động lời nói.
@E. Khơng nói.
35. Trong số các triệu chứng sau đây, những triệu chứng nào đặc trưng cho tâm thần
phân liệt nhất.
@A. Tư duy lịm dần, tư duy ngắt quãng, bịa từ mới, ngôn ngữ hỗn độn.
B. Tư duy phi tán, tư duy dồn dập, liên tưởng khó khăn, nhại lời.
C. Kích động, căng trương lực, trầm cảm, hoang tưởng
D. Hoang tưởng, ảo giác, tư duy ngắt quãng, tư duy lịm dần.
E. Bịa từ mới, hoang tưởng , kích động, tư duy phi tán.

5


36. Bệnh nhân cứ nói lập lại một cách tự động từ cuối hoặc câu cuối khi ta hỏi bệnh,
đó là.
A. Đáp lập lại.
@B. Nhại lời.
C. Hội chứng tâm thần tự động.
D. Giải thể nhân cách.

E. Tri giác sai thực tại.
37. Sự khác nhau giữa ám ảnh và hoang tưởng là
A. Những ý tưởng, phán đốn khơng phù hợp với thực tế.
@B. Bệnh nhân biết sai trong ám ảnh.
C. Bệnh nhân biết đấu tranh trong hoang tưởng.
D. Cả hai là triệu chứng loạn thần.
E. Đều đáp ứng tốt với các thuốc an thần kinh.
38. Bệnh nhân ra khỏi nhà lại cho rằng mình chưa khố cửa phải quay về kiểm tra. Đó
là triệu chứng.
@A. Ý tưởng ám ảnh.
B. Giảm nhớ.
C. Tính hai chiều.
D. Hoang tưởng suy đốn.
E. Tâm thần phân liệt
39. Triệu chứng rối loạn tư duy nào sau đây có nội dung phong phú nhất.
A. Bất động căng trương lực.
B. Khơng nói.
@C. Sợ ám ảnh.
D. Tính thụ động
E. Giảm khí sắc.
40. Triệu chứng nào làm cho bệnh nhân phải nghiền ngẫm bất tận?
A. Hoang tưởng suy đoán.
B. Định kiến
C. Hoang tưởng có hệ thống.
D. Hoang tưởng khơng hệ thống.
@E. Ý tưởng ám ảnh.
41. Tư duy tự kỷ là loại tư duy xa rời thực tế bên ngoài và quay vào cuộc sống nội tâm
bên trong mà thường hay gặp nhất trong rối loạn phân ly.
@A. Đúng
B. Sai.

42. Khi phân loại hoang tưởng theo cấu trúc thì hoang tưởng được chia thành hoang
tưởng............................. và................................
43. Rối loạn tư duy toàn bộ bao gồm các triệu chứng. tư duy phi thực tế, tư duy tự kỷ,
tư duy thần bí, tư duy phi logic, lý luận bệnh lý và..........................................
44. Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối là loại hoang tưởng đặc trưng của tâm thần
phân liệt.
@A. Đúng
B. Sai.

6


45. Các triệu chứng tư duy vang thành tiếng, tư duy bị đánh cắp, bị áp đặt là các triệu
chứng của hội chứng tâm thần tự động.
@A. Đúng
B. Sai.

7


RỐI LOẠN CẢM XÚC
1. Cảm xúc là
@A. Biểu hiện thái độ của con người đối với chung quanh và đối với bản thân.
B. Biểu hiện của khí sắc.
C. Do sự phát triển của tư duy mà hình thành.
D. Trạng thái vui buồn của con người.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
2. Các biến đổi cảm xúc thường gây ra
A. Những biến đổi về tư duy.
B. Những biến đổi về hành vi tác phong.

C. Những biến đổi về nội tiết.
D. Những biến đổi về sinh hoá não;
@E. Tất cả những biến đổi trên.
3. Loại cảm xúc có tác dụng xấu đối với sức khoẻ tâm thần con người là
A. Tức giận
B. Cảm xúc hằn học.
C. Đau buồn.
@D. Cảm xúc âm tính
E. Tất cả các loại cảm xúc trên
4. Để đánh giá cường độ của cảm xúc trong một thời điểm nhất định, ta dựa vào.
A. Mức độ hưng phấn vận động
B. Mức độ hưng phấn của tư duy
@C. Khí sắc của bệnh nhân
D. Nhịp độ của ngôn ngữ
E. Ý tưởng tự cao
5. Bệnh nhân mất phản ứng cảm xúc, không biểu lộ cảm xúc ra nét mặt, đó là triệu
chứng.
A. Giảm khí sắc.
@B. Cảm xúc bàng quan.
C. Cảm xúc tàn lụi.
D. Trầm cảm.
E. Mất trí.
6. Những rối loạn cảm xúc nào sau đây là thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt?
A. Hưng cảm, trầm cảm, cảm xúc hai chiều, hoảng sợ
B. Xung cảm, cảm xúc bàng quan, lo âu, hưng cảm
@C. Cảm xúc tự động, hai chiều, trái ngược, xung cảm, bàng quan
D. Lo âu, hoảng sợ, cảm xúc hai chiều, trái ngược
E. Tất cả các câu trên đều sai
7. Lo sợ có đặc điểm.
@A. Lo sợ có nhiều rối loạn cơ thể chức năng.

