Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.08 KB, 13 trang )

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG KỸ THƯƠNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
3.1 Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Techcombank- Đông Đô
trong thời gian tới
Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, tập trung các ngành kinh tế mũi
nhọn, có nhiều doanh nghiệp có khả năng về tài chính, có nhu cầu vốn đầu tư
cao, đồng thời với lượng dân cư đông đúc có nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng
phong phú. Tuy nhiên đây cũng là nơi tập trung các NHTM lớn có thế mạnh về
con người, công nghệ, vốn....dó đó có sự cạnh tranh gay gắt là tất yếu. Với
những kết quả đã đạt được từ việc mở rộng TDTD trong những năm gần đây,
Techcombank Đông Đô đã đưa ra những định hướng phát triển loại hình TDTD
nhằm khai thác tiềm năng của loại hình dịch vụ này cũng như tạo lợi thế cạnh
tranh cho chi nhánh.
- Phát triển TDTD theo mục tiêu chung về tăng trưởng tín dụng, đó là “
phấn đấu tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng”.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, phát tờ rơi hướng dẫn
thực hiện nghiệp vụ TDTD đến tận tay người tiêu dùng, các cơ quan đơn vị, các
tổ chức kinh tế xã hội đóng trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn.
- Thực hiện mở rộng TDTD không chỉ tại địa bàn mình mà còn phát triển
TDTD tại các địa bàn khác nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng.
- Thực hiện việc nghiên cứu phân loại thị trưởng, phân loại khách hàng
nhằm tìm hiểu về nhu cầu người tiêu dùng, nhằm cung cấp các sản phẩm TDTD
đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của họ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay, cho vay và thường xuyên
phân tích tình hình tài chính, phân loại khách hàng cũng như nắm bắt kịp thời
thông tin về khách hàng để có thể xử lý khi cần thiết, kiểm soát được vồn vay.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động để người tiêu dùng có thể hiểu biết và
tiếp cận giao dịch với ngân hàng một cách thuận tiện
Tóm lại, việc đưa ra những định hướng cho việc phát triển loại hình
TDTD thể hiện sự quan tâm của chi nhánh tới hoạt động này.Với sự quyết tâm
và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, việc mở rộng tín


dụng tiêu dùng chắc chắn sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp.
3.2 Gi i pháp nh m m r ng tín d ng tiêu dùng t iả ằ ở ộ ụ ạ
Techcombank ông ô.Đ Đ
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm
Hiện nay tại chi nhánh, danh mục sản phẩm TDTD chưa đa dạng, chủ yếu
là cho vay mua nhà, cho vay CBCNV, cho vay mua ô tô xe máy....Trong khi đó
nhu cầu của người tiêu dùng thì rất đa dạng và phong phú. Ngoài những nhu cầu
cho đời sống hàng ngày, khi mà đời sống người dân đã được nâng cao, có của
cải dư thừa họ sẽ có nhu cầu đầu tư để sinh lời,tại một số ngân hàng nhu cầu
cho vay hỗ trợ kinh doanh chứng khoán đã rất đa dạng và phát triển, bên cạnh
đó họ còn có sản phẩm cho vay để xuất khẩu lao động...và một số sản phẩm mà
ngân hàng không có.... Rõ ràng, đứng trước thực tế là nhu cầu thị trường rất đa
dạng cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên cùng
một địa bàn đã gây khó khăn rất nhiều cho chi nhánh trong việc mở rộng tín
dụng tiêu dùng. Chỉ bằng cách xây dựng một danh mục sản phẩm tín dụng tiêu
dùng đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng thì chi
nhánh mới có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Hơn nữa, việc
đa dạng hóa danh mục sản phẩm TDTD sẽ giúp chi nhánh giảm thiểu được rủi
ro.Mặt khác, chi nhánh sẽ tăng thêm thu nhập từ nguồn vốn phí dịch vụ thông
qua việc hỗ trợ các TDTD như dịch vụ thanh toán qua thẻ, dịch vụ ngân hàng tại
gia...
Khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm sau trong thời gian tới:
Sản phẩm cho vay ô tô trả góp: Ngân hàng sẽ làm việc trực tiếp với các
hãng xe hoặc các đại lý của hãng xe. Một mặt chi nhánh có thể cho vay đối với
chính các hãng xe này trong các phương án kinh doanh xe, mặt khác chi nhánh
có thể cho vay đối với những người khách có nhu cầu mua xe từ các hãng xe
này, sản phẩm này sẽ tạo nên một sản phẩm chọn gói. Việc hợp tác với các hãng
xe giúp cho Ngân Hàng cá nhiều thông tin về nguồn gốc xuất xứ của xe, nhà
cung cấp, thị trường kinh doanh xe, xu hướng tiêu dùng hiện đại.... Ngoài ra
việc hợp tác kinh doanh với các hãng xe giới thiệu tới người tiêu dùng sản phẩm

