Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Sản xuất pectin từ vỏ cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
FÏG

BÙI ANH VÕ

SẢN XUẤT PECTIN TỪ VỎ CÀ PHÊ
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã số : 60 42 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2007


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
FHIG
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Hữu Phúc
................................................................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lại Mai Hương
.........................................................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Ngày 4



tháng 1 năm 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------oOo--TP. HCM, ngày 05 tháng 02 năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: BÙI ANH VÕ

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 05-03-1979

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chun ngành: Cơng Nghệ Sinh Học
Khố (Năm trúng tuyển): 2005
1- TÊN ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT PECTIN TỪ VỎ CÀ PHÊ
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

Nghiên cứu sản xuất pectin từ vỏ cà phê:
-

Khảo sát về nguồn vỏ cà phê: chọn nguyên liệu, cách thu nhận, bảo
quản nguồn vỏ cà phê làm nguyên liệu chiết tách pectin.


-

Nghiên cứu các thông số trích ly pectin từ vỏ cà phê.

-

Nghiên cứu các thơng số tủa bằng cồn thu pectin từ dịch trích ly.

-

Nghiên cứu phương pháp tẩy màu và tinh sạch pectin thu nhận được.

-

Sản xuất và bảo quản sản phẩm pectin.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 05-02-2007
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05-11-2007
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

PGS.TS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Đức
Lượng đã khơi gợi, hướng dẫn và động viên, khuyến khích em
hồn thành luận văn này.
Em cũng chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã từng dạy
trong suốt q trình học tại lớp Cao học Cơng nghệ sinh học khóa
2005, các thầy cơ đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kỹ năng
về chuyên ngành học.
Tôi xin cảm ơn Bộ môn Công nghệ sinh học đã tạo điều kiện
tốt cho tôi học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Em vô cùng biết ơn PGS.TS. Đồng Thị Thanh Thu, PGS.TS.
Đống Thị Anh Đào, các cô trong bộ mơn Cơng nghệ sinh học đã
có những gợi ý quý báu cũng như những kiến thức cần thiết giúp
đỡ em thực hiện luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý chân thành của tất cả bạn bè
lớp Cao học Công nghệ sinh học K2005 trong hơn 2 năm học tập,
các em sinh viên chung phịng thí nghiệm trong thời gian thực hiện
đề tài.
Cảm ơn ngoại, ba má, anh chị, gia đình là điểm tựa cho con
theo đuổi con đường học vấn.
Cảm ơn các anh em đồng nghiệp ở công ty cũ đã tạo điều
kiện thời gian cho tôi đi học. Các bạn đồng hương, cùng thời đại
học, cùng lớp cũ đã động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và trong
cuộc sống.
Trân trọng
BÙI ANH VÕ


TĨM TẮT

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 467.500 tấn vỏ cà phê thải ra gây ô nhiễm môi
trường, trong vỏ cà phê có 17,06% pectin. Nước ta hiện nay chưa sản xuất được
pectin ở quy mô công nghiệp, phải nhập khẩu với giá 18 USD/kg. Luận văn này tìm
kiếm khả năng tự sản xuất pectin từ vỏ cà phê để sử dụng trong nước đồng thời giúp
giải quyết phế phẩm cho ngành chế biến cà phê, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Chúng tôi nghiên cứu tách pectin từ vỏ cà phê theo quy trình: xử lý ngun liệu,
trích ly, tủa cồn thu pectin, tinh sạch và khử màu sản phẩm. Chúng tôi thử nghiệm ở
các thông số khác nhau để tìm điều kiện thu nhận tối ưu. Kết quả tốt nhất đạt được
là: hàm lượng pectin thô thu được so với nguyên liệu là 15,08%, trong đó có
83,24% là pectin tinh khiết, hàm lượng pectin tinh khiết so với nguyên liệu là:
12,55%. Chúng tôi sản xuất được hai sản phẩm dạng bột và dạng lỏng, bảo quản
được ít nhất 3 tháng.

ABSTRACT
Vietnam discards about 467,500 tons of coffee pulp per year, causing enviromental
pollution. Coffee pulp contains 17.06% of pectin. Vietnam currently cannot produce
pectin in industrial scale, it must import pectin at the price $18 per one kilogram. In
this thesis, we investigate the possibility of extracting pectin from coffee pulp for
domestic industry and help eliminating the waste of coffee industry and reducing
levels of environmental pollution.
The extracting process consists of preprocessing, extraction, isolation, purifying and
discoloration. We carry the process with different parameters to find the optimum
extracting conditions. The best result we obtained is: 15.08% rude pectin from the
raw material which contains 83.24% of pure pectin, therefore, the pure pectin
content in raw material is 12.55%. The process produces two products: liquid pectin
and powder pectin at least 3 month preservation.


MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU..............................................................................................1

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................4
2.1. Vỏ cà phê.................................................................................................5
2.1.1. Vài nét về cây cà phê........................................................................5
2.1.1.1. Lịch sử cây cà phê ....................................................................5
2.1.1.2. Phân loại học cây cà phê ...........................................................6
2.1.1.3. Ba lồi cà phê chính được sản xuất trên thế giới .....................7
2.1.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới .........................................11
2.1.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam...........................................13
2.1.3.1. Lịch sử sản xuất cà phê ở Việt Nam ......................................13
2.1.3.2. Phân bố và diện tích cây cà phê ở Việt Nam .........................14
2.1.3.3. Thời vụ thu hoạch và sản lượng cà phê ở Việt Nam...............15
2.1.4. Cấu tạo trái cà phê .........................................................................17
2.1.4.1. Lớp vỏ quả...............................................................................17
2.1.4.2. Lớp vỏ thịt ...............................................................................17
2.1.4.3. Lớp nhớt ..................................................................................18
2.1.4.4. Lớp vỏ trấu ..............................................................................18
2.1.4.5. Lớp vỏ lụa................................................................................18
2.1.4.6. Nhân ........................................................................................18
2.1.5. Thành phần hóa học vỏ cà phê ......................................................19
2.1.5.1. Thành phần hoá học của vỏ quả .............................................19
2.1.5.2. Thành phần hố học của lớp nhớt ...........................................19
2.1.6. Cơng nghệ sản xuất cà phê nhân ....................................................20
2.1.6.1. Phương pháp chế biến ướt ......................................................22
2.1.6.2. Phương pháp chế biến khô ......................................................24
2.1.7. Các nghiên cứu về sử dụng và xử lý vỏ cà phê..............................25
2.1.7.1. Các nghiên cứu về sử dụng và xử lý vỏ cà phê trên thế giới ..25
2.1.7.2. Các nghiên cứu về sử dụng và xử lý vỏ cà phê trong nước ...26


2.1.8. Nhận xét về nguồn vỏ cà phê thải ra trong nước............................27

2.2. Tổng quan về pectin ..............................................................................28
2.2.1. Giới thiệu về pectin ........................................................................28
2.2.1.1. Sự hiện diện và vai trò của pectin trong thực vật ...................28
2.2.1.2. Nguồn nguyên liệu sản xuất pectin ........................................30
2.2.2. Cấu tạo pectin.................................................................................32
2.2.3. Tính chất của pectin .......................................................................35
2.2.3.1. Tính chất vật lý........................................................................35
2.2.3.2. Tính tan và độ nhớt ................................................................35
2.2.3.3. Sự biến đổi của pectin .............................................................36
2.2.3.4. Các chỉ số đặc trưng của pectin...............................................37
2.2.4. Phân loại pectin ..............................................................................38
2.2.4.1. Phân loại theo tính tan trong nước ..........................................38
2.2.4.2. Phân loại theo sự methoxyl hóa ..............................................38
2.2.5. Sự tạo gel ở pectin ..........................................................................39
2.2.5.1. Sự tạo gel ở HMP bằng liên kết hydro....................................40
2.2.5.2. Sự tạo gel ở LMP bằng liên kết với ion Ca2+ ..........................41
2.2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo gel ......................................42
2.2.6. Ứng dụng của pectin.......................................................................44
2.2.6.1. Ứng dụng của pectin trong thực phẩm ....................................45
2.2.6.2. Ứng dụng của pectin trong dược phẩm ...................................47
2.2.7. Tình hình sản xuất pectin trên thế giới...........................................47
2.2.8. Các nghiên cứu về việc tách pectin trong nước .............................51
Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................53
3.1. Nguyên vật liệu .....................................................................................54
3.1.1. Vỏ cà phê........................................................................................54
3.1.2. Hóa chất..........................................................................................54
3.1.3. Giống và mơi trường ni Aspergillus oryzae ...............................55
3.1.3.1. Giống nấm Aspergillus oryzae ................................................55
3.1.3.2. Môi trường thạch nghiêng PGA .............................................55



3.1.3.3. Môi trường bán rắn..................................................................56
3.1.4. Dụng cụ và thiết bị .........................................................................58
3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................58
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu trên nguyên liệu.....................................60
3.2.1.1. Cách chọn, bảo quản, xác định tạp chất thô và xử lý nguyên liệu..60
3.2.1.2. Phương pháp xác định pH vỏ cà phê ......................................62
3.2.1.3. Phương pháp xác định thành phần hóa học chủ yếu của vỏ cà phê ..62
3.2.2. Phương pháp xác định trọng lượng khô và độ ẩm .........................63
3.2.2.1. Phương pháp xác định trọng lượng khô ..................................63
3.2.2.2. Phương pháp xác định độ ẩm ..................................................63
3.2.3. Nghiên cứu xác định các thơng số trích ly tối ưu thu dịch pectin..64
3.2.3.1. Các thơng số chính của q trình trích ly pectin.....................64
3.2.3.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích thước vỏ cà phê nghiền đến
lượng pectin thu được ..............................................................66
3.2.3.3. Nghiên cứu xác định loại dung mơi trích ly............................67
3.2.3.4. Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ % H2SO4 và pH.....67
3.2.3.5. Nghiên cứu xác định tỉ lệ dung môi/trọng lượng vỏ cà phê....68
3.2.3.6. Nghiên cứu sơ bộ ảnh hưởng của thời gian trích ly ................68
3.2.3.7. Nghiên cứu sơ bộ ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly .................69
3.2.3.8. Nghiên cứu sơ bộ ảnh hưởng của pH trích ly .........................69
3.2.3.9. Quy hoạch thực nghiệm xác định sự ảnh hưởng của ba yếu tố
pH, nhiệt độ, thời gian đến lượng pectin thu được ..................69
3.2.4. Nghiên cứu phương pháp thu pectin từ dịch trích ly......................73
3.2.4.1. Phương pháp lọc thu pectin.....................................................73
3.2.4.2. Nghiên cứu phương pháp tủa pectin bằng cồn 960 .................73
3.2.5. Phương pháp sấy tủa pectin............................................................75
3.2.6. Phương pháp khử màu cho pectin ..................................................75
3.2.6.1. Phương pháp sử dụng than hoạt tính.......................................76
3.2.6.2. Phương pháp sục khí ozon ......................................................76

