Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Giáo trình luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nguyễn thị vân anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 220 trang )

LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG


14-2014/CXB/76-443/CAND

2


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH

LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG
(Tái bản lần thứ 2 có sửa đổi)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2014

3


Chủ biên
TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

Tập thể tác giả
1. TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

Chƣơng 3 (mục 1)


2. TS. NGUYỄN VĂN CƢƠNG

Chƣơng 2

3. ThS. NGÔ VĨNH BẠCH DƢƠNG

Chƣơng 1 (mục 1,2)

4. TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Chƣơng 5

5. TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ

Chƣơng 4 (mục 2)

6. TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT

Chƣơng 1 (mục 3)

7. TS. NGUYỄN NGỌC SƠN

Chƣơng 4 (mục 1)

8. ThS. NGUYỄN VĂN THÀNH

Chƣơng 3 (mục 2)

4



LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, từng bước trưởng thành và khẳng định được vị
thế của mình trên trường quốc tế. Không thể phủ định được trong
suốt hơn 20 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến to lớn về
kinh tế và xã hội. Để tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích
ấy, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách phát triển
mang tính bền vững, trong đó có chính sách bảo vệ người tiêu
dùng. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng mà bộ phận quan trọng
nhất là pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đang là
chính sách được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm xây
dựng và thực thi.
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thơng
qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Đây là cơ sở
pháp lí quan trọng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.
Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện những văn bản hướng dẫn
cũng như các quy định pháp luật có liên quan đang dần tạo thành
hệ thống cơ sở pháp lí bảo vệ người tiêu dùng mang tính xuyên
suốt và thống nhất. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn khá mới mẻ với các tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và cả với người tiêu dùng. Do
đó cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác nghiên cứu, phổ biến pháp

5


luật nhằm nâng cao khả năng thực thi của các quy định pháp luật
liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng.
Trong bối cảnh như vậy, việc biên soạn Giáo trình luật bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng để phục vụ cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất
cần thiết. Có thể nói, Giáo trình luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong những giáo
trình đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực
pháp luật mới mẻ này. Việc biên soạn Giáo trình được dựa trên
cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng
như cơ sở lí luận và thực tế liên quan tới vấn đề bảo vệ người tiêu
dùng không chỉ của Việt Nam mà cả các nước trên thế giới. Đây
là tài liệu hết sức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy,
nghiên cứu, học tập, tham khảo của các sinh viên, học viên và
giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, đáp ứng yêu cầu đổi
mới chương trình giảng dạy theo học chế tín chỉ.
Q trình biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót, tập thể tác giả
mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để Giáo
trình luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càng hoàn thiện
trong những lần tái bản tiếp theo.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

6


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO VỆ
NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG
1. TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG
1.1. Khái niệm ngƣời tiêu dùng
Ngƣời tiêu dùng (consumer) là khái niệm rộng đƣợc hiểu

dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế:
Ngƣời tiêu dùng là phạm trù chỉ những chủ thể tiêu thụ của
cải được tạo ra bởi nền kinh tế. Ngƣời tiêu dùng là ngƣời mua
nhƣng khác với mua nguyên liệu (materials) hoặc mua hàng để bán
lại, họ là những ngƣời sử dụng hàng hoá, dịch vụ cuối cùng
(consumer goods/services hoặc final goods/services) và làm chúng
tiêu hao hoặc biến mất qua việc sử dụng đó. Trong mọi nền sản
xuất xã hội, xét cho cùng, đối tƣợng đƣợc hƣớng tới chính là ngƣời
tiêu dùng. Những động thái chi tiêu của họ (consumer behaviors)
đối với những ngành, nhóm hàng nhất định là tƣ liệu để rút ra
định hƣớng trong đầu tƣ, sản xuất và tiếp thị cho các doanh
nghiệp. Ngƣời tiêu dùng, nhƣ Mahatma Gandhi đã viết: "họ
không phụ thuộc vào chúng ta mà chúng ta phụ thuộc vào họ. Họ

7


khơng làm gián đoạn quy trình sản xuất mà là mục đích của nó".(1)
Kinh tế học cũng lấy việc tiêu thụ sản phẩm cuối cùng hay
hàng tiêu dùng để xác định tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản
phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product). Đó là giá trị
thị trƣờng của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất
ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong thời kì nhất định.(2) Một
cách sơ lƣợc nhƣ vậy cũng đã cho phép khẳng định ngƣời tiêu
dùng là bộ phận cực kì quan trọng của bất kì nền kinh tế nào.
Dưới giác độ pháp lí:
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, khái niệm ngƣời tiêu
dùng chỉ xuất hiện với tƣ cách là chủ thể pháp luật từ khi lĩnh vực
pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng đƣợc ra đời. Trƣớc đó, ngƣời

tiêu dùng chỉ là khái niệm của kinh tế học. Họ cũng vẫn tham gia
các quan hệ dân sự nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng nhƣng chỉ
đƣợc coi là một bên trong các hợp đồng dân sự. Vì vậy, dƣới góc
độ pháp lí, ngƣời tiêu dùng là đối tƣợng đƣợc bảo vệ theo pháp
luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
Hàng hoá, dịch vụ đến đƣợc tay ngƣời tiêu dùng luôn đƣợc
thực hiện thông qua các hợp đồng một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp: Chúng có thể đƣợc tổ chức cấp phát sau khi tổ chức đó đã kí
hợp đồng với nhà cung cấp (ví dụ: doanh nghiệp mua nƣớc uống
để phục vụ cho công nhân của họ); Chúng có thể đƣợc tặng cho