B. Lo sợ xuất hiện mà khơng có một mối đe doạ cụ thể nào.
C. Lo sợ chỉ đáp ứng với thuốc chống trầm cảm.
D. Lo sợ chỉ xuất hiện trong các trạng thái loạn thần.
E. Lo sợ chỉ là một rối loạn tâm căn mà thôi.

8


8. Ý tưởng và hành vi toan tự sát thường xẩy ra trong trạng thái cảm xúc sau.
A. Lo sợ.
B. Hoảng sợ.
@C. Trầm cảm.
D. Xung cảm.
E. Lo âu mạn tính.
9. Các triệu chứng cơ thể nào gợi ý cho cho một hội chứng trầm cảm ?
A. Tim đập nhanh, khó thở, tốt mồ hơi, rét run, ỉa chảy.
B. Mạch nhanh, hồi hộp, tốt mồ hơi, nơn mửa.
C. Ho khan, tiểu nhiều, khó ngủ, ác mộng, táo bón.
@D. Hồi hộp, mạch nhanh, đau đầu, táo bón,chán ăn, mất ngủ cuối giấc.
E. Tất cả các triệu chứng trên đều đúng.
10. Một hội chứng hưng cảm bao gồm.
A. Tư duy, cảm xúc, trí nhớ đều hưng phấn.
B. Vận động, cảm xúc, quá trình liên tưởng đều hưng phấn.
@C. Tư duy, cảm xúc, vận động đều hưng phấn.
D. Cảm xúc, sự chú ý, trí nhớ đều hưng phấn.
E. Cảm xúc, trí nhớ, vận động đều hưng phấn.
11. Rối loạn cảm xúc nào sau đây thường gặp trong TTPL
A. Hưng cảm, trầm cảm, hoảng sợ
B. Cảm xúc hai chiều, lo sợ, cảm xúc âm tín
C. Cảm xúc dương tính, kích động cảm xúc,

@D. Cảm xúc hai chiều, tự động, trái ngược
E. Lo âu, lo sợ, hoảng sợ
12. Bệnh nhân mất khả năng biểu lộ vui buồn, trở nên hoàn toàn thụ động, lờ đờ.
Trạng thái này gọi là.
A. Giảm khí sắc
B. Lo âu
@C. Cảm xúc tàn lụi
D. Cảm xúc tự động
E. Lo sợ
13. Đối với một đối tượng đồng thời xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau
như vừa yêu lại vừa ghét, vừa thích vừa khơng thích gọi là.
@A. Cảm xúc hai chiều
B. Cảm xúc trái ngược
C. Cảm xúc tự động
D. Cảm xúc bàng quan
E. Cảm xúc ức chế
14. Hình thức biểu hiện thái độ của con người đối với những kích thích từ bên ngồi
cũng như từ bên trong cơ thể, gọi là.
A. Tri giác
@B. Cảm xúc
C. Tư duy
D. Trí tuệ
E. Hành vi

9


15. Biểu hiện sự không thoả mãn, làm mất hứng thú, giảm nghị lực gặp trong.
A. Cảm xúc bàng quan
B. Cảm xúc thấp

C. Cảm xúc cao
D. Cảm xúc dương tính
@E. Cảm xúc âm tính
16. Bệnh nhân vui, buồn, cười khóc, giận dữ vơ cớ khơng do một kích thích thích hợp
bên ngoài gây ra gọi là.
A. Cảm xúc hai chiều
B. Cảm xúc trái ngược
@C. Cảm xúc tự động
D. Cảm xúc âm tính
E. Cảm xúc dương tính
17. Một trạng thái thờ ơ của bệnh nhân TTPL đang điều trị thuốc an thần kinh làm ta
dễ nhầm lẫn với.
@A. Trầm cảm, vô cảm xúc
B. Sa sút, tư duy nghèo nàn
C. Cảm xúc tàn lụi
D. Cảm xúc âm tính
E. Bất động căng trương lực
18. Hoạt động nào trong điều kiện bình thường thì ln bị ức chế
A. Cảm xúc dương tính
B. Xung động
C. Ý thức
@D. Cảm xúc thấp
E. Cảm xúc cao
19. Triệu chứng cơ bản của hội chứng trầm cảm là
A. Cơn kích động
B. Triệu chứng bất động tâm thần vận động
C. Đau đầu mất ngủ
@D. Khí sắc giảm
E. Hoang tưởng bị hại
20. Ở trẻ con, cơn xung cảm có thể biểu hiện bằng.