3.2.6.3. Phương pháp sử dụng chất sulfit .............................................77


3.2.6.4. Phương pháp chiết bớt màu từ nguyên liệu.............................77
3.2.6.5. Phương pháp tủa hai lần để rửa màu .......................................77
3.2.7. Phương pháp tinh sạch pectin.........................................................78
3.2.7.1. Phương pháp dùng Aspergillus oryzae để tinh sạch pectin....78
3.2.7.2. Kết hợp các phương pháp........................................................79
3.2.8. Định lượng pectin bằng phương pháp Calci pectat........................79
3.2.9. Phương pháp khảo sát chất lượng pectin........................................82
3.2.9.1. Xác định chỉ số ester hoá.........................................................82
3.2.9.2. Xác định độ nhớt ....................................................................84
3.2.9.3. Xác định khả năng tạo gel thông qua độ SAG (độ keo)..........88
3.2.10. Phương pháp chưng cất thu hồi cồn .............................................90
3.2.11. Phương pháp sản xuất và bảo quản các sản phẩm pectin.............90
3.2.11.1. Phương pháp sản xuất và bảo quản pectin dạng bột .............90
3.2.11.2. Phương pháp sản xuất và bảo quản pectin dạng dịch đặc.....91
3.2.12. Thử sản xuất mứt trái cây đậm màu từ pectin vỏ cà phê..............91
3.2.13. Phương pháp xử lý số liệu............................................................92
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................93
4.1. So sánh chọn lựa và bảo quản nguyên liệu ...........................................94
4.2. Thành phần hóa học chủ yếu trong vỏ cà phê Robusta.........................95
4.3. Ảnh hưởng của kích thước vỏ cà phê nghiền đến lượng pectin thu được...97
4.4. Ảnh hưởng của loại dung môi đến lượng pectin ..................................98
4.5. Tương quan giữa nồng độ % và pH dung dịch H2SO4 ..........................99
4.6. Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/vỏ đến hiệu quả tách pectin..................99
4.7. Khảo sát thời gian trích ly sơ bộ .........................................................101
4.8. Khảo sát nhiệt độ trích ly sơ bộ...........................................................101
4.9. Khảo sát pH trích ly sơ bộ...................................................................102
4.10. Quy hoạch thực nghiệm xác định sự ảnh hưởng của ba yếu tố pH,

nhiệt độ, thời gian đến lượng pectin thu được ...................................103
4.11. Ảnh hưởng của điều kiện tủa cồn đến lượng pectin thu nhận được..106
4.11.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến sự tủa cồn thu pectin 106


4.11.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ cồn/dịch trích ly đến sự tủa thu pectin ......107
4.12. Xác định phương pháp khử màu và tinh sạch pectin ........................109
4.12.1. Phương pháp khử màu bằng than hoạt tính................................109
4.12.2. Khử màu bằng phương pháp sục khí ozon.................................110
4.12.3. Phương pháp sử dụng chất sulfit ................................................110
4.12.4. Phương pháp khử màu ảnh hưởng đến sự tinh sạch...................111
4.12.4.1. Phương pháp ngâm chiết màu từ nguyên liệu.....................111
4.12.4.2. Phương pháp tủa cồn hai lần thu pectin ..............................112
4.12.5. Phương pháp dùng canh trường Aspergillus oryzae tinh sạch pectin..112
4.13. Khảo sát chất lượng pectin ................................................................114
4.13.1. Xác định chỉ số ester hóa............................................................114
4.13.2. Xác định độ nhớt của pectin.......................................................114
4.13.3. Xác định khả năng tạo gel của pectin.........................................115
4.14. Phương pháp chưng cất thu hồi cồn ..................................................117
4.15. Phương pháp sản xuất và bảo quản pectin từ vỏ cà phê....................117
4.15.1. Phương pháp sản xuất và bảo quản pectin dạng bột ..................119
4.15.1.1. Sản xuất và bảo quản pectin dạng bột .................................119
4.15.1.2. Tính tốn chi phí ngun liệu để sản xuất pectin dạng bột.120
4.15.2. Phương pháp sản xuất và bảo quản pectin dạng dịch đặc ..........120
4.15.2.1. Sản xuất và bảo quản pectin dạng dịch đặc.........................120
4.15.2.2. Tính tốn chi phí ngun liệu để sản xuất pectin dạng dịch đặc..121
4.15.3. Thử sản xuất mứt trái cây đậm màu từ pectin vỏ cà phê............122
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................124
5.1. Kết luận ...............................................................................................125
5.2. Đề nghị ................................................................................................126

