Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Áp dụng mạng Bayesian Belief để đánh giá chất lượng hệ thống thương mại điện tử theo chuẩn ISO 9126

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
********

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ÁP DỤNG MẠNG BAYSIAN BELIEF NETWORK ĐỂ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN ISO 9126

VŨ ĐÌNH THU

HÀ NỘI 10/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
********

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ÁP DỤNG MẠNG BAYSIAN BELIEF NETWORK ĐỂ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN ISO 9126
NGÀNH: CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

VŨ ĐÌNH THU

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS HUỲNH QUYẾT THẮNG


HÀ NỘI 10/2008


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Thương mại điện tử hiện đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam.
Các loại hình thương mại điện tử phổ biến có thể kể đến đó là B2C- Doanh
nghiệp với khách hàng, C2C-khách hàng với khách hàng, B2B- Doanh nghiệp
với doanh nghiệp.
Vấn đề đánh giá giá chất lượng hệ thống thương mại điện tử là một vấn
đề mới, không chỉ đối với lĩnh vực CNTT ở Việt Nam mà còn đối với thế
giới. Việc đánh chất lượng các hệ thống thương mại điện tử cũng phải dựa
trên các chuẩn đánh giá giống như đánh giá chất lượng phần mềm đó là chuẩn
ISO 9126. Chuẩn này được dùng để đánh giá chất lượng phần mềm và có các
đặc tính hoạt động (Functionality), tin cậy (Reliability), khả dụng (Usability),
hiệu quả (Efficiency), duy trì (Maintainability), và khả chuyển (Protability).
Đối với việc đánh giá chất lượng của hệ thống thương mại điện tử ta chỉ dùng
bốn đặc tính chất lượng đó là tính năng (Functionality), độ ổn định hoặc khả
năng tin cậy (Reliability), tính khả dụng (Usability), tính hiệu quả
(Efficiency).
Mơ hình đánh giá sẽ dựa trên các đặc tính yêu cầu được đưa ra trong
tiêu chuẩn trên, và mơ hình được xây dựng trên nền mạng Baysian Network
với cơ sở lý thuyết xác suất Bayes đế tính các giá trị xác suất của các thuộc
tính chất lượng. Các giá trị xác suất này sẽ cho chúng ta biết được chất lượng
các chức năng của hệ thống cũng như chất lượng tổng thể của toàn bộ hệ
thống thương mại điện tử.
Mơ hình đánh giá đưa ra trong luận văn là mơ hình đánh giá dành cho
các hệ thống thương mại điện tử loại B2C, mơ hình đã đưa vào đánh giá một
số website thương mại và có báo cáo phân tích cụ thể chất lượng của từng hệ
thống.
Bố cục của luận văn bao gồm 4 chương với các nội dung tóm tắt như

sau:


Chương I Tổng quan về các loại hình thương mại điện tử, tình hình
phát triển thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam
Chương 2 Chất lượng của các hệ thống thương mại điện tử, vấn đề
đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt
nam. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng 9126 và vấn đề áp dụng vào đánh giá
chất lượng các hệ thống thương mại điện tử dựa trên chuẩn ISO 9126
Chương 3 Đề xuất mơ hình đánh giá chất lượng các hệ thống thương
mại điện tử dựa trên chuẩn ISO 9126 và một số tiêu chí đánh giá của thế giới
và Việt Nam
Chương 4 Xây dựng công cụ đánh giá từ mơ hình đã đề xuất dựa trên
cơ sở lý thuyết Bayes mạng BBN. Áp dụng công cụ xây dựng để đánh giá
một số website thương mại điện tử B2C hàng đầu tại Việt Nam.


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
bản thân tơi dưới sự hướng dẫn của PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng Khoa
CNTT- Trường Đại học Bách khoa Hà nội. Các kết quả nêu trong Luận văn
tốt nghiệp là trung thực, không phải là sao chép tồn văn của bất kỳ cơng
trình nào khác.

Vũ Đình Thu

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN



- ii -

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy giáo PGS. TS Huỳnh Quyết
Thắng - Bộ môn Công nghệ Phần mềm - Khoa Công nghệ Thông tin - Đại
học Bách Khoa Hà Nội, người đã gợi ý đề tài luận văn tốt nghiệp cho em và
đã hướng dẫn cách thực hiện, cách trình bày luận văn cho em tận tình trong
suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trong Khoa
Công nghệ Thông tin đã truyền thụ những kiến thức và hướng dẫn cách thức
nghiên cứu khoa học trong toàn bộ thời gian học cao học, giúp em đạt được
kết quả hôm nay.
Tôi cũng cảm ơn chân thành đến các anh chị và các bạn cùng lớp Cao
học CNTT Khố 2006-2008 vì sự cộng tác và giúp đỡ trong suốt thời gian
học và trong q trình làm luận văn này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình bạn bè đã động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn.