A. Cơn kích động
B. Cơn co giật
C. Cơn la hét
@D. Cơn ngất xỉu
E. Các loại tic
21. Các triệu chứng nào sau đây là biểu hiện của hội chứng trầm cảm
A. Giảm khí sắc, cảm xúc tàn lụi, ngơn ngữ phân liệt, hoang tưởng bị chi phối
@B. Giảm hoạt động, giảm khí sắc, tư duy chậm, ý tưởng toan tự sát
C. Giảm hoạt động, ý chí suy đồi, tự sát, bất động căng trương lực, ảo thanh chê bai
D. Sững sờ, xung cảm, cảm xúc tàn lụi, tính phân ly, tính hai chiều
E. Tư duy bị bộc lộ, tư duy bị áp đặt, hoang tưởng bị điều khiển, hoang tưởng bị chi
phối

10


22. Sự sắp xếp nào sau đây thể hiện mức độ trầm trọng tăng dần của cảm xúc
A. Cảm xúc âm tính, cảm xúc dương tính, xung cảm
B. Xung cảm, ham thích, khí sắc
@C. Lo âu, lo sợ, hoảng sợ
D. Khí sắc tăng, khối cảm, xung cảm
E. Cảm xúc bàng quan, cảm xúc dương tính, xung cảm
23. Một hội chứng trầm cảm điển hình gồm có những thành phần cảm xúc, tư duy
và...................................
24. Cảm xúc hai chiều là tình trạng bệnh nhân cười, khóc giận dữ một cách vơ cớ
khơng do một kích thích thích hợp bên ngồi gây ra.
A. Đúng
@B. Sai
25. Trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hai hội chứng rối loạn cảm xúc thường gặp là
hưng cảm và...............


11


RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CĨ Ý CHÍ
1. Hoạt động có ý chí.
@A. Có tính chất bản năng nhằm duy trì đời sống sinh vật.
B. Là thống nhất với bản năng.
C. Có một mục đích xã hội nhất định và đối lập với bản năng.
D. Là tổng số của các động tác.
E. Khơng phải là một q trình hoạt động tâm thần.
2. Hoạt động bản năng.
A. Là có tính chủ đạo trong đời sống hằng ngày của con người.
@B. Luôn liên kết với các hoạt động của cảm xúc thấp.
C. Là những hoạt động mà con người khơng thể kiểm sốt được.
D. Là những hoạt động có mục đích xã hội nhất định, có tính chất bẩm sinh.
E. Tất cả các câu trên đều sai.
3. Các rối loạn vận động gồm có các triệu chứng sau.
A. Vận động chậm, tăng vận động, giảm vận động, kích động.
@B. Vận động chậm, giảm vận động, vô động, tăng vận động, loạn động.
C. Giảm hoạt động, tăng hoạt động, vơ động, loạn động.
D. Kích động, bất động, loạn động, vơ động.
E. Tic, kích động, bất động, vận động chậm, loạn động.
4. Bệnh nhân thực hiện các động tác một cách từ tốn, chậm rãi, ít nói, nói chậm, vẻ
mặt ít biểu cảm, đó là triệu chứng.
A. Trầm cảm.
B. Vô động.
C. Giảm hoạt động.
@D. Vận động chậm.
E. Căng trương lực.

5. Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau đây là do thuốc an thần kinh gây ra.
A. Giảm hoạt động.
B. Căng trương lực.
C. Tăng vận động.
@D. Loạn động.
E. Tất cả các triệu chứng trên.
6. Bệnh nhân kích động đột ngột, vơ nghĩa, định hình, khơng nhằm mục đích nào cả,
đó là kích động.
A. Kích động hưng cảm.
B. Kích động do bệnh tâm thần phân liệt.
@C. Kích động căng trương lực.
D. Kích động phản ứng.
E. Kích động Hystérie.
7. Mức độ ức chế vận động nào là nặng nề nhất ?
@A. Sững sờ.
B. Bất động căng trương lực.
C. Vận động chậm.
D. Khơng nói.
E. Trạng thái phủ định.
12


8. Ta nói to thì bệnh nhân khơng trả lời, trái lại hỏi nhỏ thì trả lời đó là triệu chứng.
A. Thiếu hoà hợp.
B. Tư duy tự động.
C. Phủ định.
@D. Triệu chứng Páp lốp.
E. Tính thụ động.
9. Trong các số triệu chứng sau đây, những triệu chứng nào là của hội chứng căng
trương lực.