(1). Anil Dutt Misra: "Insipiring Thoughts of Mahatma Gandhi", Concept Publishing
Company, 2008, tr. 28.
(2). GDP = C + G + I + NX. Trong đó: C là tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình; G là tiêu
dùng của chính phủ; I là tổng dầu tƣ, I = De + In, De là khấu hao, In là đầu tƣ ròng;
NX là cán cân thƣơng mại, NX = X – M, X (export) là xuất khẩu, M (import) là
nhập khẩu.

8


bởi ngƣời khác hoặc bởi chính nhà cung cấp; Chúng cũng có thể
đƣợc mua trực tiếp từ nhà cung cấp. Trong tất cả những trƣờng hợp
này, ngƣời tiêu dùng đã đƣợc bảo vệ với tƣ cách là một bên trong
quan hệ hợp đồng dân sự hoặc lao động. Tuy nhiên, nếu dựa vào
luật dân sự truyền thống, khái niệm "ngƣời tiêu dùng" sẽ mãi mãi
chỉ là khái niệm kinh tế, chứ khơng phải khái niệm pháp lí.
Xác định đối tƣợng đƣợc bảo vệ theo luật bảo vệ ngƣời tiêu
dùng không chỉ là vấn đề lí luận mà cịn có ý nghĩa quan trọng
trong thực tiễn áp dụng pháp luật bởi ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng

sự ƣu tiên hơn so với những chủ thể luật dân sự khác trong các giao
dịch cũng nhƣ trong giải quyết tranh chấp. Chính bởi sự ƣu tiên
này, nhằm bảo đảm hiệu quả điều chỉnh và tính cơng bằng trong
áp dụng các ƣu đãi, pháp luật không thể sử dụng nguyên vẹn khái
niệm ngƣời tiêu dùng trong kinh tế học hoặc với tính cách là
ngƣời mua hàng hoá, dịch vụ trong luật dân sự mà cần đƣợc phân
biệt. Ngƣời tiêu dùng không thể là đối tƣợng chung chung mà
luôn là các chủ thể cụ thể. Thông thƣờng, pháp luật bảo vệ ngƣời
tiêu dùng các nƣớc giới hạn ngƣời tiêu dùng là các cá nhân mua
hàng hoá, dịch vụ khơng nhằm mục đích hoạt động kinh doanh,
thƣơng mại hoặc hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp.
Nhìn chung, để xác định chủ thể là ngƣời tiêu dùng, pháp luật
các nƣớc thƣờng dựa vào các điều kiện sau:
Thứ nhất, đối tượng của giao dịch là những hàng hoá, dịch
vụ được phép lưu thông và đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt
vật chất và tinh thần của cá nhân con người.
Đây là điều kiện, rất khó xác định bởi nhu cầu sinh hoạt của
con ngƣời trong điều kiện hiện nay là rất đa dạng. Những hàng

9


hoá, dịch vụ thiết yếu hàng ngày của con ngƣời nhƣ đồ ăn, thức
uống, thuốc chữa bệnh, đồ chơi, đồ dùng học tập đƣợc coi là đối
tƣợng đƣơng nhiên của giao dịch với ngƣời tiêu dùng. Khi đó, các
quy định của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng liên quan đến vệ
sinh, an toàn đối với sức khoẻ con ngƣời đƣợc áp dụng, kể cả đối
với trƣờng hợp hàng hoá chƣa đƣợc bán cho ngƣời tiêu dùng.
Trong những trƣờng hợp khác, cần phải kết hợp với mục đích của
việc mua hàng hố, dịch vụ đó dùng vào việc gì.

Thứ hai, người tiêu dùng là cá nhân.
Xác định ngƣời tiêu dùng là các cá nhân xuất phát từ chính
mục đích cho sự ra đời của lĩnh vực pháp luật này là hỗ trợ những
ngƣời tiêu dùng yếu thế trong quan hệ với nhà cung cấp hàng hố,
dịch vụ. Nhìn chung, nhà cung cấp hàng hố, dịch vụ có hiểu biết
tốt hơn về hàng hố, dịch vụ của mình so với ngƣời tiêu dùng. Khi
tìm hiểu về sản phẩm, khả năng tiếp cận và tiếp nhận thông tin,
tham vấn của cá nhân đơn lẻ là hạn chế hơn nhiều so với tổ chức.
Nói cách khác, trong việc tự bảo vệ quyền của mình, năng lực của
tổ chức thƣờng tốt hơn cá nhân. Điều 2 Chỉ thị 93/13/EEC năm
1993 về các điều khoản giao dịch không công bằng của Hội đồng
châu Âu quy định: “Người tiêu dùng được xác định là con người
tự nhiên, xác lập các hợp đồng theo chỉ thị này, cho các mục đích
khơng phải thương mại, nghề nghiệp”. Quy định này đƣợc tiếp tục
khẳng định lại trong luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của các thành viên
EU và cũng đƣợc nhiều quốc gia ngoài EU sử dụng.
Ngoài ra, việc "tiêu dùng" hay "sinh hoạt" của tổ chức cũng
là điều khó xác định; đồng thời sẽ khó có thể coi việc "tiêu dùng"
hay "sinh hoạt" của tổ chức là không vì hoạt động chức năng hoặc