Hà nội, 10/2008
Vũ Đình Thu

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


- iii -

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
LỜI NĨI ĐẦU ............................................................................................... vii
1.1 Khái niệm thương mại điện tử ............................................................. 1
1.2 Các loại hình thương mại điện tử......................................................... 1
1.2.1 Mơ hình giao dịch doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) ........................2
1.2.2. Mơ hình giao dịch doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B) ...........................3
1.1.3. Customer to Customer (C2C) ....................................................................4

1.3. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới .......................................... 6
1.4. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam....................... 7
1.5 Kết chương ........................................................................................... 12
Chương 2 CHẤT LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC HỆ
THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................................................ 14
2.1. Những đặc tính chất lượng cơ bản của hệ thống TMĐT cần đánh
giá. ............................................................................................................... 14
2.1.1 Sơ đồ site (Site map) .................................................................................14
2.1.2 Túi hàng (Shopping cart) ..........................................................................14
2.1.3 Chức năng tìm kiếm (Search) ...................................................................14
2.1.4 Thời gian tải trang web (Loading time) ....................................................15
2.1.5 Màu sắc (Color) ........................................................................................15
2.1.6 Biểu diễn sản phẩm (Product’s presentation) ...........................................15
2.1.8 Duyệt trang chủ từ bất kỳ vị trí nào (Browsing to the main page) ...........16
2.1.9 Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Multilingualism) .....................................................16
2.1.10 Giảm giá và chiết khấu khi mua hàng (Purchasing offers and discounts)
...........................................................................................................................16
2.1.11 Chuyển hàng (Product’s shipment) ........................................................16
2.1.12 Hồ sơ công ty (Business profile) ............................................................17


2.2. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá chất lượng hệ thống TMĐT
...................................................................................................................... 17
2.2.1 Các phương pháp đánh giá chất lượng hệ thống TMĐT trên thế giới .....17

2.3 Vấn đề đánh giá chất lượng các hệ thống TMĐT tại Việt Nam...... 18
2.4 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phần mềm ISO 9126 ..................... 20
2.4.1. Loại hình TMĐT đánh giá .......................................................................27

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


- iv -

2.4.2 Đặc tính trong hệ thống thương mại điện tử cần đánh giá .......................28
2.4.2.1 Tính hoạt động ...................................................................................29
2.4.2.2 Tính tin cậy.........................................................................................30
2.4.2.3 Tính khả dụng.....................................................................................31
2.4.2.4 Tính hiệu quả .....................................................................................31

2.5 Kết chương ........................................................................................... 31
Chương 3 ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ
THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................................................ 33
3.1. Tiêu chí áp dụng.................................................................................. 33
3.3 Cấu trúc các đặc tính cụ thể để đánh giá hệ thống thương mại điện
tử .................................................................................................................. 38
3.4 Kết chương ........................................................................................... 45
Chương 4 XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ DỰA TRÊN MƠ HÌNH
ĐỀ XUẤT KẾT HỢP MẠNG BAYESIAN BELIEF VÀ ÁP DỤNG
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ WEBSITE TMĐT .................................................. 46
4.1 Môi trường xây dựng công cụ đánh giá ............................................. 46

4.1.1 Nền tảng xây dựng công cụ ......................................................................46
4.1.2. Cấu trúc mạng BBNs ...............................................................................49
4.1.3 Công cụ MSBNx của Microsoft ...............................................................51

4.2 Xây dựng cơng cụ đánh giá dựa trên mơ hình đề xuất .................... 53
4.2.1Tạo các nút và các điều kiện phụ thuộc .....................................................53
4.2.2 Thiết lập giá trị xác suất các nút. ..............................................................57

4.3 Áp dụng đánh giá chất lượng các website TMĐT ............................ 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 72
I- Phiếu khảo sát sử dụng .......................................................................... 72
II-Phân tích đánh giá kết quả ................................................................... 78
2.1 ....................................................... 78
2.2 ................................................................................ 82
2.3 ........................................................... 85
2.4 .................................................................... 90
2.5 .............................................................. 92
TĨM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN .......................................................... 96