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................127
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Coffea arabica L. (Cà phê Arabica-cà phê chè).................................8
Hình 2.2. Coffea canephora Pierre (Cà phê vối -Robusta) ..............................10
Hình 2.3. Pectin trong cấu tạo của thành tế bào thực vật.................................29
Hình 2.4. Một số nguyên liệu dùng để sản xuất pectin ....................................32
Hình 2.5. Đơn phân Acid D-Galacturonic .......................................................33
Hình 2.6. Liên kết α–1,4 glycosid giữa hai đơn phân acid D-Galacturonic
trong mạch thẳng homogalacturonan ........................................................................33
Hình 2.7. Cấu trúc mạch homogalacturonan gồm những acid galacturonic đã
biến đổi, từ trái sang là nhóm methyl-ester, nhóm amid, và nhóm acetyl ................34
Hình 2.8. Cấu trúc phân tử pectin ....................................................................34
Hình 2.9. Cơng thức HMP................................................................................38
Hình 2.10. Cơng thức LMP ..............................................................................39
Hình 2.11. Cơng thức pectin được amid hóa....................................................39
Hình 2.12. Cơ chế tạo gel bằng liên kết hydro.................................................40
Hình 2.13. Cơ chế tạo gel bằng liên kết với ion Ca2+.......................................41
Hình 2.14. Mức độ ester hố của pectin và các sản phẩm ...............................45
Hình 3.1. Vỏ cà phê nguyên liệu Robusta chế biến khơ .................................54
Hình 4.1. Ngun liệu vỏ cà phê sau khi đã xử lý sấy khơ, xay nghiền ..........95
Hình 4.2. Mẫu đối chứng và mẫu sau khi tẩy màu bằng than hoạt tính.........110
Hình 4.3. Sản phẩm pectin dạng bột ..............................................................119
Hình 4.5. Ba mẫu mứt sử dụng pectin mẫu và CP Kelco...............................122
Hình 4.6. Mứt sử dụng pectin từ vỏ cà phê phết lên bánh mì sandwich ........123


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng cà phê trên thế giới từ 1995-2002...................12
Bảng 2.2. Sản lượng cà phê tươi trên thế giới từ 1995-2002 ...........................12
Bảng 2.3. Năng suất cà phê tươi trên thế giới (tấn/ha) từ 1995-2002..............13
Bảng 2.4. Các tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê nhiều..............................15
Bảng 2.5. Thời vụ thu hoạch cà phê ở Việt Nam .............................................16
Bảng 2.6. Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam các niên vụ từ 1992-2007 ...17
Bảng 2.7. Tỷ lệ các phần cấu tạo của cà phê (%).............................................18
Bảng 2.8. Thành phần hoá học của vỏ quả cà phê ...........................................19
Bảng 2.9. Thành phần của lớp nhớt vỏ cà phê .................................................19
Bảng 2.10. Hàm lượng pectin trong các loại trái cây.......................................29
Bảng 2.11. Phần trăm pectin trong các phần phế liệu của bưởi .......................30
Bảng 2.12. Tác dụng của DE của pectin lên sự tạo gel....................................43
Bảng 2.13. Các loại Pectin khác nhau và ứng dụng .........................................46
Bảng 3.1. Hóa chất dùng chung .......................................................................55
Bảng 3.2. Thành phần hoá học của cám gạo ....................................................57
Bảng 3.3. Thành phần khoáng và vitamin của cám gạo...................................57
Bảng 3.4. Ma trận theo quy hoạch thực nghiệm TYT 23 .................................71
Bảng 3.5. Công thức chế biến mứt sử dụng pectin từ vỏ cà phê......................92
Bảng 4.1. Chọn và bảo quản nguyên liệu.........................................................94
Bảng 4.2. Các thành phần hóa học chủ yếu trong vỏ cà phê............................96
Bảng 4.3. Ảnh hưởng kích thước vỏ cà phê nghiền đến lượng pectin thu được.. 97
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của loại dung môi đến lượng pectin thu được ..............98
Bảng 4.5. Tương quan giữa nồng độ % và pH dung dịch H2SO4 ....................99
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/vỏ đến lượng pectin thu được .......100
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời gian trích ly sơ bộ đến lượng pectin thu được.. 101
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến lượng pectin thu được .........102
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của pH trích ly đến lượng pectin thơ thu được ...........102
Bảng 4.10. Ma trận theo quy hoạch thực nghiệm TYT 23 và kết quả ............103



Bảng 4.11. Các hệ số của phương trình hồi quy ............................................104
Bảng 4.12. Kết quả thí nghiệm leo dốc của quy hoạch thực nghiệm.............106
Bảng 4.13. Ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian tủa cồn lên lượng pectin thu được...107
Bảng 4.14. Ảnh hưởng tỉ lệ cồn/dịch trích ly lên lượng pectin thu được sơ bộ......107
Bảng 4.15. Ảnh hưởng tỉ lệ cồn/dịch phân nhỏ lên lượng pectin thu được ...108
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của sự ngâm chiết nguyên liệu đến pectin thu được.111
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của sự tủa cồn hai lần đến chất lượng pectin............112
Bảng 4.18. Ảnh hưởng sự xử lý canh trường nấm mốc đến sự tinh sạch pectin .....113
Bảng 4.19. Chỉ số ester hoá của các loại pectin .............................................114
Bảng 4.20. Độ nhớt của các loại pectin..........................................................115
Bảng 4.21. Khả năng tạo gel của các loại pectin............................................116
Bảng 4.22. Theo dõi pectin bột bảo quản theo thời gian................................119
Bảng 4.23. Chi phí sản xuất pectin bột ..........................................................120
Bảng 4.24. Theo dõi pectin dịch đặc bảo quản theo thời gian .......................121
Bảng 4.25. Chi phí sản xuất pectin dịch đặc ..................................................121


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hai công nghệ chế biến cà phê nhân ....................................21
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất pectin dạng bột khơ từ bã táo ..........................48
Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất pectin dạng dịch đặc từ bã táo.........................50
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tách pectin từ vỏ bưởi .........................................................52
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ nghiên cứu thu nhận pectin từ vỏ cà phê .............................59
Sơ đồ 4.1.Quy trình sản xuất pectin từ vỏ cà phê..........................................118

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng kích thước vỏ cà phê nghiền đến lượng pectin thu được..97
Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của loại dung môi đến lượng pectin thu đuợc.............98
Đồ thị 4.3. Tương quan giữa nồng độ % và pH dung dịch H2SO4...................99
Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/ vỏ đến lượng pectin thu được ....100

Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến lượng pectin .....................101
Đồ thị 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến lượng pectin.......................102
Đồ thị 4.7. Ảnh hưởng của tỉ lệ cồn/dịch trích ly lên lượng pectin thu được.......108
Đồ thị 4.8. Ảnh hưởng của tỉ lệ cồn/dịch phân nhỏ lên lượng pectin thu được... 109


Phần 1
MỞ ĐẦU


HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

1

MỞ ĐẦU

Cà phê là thức uống rất phổ biến có tác dụng kích thích con người tỉnh táo và
làm phương tiện giao tiếp. Ngày nay, trên thế giới có hàng trăm triệu người uống cà
phê, chỉ riêng ở Mỹ hàng ngày tiêu dùng khoảng 430 triệu tách cà phê. Do đó, cà
phê là mặt hàng thương mại đứng thứ hai trên thị trường quốc tế, chỉ sau dầu hỏa.
Trên thế giới hiện nay có 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha và
giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng năm trên 10 tỉ USD.[16]
Cà phê ở Việt Nam hiện nay là một mặt hàng nơng sản xuất khẩu có giá trị
kinh tế to lớn. Lượng ngoại tệ thu được trong những năm gần đây khoảng 380-560
triệu USD trong một năm, chỉ đứng sau mặt hàng lúa gạo, chiếm 10% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng năm.[16]Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu cà phê đứng
thứ hai trên thế giới, chỉ sau Braxin. Nếu chỉ xét về Robusta (cà phê vối) thì nước ta
có sản lượng xuất khẩu cao nhất thế giới.
Hiện nay, nước ta có diện tích cà phê hơn 500.000 ha, sản lượng đạt 1.100.000
tấn/ năm (2007). Nếu tính một ha cần 2 lao động chính thì số người lao động sử

dụng cho ngành kinh tế này là trên một triệu (cả trồng trọt, chế biến, dịch vụ xuất
khẩu…). Như vậy ngành cà phê cịn góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động. Ngồi ra, cây cà phê cịn có tác dụng bảo vệ mơi trường, phân giải CO2 và tạo
O2 làm trong lành khơng khí, giữ ẩm cho đất…
Bên cạnh những tác dụng to lớn ấy, lượng vỏ cà phê thải ra từ quá trình chế
biến cà phê nhân cũng hết sức nhiều. Ước tính vỏ cà phê chiếm 40-45% trọng lượng
hạt cà phê [15]. Với sản lượng 1.100.000 tấn thì hàng năm ngành chế biến cà phê
thải ra khoảng 467.500 tấn vỏ.Con số khơng nhỏ này địi hỏi phải có biện pháp xử
lý thích hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trên thế giới, người ta cũng đã tiến hành nghiên cứu tận dụng và xử lý vỏ cà
phê như khử caffein, ủ xilo, nghiên cứu tận dụng làm thức ăn gia súc và tách một số
chất. Ở trong nước, các nhà khoa học cũng bắt đầu quan tâm đến nguồn phế thải
này như làm rượu vang, làm phân vi sinh từ vỏ cà phê. Việc nghiên cứu tách pectin
từ vỏ cà phê cũng nhằm mục đích thu pectin, góp phần tận dụng có hiệu quả nguồn
phế thải khổng lồ này.

HVTH: BÙI ANH VÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

2

MỞ ĐẦU

Pectin là chất tạo gel được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm chế biến
mứt quả đơng, nó khơng làm biến đổi mùi vị tự nhiên của sản phẩm và không gây
độc. Khoảng 75% lượng pectin sản xuất ra được sử dụng trong thực phẩm.[5] Trong

y học, pectin được sử dụng để sản xuất thuốc chữa bệnh đường ruột (giúp cơ thể tăng
cường bài tiết các kim loại nặng). Pectin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các
ngành công nghệ thực phẩm (chế biến hoa quả, đồ hộp, bánh kẹo..), trong y dược[3].
Vì vậy, nó được nhiều nước quan tâm, nghiên cứu sản xuất và ứng dụng.
Nước ta hiện nay chưa sản xuất được pectin ở quy mô công nghiệp nên vẫn phải
nhập khẩu với giá 18 USD/kg.[9]
Như vậy, việc tách pectin từ vỏ cà phê là một nghiên cứu có ý nghĩa về mặt
kinh tế, khoa học và môi trường. Ý nghĩa kinh tế thể hiện ở khả năng tự sản xuất
pectin để sử dụng trong nước, không phải nhập khẩu với giá cao. Ý nghĩa khoa học
ở chỗ tận dụng phế phẩm khơng có giá trị của ngành chế biến cà phê thành nguyên
liệu có giá trị cho ngành sản xuất pectin. Việc tận dụng này giúp giải quyết phế
phẩm cho ngành chế biến cà phê, hạn chế ô nhiễm môi trường, lại giúp giải quyết
nguyên liệu cho ngành sản xuất pectin, tạo ra nguyên liệu cho công nghệ bánh kẹo
và y học. Hơn nữa, khi làm phân vi sinh từ vỏ cà phê, việc khó khăn là phân hủy các
chất khó phân giải là pectin và cellulose trong vỏ[17]. Do đó, việc tách pectin khỏi
vỏ cà phê, sau đó làm phân vi sinh sẽ thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.
Mục tiêu của đề tài này là sản xuất pectin từ vỏ cà phê. Trong phạm vi đề tài,
chúng tôi cố gắng giải quyết các vấn đề sau đây:
1. Khảo sát về nguồn nguyên liệu vỏ cà phê: chọn loại vỏ, cách bảo quản
vỏ và xử lý để làm nguyên liệu sản xuất pectin.
2. Trích ly pectin từ vỏ cà phê Robusta (Coffea conephora) khô, khảo sát
sự ảnh hưởng của các thơng số như: pH, nhiệt độ, thời gian trích… lên
hiệu quả trích ly pectin.
3. Khảo sát sự tủa cồn thu pectin từ dịch trích ly.
4. Sản xuất ra sản phẩm, tìm phương pháp khử màu và tinh sạch sản phẩm.
Ứng dụng pectin làm một sản phẩm thực phẩm.