10


nghề nghiệp của tổ chức đó. Ví dụ: cơ quan mua nƣớc uống
không phải để “cơ quan uống” mà là để những con ngƣời cụ thể
làm việc hoặc giao dịch tại đó uống. Thơng qua việc phục vụ
nƣớc uống cho ngƣời lao động và khách giao dịch, chất lƣợng
hoạt động của cơ quan đó đƣợc cải thiện.
Chính vì vậy, nhìn chung, đa số pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu
dùng các nƣớc không coi tổ chức là ngƣời tiêu dùng.(1) Các giao

dịch mà họ tham gia sẽ đƣợc bảo vệ theo pháp luật hợp đồng,
mặc dù đối tƣợng của giao dịch là hàng hố, dịch vụ tiêu dùng.
Trong ví dụ nêu trên, ngƣời uống nƣớc, nếu bị thiệt hại có thể
kiện nhà cung cấp với tƣ cách ngƣời tiêu dùng nhƣng cơ quan, tổ
chức đã mua nƣớc chỉ có thể kiện nhà cung cấp với tƣ cách ngƣời
(1). Một số bản dịch khơng chính thức ở Việt Nam cho rằng luật của Hàn quốc, Đài
Loan, Thái Lan quy định ngƣời tiêu dùng bao gồm cả tổ chức là suy diễn khơng
chính xác. Điều 2 Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng Đài Loan năm 1994 quy định: “The
term "consumers" means those who enter into transactions, use goods or accept
services for the purpose of consumption”, Điều 3 Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng Thái
Lan năm 1979 quy định: “Consumer” mean a person who buy or obtains services
from a business man or a person who has been offered or invited by a businessman to
purchase goods or obtain services and includes a person who duly uses good or a
person who duly obtains services from a businessman even he/she is not a person who
pays the remuneration”. Những quy định này chỉ nêu cách xác định khái niệm ngƣời
tiêu dùng theo mục đích sử dụng hàng hố, dịch vụ hoặc hình thức tiếp nhận (mua,
đƣợc cho, mời) hàng hố dịch vụ chứ khơng ngụ ý hoặc phản ảnh rõ ràng ngƣời tiêu
dùng có thể là tổ chức. Điều 2 Luật khung về bảo vệ ngƣời tiêu dùng Hàn Quốc năm
2006 quy định: “Consumer” means those who use (including utilization; hereinafter
the same shall apply) goods and services provided by enterprisers for the purpose of
daily use or production, prescribed by the Presidential Decree”. Quy định này của
Hàn Quốc tuy rất độc đáo ở chỗ nó cho xác định ngƣời tiêu dùng có mục đích sản
xuất (production) ngồi mục đích sử dụng hàng ngày (daily use) nhƣng phải đƣợc nêu
rõ trong các nghị định của tổng thống Hàn Quốc (Presidential Decree). Tham chiếu
các văn bản của tổng thống Hàn Quốc về thực thi Luật khung về bảo vệ ngƣời tiêu
dùng tại website chính thức của Cơ quan bảo vệ ngƣời tiêu dùng Hàn Quốc (KCA)
eng/info_02.jsp, chúng tôi không thấy bằng chứng xác
thực liên quan đến quy định về ngƣời tiêu dùng Hàn Quốc có thể là tổ chức.

11



mua trong quan hệ hợp đồng thơng thƣờng hoặc có thể trở thành
đại diện của ngƣời tiêu dùng mà thôi.
Một số trƣờng hợp cá biệt coi các doanh nghiệp rất nhỏ cũng
là ngƣời tiêu dùng. Chẳng hạn, theo Luật thực hành thƣơng mại
Úc 1974 (Trade Practices Act 1974), các giao dịch về hàng hố,
dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 40.000 đơ la Úc thì ngƣời mua cũng
đƣợc đối xử nhƣ là ngƣời tiêu dùng trong chế độ bảo hành, kể cả
khi ngƣời mua là tổ chức. Trong trƣờng hợp giá trị giao dịch lớn
hơn 40.000 đô la Úc, để đƣợc coi là “ngƣời tiêu dùng”, ngƣời
mua phải chứng minh mục đích sử dụng là tiêu dùng của mình.(1)
Tuy vậy, chúng ta nên nhìn nhận đây là sự đối xử tƣơng đƣơng
“nhƣ là ngƣời tiêu dùng” của pháp luật đối với trƣờng hợp cá biệt
này. Bởi lẽ, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng đƣợc đặt ra để hỗ
trợ luật dân sự và thƣơng mại để khắc phục những hạn chế của
quyền tự do khế ƣớc khi có sự khơng cân xứng về điều kiện kinh
tế, trình độ hiểu biết giữa các bên trong giao dịch chứ pháp luật
bảo vệ ngƣời tiêu dùng không thay thế luật dân sự và thƣơng mại.
Thứ ba, việc mua hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt cho cá nhân, hộ gia đình.
Mục đích tiêu dùng, sinh hoạt ở đây có nghĩa là ngƣời tiêu
dùng mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng cho các nhu cầu của cá
nhân mình, gia đình mình. Mục đích tiêu dùng, sinh hoạt khơng
phải là phục vụ cho việc bán lại, hoạt động sản xuất kinh doanh
khác hoặc các hoạt động nghề nghiệp.
Việc mua các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nhằm bán lại, (ví
dụ: mua bánh mỳ từ nhà sản xuất về để bán lẻ) hoặc chế biến
(1). Popat: International Product Law Manual, Kluwer Law International, 01-11-2010, tr. 166.