A. Kích động, tic, vơ động , gối khơng khí, chống đối.
@B. Gối khơng khí, uốn sáp, nhại lời, nhại động tác.
C. Nhại vẽ mặt, triệu chứng Páp lốp, gỉam động tác, tăng trương lực cơ.
D. Tăng trương lực cơ, xung động, động tác định hình, sững sờ.
E. Tất cả các triệu chứng trên.
10. Tic là.
A. Những hành vi không tự ý, xuất hiện đột ngột , lập đi lập lại, bệnh nhân không
cưỡng lại được.
B. Là những cử động đột ngột, ngoài ý muốn của bệnh nhân, lập đi lập lại, bệnh chỉ có
thể cưỡng lại được trong một thời gian ngắn.
@C. Những động tác không tự ý, xuất hiện đột ngột, nhanh, lập đi lập lại, bệnh nhân
chỉ có thể cưỡng lại được trong một thời gian ngắn.
D. Những thói quen lâu ngày, lập đi lập lại một cách vô ý thức, bệnh nhân không phê
phán được.
E. Những động tác không tự ý, xuất hiện đột ngột, bệnh nhân biết là khơng cần thiết và
có thể tự kiềm chế được với một cảm xúc rất căng thẳng.
11. Bản năng là.
A. Những hành vi xấu xa của con người
B. Do thiếu rèn luyện, thiếu giáo dục mà hình thành
C. Những ham muốn gây hại cho người khác
D. Những hành vi tình dục thiếu kiềm chế
@E. Những phản xạ khơng điều kiện bẩm sinh
12. Ở người bình thường
@A. Các hoạt động bản năng bị kìm chế
B. Tiềm thức chi phối hoạt động của con người
C. Có thể có những hành vi bộc phát gọi là xung động
D. Ln chỉ có cảm xúc dương tính
E. Cũng có thể có ảo giác nhất thời
13. Thể dục thể thao là.
A. Thể hiện xung động của con người

@B. Một hoạt động có ý chí
C. Một biểu hiện của sự thù hằn bản năng chết
D. Nhằm giải toả những ức chế về mặt cảm xúc
E. Tổng hợp của nhiều động tác
14. Triệu chứng nào có thể quan sát được ở bệnh nhân trầm cảm.
A. Vận động chậm
B. Giảm vận động
C. Vô động
13


D. Khí sắc trầm
@E. Tất cả các câu trên đều đúng
15. Khi bệnh nhân hồn tồn khơng vận động, đó là triệu chứng................
16. Trong hội chứng hưng cảm, bệnh nhân thường nằm hoặc ngồi yên một chỗ.
A. Đúng
@B. Sai
17. Khi giảm vận động bệnh nhân cũng bị mất động tác.
A. Đúng
@B. Sai
18. Thời gian của cơn kích động............ hơn trạng thái kích động.
19. Trong hội chứng căng trương lực, triệu chứng giữ nguyên tư thế còn gọi là triệu
chứng......................
20. Trầm cảm nặng kết hợp với trạng thái sững sờ gọi là sững sờ.....................
21. Một bệnh nhân trầm cảm bất động được gọi là.
@A. Sững sờ sầu uất
B. Căng trương lực mê mộng
C. Căng trương lực tỉnh táo
D. Bất động căng trương lực
E. Vơ động

22. Bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng
@A. Giảm vận động
B. Tăng khí sắc
C. Kích động căng trương lực
D. Động tác định hình
E. Ngoại tháp
23. Tác dụng phụ thường gặp về mặt vận động do thuốc an thần kinh gây ra
A. Tăng vận động
B. Căng trương lực
@C. Loạn động cấp
D. Bệnh Parkinson
E. Hạ huyết áp khi đứng
24. Triệu chứng nào sau đây là của hội chứng trầm cảm?
A. Giảm vận động, tăng hoạt động
B. Tăng vận động, giảm động tác
C. Giảm động tác, căng trương lực
@D. Giảm động tác, giảm vận động
E. Giảm vận động, loạn động
25. Khi bệnh nhân có nhiều động tác thừa, thì đó là một biểu hiện của các triệu
chứng.................
26. Trái với bản năng, hoạt động có ý chí là một q trình hoạt động tâm thần
có...........
27. Hoạt động bản năng ln ln chi phối hành vi của con người
A. Đúng
@B. Sai
28. Giảm vận động tức là vận động chậm
A. Đúng
14