HVTH: BÙI ANH VÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ



HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

3

MỞ ĐẦU

5. Tính tốn sơ bộ chi phí vật liệu sản xuất pectin từ vỏ cà phê theo
phương pháp đã chọn.
Tóm lại nội dung chính của luận văn này là nghiên cứu phương pháp tách
chiết pectin từ vỏ cà phê, chọn ra cách tách chiết hiệu quả nhất.

HVTH: BÙI ANH VÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Vỏ cà phê
2.1.1. Vài nét về cây cà phê

2.1.1.1. Lịch sử cây cà phê [7][16]
Cà phê được canh tác đầu tiên vào năm 575 sau Công nguyên (được ông
Razes, người A rập (Arabia) sống ở thế kỷ 10 ghi lại).Lồi người tình cờ phát hiện
ra cơng dụng làm tỉnh táo, sảng khối của cà phê nên đã trồng trọt chúng để sử
dụng. Hạt cà phê được sử dụng pha nước uống ở Ai Cập vào năm 1592 và trở nên
thức uống thời thượng ở đó vào thế kỷ 16. Những quán cà phê đầu tiên đã được
khai trương ở Constantinople (Ai Cập) từ năm 1554, ở Luân Đôn (Anh) từ 1652, ở
Pari (Pháp) từ 1675, ở Berlin (Đức) từ 1721…
Loài cà phê được phát hiện đầu tiên là loài cà phê chè (Coffea arabica L.).
Chúng có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Jimma thuộc nước Ethiopia và vùng cao
nguyên Boma thuộc nước Sudan (châu Phi). Năm 850 sau Công nguyên, người ta
phát hiện ở đó những cây cà phê chè hoang dại mọc rải rác dưới các tán rừng. Hiện
nay, ở Ethiopia có khoảng 200 ha rừng vẫn cịn thấy cây cà phê chè mọc hoang dại.
Cây cà phê chè từ Ethiopia được đem sang trồng trọt ở Yemen thuộc A rập
(Arabia), thuộc địa của Harra, từ thế kỷ 14. Vào thế kỷ 17, nó được dịng người
Đơng Ấn đem từ Yemen sang Ấn Độ, năm 1658 sang Srilanca, từ đó sang đảo Java
(Indonesia) vào năm 1690. Năm 1706, nó được đem sang Amsterdam (Hà Lan),
sang Trung Mỹ năm 1724, đến Colombia năm 1724. Một hướng phát tán khác là từ
Yemen sang Brazil (Nam Mỹ) năm 1715 và từ Java sang Papua New Guine vào
năm 1700. Con đường phát tán cà phê theo chân của những người hành hương,
truyền đạo, hoặc buôn bán.(Berthaud và Charrier, 1985).
Năm 1727, công nghiệp cà phê đã ra đời tại Braxin và hiện nay Braxin là nước
trồng trọt và xuất khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới.
Hai loài cà phê vối (Coffea canephora) và cà phê mít (Coffea liberica) cũng có
nguồn gốc từ châu Phi nhưng được phát hiện muộn hơn, vào khoảng cuối thế kỷ 19.

HVTH: BÙI ANH VÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ



HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Chúng có chất lượng kém hơn cà phê chè nên lúc đầu chỉ được trồng ở vùng Tây
Phi với diện tích nhỏ. Vào thế kỷ 19, cây cà phê chè bị bệnh rỉ sắt (do nấm Hemilia
vastatrix gây ra) phá hoại ghê gớm (bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá, gây rụng lá, sản
lượng kém, nếu nặng có thể làm chết cây). Năm 1869, ở Srilanka, bệnh đã gây nạn
dịch có tính hủy diệt: trong vòng 10 năm (1869-1878), bệnh làm giảm hơn 75% sản
lượng, đến năm 1890 hầu như phải hủy bỏ tồn bộ diện tích cà phê để thay bằng cây
chè và cao su. Sau đó, bệnh lan sang các vùng khác gây hậu quả nghiêm trọng. Do
đó, người ta tìm cách giải quyết bệnh dịch, trong đó có giải pháp tìm các loại cà phê
khác để thay thế, cà phê vối và cà phê mít được quan tâm vì khả năng kháng bệnh
cao hơn. Mặt khác, vào khoảng đầu chiến tranh thế giới thứ hai, cà phê vối và cà
phê mít được các nước châu Âu nhập khẩu với giá rẻ hơn để thay thế cho cà phê chè
ở châu Mỹ do thiếu hụt về ngoại tệ. Do hai lý do trên nên chúng được trồng ở nhiều
nước trên thế giới.
Cà phê vối từ Tây Phi và Madagascar được đưa sang Nam Mỹ và Amsterdam
vào năm 1899. Sau đó từ Amsterdam đưa sang Java vào năm 1900 và sau đó từ Java
lại trở về châu Phi vào năm 1912 (Berthaud và Charrier, 1985).
2.1.1.2. Phân loại học cây cà phê [6][16]
Về mặt phân loại, các nhà thực vật học quan tâm tới tất cả các loài cà
phê, chúng được xếp vào họ cà phê (Rubiaceae). Họ Rubiaceae gồm 500 giống và
6000 loài, nhiều nhất ở vùng nhiệt đới [6], riêng chi Coffea đã có tới gần 100 lồi
được phân loại và mơ tả. Trong số gần 100 lồi đó, chỉ có vài lồi có giá trị kinh tế
và được trồng với mục đích thương mại, sau đây là phân loại học của chúng:
Giới (Kingdom) : Plantae

