Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

BÙI THỊ THANH MAI

KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ CĨ YẾU TỐ NƢỚC
NGỒI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC TÒA ÁN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

BÙI THỊ THANH MAI

KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ CĨ YẾU TỐ NƢỚC
NGỒI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC TÒA ÁN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Huyền

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Mai


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng dân sự

TTDS

: Tố tụng dân sự


BLDS

: Bộ luật dân sự

VADS

: Vụ án dân sự

TAND

: Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: .................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................... 3
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................... 4
5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn .................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................... 4
7. Bố cục (các chương) của luận văn .............................................................. 5
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ L LUẬN VỀ HỞI IỆN THỤ L VỤ
ÁN D N SỰ C
ẾU TỐ NƢỚC NGOÀI .................................................. 6
1.1.Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu
tố nước ngồi ..................................................................................................... 6
1.1.1.Khái niệm khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi ............. 6
1.1.1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi ..................... 6

1.1.1.2. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi........................... 8
1.1.2.Đặc điểm của khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài ........ 9
1.1.3. Ý nghĩa của khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi ........ 13
1.2. Sơ lược quá trình phát triển của các quy định pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài ................. 14
1.2.1. Giai đoạn từ 1945 – 1956.................................................................... 14
1.2.2. Giai đoạn từ 1956 – 1975.................................................................... 15
1.2.3. Giai đoạn từ 1976 – 1988.................................................................... 15
1.2.4. Giai đoạn từ 1989 – 2003.................................................................... 16
1.2.5. Giai đoạn từ 2004 – 2014.................................................................... 17
1.2.6. Giai đoạn từ 2015 đến nay .................................................................. 17
Chƣơng 2. PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HIỆN HÀNH VỀ HỞI IỆN
THỤ L VỤ ÁN D N SỰ C
ẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ......................... 20


2.1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài .......................... 20
2.1.1. Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi phải có tư cách
pháp luật khi khởi kiện .................................................................................... 20
2.1.2. Vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền của Tịa án Việt
Nam và Tịa án có thẩm quyền thụ lý vụ án.................................................... 24
2.1.3. Điều kiện sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tồ án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ...................................................................................................... 35
2.1.4. Điều kiện về thủ tục tiền tố tụng ........................................................... 37
2.2. Trình tự, thủ tục khởi kiện và thụ lý VADS có yếu tố nước ngồi.......... 38
2.2.1. Việc tiếp nhận đơn khởi kiện ................................................................ 38
2.2.2. Việc xem xét đơn khởi kiện .................................................................. 41
2.2.3. Về thủ tục xử lý đơn khởi kiện ............................................................. 42
2.2.4. Chuyển đơn khởi kiện có yếu tố nước ngoài ........................................ 44