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-v-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT: Thương mại điện tử
EDI: Electronic Data Interchange
VAN: Value-Added Networks

SCM: Supply Chain Management
B2B: Bussiness To Bussiness
B2C: Bussiness To Customer
C2C: Customer To Customer
G2G: Goverment To Government
G2C: Government To Customer
B2G: Bussiness To Government
G2B: Goverment To Bussiness
ISO:

Internation

Organnization

for

Sandardization/International

Electrotechical Commission
HCI: Human Computer Interface
BBNs: Bayesian Belief Networks
TLS: Transport Layer Security
SSL: Secure Socket Layer
MSBN: Microsoft Belief Network
CNTT: Công nghệ thông tin
UNCTAD: United Nations Conference on Trade and Development

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN



- vi -

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các mơ hình giao dịch điện tử của các tổ chức ................................. 2
Hình 1.2 Mơ hình thương mại điện tử B2C ...................................................... 3
Hình 1.4 Mơ hình thương mại điện tử C2C ...................................................... 4
Hình 1.5 Mơ hình thương mại điện tử C2B ...................................................... 5
Hình 2.1 Mơ hình đánh giá chất lượng chung ................................................ 22
Hình 2.2 Các đặc tính chất lượng.................................................................... 23
Hình 4.1 Mơ hình minh họa mạng BBNs ....................................................... 48
Hình 4.2 Cấu trúc đơn giản của mạng BBNs trong xây dựng ........................ 49
Hình 4.3 Cấu trúc mạng BBNs tổng quát ....................................................... 50
Hình 4.5 Giao diện cơng cụ MSBNx .............................................................. 52
Hình 4.6 Ví dụ về tính xác suất nút Trợ giúp ................................................. 57
Hình 3.7 Quy trình đánh giá các hệ thống TMĐT .......................................... 61
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các đặc tính mức một của mơ hình ................................................. 36
Bảng 3.2 Các đặc tính mức hai của mơ hình .................................................. 37
Bảng 3.3 Các đặc mức ba của mơ hình ........................................................... 38
Bảng 4.1 CPT của các biến “Road Conditions” của mạng BBNs ................. 50
Hình 4.4 Cấu trúc BBNs về khả năng đi qua đường khi tuyết rơi .................. 51
Bảng 4.2 Các thuộc tính chất lượng ................................................................ 57
Bảng 4.3 Các giá trị xác suất ban đầu ............................................................. 58

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


- vii -

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay tại các nước phát triển, thương mại điện tử là một loại hình
thương mại đã rất phổ biến. Người dùng Internet tại các nước phát triển có thể
mua, bán, trao đổi hầu như mọi thứ qua mạng. Việc thanh toán cũng qua
mạng và thực hiện rất dễ dàng bằng cách chuyển khoản hoặc sử dụng thẻ tín
dụng. Cịn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì thương mại
điện tử đi qua giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Theo báo cáo tình hình ứng dụng thương mại điện tử năm 2007 của Bộ
Cơng Thương thì cho đến cuối năm 2007, Thương mại điện tử Việt Nam đã
có nhiều thay đổi đáng kể. Việc ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh
nghiệp đang tăng lên nhanh chóng nhất là trong lĩnh vực du lịch, chứng khốn
và bán lẻ. Các loại hình thương mại được phát triển phổ biến đó là B2Cdoanh nghiệp với người tiêu dùng, C2C- Người tiêu dùng với người tiêu dùng
và B2B- Doanh nghiệp với doanh nghiệp. Việc thanh tốn điện tử đã có nhiều
cải thiện, đã có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tiêu
biển là PayNet và VnPay. Các ngân hàng cũng chú ý đến việc thanh toán điện
tử hơn, nhiều ngân hàng đã có các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như
Techcombank và Đơng á. Ngồi ra các cổng thanh tốn điện tử cũng đang
hoàn thiện dần tiêu biểu là SmartLink và Banknetvn. Đây là các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam.
Bên cạnh các vấn đề nói trên một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến
sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam đó là vấn đề xây dựng các hệ
thống thương mại điện tử của các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử.
Chất lượng của các hệ thống thương mại điện tử của các doanh nghiệp là nhân
tố chính ảnh hưởng đến sự thành cơng về mặt ứng dụng thương mại điện tử
của doanh nghiệp đó.
Đối với các nước phát triển thì các hệ thống thương mại điện tử khi đưa
vào sử dụng đều được đánh giá chất lượng để tìm ra những điểm hạn chế và