Ngành (Division) : Magnoliophyta
Lớp (Class)

: Magnoliopsida

Bộ (Ordo)

: Gentianales

Họ (Familia)

: Rubiaceae

Chi (Genus)

: Coffea

HVTH: BÙI ANH VÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

Loài (Species)

7

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


: Coffea arabica L. (Cà phê Arabica-cà phê chè)
Coffea canephora Pierre (Cà phê Robusta-cà phê vối)
Coffea liberica Bull (Cà phê mít)

Trên thế giới hiện nay các nhà trồng trọt và buôn bán cà phê quan tâm ba lồi
cà phê có giá trị kinh tế ở trên, và cũng chính q trình sản xuất cà phê nhân của
chúng thải ra lượng vỏ khổng lồ cần tận dụng và xử lý; chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về
một số đặc điểm của ba lồi này.
2.1.1.3. Ba lồi cà phê chính được sản xuất trên thế giới [7][14][16]
a. Loài cà phê chè (Coffea arabica Liné)
Cây cà phê chè (còn gọi là cà phê tẻ, cà phê ré, cà phê dâu) được biết đến sớm
nhất và được trồng rộng rãi nhất, chiếm tới gần 70% diện tích cà phê thế giới và
khoảng 75% sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm. Năm 1713, Antoine de Jussieu
nghiên cứu các đặc điểm của cây cà phê chè duy nhất ở vườn thực vật Amsterdam.
Dựa vào các đặc điểm của cành và hoa, ơng coi nó như một cây hoa nhài và đặt tên
là Jasminum arabicum. Năm 1853, Line xếp cây cà phê chè vào chi Coffea, nhưng
thời bấy giờ lầm tưởng chúng có nguồn gốc từ A rập nên đặt tên là Coffea arabica
và tên đó được giữ cho đến ngày nay.
Cây cà phê chè ưa thích khí hậu mát mẻ (18-220C), ánh sáng nhẹ, tán xạ. Cây
thuộc dạng bụi, cao 3-4 m, trong điều kiện thích hợp cây có thể cao tới 6-7 m. Thân
cây bé, vỏ mỏng, ít chồi vượt, có nhiều vết rạn nứt dọc thuận tiện cho sâu đục thân
đẻ trứng. Cành cơ bản nhỏ, yếu và có nhiều cành thứ cấp tạo với cành cơ bản một
mặt phẳng cắt ngang thân cây. Lá có màu xanh sáng, mọc đối nhau, dạng hình bầu
thn dài, cuống ngắn và mép hơi gợn sóng. Lá nhỏ có chiều dài từ 10-15 cm, rộng
4-6 cm và trên mỗi lá có 9-12 cặp gân.
Cà phê chè là cây tự thụ phấn nên có độ thuần chủng rất cao (từ khoảng 8593%). Hoa cà phê chè thuộc loại thụ phấn ngậm, bầu nhụy thường được thụ phấn
trước khi hoa nở 1-2 giờ. Thời gian từ lúc ra hoa tới khi quả chín kéo dài 6-8 tháng.

HVTH: BÙI ANH VÕ


LUẬN VĂN THẠC SĨ


HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

8

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Quả cà phê chè có dạng hình trứng, thn dài, khi chín có màu đỏ tươi (chủng
Caturra có quả chín màu vàng sáng), thường có hai nhân. Cuống quả ngắn và rất dễ
gãy, vì vậy khi chín cần thu hoạch ngay để tránh bị rụng. Nhân cà phê chè có màu
xanh xám hoặc xám xanh, xanh lục…tùy theo giống và phương pháp chế biến.
Chính giữa nhân là nội nhũ cứng, mặt trong phẳng có rãnh hẹp ở giữa, mặt ngồi
cong, chứa một phơi nhũ nằm ở phía dưới đáy có một rễ non hình chóp và hai tử
diệp cuộn trịn lại. Kích thước, hình dạng và trọng lượng nhân thay đổi tùy theo
giống, điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ chăm sóc, trung bình 100 nhân nặng
khoảng 13-18 g.
Một số chủng cà phê chè đang được trồng phổ biến:
-

Chủng Typica (Coffeea arabica L. var Typica)

-

Chủng Bourbon (Coffeea arabica L. var Bourbon Chossy)

-

Chủng Caturra(Coffeea arabica L. var Typica)


-

Chủng Moka (Coffeea arabica L. var mokka Cramer)

-

Chủng Catimor (Coffeea arabica L. var Catimor)

Hình 2.1. Coffea arabica L. (Cà phê Arabica-cà phê chè)
b. Loài cà phê vối (Coffea canephora Pierre) [16]
Sau cà phê chè, cà phê vối là loại được trồng phổ biến nhất chiếm gần 30%
tổng diện tích cà phê của thế giới và khoảng 25% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu
hàng năm. Các nước trồng nhiều cà phê vối gồm có Cameroon, Côté d’Ivoire,

HVTH: BÙI ANH VÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

9

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Uganda, Madagascar, Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Braxin,… Riêng ở Việt Nam
cây cà phê vối được phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam, tập trung chủ yếu ở các
tỉnh Tây Nguyên và Đồng Nai. Trong tổng số 235.000 ha cà phê của cả nước với
sản lượng hàng năm gần 350.000 tấn thì cà phê vối chiếm 95% (1997).