2.2.5. Trả lại đơn khởi kiện: ............................................................................ 45
2.2.6. Dự tính tiền tạm ứng án phí và thơng báo cho người khởi kiện ........... 50
2.2.7. Vào sổ thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi ................................. 50
Chƣơng 3.THỰC TIỄN THỰC HIỆN VIỆC HỞI IỆN THỤ L VỤ
ÁN D N SỰ C
ẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC TÒA ÁN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH VÀ KIẾN NGHỊ.................................... 53
3.1. Thực tiễn thực hiện việc khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước
ngồi tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh......................................... 53
3.1.1. Một số kết quả đạt trong thực tiễn khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu
tố nước ngồi tại tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 53
3.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về khởi
kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh ............. 62
3.2. Một số kiến nghị về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi
từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong xu thế hội nhập và giao lưu dân sự quốc tế, việc các cá nhân, tổ
chức Việt Nam có quan hệ dân sự với các cá nhân, tổ chức của nước ngoài
đang dần là những quan hệ ngày càng phổ biến và phát triển đa dạng. Cùng
với giao lưu dân sự quốc tế cũng đồng thời xuất hiện các tranh chấp giữa các
cá nhân, pháp nhân là người nước ngồi với số lượng ngày càng gia tăng, với
tính chất và mức độ ngày càng phức tạp. Trong quá trình giải quyết tranh
chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mỗi bên trong các quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngồi đều trơng cậy vào nền tư pháp của nước mình,
trong đó ở Việt Nam là Tòa án. Khi một tranh chấp dân sự có yếu tố nước
ngồi được khởi kiện tại Tịa án Việt Nam, về cơ bản tòa án Việt Nam giải
quyết tương tự như với việc giải quyết tranh chấp trong nước. Vì vậy, trước
hết Tịa án cần tiến hành xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án bởi
đây là một giai đoạn của tố tụng dân sự, là giai đoạn đầu tiên trong q trình
tịa án giải quyết vụ án. Lúc này, cơ chế pháp lý giải quyết các vụ án có yếu tố
nước ngồi nói chung và thụ lý vụ án có yếu tố nước ngồi nói riêng khơng
chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà cịn liên quan đến quan hệ nước ngồi
và có tính chất quốc tế nên đây là lĩnh vực có nhiều tính chất phức tạp cả về lý
luận và thực tiễn, đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời về mặt pháp lý và sự nghiên
cứu thỏa đáng về mặt khoa học.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời là một bước đánh dấu quan
trọng cho quá trình phát triển của tố tụng dân sự ở Việt Nam. Từ việc chỉ quy
định dưới hình thức pháp lệnh đến nay nội dung của pháp luật tố tụng dân sự
đã được pháp điển hóa bằng hình thức Bộ luật đã thực sự tạo ra một cơ chế
giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác, cơng minh và đúng pháp
luật. Chính từ đây, các quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự có yếu tố
nước ngồi đã được hình thành và tiếp tục được hồn thiện sau khi Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực đã bảo đảm tốt hơn quyền khởi kiện của chủ
thể trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải
quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi tại tỉnh Quảng Ninh sau khi Bộ


2

luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực (ngày 01/7/2016) vẫn cịn gặp nhiều
vướng mắc, bất cập, có nhiều ý kiến khác nhau trong việc thực hiện các quy
định này và chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách đầy đủ
và thống nhất. Ngồi ra, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có nhiều quy

định mới cần được tìm hiểu thấu đáo cũng như hướng dẫn để triển khai áp
dụng trên thực tế. Việc nghiên cứu chuyên sâu lý luận về khởi kiện và thụ lý
vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi giúp cho cán bộ tư pháp có nhận thức sâu
sắc hơn về các quy định hiện hành, những quy định mới cần được triển khai
thực hiện cũng như những khiếm khuyết, hạn chế của pháp luật vẫn còn tồn
tại. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn tố tụng tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh về
khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi sẽ giúp học viên có một
góc nhìn sâu sắc hơn về thực trạng thực hiện việc khởi kiện và thụ lý vụ án
dân sự có yếu tố nước ngồi, từ đó đề xuất giải pháp có giá trị tham khảo cho
việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về khởi kiện
và thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi tại các Tồ án trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh nói riêng và ngành Tịa án nói chung.
Những nội dung và trình bày trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để
tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước
ngồi và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay, ở nước ta chế định khởi kiện
và thụ lý vụ án dân sự khơng phải là vấn đề mới, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu chun sâu và có hệ thống về chế định này như đề tài nghiên cứu
cấp trường về: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số chế
định cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của trường Đại học luật
Hà Nội năm 2002, cũng như có những đề tài khóa luận tốt nghiệp như đề tài:
“Thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự” của sinh viên Trần Thị Bích Thủy
trường Đại học luật Hà Nội năm 2011; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Khởi kiện
vụ án dân sự” của học viên Trần Thị Lượt trường Đại học luật Hà Nội năm
2014; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Khởi kiện vụ án dân sự và thực tiễn thực
hiện tại tỉnh Điện Biên” của học viên Bùi Thị Quế Anh trường Đại học luật