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN



- viii -

khắc phục chúng. Để đánh giá được chất lượng hệ thống thương mại điện tử
thì phương pháp tổng thể là đánh giá tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng của hệ thống.
Chính vì vậy chuẩn ISO 9126 ra đời nhằm đáp ứng vấn đề đánh giá
chất lượng các hệ thống thương mại điện tử. Chuẩn này được áp dụng cả cho
đánh giá phần mềm và cả hệ thống thương mại điện tử.
Ở Việt Nam vấn đề đánh giá các hệ thống thương mại điện tử được Vụ
thương mại điện tử - Bộ Công Thương thực hiện theo cách là sử dụng một
phiếu khảo sát, trong đó có các câu hỏi về các chức năng của hệ thống, các
chức năng này cho điểm khác khau tùy thuộc vào tầm quan trọng. Điểm của
toàn bộ hệ thống sẽ là điểm tổng, dựa vào điểm này để Cục Thương mại điện
tử thực hiện xếp hạng. Làm theo cách này thì khó để đánh giá được chất
lượng thực sự của một hệ thống thương mại điện tử, các điểm mạnh, các hạn
chế cần cải tiến của hệ thống.
Luận văn này là một trong những báo cáo tìm hiểu đầu tiên về việc ứng
dụng chuẩn ISO 9126 vào đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện
tử tại Việt Nam. Việc ứng dụng chuẩn ISO 9126 vào đánh giá sẽ cho kết quả
đánh giá chính xác hơn, rõ ràng hơn, qua đó biết được các điểm mạnh và
điểm hạn chế thực sự của các hệ thống thương mại điện tử được đánh giá và
sẽ cho kết quả xếp hạng được chính xác hơn. Hy vọng rằng luận văn này sẽ
đóng góp một phần vào sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-1-

Chương 1


TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc mua và bán các sản phẩm và dịch vụ thông
qua hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính khác1. TMĐT khơng
F
0

chỉ bắt đầu từ khi có Web, ngay từ những năm 70 TMĐT đã có thể coi như đã
tồn tại khi có nhiều mua bán giữa các doanh nghiệp được thực hiện bằng giao
thức EDI (Electronic Data Interchange) thông qua các mạng VAN (ValueAdded Networks). Tuy nhiên thương mại điện tử thực sự phát triển kể từ khi
có mạng Internet. Rất nhiều hình thức thương mại điện tử sử dụng internet
như chuyển tiền điện tử (Electronic Funds Transfer), quản lý dây chuyền cung
ứng (SCM), Maketing qua mạng internet, xử lý giao dịch trực tuyến trao đổi
dữ liệu số, mua bán qua mạng vv…
1.2 Các loại hình thương mại điện tử
Các giao dịch của thương mại điện tử diễn ra bên trong và giữa ba
nhóm tổ chức chủ yếu là: doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước (Chính phủ) và
người tiêu dùng. Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử
người ta phân thành các loại mơ hình giao dịch thương mại điện tử, bao gồm
doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B), doanh nghiệp
với cơ quan nhà nước (Business to Government -B2G), doanh nghiệp với
người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C), cơ quan nhà nước với cơ
quan nhà nước (Government to Government G2G), cơ quan nhà nước với
người tiêu dùng (Government to consumer G2C), người tiêu dùng với người
tiêu dùng (Consumer to Comsumer - C2C).

1


Theo wikipedia:

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-2-

1.2.1 Mơ hình giao dịch doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C)
Do đối tượng tham gia mơ hình giao dịch này gồm doanh nghiệp và
người tiêu dùng nên thương mại điện tử dạng B2C có sức lan tỏa mạnh và
thường được xã hội chú ý. Đây cũng là phương thức thường được doanh
nghiệp lựa chọn khi bước đầu triển khai ứng dụng thương mại điện tử, đặc
biệt với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới phục vụ đối tượng người
tiêu dùng.

Hình 1.1 Các mơ hình giao dịch điện tử của các tổ chức
Ta có thể thấy rằng:
- Thành cơng của một website thương mại điện tử B2C là khả năng thu
hút



duy

trì

sự

quan


tâm

của

người

tiêu

dùng.