12


thành sản phẩm khác để bán (ví dụ: mua bánh mì từ nhà sản xuất,
thêm các gia vị, thức ăn khác tạo thành các món ăn mới rồi đem
bán) khơng đƣợc coi là hành vi tiêu dùng và chủ thể thực hiện
chúng không phải là ngƣời tiêu dùng.
Cũng cần lƣu ý là ngƣời tiêu dùng có thể khơng có quan hệ
trực tiếp với nhà cung cấp. Họ có thể đƣợc ngƣời mua tặng, cho,
cấp phát. Chẳng hạn, ngƣời cha mua sữa cho con uống, đứa con
không tham gia giao dịch mua bán nhƣng nó vẫn là ngƣời tiêu dùng.
Ở Việt Nam, khái niệm ngƣời tiêu dùng đã đƣợc thừa nhận
trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 1999 và
Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010. Hai văn bản
quy phạm pháp luật này đều quy định: "Người tiêu dùng là người
mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.(1)
Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam khơng quy
định về hàng hố, dịch vụ tiêu dùng. Tuy vậy, có thể hiểu đƣợc
rằng, đó là những gì đƣợc phép lƣu thơng và đƣợc ngƣời ta mua
về để sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, cho
gia đình. Cũng tƣơng tự nhƣ các nƣớc, điều kiện về mục đích
cũng đƣợc sử dụng để xác định ngƣời tiêu dùng theo Luật bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010. Ngƣời tiêu dùng mua, sử
dụng hàng hố cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.
Tuy vậy, định nghĩa về ngƣời tiêu dùng nêu tại khoản 1 Điều 3
Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010 lại đƣa thêm
"mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của... tổ chức" là chƣa đƣợc rõ
ràng. Bởi lẽ, hoạt động tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức không thể
(1). Xem: Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010.


13


xác định đƣợc. Chúng ta chỉ có thể nói tổ chức mua 10 bình nƣớc
chứ khơng thể nói tổ chức đó "uống hết" 10 bình nƣớc đƣợc.
Trƣờng hợp nhà làm luật ngụ ý rằng việc mua hàng hoá, dịch
vụ về để phục vụ nhân viên của mình thì việc mua nƣớc của tổ
chức nhằm phục vụ hoạt động chức năng của mình. Khi đó, tổ
chức khơng phải là ngƣời tiêu dùng mà nhân viên của họ - những
ngƣời đƣợc cấp phát nƣớc uống mới là ngƣời tiêu dùng.
Trƣờng hợp nhà làm luật ngụ ý rằng tổ chức cũng là ngƣời tiêu
dùng thì một mặt nó khơng phù hợp thơng lệ chung, pháp luật bảo
vệ ngƣời tiêu dùng đƣợc đặt thêm bên cạnh luật dân sự, thƣơng
mại chỉ để hỗ trợ các cá nhân yếu thế trong các giao dịch. Điều này
làm giảm bớt ý nghĩa cũng nhƣ lãng phí nguồn lực cho chính sách
bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Nhà nƣớc ta. Đồng thời, nó cũng có thể
bị lạm dụng bởi chính các doanh nghiệp cũng là những tổ chức
đặc thù. Thay vì họ thực hiện các quyền của mình theo luật dân
sự, thƣơng mại, họ giành lợi thế bất chính với phía bên kia bằng
cách khởi kiện thơng qua các quyền của ngƣời tiêu dùng.
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ ngƣời tiêu dùng
Trước hết, ngƣời tiêu dùng là những con ngƣời, là tất cả
chúng ta.(1) Là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển
toàn diện và lâu dài, con ngƣời có quyền đƣợc hƣởng một cuộc
sống hạnh phúc và lành mạnh, có quyền đƣợc hƣởng các sản
phẩm an toàn, phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình. Thiết
(1). Câu nói của tổng thống Hoa Kỳ Kenedy ngày 15/3/1962: "Consumers, by definition,
include us all". Xem thêm: John F. Kenedy: "Special message to the Congress on
Protection Consumer Interest", in trong tuyển tập "Public Papers of the Presidents

of the United States" Office of the Federal Register, National Archives and Records
Administration, USA 2005, tr. 235.