3


Hà Nội năm 2016; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Khởi kiện vụ án dân sự theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004” của học viên Nguyễn Thị Hương
Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011; Luận văn tốt nghiệp:
“Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
sinh viên Hà Thị Nhàn trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012.
Tuy nhiên, các cơng trình và bài viết nghiên cứu trên chủ yếu là về về
vấn đề khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự nói chung. Cịn đối với vấn đề khởi
kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi sự quan tâm thực sự và sâu
rộng còn nhiều hạn chế. Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực
thì cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện và có
hệ thống về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định chung của pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự
có yếu tố nước ngồi. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này tại
các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là hiện tượng phổ biến trong đời
sống các quốc gia và cả ở phạm vi quốc tế, do phát sinh từ các quan hệ có yếu
tố nước ngồi ngày càng đa dạng và phức tạp. Do đó, giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngồi là vấn đề vơ cùng rộng lớn, phức tạp và có thể được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau.
Với mục tiêu, nhiệm vụ chính được nêu, trong điều kiện về thời gian
nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một luận văn cao học,
tác giả tự đặt ra cho mình phạm vi nghiên cứu phù hợp như sau: luận văn chủ
yếu nghiên cứu về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi dưới
góc độ tư pháp Việt Nam, đặt trọng tâm vào việc phân biệt điểm khác nhau
giữa tòa án cấp huyện với tòa án cấp tỉnh về việc khởi kiện, thụ lý vụ án dân
sự có yếu tố nước ngồi. Do điều kiện khơng cho phép nên chỉ tập trung vào

vụ án dân sự và hơn nhân gia đình có yếu tố nước ngồi, khơng đề cập đến
thương mại và lao động.


4

4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định pháp
luật Việt Nam về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi tại các
Tịa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Góp phần vào việc tiếp tục hồn thiện pháp luật về khởi kiên, thụ lý vụ
án dân sự có yếu tố nước ngồi
Để đạt mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu
chính sau:
- Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về khởi kiện, thụ
lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi, chỉ ra điểm khác biệt giữa tòa án cấp
huyện với tòa án cấp tỉnh về việc khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố
nước ngồi;
- Chỉ ra những bất cập, vướng mắc, hạn chế trong việc áp dụng quy định
pháp luật Việt Nam hiện hành về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố
nước ngồi tại Tịa án;
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng về khởi kiện, thụ lý vụ
án dân sự có yếu tố nước ngoài.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về phát triển kinh tế, xã hội, về xây dựng và hồn thiện pháp luật
trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu

khoa học pháp lý nói riêng như phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh …
nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Như trên đã trên bày, hiện nay có rất ít các cơng trình nghiên cứu đầy
đủ và toàn diện về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi của tòa
án nhân dân trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành. Vì vậy đây có thể coi là
cơng trình đầu tiên tập trung nghiên cứu chế định này.
6.


5

Luận văn đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc một số vấn đề lý luận
cơ bản về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi đồng thời góp
phần bổ sung kết quả nghiên cứu mới so với các cơng trình nghiên cứu khoa
học trước đây về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi.
Góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả cơng tác chun mơn của hệ
thống tịa án nhân dân – nơi tác giả công tác trong lĩnh vực giải quyết các vụ
án dân sự có yếu tố nước ngoài và khoa học xét xử. Đồng thời luận văn cũng
có thể được sử dụng phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các
Viện, Trường và các cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam.
7. Bố cục (các chƣơng) của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có
yếu tố nước ngồi
- Chương 2: Pháp luật tố tụng hiện hành về khởi kiện, thụ lý vụ án dân
sự có yếu tố nước ngồi
- Chương 3: Thực tiễn thực hiện việc khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có
yếu tố nước ngồi tại các Tịa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và kiến nghị



