THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. SƠ LƯỢC VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Sở giao dịch
Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT VN được thành lập ngày 28/3/1991 theo
quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN. Là
một chi nhánh đặc biệt. thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị trực tiếp
kinh doanh của Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược của
BIDV.
Hiện nay, SGD có trụ sở chính tại tòa tháp A - Vincom, số 191 Bà Triệu -
Hà Nội.
Cho tới nay, SGD đã trải qua 18 năm hoạt động và phát triển, đạt được
nhiều bước tiến vượt bậc, cụ thể:
- Trong bốn năm đầu tiên (1991-1994), tuy còn nhiều bước đi chập chững,
tuy nhiên SGD đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách cho các
dự án đầu tư của Bộ, Ngành với số vốn cấp phát hàng trăm tỷ đồng. Theo đó Sở
giao dịch đã phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng vốn ngân sách của chủ
đầu tư, thực hiện phương châm cấp phát đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng với
thiết kế và khối lượng thi công, góp phần tiết kiệm chống lãng phí trong xây
dựng cơ bản.
- Giai đoạn tiếp theo 1996-2000: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ngân
hàng thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi tầng lớp kinh tế và
dân cư. SGD đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán
kinh tế chủ động, tự trang trải. SGD đã đạt được những kết quả quan trọng, xác
lập được vị thế, trở thành một địa chỉ quen thuộc, tin cậy của khách hàng đến
gửi tiền. SGD còn thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn
của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. SGD cũng được
biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các dự án lớn, trọng điểm của
Nhà nước và cung cấp các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao như thanh toán
trong nước, thanh toán quốc tế...
- Đến tháng 3/2001- Kỷ niệm 10 năm thành lập, SGD đã đạt được quy mô
tổng tài sản 7.828 tỷ đồng, huy động 6.441 tỷ đồng, dư nợ cho vay 4.179 tỷ
đồng, thu phí dịch vụ hàng chục tỷ đồng và cơ cấu dịch vụ chiếm 16,72% lợi
nhuận trước thuế.
- Từ 2001-2005: SGD đã thực hiện tách nâng cấp mở 4 chi nhánh cấp I
trên địa bàn Hà Nội đó là: chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002, chi nhánh Hà
Thành năm 2003, chi nhánh Đông Đô năm 2004 và chi nhánh Quang Trung
năm 2005. Cơ cấu lại Sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa
thuận lợi cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. SGD đã có
15 phòng nghiệp vụ, 15 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên.
- Tính đến năm 2008, nguồn vốn huy động đã đạt 28.919 tỷ đồng. Nguồn
vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm, có được kết quả vượt bậc này là
do sự kết hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển
sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch văn minh của nhân viên NH.
- Với phương châm hoạt động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là
mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, SGD có thể tự hào với kết quả đạt được
qua hơn 18 năm, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước với đông đảo tầng lớp
dân cư với chất lượng không ngừng được nâng cao.
2.1.2. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam
Đến nay, SGD đã có 17 phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch. Các
phòng nghiệp vụ của SGD được sắp xếp theo các khối căn cứ vào chức năng và
nhiệm vụ của các phòng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SGD
BAN GIÁM ĐỐC
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI TÍN DỤNG
KHỐI TÍN DỤNG
2.1.3. Giám đốc Sở giao dịch qua các thời kỳ
- Ông Võ Xuân Phúc-Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm
Giám đốc Sở giao dịch (3/1991-10/1996).
- Ông Vũ Quốc Sáu-Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm
Giám đốc Sở giao dịch (11/1996-3/1997). Hiện nay là Chủ tịch HĐQT Ngân
hàng ĐT&PT VN.
- Ông Lê Đào Nguyên-Giám đốc Sở giao dịch (4/1997-6/2001). Hiện nay
là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Ông Lê Văn Lộc-Giám đốc Sở giao dịch (7/2001-10/2002). Hiện nay là
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Ông Nguyễn Khắc Thân-Giám đốc Sở giao dịch (11/2002- /2005). Hiện
nay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Bà Lê Thị Kim Khuyên-Giám đốc Sở giao dịch (từ 5/2005).
