Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nguyên lí hoạt động của cơ cấu điều khiển li hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.7 KB, 5 trang )

Nguyên lý hoạt động của cơ cấu điều khiển ly hợp
Bộ ly hợp các loại trên ôtô được điều khiển ngắt truyền động giữa động cơ và hộp số nhờ
vào bộ cơ cấu dẫn động ngắt ly hợp. Có năm loại cơ cấu dẫn động cho công tác ngắt ly
hợp.
- Cơ cấu dẫn động cơ khí.
- Cơ cấu dẫn động cơ khí trợ lực khí nén.
- Cơ cấu dẫn động thủy lực.
- Cơ cấu dẫn động thủy lực có trợ lực áp thấp.
- Cơ cấu dẫn động thủy lực có trợ lực khí nén.
1. Cơ cấu dẫn động cơ khí sử dụng thanh và cần :
Thường sử dụng trên những ôtô du lịch và xe có công suất thấp. Không tiện lợi cho những ôtô tải
nặng nhất là các trường hợp được bố trí xa người lái.
Hình 1 : Các bộ phận của cơ cấu dẫn động thanh và cần.
Khi đạp pedal thì cần đẩy tác dụng lên ống dẫn hướng, ống dẫn hướng sẽ đi ngược lại so với chuyển
động của pedal. Dầu của ống chuyển hướng sẽ nối với các cần nhả ly hợp, cần nhả ly hợp này sẽ tác
dụng và tỳ lên bạc đạn chà kéo mâm ép ra xa làm cho đĩa ly hợp tách khỏi bề mặt bánh đà. Khi
nhấc chân lên khỏi pedal. Lò xo hoàn lực sẽ kéo pedal trở về vị trí ban đầu làm cho các bộ phận sau
đó trở về vị trí cũ và mâm ép sẽ ép đĩa ly hợp trở lại bánh đà. Ly hợp được kết nối lại.
2. Cơ cấu dẫn động cơ khí sử dụng cáp:
Cơ cấu điều khiển ly hợp bằng cáp cấu tạo gồm một sợi cáp dây bằng thép và bên ngoài được bọc
bởi một vỏ bao dùng để truyền chuyển động của pedal đến càng tách ly hợp.
Khi người tài xế đạp lên pedal, ly hợp nhả ra, tách rời đĩa ma sát với bánh đà. Khi pedal được buông
ra thì lò xo hoàn lực được gắn ở pedal trở về vị trí ban dầu và sợi cáp cũng bị kéo trở lại, lúc này
càng ly hợp sẽ nhả ra dẫn đến ly hợp đóng lại.
Hình 2 : Các bộ phận của cơ cấu dẫn động sử dụng cáp.
- Bộ điều chỉnh cáp tự động trên bàn đạp:
Loại cơ cấu điều khiển bằng cáp thiết kế có thể tự động điều chỉnh lực căng sợi cáp. Trên pedal có
một bánh cóc hình quạt răng và một con cóc.
Một lò xo được gắn bên trong quạt răng và con cóc. Khi tác dụng lực lên pedal làm căng cáp và tách
ly hợp. Lúc này bánh cóc ăn khớp với quạt răng. Khi buông pedal ly hợp đóng. Lò xo kéo căng sợi
cáp và được ăn khớp. Nếu cáp còn trùng thì cóc sẽ dịch chuyển về hướng kéo của lò xo, cóc sẽ dịch