14


lập cơ chế bảo đảm sự an toàn đối với ngƣời tiêu dùng trong việc
thực tế sử dụng hàng hoá, dịch vụ cũng nhƣ trong tâm lí của họ là
nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia hiện đại trong việc bảo vệ
và phát triển các giá trị quyền con ngƣời.
Thứ hai, bảo vệ ngƣời tiêu dùng còn xuất phát từ chính vai
trị của họ trong nền kinh tế. Trên thị trƣờng, các chủ thể tác động
qua lại lẫn nhau để xác định ba vấn đề trọng tâm: Đó là sản xuất
cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai? Theo đó, ngƣời
tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trƣờng giữ vị trí trung tâm của
nền kinh tế và là đối tƣợng hƣớng tới của mọi doanh nghiệp. Nhu
cầu, sở thích của họ chính là những động cơ thúc đẩy sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp. Sự thành bại của doanh nghiệp phụ
thuộc chủ yếu vào việc ngƣời tiêu dùng có bỏ phiếu cho họ bằng
những đồng tiền thơng qua việc mua sản phẩm của doanh nghiệp
đó hay không. Trong trƣờng hợp sản phẩm không đƣợc ngƣời
tiêu dùng lựa chọn sử dụng, doanh nghiệp sẽ không bán đƣợc
hàng hoá, dịch vụ và sẽ dẫn đến phá sản.
Để phát triển kinh tế bền vững, bất kì nhà nƣớc nào cũng đều
phải quan tâm bảo vệ các thành tố thị trƣờng mà ngƣời tiêu dùng là
nhân vật trung tâm. Bên cạnh những hỗ trợ mang tính kĩ thuật nhƣ
hƣớng dẫn, đào tạo, tun truyền, cần thiết có một cơng cụ mạnh
hơn đó là chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng để bảo đảm cho ngƣời
tiêu dùng có thể dựa vào đó để tự mình bảo vệ hoặc nhờ ngƣời
khác bảo vệ trƣớc những vi phạm, lạm dụng của các doanh nghiệp.

1.3. Chính sách của nhà nƣớc về bảo vệ ngƣời tiêu dùng
1.3.1. Khái niệm
Theo cách hiểu phổ biến nhất, chính sách cơng là một q

15


trình hành động hoặc khơng hành động của chính quyền để giải
quyết một vấn đề cơng cộng.(1) Nói cách khác, đó là các chủ
trƣơng cùng các hoạt động can thiệp đến đối tƣợng nhằm làm nó
phát triển theo hƣớng đúng với mong muốn của ngƣời làm chính
sách và phù hợp với quy luật khách quan. Sự can thiệp đến đối
tƣợng có thể thực hiện theo các hình thức điều chỉnh trực tiếp nhƣ
ban hành luật và tổ chức thi hành luật, đây là hình thức phổ biến
nhất. Đối tƣợng của chính sách trong trƣờng hợp này sẽ bị áp
dụng chế tài nếu không thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên,
trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời lập chính sách lại lựa chọn cách
thức can thiệp một cách gián tiếp thông qua các biện pháp hỗ trợ,
khuyến khích đối tƣợng tự phát triển. Khi đó, các đối tƣợng của
chính sách sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi, lợi thế nhất định nếu
thực hiện theo những gợi ý, định hƣớng của nhà làm chính sách
và ngay cả khi họ thực hiện theo hƣớng ngƣợc lại thì cũng khơng
có biện pháp chế tài nào đƣợc áp dụng cho họ.
Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là bảo vệ cấu thành thị
trƣờng, là bảo vệ các giá trị quyền con ngƣời. Trong xã hội dân
chủ, hiện đại, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là trách nhiệm
chung của nhà nƣớc và toàn xã hội. Những nỗ lực chung nhằm
hƣớng tới bảo đảm các quyền của ngƣời tiêu dùng thƣờng đƣợc
diễn đạt bằng khái niệm “chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng”.
Đây đƣợc xem là một chính sách công đƣợc lựa chọn và thực

hiện bởi nhà nƣớc.
Phù hợp với những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của
(1). Michael E. Kraft and Scott R. Furlong: Public Policy: Politics, Analysis and Alternatives,
CQ Press, 2004, tr. 5.

16


mình, nhà nƣớc có những định hƣớng và các biện pháp can thiệp
vào thị trƣờng, xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời
tiêu dùng. Nhƣ vậy, có thể hiểu chính sách của nhà nước về bảo
vệ người tiêu dùng là những chủ trương, định hướng và những
biện pháp tác động nhằm hiện thực hoá các quyền và lợi ích của
người tiêu dùng.
1.3.2. Các bộ phận cấu thành của chính sách bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng
Trên cơ sở các phƣơng án khác nhau của hoạt động phân tích
chính sách, nhà nƣớc sẽ lựa chọn các biện pháp, công cụ phù hợp
nhất với điều kiện thực tế xã hội cũng nhƣ khả năng nhân lực, tài
chính của mình. Hoạt động này, theo khoa học chính trị gọi là
quyết định chính sách. Quyết định chính sách có thể là việc ban
hành các đạo luật về vấn đề liên quan hoặc triển khai những biện
pháp tổ chức khác hoặc thực hiện chúng một cách đồng thời.
Trong chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng, tất cả các quốc gia
đều lựa chọn việc ban hành các đạo luật và kết hợp đồng thời với
các biện pháp tổ chức nhƣ tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao
hiểu biết và khả năng tự bảo vệ của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ
nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Có thể phân
loại các bộ phận của chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng nhƣ sau:
a. Các biện pháp pháp lí: bao gồm các văn bản quy phạm

pháp luật ghi nhận các quyền của ngƣời tiêu dùng, nghĩa vụ của
các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, quy định các cơ chế bảo đảm
thực thi nhƣ quyền và thủ tục khởi kiện, khiếu nại, thanh tra,
giám sát cũng nhƣ việc thi hành quyết định giải quyết đơn kiện,
khiếu nại của ngƣời tiêu dùng...