6

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ L LUẬN VỀ HỞI IỆN THỤ L VỤ ÁN D N
SỰ C
ẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
1.1.
hái niệm đặc điểm và ý nghĩa của khởi kiện thụ lý vụ án dân sự
có yếu tố nƣớc ngồi
1.1.1. Khái niệm khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi
Khởi kiện VADS có yếu tố nước ngoài trước hết cần hiểu khởi kiện
VADS là việc thực hiện quyền dân sự của các chủ thể yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền dân sự cho mình, cho Nhà nước hoặc cho người khác và là cơ sở để
Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết. Việc xem xét, thụ lý yêu cầu khởi kiện của
cá nhân, cơ quan, tổ chức chính là sự bảo đảm cho đương sự thực hiện được
quyền khởi kiện của mình. Khi yêu cầu khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ
chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nội dung, hình thức khởi kiện, về tạm
ứng án phí thì Tòa án thụ lý và vụ án dân sự được hình thành.
Ngay từ thời Cổ luật La Mã đã ghi nhận quyền khởi kiện của cơng dân
La Mã, theo đó, người có quyền lợi bị xâm phạm có quyền khởi kiện đến Tòa
án yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Người bị vi phạm có thực hiện quyền
khởi kiện hay không, điều này pháp luật không bắt buộc mà phụ thuộc vào ý
chí của người đó. Trong xã hội ngày nay, khởi kiện là một trong những nhóm
quyền tố tụng thuộc quyền con người. Ở Việt Nam, trên cơ sở quy định của
Hiến pháp, các văn bản khác đã cụ thể hoá và ghi nhận quyền khởi kiện của
đương sự. Cụ thể là quyền khởi kiện được ghi nhận trong các văn bản pháp
luật nội dung và pháp luật tố tụng. Trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời, theo

quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh
chấp lao động thì khi các đương sự có nhu cầu đưa các vụ việc dân sự, kinh
tế, lao động để giải quyết theo thủ tục tố tụng thì tất cả các vụ việc, tranh chấp
hay không tranh chấp vẫn được gọi chung là vụ án. Năm 2004, BLTTDS ra
đời, khái niệm VADS đã có sự thay đổi, khái niệm vụ việc dân sự đã thay thế
cho khái niệm vụ án dân sự trước đây, nếu các cá nhân, cơ quan tổ chức có


7

tranh chấp về quyền và nghĩa vụ thì gọi là vụ án dân sự, nếu cơ quan cá nhân
tổ chức khơng có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ nhưng có u cầu Tồ án
cơng nhận cho mình quyền về dân sự thì là việc dân sự. Vụ án dân sự bao
gồm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại
và lao động. Đến năm 2015, BLTTDS ra đời đã có sự kế thừa các quy định tại
Điều 162 và Điều 406 BLTTDS sửa đổi năm 2011 đồng thời có những sửa
đổi bổ sung về quyền khởi kiện của tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức
xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.v.v... về quyền khởi kiện vụ
án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích cơng
cộng và lợi ích của Nhà nước. Cụ thể tại Điều 465 BLTTDS năm 2015 quy
định về quyền, nghĩa vụ tố tụng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước
ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước
ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam,
Nhà nước nước ngồi đều có quyền khởi kiện đến Tịa án Việt Nam để yêu
cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của cơ quan, tổ chức
nước ngồi ủy quyền khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp. Tuy nhiên, Nhà
nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố
tụng dân sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngồi,
chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài

mà Tịa án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ
quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài của cơ
quan, tổ chức Việt Nam (khoản 3 Điều 465 BLTTDS năm 2015). Nghĩa là
ngay cả quyền khởi kiện có thể sẽ bị hạn chế nếu Tịa án của người nước
ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt
Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối
với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phịng đại diện tại
nước ngồi của cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Như vậy, khởi kiện VADS là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các
chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự u cầu Tịa án có
thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, bảo