@B. Sai
29. Triệu chứng vô động thường gặp trong
@A. Trầm cảm, bất động căng trương lực, các trạng thái phản ứng
B. Lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt
C. Loạn thần thực tổn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực
D. Mất trí tuổi già, Trầm cảm
E. Lo âu, sững sờ, rối loạn phân ly
30. Tăng vận động
A. Thường gặp trong trạng thái loạn thần
@B. Là trạng thái trái ngược của giảm vận động
C. Là hậu quả do dùng thuốc an thần kinh
D. Do rối loạn chuyển hoá serotonin
E. Thường gặp ở giai đoạn đầu của loạn thần phản ứng
31. Loạn động cấp là hậu quả của tăng vận động
A. Đúng
@B. Sai
32. Bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên
A. Thường gặp trong trạng thái lo sợ cấp
B. Là triệu chứng rối loạn cảm xúc nặng
@C. Là biểu hiện của loạn động cấp
D. Có thể được điều trị bằng an thần kinh liều cao
E. Chỉ đáp ứng với thuốc chống trầm cảm
33. Triệu chứng nào có nguyên nhân nội phát
A. Nói nhiều, nhanh
B.Khơng nói
C. Định kiến
@D. Trạng thái kích động
E. Qn ngược chiều
34. Kích động đột ngột, vơ nghĩa, định hình. Đó là đặc điểm của
A. Nhân cách bùng nổ

B. Loạn thần do rượu
@C. Kích động căng trương lực
D. Trạng thái phản ứng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
35. Từ trạng thái bán bất động đến bất động hoàn toàn là đặc điểm của
A. Trạng thái mất trí từ từ
B. Hoang tưởng mạn tính
C. Triệu chứng âm tính
D. Trạng thái sững sờ xúc cảm
@E. Bất động căng trương lực
36. Bất động là trạng thái ức chế tâm thần vận động...................
37. Triệu chứng Pavlov trong bất động căng trương lực làm cho bệnh nhân có triệu
chứng uốn sáp
A. Đúng
@B. Sai

15


38. Bảo bệnh nhân mở mắt ra thì bệnh nhân nhắm mắt lại. Đó là triệu chứng của trạng
thái..................
39. Các triệu chứng : nhại lời, nhại động tác, nhại vẻ mặt thể hiện trạng thái phủ định
của bất động căng trương lực
A. Đúng
@B. Sai
40. Tic là những động tác xuất hiện đột ngột, nhanh, lặp đi lặp lại và mang tính chất
khơng..............

16



KÍCH ĐỘNG
1. Tính chất nguy hiểm của kích động là do
A. Cơn kích động
B. Hưng cảm
C. Trạng thái kích động
D. Trầm cảm kết hợp với lo âu
@E. Hoang tưởng ảo giác chi phối
2. Kích động là
A. Một trạng thái phản ứng quá mức chịu đựng của người chung quanh, có tính chất
phá hoại nguy hiểm
@B. Một trạng thái hưng phấn tâm thần vận động do bệnh tâm thần gây ra có tính chất
phá hoại nguy hiểm
C. Một phản ứng tự bảo vệ
D. Một hành vi phạm pháp
E. Do thiếu kìm chế
3. Tính chất kích động trong các bệnh lý loạn thần nội phát là
@A. Kích động kéo dài, cường độ thay đổi tuỳ theo bệnh nguyên
B. Cơn kích động ngắn, cường độ mãnh liệt, luôn gây nguy hiểm cho người chung
quanh
C. Kích động đột ngột, định hình, vơ nghĩa
D. Có tính chất xung động, tấn cơng nguy hiểm
E. Kích động nặng vào buổi chiều tối
4. Bệnh nhân la hét, đập phá đồ đạc trong gia đình vì gia đình ngăn cản khơng cho
mình phá đồ cũ để thay bàn ghế mới, bệnh nhân muốn trang trí nội thất thật sang
trọng để tương xứng với con người danh giá của mình. Đó là.
A. Hoang tưởng phát minh kỳ qi
@B. Kích động hưng cảm
C. Do hoang tưởng và ảo giác chi phối
D. Đặc điểm của tâm thần phân liệt

E. Một chỉ định hàng đầu của sốc điện
5. Bệnh nhân luôn nghe tiếng nói trong đầu đe doạ, vây bắt, giết mình, bệnh nhân tin
là có kẻ xấu đặt máy nghe lén trong nhà nên bệnh nhân tức giận đập phá bàn ghế,
giường, tủ để tìm máy nghe lén. Đó là
A. Loạn thần phản ứng
B. Xung động cảm xúc
C. Kích động phản ứng
D. Hoang tưởng kỳ quái
@E. Kích động do hoang tưởng - ảo giác chi phối
6. Hội chứng căng trương lực gồm có.
A. Bất động, hội chứng tâm thần tự động
B. Kích động và vơ cảm
@C. Bất động, kích động
D. Bất động, ảo giác căng trương lực
E. Tất cả các câu trên đều sai