Mơ hình kinh doanh thương mại điện tử theo phương thức B2C phù hợp hơn
với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
- Thành công của các công ty theo mơ hình B2C là nhờ vào những
thuận lợi trong việc mua hàng mà họ có thể cung cấp cho khách hàng. Q
trình này có phần tương tự với dịch vụ khách hàng kiểu cũ. Các công ty như
Amazon.com vv.. đã thu hút được đông đảo khách hàng trực tuyến chủ yếu là
nhờ vào việc đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu của họ.

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-3-

Hình 1.2 Mơ hình thương mại điện tử B2C
1.2.2. Mơ hình giao dịch doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B)
Giữa các doanh nghiệp, TMĐT được sử dụng để trao đổi dữ liệu, mua
bán và thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Về mặt công nghệ trong khi B2C chủ
yếu sử dụng cửa hàng ảo trên mạng, mơ hình B2B chủ yếu sử dụng trao đổi
dữ liệu điện tử (EDI).
Về thanh toán, trong mơ hình dạng B2B việc thanh tốn được tiến hành

trên cơ sở quyết toán bù trừ vào cuối kỳ và có thể thực hiện theo phương thức
truyền thống mà vẫn khơng làm giảm ý nghĩa của nó. Trong khi đó ở mơ hình
B2C, việc thanh tốn được quan tâm đặc biệt vì mua hàng lần nào thanh tốn
lần đó. Đấy là chỗ khác nhau căn bản giữa hai loại mơ hình B2B và B2C. Các
mơ hình của thương mại điện tử B2B:
Có nhiều kiểu mơ hình B2B cho các kiểu kinh doanh khác nhau, trong
đó đặc trưng nhất là các mơ hình sau:
-

Mơ hình bán hàng thơng qua hệ thống các đại lý
Mơ hình mua hàng thơng qua tập hợp các nhà cung cấp
Mơ hình hỗn hợp mở rộng extended site (ES)
Mơ hình bán đấu giá
Mơ hình gọi thầu

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-4-

Hình 1.3 Mơ hình thương mại điện tử B2B

1.1.3. Customer to Customer (C2C)

Hình 1.4 Mơ hình thương mại điện tử C2C
Phương thức giao dịch thương mại điện tử C2C diễn ra giữa các cá
nhân người tiêu dùng với nhau, cá nhân người tiêu dùng đưa thông tin về sản
phẩm lên mạng, người mua xem thông tin và đặt mua các phiên giao dịch
diễn gia trực tiếp.
Mơ hình C2C phụ thuộc rất nhiều vào trình độ thương mại điện tử, địi

hỏi từng cá nhân tham gia giao dịch phải có kiến thức và hiểu biết rất rõ về
thương mại điện tử, khác hẳn so với thương mại điện tử B2C hoặc B2B là
những mơ hình kinh doanh dựa trên doanh nghiệp và do doanh nghiệp làm
Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-5-

động lực. Hiện nay C2C phát triển khá nhanh về số lượng trang web cũng như
lượng thông tin đăng trên từng trang. Đây là những website thông tin về các
loại hàng hóa và dịch vụ cần bán, cần mua, đi cùng với một số tiện ích như
tìm kiếm, tư vấn tiêu dùng, v.v...
Đặc điểm của mơ hình này đó là mơ hình này bao gồm giao dịch giữa
những khách hàng. Ở đây, khách hàng thực hiện việc mua bán trực tiếp với
khách hàng khác. Các trang và />là trường hợp điển hình mà thơng qua đó, người bán có thể quảng cáo và bán
sản phẩm của mình tới người mua khác. Nhưng để thực hiện các giao dịch
này thì người bán và người mua phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ trên
các site thương mại điện tử mà mình muốn thực hiện mua và bán.
Đồng thời người bán phải trả một khoản phí cố định cho nhà cung cấp
dịch vụ (ở đây là các site thương mại điện tử), người mua có thể trả giá cho
sản phẩm mình mua mà khơng cần trả bất kỳ một khoản phí nào.
Ví dụ: ebay.com, Chodientu.vn, Half.com

Hình 1.5 Mơ hình thương mại điện tử C2B
Trong mơ hình này đối tượng chủ yếu là khách hàng và doanh nghiệp
đặc điểm của mô hình này cũng tương tự như mơ hình B2C, như ở đây khách
hàng (cá nhân) là người bán, còn doanh nghiệp là người mua.