17


Các biện pháp pháp lí bảo vệ ngƣời tiêu dùng hợp thành lĩnh
vực pháp luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật – pháp luật bảo vệ
ngƣời tiêu dùng. Nói một cách khác, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu
dùng là bộ phận của chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng của các
quốc gia. Tuy là bộ phận nhƣng cũng nhƣ trong mọi chính sách
cơng, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ln đóng vai trị chủ đạo
trong chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng bởi chỉ có pháp luật mới
là chỗ dựa vững chắc và ổn định cho đối tƣợng đƣợc bảo vệ. Các
biện pháp khơng mang tính pháp lí nhƣ giáo dục, tƣ vấn hay
khuyến khích thƣờng sẽ bị chi phối bởi địa vị xã hội và điều kiện
kinh tế của các nhóm lợi ích khác nhau mà trong trƣờng hợp này
là ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp, sự hợp tác và cạnh tranh
giữa họ sẽ thƣờng xuyên bất bình đẳng. Khi đó, pháp luật bảo vệ
ngƣời tiêu dùng là rào chắn an toàn cho những thoả thuận không
công bằng hoặc sự áp đảo của một bên. Vai trò trung tâm, chủ
đạo của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc làm rõ hơn
trong các phần tiếp theo.
b. Các biện pháp tổ chức: bao gồm các biện pháp nâng cao
năng lực của ngƣời tiêu dùng; nâng cao trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp; nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nƣớc.
Việc nâng cao năng lực của ngƣời tiêu dùng chính là làm cho

họ tự bảo vệ mình một cách tốt hơn nhƣ: hƣớng dẫn, tƣ vấn,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ngƣời tiêu dùng; tạo điều kiện
cho ngƣời tiêu dùng và các thực thể xã hội khác có thể liên kết
thành lập các nhóm, hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng để chia sẻ kinh
nghiệm tham gia các giao dịch, kinh nghiệm sử dụng hàng hố
dịch vụ an tồn, tiết kiệm cũng nhƣ chia sẻ kinh nghiệm xử lí
hoặc hợp tác với nhau trong việc đối phó với những bất đồng,

18


tranh chấp với các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhƣ khởi kiện
tập thể, tẩy chay sản phẩm hoặc nhà cung cấp nhất định.
Việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là
làm cho doanh nghiệp có ý thức tơn trọng ngƣời tiêu dùng và
cộng đồng. Ngồi các quy định của pháp luật, những biện pháp
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc khuyến khích bằng các
lợi ích vật chất, tuyên dƣơng về tinh thần đƣợc áp dụng nhằm
hƣớng các doanh nghiệp tới việc cung cấp những sản phẩm có
chất lƣợng tốt, an tồn, thuận lợi đối với ngƣời sử dụng, thân
thiện với môi trƣờng hoặc xây dựng phong cách phục vụ ngƣời
tiêu dùng tốt hơn.
Việc nâng cao trình độ của các cơ quan nhà nƣớc ở đây là
việc làm cho họ bảo vệ ngƣời tiêu dùng đƣợc tốt hơn trong phạm
vi chức năng và thẩm quyền của mình. Khi xây dựng chính sách
bảo vệ ngƣời tiêu dùng, nhà nƣớc ln tính đến khâu đào tạo cán
bộ về kiến thức, kĩ năng công vụ cũng nhƣ kiến thức về pháp luật
bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Hoạt động đào tạo có thể đƣợc thực hiện
theo nhiều hình thức nhƣ tập huấn tại chỗ, đào tạo tập trung, hợp
tác, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan, tổ chức nƣớc ngồi và

quốc tế thơng qua các chƣơng trình hội thảo, tham quan khảo sát
hoặc phối hợp trong nghiệp vụ đối với những trƣờng hợp mà việc
bảo vệ ngƣời tiêu dùng có liên quan đến nhiều nƣớc. Nâng cao
năng lực cịn đƣợc xuất hiện và thực hiện bởi những hoạt động
thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng
Ở Việt Nam, ngoài việc ban hành đạo luật về bảo vệ quyền
lợi ngƣời tiêu dùng và các đạo luật khác có liên quan, Nhà nƣớc
cũng lựa chọn và cam kết thực hiện những biện pháp không mang

19


tính pháp lí nhằm thực hiện chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
Theo Điều 5, Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010,
các biện pháp thực thi chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng bao
gồm các định hƣớng hành động cơ bản sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham
gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công
nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ an toàn,
bảo đảm chất lượng;
- Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lí,
giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ;
- Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất,
phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng;
- Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thơng

tin, kinh nghiệm quản lí trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Cần lƣu ý, tên gọi của Điều 5 Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng năm 2010: “Chính sách của Nhà nƣớc về bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng” khơng có nghĩa là tồn bộ chính sách
bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam chỉ gồm các biện pháp mang
tính tổ chức nói trên mà còn bao gồm cả việc ban hành các quy
định về bảo vệ ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ bảo đảm cho chúng
đƣợc thực thi.