17


7. Bệnh nhân tâm thần phân liệt bỗng nhiên dùng hai tay đánh vào mặt bàn liên tục.
Đó là
A. Hoạt động khơng mục đích
B. Bệnh nhân muốn u sách một điều gì đó
@C. Kích động căng trương lực
D. Hành vi vô nghĩa trong thể thanh xuân
E. Tăng động tác
8. Loại kích động nào gây nguy hiểm cho cộng đồng nhất
@A. Kích động do tâm thần phân liệt
B. Kích động do phản ứng
C. Kích động do sang chấn tâm lý

D. Kích động do bệnh thực thể
E. Kích động do trầm cảm
9. Choáng điện được chỉ định trong trường hợp nào?
A. Loạn khí sắc
B. Trầm cảm phản ứng
@C. Kích động căng trương lực
D. Kích động do tâm thần phân liệt
E. Giảm động tác
10. Bệnh nhân có nhân cách kịch tính, chậm phát triển trí tuệ, bị động kinh thường có
đặc điểm
A. Hay bị rối loạn phân ly
B. Mất trí dần dần
@C. Cơn kích động phản ứng
D. Tư duy trở nên lai nhai, bịa chuyện
E. Khơng có khả năng tiếp thu, học tập được
11. Một phụ nữ do mâu thuẫn gây gổ với chồng xong lên cơn thở dồn dập. Đó là
A. Do bệnh lý suy hơ hấp cấp.
@B. Cơn kích động.
C. Cơn lo sợ cấp.
D. Cơn phản ứng.
E. Cơn hoảng sợ.
12. Bệnh nhân nữ 18 tuổi do gây gổ với anh trai, bệnh nhân tức giận lên cơn đập phá
rất ồn ào, la hét, khóc lóc vật vã, tuy khơng thiệt hại gì nhiều nhưng bố mẹ bệnh
nhân rất lo lắng. Đó là.
@A. Kích động hysterie.
B. Do sự giáo dục khơng đúng mức.
C. Do bố mẹ thiếu quan tâm
D. Bệnh nhân giả vờ để gây áp lực với gia đình.
E. Loạn vận động.
13. Một bệnh nhân tâm thần phân liệt cứ đến mùa hè là lên cơn kích động. Đó là

A. Kích động theo mùa.
B. Kích động chu kỳ.
C. Tâm thần phân liệt chu kỳ
D. Loạn thần hưng trầm cảm.
@E. Tất cả các câu trên đều sai.
18


14. Bệnh nhân nằm yên, ta để tay bệnh nhân ở tư thế nào thì bệnh nhân để yên ở tư thế
đó. Đó là
A. Giảm động tác.
@B. Một triệu chứng của hội chứng căng trương lực.
C. Biểu hiện trầm cảm nặng.
D. Triệu chứng loạn trương lực cơ.
E. Tăng trương lực.
15. Triệu chứng nào sau đây được gọi là triệu chứng Páp lốp
A. Phản xạ có điều kiện.
B. Q trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh.
C. Giữ nguyên dáng.
D. Để tay chân ở tư thế nào thì bệnh nhân giữ nguyên tư thế ấy.
@E. Đưa thức ăn thì khơng cầm, lấy đi thì giật laị.
16. Bệnh nhân kích động căng trương lực, cần được điều trị bằng.
A. Liệu pháp tâm lý.
B. Thuốc bình thần
@C. An thần kinh và chống điện.
D. Liệu pháp tâm lý và thuốc bình thần
E. Kháng sinh và chống trầm cảm
17. Bệnh nhân hoàn toàn không hợp tác với thầy thuốc là do.
A. Hoang tưởng chi phối.
B. Ảo giác chi phối

@C. Trạng thái phủ định
D. Trạng thái trầm cảm nặng
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
18. Điều trị kích động phản ứng, liệu pháp nào sau đây là thích hợp nhất.
A. Sốc điện
@B. Tâm lý liệu pháp.
C. An thần kinh liều cao.
D. An thần kinh kết hợp bình thần
E. Giải lo âu-bình thần.
19. Sững sờ là.
A. Do khí sắc giảm quá mức.
@B. Do ức chế tất cả các hoạt động tâm thần vận động ở mức tối đa
C. Ức chế vận động tối đa nhưng ta vẫn tiếp xúc với bệnh nhân đuợc
D. Bệnh nhân trầm cảm kết hợp với ức chế vận động nặng nề.
E. Trạng thái mà ta quan sát được các triệu chứng. uốn sáp, gối khơng khí, khơng chịu
ăn uống.
20. Khi phát hiện bệnh nhân có hội chứng căng trương lực ta phải
A. Chỉ định chống điện
@B. Tìm ngun nhân thực tổn
C. Cố định bệnh nhân.
D. Theo dõi 24/24 giờ
E. Chống loét, chống nhiễm trùng.
21. Trầm cảm nặng, vận động bị ức chế nặng nề được goi là.
A. Trầm cảm thoái triển
19