2.1.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây
Với sự năng động và nhạy bén, Ban giám đốc SGD đã nhận định được
những khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động, kịp thời đưa ra những
biện pháp, chính sách đúng đắn giúp SGD luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ do Hội
sở chính giao cho, thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, và SGD luôn là
đơn vị dẫn đầu trong hệ thống BIDV. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD
được thể hiện qua các mảng hoạt động chính của SGD như sau:
2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, thị trường huy động vốn luôn diễn biến phức tạp do
sự thay đổi liên tục của giá vàng, giá dầu và việc thay đổi lãi suất của Fed. Mặt
khác, các tổ chức tín dụng cũng đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng
với lãi suất hấp dẫn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó, SGD đã
cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tổng nguồn vốn huy
động tính tới năm 31/12/2008 đạt 28.919 tỷ đồng, tăng 13.615 tỷ đồng (89%) so
với năm 2007. Con số cho thấy mức tăng trưởng mạnh của Sở giao dịch BIDV.
- Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2007/2006 2008/2007
Huy động vốn 10.110 15.304 28.919 51% 89%
Tiền gửi dân cư 2.791 2.491 2.355 (11)% (5)%
Tiền gửi tổ chức
7.284 12.760 26.485 75% 108%
Nguồn huy động khác 34 53 78 54% 47%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Nguồn vốn tiền gửi của dân cư: 2.355 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng (5%) so
với năm 2007, chiếm 8,1% trong tổng nguồn vốn huy động được. Giảm 436 tỷ
đồng (16%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do xu hướng chuyển dịch nguồn
tiền gửi dân cư từ khu vực NHTM Nhà nước sang các NHTM cổ phần trong
những năm gần đây. Đây là một tín hiệu không tốt trong việc huy động vốn của
SGD vì nguồn vốn từ dân cư vẫn là nguồn huy động quan trọng của các ngân
hàng.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức: 26.485 tỷ đồng, tăng 13.725 tỷ đồng
(tăng 108%) so với năm 2007; chiếm 92% trong tổng nguồn vốn. Có thể giải
thích là do SGD đã thực hiện tốt công tác thu hút thêm nhiều doanh nghiệp và tổ
chức mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân
viên và thực hiện các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
Mức tăng trưởng nguồn vốn 2008 so với 2007 cao hơn 2007 so với 2006.
Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp; tiền
gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách
hàng nên tính ổn định chưa cao.
- Cơ cấu vốn theo thời gian:
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006 2008/2007
Huy động vốn 10.110 15.340 28.919 51% 89%
NV không kỳ hạn 1.645 3.768 7.953 129% 111%
NV có kỳ hạn 8.465 11.572 20966 37% 81%
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Nguồn vốn không kỳ hạn: 7.953 tỷ đồng, tăng 4.185 tỷ đồng (tăng 111%)
so với năm 2007; chiếm tỷ trọng 27,5% tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, tăng
cường năng lực tài chính, tuy vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2007
so với năm 2006 là 129%. Đạt được kết quả trên là do trong năm 2008 SGD mở
rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Nguồn vốn có kỳ hạn: 20.966 tỷ đồng, tăng 9.394 tỷ đồng (tăng 81%) so với năm
2007; chiếm tỷ trọng 72,5% trong tổng nguồn vốn. Tăng 12.501 tỷ đồng (tăng 148%) so
với năm 2006. Tạo lập nguồn vốn ổn định và tự cân đối nguồn vốn để đầu tư cho vay các
dự án.
- Các nguồn huy động khác: Năm 2008 huy động từ các nguồn khác đạt 78,235 tỷ
đồng, tăng 47% so với năm 2007 (huy động được 53,335 tỷ đồng). Tỷ trọng của nguồn
này tuy không cao nhưng cũng phản ánh được rằng SGD vẫn chú trọng, số vốn huy động
năm sau vẫn cao hơn năm trước.