8

vệ lợi ích cơng cộng và lợi ích Nhà nước trong trường hợp lợi ích đó đang bị
xâm phạm hay có tranh chấp với chủ thể khác.
Đối với khái niệm khởi kiện VADS có yếu tố nước ngồi có sự phân
biệt với khái niệm khởi kiện VADS. Ở các nước, quan điểm về “yếu tố nước
ngoài” rất khác nhau. Trong pháp luật và khoa học tư pháp quốc tế các nước
châu Âu, khái niệm “yếu tố nước ngoài” trong VADS có thể là những sự kiện
có thể xảy ra ở nước ngồi, hoặc cũng có thể nơi cư trú nước ngoài, nơi
thường trú hoặc nơi đặt trụ sở kinh doanh của các bên ở nước ngoài. Ở Việt
Nam, trong khoa học pháp lý nói chung và tư pháp quốc tế nói riêng, việc xác
định “yếu tố nước ngồi” là vấn đề quan trọng và ở chừng mực nhất định đã
được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Căn cứ vào khoản 2 Điều
464 BLTTDS năm 2015 thì khởi kiện VADS có yếu tố nước ngồi là: hành vi
tố tụng đầu tiên của
n n
n

ng đ
n
ng
n
g
n n
n
nướ ng
n
g đ
ng n
n

n ưng ệ
đ
ự ện
n ệđ
nướ ng
n
g đ
ng n
n

n ưng đố ượng ủ
n ệ
n sự đ ở nướ ng
n đ n

n
ng

ế ụ
n n sự đ

n ợ


n
n
. Như vậy, có ba dấu hiệu xác định “yếu tố nước ngoài” trong
quan hệ dân sự là: chủ thể, sự kiện pháp lý phát sinh ở nước ngoài và đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.
1.1.1.2. Khái niệm ụ ý ụ n n sự
ế ố nướ ng
Thụ lý vụ án nói chung và thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi nói
riêng khơng phải là một quyền của chủ thể pháp luật, mà nó là một hoạt động
tố tụng giai đoạn đầu trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Khái
niệm thụ lý vụ án dân sự hình thành từ rất lâu trong lịch sử lập pháp và có mối
quan hệ biện chứng với quyền khởi kiện của chủ thể pháp luật. Nghĩa là chỉ
khi quyền khởi kiện của chủ thể pháp luật được thực thi thì mới có hoạt động
thụ lý đơn khởi kiện của các cơ quan tiến hành tố tụng. Và ngược lại, chỉ khi
hoạt động thụ lý được thực hiện thì quyền khởi kiện của chủ thể pháp luật


9

mới được thực hiện và quyền lợi hợp pháp của chủ thể mới có khả năng được
đảm bảo.
Trong lịch sử pháp luật Việt Nam thì khái niệm “thụ lý” lần đầu được
ghi nhận tại Luật Gia Long như sau: “Các quan khi nhận đơn thưa kiện phải
làm rõ vụ việc, nhanh chóng thụ lý. Nếu quan bỏ qua sẽ bị trừng phạt căn cứ

vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc”. Như vậy, ban đầu hoạt động “thụ lý”
là hoạt động của một cá nhân trong quan hệ tố tụng, cụ thể ở đây là hoạt động
của “quan” chứ không phải là hoạt động của một cơ quan tiến hành tố tụng là
tòa án như pháp luật hiện đại. Đến nay, hoạt động “thụ lý” là hoạt động bao
gồm các hành vi tố tụng khác nhau. Tại khoản 3 Điều 2 BLTTDS năm 2015
quy định: “Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngồi; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó”. Như vậy, trình tự, thủ tục nhận đơn khởi kiện,
thụ lý VADS có yếu tố nước ngồi do BLTTDS Việt Nam quy định, trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Theo các Điều từ 191; 192 BLTTDS năm 2015, sau khi nhận được đơn
khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu k m theo, Tòa án phải vào sổ nhận đơn và
xem xét, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì Thẩm
phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ
tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí
(Điều 195 BLTTDS năm 2015). Các hoạt động đó của Tịa án được gọi là thụ
lý vụ án dân sự. Như vậy có thể hiểu, ụ ý ụ n n sự
ế ố nướ
ng

n n n đ n ở ện ủ ngư
ở ện
đn
đ
ện ở ện
ến n
s
ụ ý ụ n n sự đ g

ế
đn ủ
ố ụng
1.1.2. Đặc điểm của khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi
Khởi kiện, thụ lý VADS có đặc điểm chung chung được xem là cơng
cụ hữu hiệu nhất trong tồn bộ các phương thức khác nhau mà xã hội và Nhà
nước dùng để giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn lợi ích đồng thời là hoạt