B. Sửng sờ căng trương lực
@C. Sửng sờ sầu uất.
D. Vô động trầm cảm.

E. Trầm muộn.
22. Chán ăn tâm thần là bệnh lý
A. Do trầm cảm nặng
B. Thường gặp ở nam giới.
C Thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh
D. Do sửng sờ gây ra
@E. Do rối loạn bản năng.
23. Bệnh nhân kích động cần được bố trí ở phịng đông người.
A. Đúng
@B. Sai
24. Thời gian quản lý bệnh nhân kích động tại phịng cách ly càng............càng tốt.
25. Chống điện là chỉ định bắt buộc cho mọi trường hợp kích động
A. Đúng
B. Sai

20


CÁC RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
1. Năng lực sử dụng tối đa vốn trí thức và kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được để
hình thành nhận thức mới, phán đóan mới, giúp con người hoạt động có hiệu quả
nhất trong thực tế cuộc sống, đó là định nghĩa của.
@A. Tư duy.
B. Trí tuệ.
C. Cảm xúc
D. Ý thức.
E. Ý chí.
2. Các hình thức rối loạn trí tuệ thường được phân loại theo.
@A. Trí tuệ chậm phát triễn và trí tuệ sa sút.
B. Yếu tố di truyền.

C. Khả năng đáp ứng với điều trị
D. Thời gian bị bệnh
E. Kết quả của test tâm lý.
3. Các bệnh lý nào sau đây thường gây sa sút trí tuệ.
A.Tâm thần phân liệt, động kinh.
B. Tuổi già, Tâm thần phân liệt.
@C. Hai câu trên đều đúng.
D. Viêm màng não, loạn thần cấp.
E. Chấn thương sọ não, hôn mê kéo dài.
4. Hậu quả nghiêm trọng nhất do bệnh tâm thần phân gây ra cho bệnh nhân bị bệnh
mạn tính là.
A. Hoang tưởng dai dẳng.
B. Biến đổi nhân cách.
@C. Sa sút trí tuệ.
D. Bị ảo giác chi phối.
E. Giảm trí nhớ.
5. Trí tuệ chậm phát triển thường
A. Có tính chất bẩm sinh
B. Di truyền
C. Bị mắc phải sau khi sinh
@D. Thưịng có tính chất bẩm sinh hoặc mắc ngay từ những năm đầu sau khi sinh
E. Thường do khơng có điều kiện để học tập
6. Người có trí tuệ chậm phát triển ở mức độ khơng có nhận thức hoặc nhận thức rất
yếu, thường gặp trong.
A. Chậm phát triển tâm thần vừa
B. Chậm phát triển tâm thần nhẹ
C. Chậm phát triển tâm thần nặng
@D. Cả 3 mức độ chậm phát triển trên
E. Trí tuệ sa sút
7. Ở những người chậm phát triển trí tuệ thường kèm theo dị tật bẩm sinh về cơ thể.

A. Trí tuệ chậm phát triển nặng
B. Trí tuệ chậm phát triển vừa
C. Trí tuệ chậm phát triển nhẹ
21


D. Trí tuệ thiểu nặng, vừa và nhẹ
@E. Trí tuệ thiểu nặng cả 3 mức đô
8. Những mức độ chậm phát triển trí tuệ nào sau đây, ta có thể chữa khỏi được.
A. Chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ
B. Chậm phát triển ở mức độ vừa
C. Chậm phát triển ở mức độ nhẹ và vừa
@D. Không chữa khỏi được, mà những trường hợp nhẹ thông qua huấn luyện ta có
khả năng cải thiện được phần nào nhận thức
E. Hồn tồn ta khơng thể chữa khỏi được
9. Trong chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nào người bệnh có thể học tập được song
khả năng tiếp thu chậm
A. Mức độ vừa
@B. Mức độ nhẹ
C. Mức độ vừa và nhẹ
D. Không thể học tập được
E. Không học tập được mà chỉ bắt chước người khác trong một số công việc
10. Biểu hiện hành vi cơ bản của người chậm phát triển trí tuệ
A. Hành vi phản ảnh nhu cầu bản năng
B. Hành vi mang tính xung động
@C. Hành vi thiếu sự kiềm chê,ú mang tính chất thơ bạo nguy hiểm
D. Hành vi đơn điệu riêng biệt rời rạc
E. Bao gồm những hoạt động đơn giản
11. Trí tuệ là.
A. Khả năng suy nghĩ của con người để tìm ra quy luật