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN



-6-

Trong mơ hình này thì người khách hàng là người bán trực tiếp đưa ra
các thông tin về sản phẩm nhận đặt hàng xử lý và gửi sản phẩm, doanh nghiệp
là người mua, xem thông tin sản phẩm và đặt mua sản phẩm.
1.3. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới
Theo báo cáo thương mại điện tử của UNCTAD 2007 [2], tốc độ tăng
trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 12.4%, thấp hơn so với
2 năm trước (16.2%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở
Châu Phi (56%), Đông Nam Á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách
giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân
Châu Phi truy cập được Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ).
Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng khơng chỉ cần
có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng
dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không
thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không
thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT
nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì
khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 70% tỷ lệ
TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả
năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm
tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc)
đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở
châu lục này đều còn phát triển chậm.
Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp
bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ mà
hoạt động thực tế của nó cịn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mơ hình
phát triển của thương mại truyền thống khơng thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp
hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn

của thương mại điện tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-7-

này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự
phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến
bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin
tương lai.
Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và
đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá
trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và
châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm
ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu..
Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống
hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.
1.4. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam2
F
1

Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại
điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh
doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương
mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ
ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới. Khi việc
kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện
tử trực tiếp ở Việt Nam hiện cịn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ

biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành
giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu
một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình
độ nhất định về triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
đó.

2

Tham khảo Báo cáo TMĐT Việt Nam 2007 của Vụ Thương mại điện tử-Bộ Cơng Thương

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-8-

Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các
hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt
Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh
nghiệp. Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2007[1], trong tổng số 2000
doanh nghiệp được khảo sát thì có 38% doanh nghiệp đã thiết lập website.
Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tập trung ở những
thành phố hoặc khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng công
nghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt. Chiếm 30% trong những doanh
nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch
vụ. Số website của doanh nghiệp sản xuất đã tăng đáng kể đã nói lên sự quan
tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng thương mại
điện tử để tiếp thị cho sản phẩm của mình. Tính gộp cả khối doanh nghiệp sản
xuất và doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, số lượng sản phẩm được giới
thiệu trên các website cũng rất đa dạng.

Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website
doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết
bị điện tử - viễn thông và hàng tiêu dùng. Do đặc thù của mặt hàng điện tử viễn thông và đồ điện gia dụng là mức độ tiêu chuẩn hóa cao, với những
thơng số kỹ thuật cho phép người mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà
không cần phải giám định trực quan, nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế
khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong vòng vài năm tới. Về lĩnh
vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng thương mại điện tử hiện nay là các
công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi
thị trường mang tính quốc tế của dịch vụ này.
Xét về đặc điểm và tính năng, trong năm 2007 chất lượng của các
website doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ so với năm 2006. Trước hết là tính
năng giao dịch thương mại điện tử được cải thiện. Gần 36,7% website đã cho
phép tương tác đặt hàng, so với con số 27,4% của năm 2006. Tỷ lệ website có

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


-9-

tính năng thanh tốn trực tuyến cũng tăng đáng kể, từ 3,2% lên 4,8%. Dịch vụ
siêu thị điện tử vẫn được nhiều doanh nghiệp cung cấp, nhưng các mặt hàng
kinh doanh chuyên biệt đã bắt đầu chiếm ưu thế, phổ biến nhất hiện nay là
thiết bị điện tử viễn thông và hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhóm hàng nơng
lâm thủy sản và cơ khí máy móc cũng đang vươn lên vị trí hàng đầu với tần
suất có mặt ngày càng tăng trên các kênh tiếp thị trực tuyến. Trong lĩnh vực
dịch vụ, dẫn đầu về mức độ phổ biến trên website doanh nghiệp mấy năm gần
đây đều là các sản phẩm du lịch; điều này phù hợp với mức độ hội nhập quốc
tế cao và tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành du lịch trong giai đoạn này.
Về phương thức giao dịch, mơ hình giao dịch B2B tiếp tục là lựa chọn
chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện

tử. Trong khi tỷ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng khơng
thay đổi qua hai năm, thì tỷ lệ website hướng tới khách hàng là tổ chức hoặc
doanh nghiệp đã tăng từ 76,4% năm 2006 lên đến 84,8% năm 2007. Thống
kê này cho thấy hướng đi của doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu
thế chung của thế giới, lấy phương thức giao dịch B2B làm động lực phát
triển cho thương mại điện tử và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Về phương thức quản lý, các website thương mại điện tử ngày càng
được vận hành một cách chuyên nghiệp hơn. 24,4% doanh nghiệp có website
cho biết đã đăng ký với một cơng cụ tìm kiếm để tăng cường khả năng cũng
như tần suất người dùng Internet truy cập vào website của mình. Với tỷ lệ
tương đối cao đã có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử (tỷ lệ đơn vị
có cán bộ chuyên trách về TMĐT trong nhóm doanh nghiệp đã xây dựng
website là 52%, gấp rưỡi tỷ lệ chung 38% khi tính trên toàn bộ đối tượng điều
tra), các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện phát triển website theo chiều
sâu. Số liệu điều tra năm 2007 cho thấy 64,5% doanh nghiệp có website đã
tiến hành cập nhật thông tin trên website hàng ngày, 12,7% cập nhật hàng

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


- 10 -

tuần và chỉ có 16,2% để website của mình ở trạng thái “tĩnh” (thỉnh thoảng
mới cập nhật thơng tin). So với kết quả điều tra của năm 2005, khi chưa đến
30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là cơng việc hàng ngày và có đến
hơn một nửa doanh nghiệp cho biết chỉ cập nhật thông tin trên website một
tháng một lần hoặc ít hơn, kết quả khảo sát năm nay cho thấy một bước tiến
vượt bậc cả về nhận thức cũng như phương pháp triển khai ứng dụng TMĐT.
Doanh nghiệp đã nhìn nhận đúng mức hơn vai trò của website như một kênh

giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, từ đó đầu tư thỏa đáng
hơn cả về nguồn lực cũng như thời gian để nâng cao hiệu quả hoạt động cho
ứng dụng thương mại điện tử này.
Về mức độ đầu tư: Sau bước tiến vượt bậc được ghi nhận trong năm
2006 so với năm 2005, tình hình đầu tư cho thương mại điện tử của doanh
nghiệp năm 2007 đã đi vào ổn định. Khoảng 50% doanh nghiệp được khảo sát
dành dưới 5% tổng chi phí hoạt động thường niên cho các ứng dụng CNTT và
TMĐT, trên 36% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư từ 5% đến 15% và gần 14%
doanh nghiệp có tỷ lệ này đạt trên 15%
Nếu năm 2005 chỉ có khoảng 17,5% doanh nghiệp dành trên 5% tổng
chi phí hoạt động để đầu tư cho thương mại điện tử, thì trong hai năm 20062007 số doanh nghiệp này đã chiếm 50% diện đối tượng điều tra. Như vậy, tỷ
trọng đầu tư CNTT và TMĐT đang có xu hướng chuyển dịch về mức 5%15% là mức trung bình của khu vực. Khơng chỉ tăng về tỷ trọng, cơ cấu đầu
tư thương mại điện tử trong doanh nghiệp thời gian qua cũng có những bước
cải thiện đáng kể. Đầu tư cho phần mềm và đào tạo ngày càng chiếm vị trí
quan trọng, với tỷ lệ kết hợp đạt trên 40% tổng đầu tư CNTT và TMĐT của
doanh nghiệp trong năm 2007. Nếu năm 2005 đầu tư cho phần cứng còn
chiếm tỷ trọng lấn át (bình quân đạt xấp xỉ 77% giá trị đầu tư CNTT và
TMĐT của một doanh nghiệp được điều tra) thì đến năm 2007, tỷ lệ này đã
giảm xuống mức 55%

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


- 11 -

Về doanh thu: Nếu tỷ trọng đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh
nghiệp đang dần được điều chỉnh về mức 5-15%, thì có lẽ một ngun nhân
rất lớn là do hiệu quả đầu tư đã được phản ánh rõ qua mức đóng góp thực tế
của ứng dụng thương mại điện tử đối với doanh thu. Nếu năm 2005 chỉ có
7,5% doanh nghiệp cho biết các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử đem lại