10

động tố tụng đầu tiên bảo vệ quyền dân sự của chủ thể có quyền hay lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm và các chủ thể được pháp luật trao quyền và đây là
tiền đề cho các hoạt động tố tụng tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án
dân sự.
Ngồi ra khởi kiện, thụ lý VADS có yếu tố nước ngồi cịn mang
những đặc điểm riêng sau:
- Đ số các VADS có yếu tố nước ngồi thu c th m quy n gi i quyết của
Tòa án c p tỉnh.
Ở Việt Nam, hệ thống Tòa án được tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ
gồm: TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (gọi tắt là Tòa án cấp tỉnh), TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh và tương đương (gọi tắt là Tòa án cấp huyện). Khơng phải tất cả các Tịa
án đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài mà
thẩm quyền này được phân cấp chủ yếu cho Tòa án cấp tỉnh trở lên và cũng
tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của các vụ việc có yếu tố nước ngồi trong
từng lĩnh vực.
Khi giải quyết các VADS có yếu tố nước ngồi, Tịa án có thể phải
thực hiện ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước

ngoài tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự nhất định tại lãnh thổ quốc
gia được yêu cầu và ngược lại, Tòa án Việt Nam cũng có thể tiếp nhận ủy
thác tư pháp từ các cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi để tiến hành một
số hoạt động tố tụng dân sự nhất định tại Việt Nam. Do đó, các tranh chấp
dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh
là chủ yếu, trừ việc giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám
hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước
láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của
Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án cấp huyện.


11

- Các vụ án dân sự có yếu tố nướ ng
được khởi kiện và thụ lý là các
vụ án có đư ng sự ngư nước ngoài ho c cần ủ
ư
nước
ngoài.
Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý nói chung và tư pháp quốc tế nói
riêng, việc xác định “yếu tố nước ngoài” là vấn đề quan trọng và ở chừng mực
nhất định đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Theo quy định tại
Điều 464 BLTTDS năm 2015 có ba dấu hiệu xác định có yếu tố nước ngồi
trong quan hệ dân sự đó là: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân,
cơ quan, tổ chức nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ
chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan
hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ
chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.

Như vậy, đặc điểm cơ bản của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là
các vụ án có đương sự là người nước ngoài hoặc nếu các đương sự đều là
người Việt Nam thì căn cứ để xác lập thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra tại
nước ngoài hoặc đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngồi thì trong q
trình thụ lý, giải quyết địi hỏi nếu không thực hiện việc ủy thác tư pháp đối
với một số hành vi tố tụng riêng lẻ như tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên
quan đến tương trợ tư pháp về dân sự (công văn, công hàm, thơng báo thụ lý,
giấy triệu tập đến Tịa án …), triệu tập người làm chứng, người giám định, thu
thập, cung cấp chứng cứ, các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự thì
khơng thể giải quyết được vụ việc.
Đương sự là người nước ngồi gồm hai nhóm chủ thể sau:
+ Nhóm chủ thể là cá nhân là người nước ngồi bao gồm người khơng
quốc tịch và người có quốc tịch nước ngồi;
+ Nhóm chủ thể là cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế
bao gồm các cơ quan, tổ chức không phải là các cơ quan, tổ chức Việt Nam,
được thành lập theo pháp luật nước ngoài và cả các cơ quan, tổ chức quốc tế
được thành lập theo pháp luật quốc tế. Đây là nhóm chủ thể bao gồm tất cả
chủ thể ngồi cá nhân và được thành lập hợp pháp theo pháp luật nước ngoài
và pháp luật quốc tế hiện đại. Bởi thực tế có rất nhiều tổ chức quốc tế tồn tại,