vay trả góp của chi nhánh.
Sản phẩm cho vay nha chung cư: Ngân hàng sẽ làm việc trực tiếp với
các đơn vị xây nhà và chủ nhà đầu tư của các dự án. Việc kết hợp với các đơn vị
xây nhà ở để bán cần được áp dụng có lựa chọn. Phương án này sẽ giúp cho chi
nhánh thẩm định và đánh giá được năng lực thi công của đơn vị xây dựng, chất
lượng công trịnh vì đây chính là sản phẩm đẩm bảo sau này cho ngân hàng. Khi
khách hàng mua nhà tìm đến các đơn vị xây dựng họ sẽ được giới thiệu về sản
phẩm cho vay mua chà của chi nhánh, trường hợp các khách hàng nhu cầu vay
vốn, chi nhánh có thể đấp ứng. Việc cho vay và thế chấp tài sản đảm bảo không
chỉ diễn ra đơn thuần giữa các chi nhánh và khách hàng vay vốn như các
phương án nhận thế chấp thông thường mà ở đây ban quản lý dự án cũng phải
tham gia vào các khâu liên quan. Đối với các nhà trung cư thường chưa có đầy
đủ giấy tờ để tiến hành thế chấp theo quy định của pháp luật hiện nay nên việc
sử dụng tài sãn này làm tài sản thế chấp bắt buộc phái có thêm sự ràng buộc của
cơ quan chủ đầu tư. Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm hoàn thiện giấy tờ sở hữu nhà
cho người mua nhà và đồng thời cps trách nhiệm bảo quản và trao lại toàn bộ
chứng từ gồc này cho chi nhánh khj các thủ tục được hoàn thiện.
Sản phẩm cho vay du học:Đối tượng đi du học ở Việt Nam hiện nay chủ
yếu là cho các học sinh chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông và tốt nghiệp đậi học. Do
đó, để mở rộng cho vay du học Ngân hàng có thể tổ chức quảng bá và giới thiệu
sản phẩm qua hai kênh:
+ Trực tiếp đến các trường phổ thông trung học và các trường đại học để
tổ chức các buổi họp mặt, hội thảo để giới thiệu về các chương trình du học và
giải đáp các thắc mắc. Tuy nhiên, kênh này tính hiệu quả không cao do những
học sinh, sinh viên không phải là người quyết định về tài chính của khoá học.
+ Tiếp thị các công ty tư vấn và tổ chức cho học sinh, sinh viên đi du học
ở nước ngoài. Hướng đi này hiệu quả hơn do người đại diện đến gặp gỡ và trao
đổi với các công ty này thường đóng vai trì quyết định trong việc chọn cho con
em họ đi du học. Do vậy, thông qua kênh thông tin này sẽ giúp cho các bậc phụ
huynh hiểu hơn về sản phẩm cho vay du học của Ngân hàng cũng như khả năng

cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ phương tiện thanh toán hoặc chuyển tiền thông
qua phương thức thanh toán thẻ của Ngân hàng.
Sản phẩm đảm bảm bằng lương: Những khoản vay này thường có quy
mô nhỏ, tốn kém nhiều cho chi phí trong việc xét duyệt thẩm định cho vay,
kiểm tra sử dụng vốn và thu hồi nợ.
Ngân hàng sẽ cử cán bộ tín dụng thẩm định thông tin khách hàng: thu
nhập, tính ổn định của thu nhập .... từ đó đưa ra quyết định cho vay. Định kỳ,
theo thoả thuận của ngân hàng và khach hàng sau khi tiền lương được chuyển
vào tài khoản thì Ngân hàng sẽ tiến hành chuyển khoản số tiền mà khách hàng
phải trả định kỳ.
Ngoài ra các sản phẩm nêu trên, trong thời gian tới Techcombank sẽ
nghiên cứu, hoàn thiện các sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn.
3.2.2 Đa dạng hóa phương thức TDTD
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phương thức tín dụng tiêu
dùng trực tiếp. Bên cạnh những ưu điểm của phương thức này, thì nó còn một
số nhược điểm như ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng doanh số cho
vay, khó khăn trong việc mở rộng quan hệ với khách hàng, chi phí cho vay cao
hơn....
Với lý do trên, việc phát triển phương thức TDTD gián tiếp là việc làm
cần thiết.Bởi lẽ, số lượng người tiêu dùng rất đông, nhu cầu lớn nhưng không
phải ai cũng tìm đến ngân hàng để vay vốn, một phần vì tâm lý e ngại, một phần
vì khách hàng ít nắm bắt thông tin về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung
ứng.Ngân hàng cần phối hợp với doanh nghiệp thông qua người đại diện của
doanh nghiệp, theo đó ngân hàng ký hợp đồng với người đại diện của doanh
nghiệp về các nhân viên làm việc trong doanh nghiệp này.Hình thức cho vay
qua đầu mối có ưu điểm là giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian,chi phí và
nhân lực cho mình trong việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng.Quan trọng hơn
cả là đảm bảo cho việc thanh toán của khách hàng.Bên cạnh đó ngân hàng cũng
cần phát triển hình thức TDTD trực tiếp bằng cách chủ động lựa chọn và tiếp
cận trực tiếp các khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thông qua các hình

thức như gửi thư, điện thoại, phát tờ rơi...
Rõ ràng việc sử dụng phương thức TDTD gián tiếp sẽ tạo điều kiện cho
ngân hàng mở rộng doanh số cho vay, đồng thời thiết lập mối quan hệ với các
khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, ngân hàng cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với
các công ty, đại lý bán hàng nhằm chọn lọc ra những khách hàng có chất lượng
cho vay tốt, nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

×