cho họ trên 15% nguồn doanh thu của năm, thì đến 2007 con số này đã chiếm
tới 37,2% diện đối tượng điều tra. Tỷ lệ doanh nghiệp ít chịu tác động của
thương mại điện tử (đánh giá mức đóng góp của TMĐT vào doanh thu dưới
5%) đã giảm mạnh từ 63,5% trong năm 2005 xuống còn 27,6% vào năm
2007. Như vậy, tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử đang chuyển dịch về
ngưỡng trên dưới 15%, và sự chuyển dịch này diễn ra với tốc độ nhanh hơn
nhiều so với các điều chỉnh tương ứng về nguồn vốn đầu tư cho thương mại
điện tử.
Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp cho doanh thu mới chỉ là một trong những
tác dụng mà việc triển khai thương mại điện tử có thể đem lại. Ngồi yếu tố
định lượng này, còn rất nhiều yếu tố định tính khác để đánh giá hiệu quả của
ứng dụng thương mại điện tử nói chung và website nói riêng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi được yêu cầu cho điểm
một số tác dụng của website theo thang điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức
hiệu quả cao nhất, đa số doanh nghiệp cho điểm rất cao tác dụng "Xây dựng
hình ảnh cơng ty" và "Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có". Đánh
giá này cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trị của website như một
cơng cụ quảng bá và mở rộng thị trường. Còn về mặt "tăng doanh số" và
"tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp" được xếp ở cuối
bảng với số điểm là 2.44 và 2.52 cũng cho thấy hiệu quả bằng tiền mà ứng
dụng thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nổi bật.
Nhìn vào một số nguyên nhân lý giải cho việc triển khai ứng dụng
thương mại điện tử chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, trở ngại về nhận

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


- 12 -

thức xã hội được các doanh nghiệp đánh giá số điểm bình quân là 2.74. Trở

ngại về hệ thống thanh tốn là 2.84, mơi trường pháp lý và tập quán kinh
doanh là 2.48 Trở ngại về hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông là thấp
nhất với số điểm 2.32. Trở ngại về mặt an ninh an toàn là cao nhất với số
điểm 2.9. Bên cạnh việc phản ánh thực trạng môi trường ứng dụng thương
mại điện tử, đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại đồng thời cũng cho
thấy chuyển biến trong nhận thức đối với những vấn đề cần ưu tiên khi triển
khai thương mại điện tử. Năm 2007 là năm thứ ba liên tiếp vấn đề thanh tốn
có mặt ở vị trí thứ 2 trong danh sách các trở ngại, cho thấy mức độ quan tâm
cũng như nhu cầu của doanh nghiệp về một hạ tầng thanh toán hiện đại phục
vụ cho hoạt động thương mại điện tử. Với việc một loạt nhà cung cấp dịch vụ
đi vào hoạt động trong năm 2007, hi vọng vấn đề thanh tốn điện tử sẽ khơng
cịn là trở ngại lớn đối với tiến trình phát triển thương mại điện tử tại Việt
Nam trong những năm tới. Trong khi đó, những vấn đề về an ninh an toàn của
giao dịch trực tuyến, bảo vệ dữ liệu cá nhân, v.v... có thể sẽ nổi lên hàng đầu,
tương tự như thực tiễn tại các nước có nền thương mại điện tử phát triển hơn.
1.5 Kết chương
Như vậy ta thấy rằng thương mại điện tử ngày càng đóng một vai trị
quan trọng nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sự phát
triển thương mại điện tử là một điều tất yếu. Ở các nước phát triển thi TMĐT
đã phát triển ở mức cao, đối với Việt Nam thì TMĐT mới chỉ ở giai đoạn đầu.
Như đã nói ở trên thì sự phát triển thương mại điện tử liên quan đến rất nhiều
vấn đề như cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở pháp lý, vấn đề nhận thức con
người, và chất lượng của các hệ thống thương mại điện tử. Chất lượng ở đây
được xem xét qua các đặc tính chức năng mà hệ thống thương mại điện tử đó
hỗ trợ. Ở các nước phát triển thì một hệ thống thương mại điện tử ln được
xây dựng với đầy đủ các đặc tính và chức năng cơ bản nhất. Ở Việt Nam thì
chỉ một số ít các website thương mại điện tử có đầy đủ các chức năng, phần

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN



- 13 -

lớn các website thương mại điện tử được xây dựng đều rất hạn chế, chủ yếu
mang tính giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp còn các các chức năng giao dịch
trực tuyến thì chưa được hỗ trợ nhiều. Do vậy vấn đề đánh giá chất lượng của
các website thương mại điện tử là vấn đề quan trọng. Việc đánh giá một
website TMĐT sẽ chỉ ra các hạn chế và yếu điểm của website đó, từ đó thì
chủ sở hữu website sẽ có cơ sở cải thiện và nâng cấp website TMĐT của
mình. Như vậy vấn đề đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện tử là
cần thiết và là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của
TMĐT. Trong chương của luận văn, sẽ trình bày cụ thể hơn về vấn đề chất
lượng và việc đánh giá chất lượng của các hệ thống thương mại điện tử.

Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN


×