20


2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
NGƢỜI TIÊU DÙNG
2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ ngƣời
tiêu dùng
2.1.1. Khái niệm
Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều
chỉnh các quan hệ giữa ngƣời tiêu dùng và các thƣơng nhân khi
ngƣời tiêu dùng mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ của thƣơng nhân
đó. Lĩnh vực pháp luật này quy định những quyền của ngƣời tiêu
dùng, quy định trách nhiệm sản phẩm của thƣơng nhân, ngăn
chặn các giao dịch không công bằng, bảo vệ thông tin cá nhân
của ngƣời tiêu dùng.
- Về đối tượng điều chỉnh, có thể thấy những quan hệ mua
bán giữa thƣơng nhân và ngƣời tiêu dùng chỉ thuần túy là đối
tƣợng điều chỉnh truyền thống của luật dân sự. Cần lƣu ý, quan hệ
này không phải là quan hệ thƣơng mại vì khơng có mục đích bán
lại nên không thể đƣợc điều chỉnh bởi luật thƣơng mại.
- Về phương pháp điều chỉnh, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu

dùng sử dụng phƣơng pháp của luật hành chính để tác động bằng
cách trao thêm quyền cho bên yếu thế là ngƣời tiêu dùng trong
những quan hệ hợp đồng với thƣơng nhân.
Một hợp đồng dân sự có tính chất truyền thống giữa ngƣời
tiêu dùng và nhà cung cấp là kết quả của những thoả thuận tự
nguyện, không ép buộc về số lƣợng, chất lƣợng, giá cả... Những
điều khoản hợp đồng này sẽ có hiệu lực, bất luận những thiệt hại
hay những bất tiện có thể xảy ra, ngƣời mua bị ràng buộc bởi
những gì mình đã thoả thuận nên tự mình phải hài lịng với những

21


gì mà mình đã quyết định trƣớc khi mua mà cũng không thể xin
xỏ ngƣời bán. Sự tự do hợp đồng nhƣ vậy có thể đƣợc diễn tả
bằng câu châm ngôn "hãy để ngƣời mua tự nhận thức" (caveat
emptor), ngƣời mua phải tự mình nghiên cứu, xét đốn và quyết
định cho mình. Khi đã kí kết, ngƣời mua phải tn thủ thực hiện
đúng các cam kết theo nguyên tắc khế ƣớc không thể chối bỏ
(pacta sunt servanda) vốn tồn tại từ thời La Mã cổ đại.
Việc mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trƣờng tuy phụ
thuộc vào nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nhƣ các nhà kinh tế đã
làm rõ. Nhƣng rõ ràng nó đƣợc kiểm sốt và cung cấp bởi các
các thƣơng nhân và bao giờ cũng vậy, họ hiểu biết về hàng hố,
dịch vụ của mình hơn là những ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, trong
việc mua bán ấy, nhà cung cấp luôn chiếm ƣu thế trong việc
thuyết phục ngƣời tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ theo những
điều khoản mà mình đặt ra.(1)
Ở thời La Mã cổ đại - thời của những nguyên tắc luật dân sự
đƣợc ra đời và phát triển huy hoàng, những nhu cầu của con

ngƣời chủ yếu chỉ dừng lại ở những đồ ăn, thức uống đơn giản, ít
có sự chế biến qua nhiều công đoạn. Việc nhận dạng những
khiếm khuyết của hàng hố, vì vậy cũng rất đơn giản. Trong xã
hội cơng nghiệp, ngƣời tiêu dùng đƣợc sử dụng những hàng hoá,
dịch vụ tinh vi, hiện đại nhƣng cũng phức tạp hơn. Nếu chỉ với
kinh nghiệm và sự cảm nhận không thông qua sự trợ giúp của các
phƣơng tiện kĩ thuật, ngƣời tiêu dùng tự mình khó có thể đánh giá
đúng đƣợc giá trị, chất lƣợng, xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ, khó
(1). Trong kinh tế học, đây đƣợc gọi tình trạng bất đối xứng thông tin (information
asymmetry) là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao
dịch có mức độ nắm giữ thơng tin không ngang nhau.

22


nhận biết, phát hiện đƣợc những khuyết tật của chúng.
Khối lƣợng lớn cộng với sự lƣu thông tự do, thuận lợi kéo
theo ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc những hàng hoá, dịch vụ từ
những vùng xa xôi thông qua các đại lí, ngƣời bán lẻ và thƣờng
thì họ khơng biết đƣợc nhà sản xuất ở đâu. Khoa học công nghệ
phát triển ngày càng mạnh mẽ mang đến cho ngƣời tiêu dùng
những hàng hoá, dịch vụ tinh vi, hiện đại nhƣng cũng phức tạp
hơn. Tính năng sử dụng của các hàng hố, dịch vụ này tiện lợi
nhƣng ngƣời tiêu dùng thƣờng không đƣợc giải thích nhiều về
các hàng hố, dịch vụ đó và họ sử dụng khơng theo những u
cầu an tồn, do đó có thể làm hỏng hóc hoặc gây tai nạn. Cũng có
nhiều trƣờng hợp nhà cung cấp lợi dụng sự không hiểu biết của
ngƣời tiêu dùng, đƣa cho họ những hàng hố khơng đủ chất lƣợng
nhƣng ngƣời tiêu dùng khi phát hiện ra thì khơng thể khiếu nại
hay kiện tụng vì lí do bên bán khơng vi phạm hợp đồng đã kí kết.