Cây cà phê vối có nguồn gốc ở vùng Trung Phi, phân bố rải rác dưới các tán
rừng thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Công-gô khoảng giữa 10o vĩ bắc và 10o vĩ
nam. Cà phê vối là loại cây nhỡ, trong điều kiện tự nhiên cao từ 8-12m và có rất
nhiều thân do có khả năng phát sinh chồi vượt rất mạnh. Cành cơ bản to, khỏe vươn
dài nhưng do khả năng phát sinh cành thứ cấp ít hơn so với cà phê chè. Phiến lá to,
hình bầu hoặc hình mũi mác có màu xanh sáng hoặc đậm, đi lá nhọn, mép lá
thường gợn sóng, chiều rộng từ 10-15 cm, chiều dài từ 20-30 cm. Hoa mọc trên các
nách lá ớ các cành ngang thành từng cụm khoảng từ 1-5 cụm, mỗi cụm có từ 1-5
hoa. Tràng hoa màu trắng, lúc nở cũng có mùi thơm tương tự như hoa cà phê chè.
Quả hình trịn hoặc hình trứng, cuống quả ngắn và dai hơn cà phê chè nên khi chín
ít khi rụng. Hạt dạng bầu tròn, ngắn và nhỏ hơn so với cà phê chè, có màu xám xanh
đục hoặc ngà vàng tùy thuộc vào phương pháp chế biến và điều kiện bảo quản. Thời
gian từ lúc ra hoa cho dến khi quả chín kéo dài từ 9-10 tháng. Trọng lượng trung
bình 100 hạt ở ẩm độ 12 % từ 13-16g. Hàm lượng caffein trong hạt từ 2,5 -3%. Tỷ
lệ quả tươi/ nhân dao động từ 4-6 tùy theo giống, vùng trồng và điều kiện chăm sóc.
So với cà phê chè thì cà phê vối ưa điều kiện khí hậu nóng, ẩm, ánh sáng dồi dào.
Khả năng kháng chịu sâu bệnh hại tốt hơn so với cà phê chè nhưng lại kém chịu
được hạn.
Cà phê vối là cây tự bất hợp, tức là khơng có khả năng tự thụ phấn do vậy
trong điều kiện cây mọc hoang dại cũng như các vườn được trồng bằng hạt có rất
nhiều dạng hình khác nhau và cũng chính vì thế nên việc phân loại thực vật đối với
cây cà phê vối hết sức khó khăn. Gió và cơn trùng đóng một vai trị hết sức quan
trọng trong q trình thụ phấn ở cây cà phê vối. Ơ những vùng có nhiều sương mù,
mưa hoặc mưa phùn vào giai đoạn cây nở hoa thì thường có năng suất thấp do
không được thụ phấn đầy đủ.

HVTH: BÙI ANH VÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ



HDKH: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

10

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Một số chủng cà phê vối đang được trồng phổ biến:
-

Chủng Robusta (Coffea canephora var. Robusta).

-

Chủng Kouilou (Coffea canephora var. Kouilou ).

Hình 2.2. Coffea canephora Pierre (Cà phê vối -Robusta)
c. Cà phê mít, dâu da (Coffea liberica Bull) [16]
Cũng như cà phê vối, Coffea liberica là cây tự bất hợp do đó có rất nhiều
chủng khác nhau. Có hai chủng được trồng khá phổ biến. Chủng thứ nhất là Coffea
liberica var Dewevrei và thường được gọi là giống cà phê mít (Coffea liberica var
Exelsa).Dạng này có nguồn gốc ở vùng Trung Phi được phát hiện lần đầu tiên vào
năm 1902 tại xứ Ubagui-Chari nên cũng còn gọi là cà phê Chari. Đặc điểm cây nhỡ
cao từ 15-20 m, thân to khỏe. Lá to dày rộng từ 15-20 cm, dài từ 30-40 cm, dạng
hình trứng hoặc mũi mác,đầu lá ngắn, có từ 6-9 cặp gân lá nổi ở mặt dưới.Hoa mọc
thành chùm trên nách lá, cành ngang gồm từ 1-5 xim hoa, mỗi xim hoa có từ 2-4
hoa. Cuống hoa ngắn, tràng hoa dài có 5 hoặc 6 cánh. Khi hoa nở có mùi hương
thơm hắc hơn so với cà phê vối và cà phê chè. Quả to, hình trứng, hơi dẹt, núm
quả lồi ra.Thời gian từ lúc ra hoa cho đến khi quả chín kéo dài từ 11-12 tháng. Lúc
quả chín có màu sẫm, thịt quả giịn, ít ngọt. Hạt to có màu xanh ngả vàng, lớp vỏ

lụa thường bám chặt vào hạt rất khó bong ra.Trọng lượng 100 hạt biến động từ 1520 g. Hàm lượng caffein thấp từ 1,02-1,15%. Cây có khả năng chịu hạt và nắng rất
tốt. Thời gian từ lúc trồng cho đến khi ra quả thường kéo dài hơn so với cây cà phê
vối từ 1-2 năm.

HVTH: BÙI ANH VÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


×