B. Năng lực nhận thức một cách trừu tượng để nhận thức sự vật và hiện tượng một
cách khái quát
@C. Khả năng vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm thực tiễn để hình thành nhận
thức, phán đốn mới
D. Năng lực hình thành qua quá trình đào tạo
E. Một trạng thái tâm lý nhất thời, biểu hiện năng lực của con người trong một thời
gian nhất định
12. Để rèn luyện trí tuệ
@A. Có một cơ thể, một bộ óc lành mạnh, được rèn luyện qua học tập và lao động tạI
Nhà trường và thục tiễn.
B. Dùng các thuốc dưỡng não làm tăng cường hoạt động các chất trung gian hoá học
C. Thì các hoạt động tâm thần tham gia vào quá trình ghi nhận phải hưng phấn đúng
mức
D. Các phương pháp thư giãn, dưỡng sinh, thái cực quyền.... có tác dụngtốt
E. Các câu trên đều đúng.
13. Các bệnh lý của trí tuệ bao gồm.
A. Hưng phấn và ức chế
B. Mất trí và sa sút trí tuệ
C. Sa sút trí tuệ thuận chiều và ngược chiều
D. Trí tuệ tăng hoạt động
@E. Chậm phát triển và sa sút trí tuệ

22


14. Bệnh lý nào sau đây, thường do quá trình thối hố ở người lớn tuổi
@A. Sa sút trí tuệ
B. Trầm cảm
C. Tâm thần phân liệt
D. Rối loạn phân ly

E. Hội chứng ngoại tháp
15. Các nguyên nhân thường gặp của chậm phát triển trí tuệ.
@A. Bẩm sinh, TTPL, động kinh, bệnh chuyển hoá - nội tiết, chấn thương sọ não, di
chứng nhiễm trùng thần kinh, thiếu kích thích văn hố
B. Di truyền, thất học, TTPL, động kinh, bệnh chuyển hoá - nội tiết, chấn thương sọ
não, di chứng nhiễm trùng thần kinh, trầm cảm trẻ em
C. TTPL, động kinh, nhiễm trùng thần kinh, trầm cảm trẻ em, bệnh chuyển hoá - nội
tiết, nghiện độc chất, loạn động muộn, thất học, di truyền
D. TTPL, động kinh, di chứng nhiễm trùng thần kinh, do dùng corticoid kéo dài, bệnh
chuyển hoá - nội tiết, thất học, nghiện độc chất, di truyền
E. Bẩm sinh, thất học, nhiễm trùng thần kinh, chấn thương sọ não, trầm cảm mạn tính,
nghiện độc chất, di truyền
16. Sự phát triển trí tuệ có liên quan đến
A. Vịng đầu khi trẻ mới sinh, nhóm máu, dinh dưỡng, giáo dục
@B. Giáo dục, bệnh lý cơ thể và tâm thần, di truyền
C. Mức sống, khối lượng của não, nghề nghiệp của bố mẹ
D. Tình trạng sức khoẻ của bố mẹ, tuổi sinh con của mẹ, chế độ ăn nhiều đạm, giáo
dục
E. Số lượng anh chị em, giáo dục, trình độ của bố mẹ, dinh dưỡng
17. Khả năng xử lý một tình huống tối ưu được gọi là.
A. Năng lực phán đoán
B. Tư duy
C. Q trình phân tích
@D. Trí tuệ
E. Phản xạ có điều kiện
18. Phương pháp điều trị nào sau đây được dùng trong chậm phát triển trí tuệ.
A. Thuốc an thần kinh - bình thần
B. Vật lý trị liệu
C. Các thuốc dưỡng não
D. Chất dinh dưỡng có DHA

@E. Các câu trên đều sai
19. Bệnh Down là.
A. Một bệnh loạn thần
B. Do rối loạn chuyển hoá
C. Một bệnh điều trị khỏi
@D. Một bệnh lý chậm phát triển trí tuệ
E. Một bệnh làm ức chế hoạt động tư duy
20. Hậu quả nặng nề nhất của tâm thần phân liệt.
A. Gây rối loạn sinh hoạt gia đình và xã hội
B. Tốn kém do điều trị nội trú dài ngày
@C. Sa sút trí tuệ
23


D. Có những cơn xung động nguy hiểm
E. Kháng với điều trị
21. Học tập, rèn luyện qua lao động là các yếu tố đủ để hình thành trí tuệ
A. Đúng
@B. Sai
22. Trí tuệ chậm phát triển có............ mức độ
23. Alzheimer là bệnh mất trí bẩm sinh
A. Đúng
@B. Sai
24. Bệnh nhân chậm phát triển trí tuệ bao giờ cũng kèm theo mất cảm xúc
A. Đúng
@B. Sai
25. Chậm phát triển trí tuệ mức độ............ có thể huấn luyện làm một số cơng việc lao
động chân tay

24



×