Nhiều khi, ngƣời tiêu dùng bị buộc phải sử dụng hàng hố, dịch
vụ mà khơng có khả năng lựa chọn nào khác bởi lí do loại hàng
hố, dịch vụ đó chỉ do một thƣơng nhân độc quyền cung cấp.
Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, quyền tự do khế ƣớc đã khơng
cịn mang giá trị nhân văn của một quyền tự do cá nhân.(1)
Nguyên tắc caveat emptor hay pacta sunt servanda khơng cịn
thích hợp với tính cách là phƣơng tiện bảo vệ bên tham gia hợp
đồng khi anh ta là ngƣời tiêu dùng nữa. Ngƣời tiêu dùng cần đƣợc
bảo vệ thiết thực hơn bằng các quy định của pháp luật cơng bên
ngồi các quy định của luật dân sự truyền thống. Đây là lí do dẫn
(1). Xem: Ngơ Vĩnh Bạch Dƣơng, “Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong pháp luật
cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2000, tr. 37.

23


đến việc các nhà làm luật lựa chọn cách thức điều chỉnh mới cho
nhóm quan hệ truyền thống và hình thành nên lĩnh vực pháp luật
mới - pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
2.1.2. Đặc điểm của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Thứ nhất, áp đặt những điều kiện bắt buộc thương nhân phải
tuân thủ để khắc phục những bất lợi của người tiêu dùng trong
quan hệ với nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ.
Cụ thể, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng tập trung quy định
các vấn đề kiểm soát điều kiện giao dịch chung; cấm các điều
khoản khơng cơng bằng; trình tự thực hiện giao dịch từ xa, giao
dịch điện tử. Việc can thiệp này làm cho ngun tắc tự do khế
ƣớc chỉ cịn có ý nghĩa tƣơng đối trong các giao dịch giữa ngƣời
tiêu dùng và thƣơng nhân.
Thứ hai, xác định trách nhiệm sản phẩm một cách nghiêm

khắc và mở rộng về chủ thể chịu trách nhiệm.
Theo đó những ngƣời chịu trách nhiệm đối với khuyết tật của
sản phẩm tiêu dùng có thể khơng phải là ngƣời gây ra khuyết tật
đó nhƣng có tham gia vào chuỗi hoạt động đƣa sản phẩm đến tay
ngƣời tiêu dùng. Hầu hết các nƣớc trên thế giới đều có luật trách
nhiệm sản phẩm nằm trong hoặc độc lập với luật bảo vệ ngƣời
tiêu dùng. Chẳng hạn ở Thái Lan, Luật trách nhiệm sản phẩm
đƣợc ban hành năm 2008 trong khi Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
của họ có từ năm 1979. Ở Anh, trách nhiệm sản phẩm đƣợc biết
đến sớm hơn luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Án lệ Donoghue kiện
Stevenson năm 1932 đƣợc coi là mốc quan trọng của quy định
về trách nhiệm sản phẩm thì tới tận những năm 1970, họ mới có
các quy định riêng về bảo vệ ngƣời tiêu dùng nhƣ Sale of Goods

24


Act 1979 (luật bán hàng), Unfair Contract Terms Act 1977 (luật
về các điều khoản không công bằng) và đến Consumer Protection
Act 1987 (luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng) thì trách nhiệm sản phẩm
đƣợc quy định chung với luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng theo
hƣớng dẫn của Chỉ thị 85/374/EEC năm 1985 của Hội đồng
châu Âu về trách nhiệm sản phẩm. Ở Việt Nam, quy định về
trách nhiệm sản phẩm đƣợc quy định trong Luật bảo vệ quyền
lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010.
Thứ ba, thiết lập những ngoại lệ so với những nguyên tắc tố
tụng dân sự truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
người tiêu dùng tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến
việc quyền lợi của mình bị vi phạm.
Đây là những ngoại lệ về điều kiện hình thức khi khởi kiện

hoặc giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh. Chẳng hạn nhƣ khởi kiện
tập thể (class action ở Hoa Kỳ, Sammelklage ở Đức) hoặc đảo nghĩa
vụ chứng minh (Beweislastumkehr - Đức). Theo Luật bảo vệ quyền
lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010 của Việt Nam, ngƣời tiêu dùng cũng
đƣợc giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh, họ chỉ phải chứng minh sự
thiệt hại cịn nhà cung cấp hàng hố, dịch vụ sẽ phải chứng minh
về việc không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi sản
xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ với những thiệt hại của ngƣời
tiêu dùng hay chứng minh mình khơng có lỗi (Điều 42).
2.2. Sự ra đời và phát triển của pháp luật bảo vệ ngƣời
tiêu dùng trên thế giới
Hiện thân đầu tiên của các quy định về chống độc quyền và
thƣơng mại không công bằng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong lịch
sử nhà nƣớc và pháp luật là đạo luật "lex Julia de Annona" về

25


×