2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn
tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ
trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính
phê duyệt. Dư nợ cho vay của SGD nhìn chung đều tăng qua các năm. Đến năm
2008, tổng dư nợ cho vay của SGD đã đạt 5.807 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so
với năm 2007. Nguyên nhân do SGD đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh
vực tín dụng với một số khách hàng lớn như: Tổng công ty xây dựng Hà Nội,
Tổng công ty lắp máy…, đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với các khách
hàng, doanh nghiệp mới như Công ty viễn thông điện lực, công ty sữa Hà Nội…
- Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn:
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006 2008/2007
Tín dụng 5.001 5.099 5.807 2% 14%
Cho vay ngắn hạn 1.960 2.059 2.915 5% 42%
Cho vay trung-dài hạn 3.041 3.040 2.892 (1)% (5)%
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, SGD đã quan tâm tới việc
mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức cho vay ngắn
hạn như: cho vay tài trợ XNK, cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ tài sản lưu
động…Do đó cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 856 tỷ đồng
(42%) so với năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng trưởng 5% so với năm
2006. Tỷ trọng chiếm 50,1% tổng nguồn tín dụng.
Cho vay trung-dài hạn 2.892 tỷ đồng, giảm 148 tỷ đồng (5%) so với năm 2007, mức
giảm mạnh hơn so với mức giảm của năm 2007 so với 2006. Tỷ trọng nguồn cho vay
trung-dài hạn chiếm 49,9% tổng tín dụng. Ta có thể thấy quy mô cho vay trung-dài hạn
của SGD giảm dần qua các năm do chủ trương của SGD giảm bớt các khoản cho vay
trung-dài hạn không hiệu quả nằm nâng cao chất lượng tín dụng và phù hợp với cơ cấu
nguồn vốn huy của SGD.
- Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn:
Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản cho vay trung-dài hạn
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006 2008/2007
Cho vay TDHTM 623 1.095 1.035 76% (6)%
Cho vay ĐTT 1.894 1.512 1.584 (20)% 5%
Cho vay KHNN 256 161 18 (37)% (88)%
Cho vay ủy thác, ODA 266 271 253 2% (7)%
Tổng cộng 3.041 3.040 2.892 (1)% (5)%
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Đối với cho vay trung-dài hạn thương mại, mặc dù năm 2007 đã có bước
nhảy vọt, đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 lại
có sự chững lại, chỉ đạt 1.035 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng (tức là 6%) so với năm
2007. Điều này đã được giải thích ở trên là do SGD đang có sự sàng lọc kỹ càng
trong việc chọn các doanh nghiệp để cho vay, đảm bảo doanh nghiệp đó làm ăn
hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay trung-dài hạn là cho vay
đồng tài trợ, năm 2008 chiếm 55% tổng lượng cho vay. Năm 2008 đã có mức
tăng trở lại sau khi có mức giảm đáng kể năm 2007 so với năm 2006. Cho vay
đồng tài trợ năm 2008 đạt 1.584 tỷ đồng. Điều này báo hiệu trong thời gian tới
SGD sẽ mở rộng hoạt động này, vì đây là một hình thức cho vay tương đối hiệu
quả với ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro khi cho vay (san sẻ rủi ro giữa các nhà
đồng tài trợ).
Dư nợ cho vay theo kế hoạch Nhà nước đang giảm dần và chiếm tỷ trọng
ngày càng nhỏ trong tổng cơ cấu cho vay trung-dài hạn. Năm 2008 chỉ đạt 18 tỷ
đồng, giảm 143 tỷ đồng (88%) so với năm 2007, tỷ trọng chỉ chiếm chưa đến
1%. Điều này thể hiện sự chủ động hơn của SGD trong việc lựa chọn dự án và
ra quyết định cho vay, tăng sự an toàn tín dụng cho SGD.
Cho vay ủy thác, ODA năm 2008 tuy có giảm so với năm 2007 nhưng là
không đáng kể (7%), hoạt động cho vay này trong những năm qua vẫn dao động
xung quanh một mốc cố định, cho thấy SGD chưa có động thái gì mới để thay
đổi hình thức cho vay này.
2.1.4.3. Một số chỉ tiêu khác
Ngoài hoạt động huy động vốn và tín dụng, hoạt động dịch vụ cũng là
mảng được SGD chú trọng. Tình hình của hoạt động dịch vụ, đồng thời kết quả
lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản của SGD trong 3 năm gần đây được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu khác
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tỷ lệ tăng trưởng(%)
2007/2006 2008/2007
Thu dịch vụ ròng 49,512 76,850 115,000 55% 50%
Lợi nhuận trước thuế 184,858 321,000 428,000 74% 33%
Tổng tài sản 14.141 17.999 30.125 27% 67%
Đơn vị: Tỷ đồng