chuyển sang bánh răng khác.
Hình 3: Thiết bịđiều chỉnh cáp tựđộng.
3. Cơ cấu điều khiển dẫn động bằng thủy lực:
Cấu tạo bao gồm ba bộ phận cơ bản: Một xylanh làm việc như bơm tạo áp suất (xylanh chính), một
xylanh tạo lực đẩy cho đòn mở (xylanh phụ) và đường ống dẫn dầu chịu áp suất ( ~ 100KG/cm2)
Hình 4 : Xylanh chính ly hợp
Xilanh chính cung cấp áp suất thủy lực cho hệ thống. Gồm một piston gắn vào xilanh chính, piston
có cuppen bằng cao su ở hai đầu. Cuppen làm kín giữa piston và thành xilanh. Một bình chứa dầu
được gắn ở bên trên xilanh chính dùng để chứa dầu thắng. Đường ống cấu tạo bằng kim loại bên
ngoài bọc cao su. Xilanh phụ gồm một bộ piston bên trong xilanh và một đòn nối với càng ly hợp.
- Nguyên lý hoạt động:
Khi ấn pedal xuống, hệ thống sẽ đẩy piston trong xilanh chính, dòng dầu chảy vào đường ống và
đến xilanh phụ, áp lực hình thành trong xilanh phụ để đẩy piston và đòn nối tác động lên càng mở ly
hợp làm tách ly hợp.
Khi pedal được buông một lò xo trên pedal kéo pedal trở về vị trí đầu, các lò xo khác ở bên trong hai
xilanh sẽ đẩy piston về vị trí ban đầu, dầu chạy ngược về bình.
Hình 5: Điều khiển ly hợp bằng thủy lực
4. Cơ cấu điều khiển ly hợp bằng thủy lực có trợ lực khí nén :
Hệ thống này có cơ cấu điều khiển giống như cơ cấu điều khiển bằng thủy lực. Nhưng trên xylanh
phụ của hệ thống trang bị bộ trợ lực khí nén.
- Nguyên lý hoạt động:
Khi chưa đạp pedal thì các buồng C, D, A ,B có áp lực bằng nhau và bằng với áp lực khí trời.
Khi đạp pedal, dầu từ xilanh chính qua ống dẫn đến bộ trợ lực qua đường II, một phần đến xylanh
phụ, một phần đẩy van điều khiển đi lên thắng lực lò xo đóng van xả và mở van nạp. Áp lực của
buồng D bằng A bằng áp lực khí nén (khí nén vào qua đường I), áp lực buồng C, B và áp lực không
khí bằng nhau. Do áp lực buồng A > B nên ép piston và cần đẩy thắng lực lò xo qua phía bên phải
để điều khiển càng ngắt ly hợp.
Hình 6: Điều khiển ly hợp bằng thủy lực
Buông pedal áp lực dầu xylanh chính giảm bằng áp lực không khí, piston điều khiển đi xuống bởi các
lò xo làm van nạp đóng và van xả mở. Làm khí nén trong buồng A và D được xả ra khí trời, vì vậy

áp lực buồng A, B, C. D và áp lực khí trời bằng nhau. Do đó Piston và cần đẩy bị đẩy sang bên trái
bởi lực lò xo, ly hợp đóng.
5: Cơ cấu điều khiển thủy lực trợ lực áp thấp:
Cơ cấu điều khiển giống như trợ lực khí nén nhưng nguyên lý dựa trên cơ sở sử dụng sự giảm áp ở
đường ống hút của động cơ hoặc tạo ra từ một bơm áp thấp, sinh ra trong đường ống một áp thấp
được điều khiển từ xilanh chính.
- Nguyên lý hoạt động:
Hình 7 : Bộ trợ lực bằng áp thấp
Buồng chân không C nối ống nạp động cơ qua đường II. Khi chưa đạp pedal áp lực dầu không làm
piston điều khiển đi lên nên áp thấp buồng A, B, C, D bằng nhau.
Khi đạp pedal dầu từ xilanh chính đến bộ trợ lực áp thấp qua đường I, một phần đến xilanh con,
một phần đẩy piston điều khiển đi lên thắng lực lò xo đóng van áp thấp và mở van không khí. Áp
lực buồng A, D và áp lực không khí bằng nhau. Buồng C, B và áp thấp ống góp hút hay bơm áp thấp
bằng nhau. Do đó áp lực buồng A > B nên màng da đi về phía phải và đẩy piston về phía phải để
làm cho ly hợp ngắt.
Khi buông pedal áp lực dầu từ xilanh chính giảm về bằng với áp lực không khí, piston điều khiển đi
xuống dưới bởi các lò xo. Lúc này van không khí đóng lại, van áp thấp được mở ra làm cho áp lực ở
buồng C, D, A, B bằng nhau. Do đó màng da sẽ dịch chuyển về phía trái bởi các lò xo, piston cũng
bị dịch chuyển về cùng hướng làm cho càng mở ly hợp được buông ra, làm cho ly hợp đóng.

×