12

hoạt động và được thành lập một cách bất hợp pháp so với pháp luật nước
ngoài và pháp luật quốc tế, ví dụ: các tổ chức khủng bố, bn lậu vũ khí, ma
túy …
Hoạt động tương trợ tư pháp giữa các quốc gia được thực hiện chủ yếu
thơng qua hình thức ủy thác tư pháp. Đây cũng là hình thức được thừa nhận
rộng rãi trong thông lệ quốc tế cũng như trong các hiệp định tương trợ tư pháp
song phương. Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm

quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi về việc
thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của
pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
(khoản 1 Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007). Việc ủy thác tư pháp
được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.
Trường hợp Việt Nam và quốc gia chưa có hiệp định tương trợ tư pháp thì ủy
thác tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái
pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập qn quốc tế. Như vậy,
thơng qua hình thức ủy thác tư pháp, Tịa án Việt Nam có thể gửi văn bản yêu
cầu cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tiến hành một số
hoạt động tố tụng dân sự nhất định tại lãnh thổ quốc gia được yêu cầu như
tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự
(công văn, công hàm, thông báo thụ lý, giấy triệu tập đến Tòa án …); Triệu
tập người làm chứng, người giám định; Thu thập, cung cấp chứng cứ; Các yêu
cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự và ngược lại, Tòa án Việt Nam cũng có
thể tiếp nhận ủy thác tư pháp từ các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để
tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự nhất định tại Việt Nam.
- Khi tiến hành xem é đ n ởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
kèm tài liệu ch ng c đ thụ lý, Th m phán cần ph i có kiến th c v ư
quốc tế.
Khi tiến hành giải quyết các quan hệ tranh chấp dân sự có yếu tố nước
ngồi trước hết phải căn cứ vào những nguyên tắc nhất định của các văn bản
pháp luật trong nước. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất khi xác định thẩm


13

quyền của Tòa án trong tư pháp quốc tế là phải căn cứ nguyên tắc bình đẳng
về chủ quyền quốc gia để xây dựng quy phạm tố tụng. Tuy nhiên trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trước khi tiến hành thụ lý để tránh các trường
hợp xung đột thẩm quyền của Tòa án giữa các quốc gia liên quan, các quốc
gia cũng có thể kí kết với nhau những điều ước quốc tế để xác định thẩm
quyền của Tịa án mỗi quốc gia. Do đó ngồi việc Thẩm phán phải nắm vững
luật nội dung cũng như pháp luật tố tụng thì cịn cần phải nắm vững và vận
dụng đúng đắn các nguyên tắc giải quyết xung đột về các quan hệ cụ thể, có
kiến thức về tư pháp quốc tế từ đó mới xác định đúng tính chất của vụ việc,
pháp luật áp dụng và đưa ra được quyết định đúng đắn.
1.1.3. Ý nghĩa của khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi
Khởi kiện, thụ lý VADS nói chung là phương thức để các chủ thể có
thể kịp thời ngăn chặn hậu quả của hành vi vi phạm, đồng thời cùng với việc
nộp đơn khởi kiện người khởi kiện cịn có quyền u cầu Tòa án áp dụng
ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời. Từ đó xác định trách nhiệm giải quyết
VADS của Tòa án trong việc can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn và chấm
dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở,
giao hịa giữa các bên trong đời sống dân sự. Qua đó thể hiện quan điểm,
đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo quyền cơ bản của con
người, đồng thời góp phần quan trọng trong việc tuân thủ pháp luật trong
TTDS.
Khởi kiện VADS là hành vi đầu tiên của công dân, cơ quan, tổ chức
Việt Nam, tổ chức ngước ngoài tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân
sự, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, tạo tiền đề
cho các hoạt động tố tụng tiếp theo tại Tòa án còn thụ lý VADS chính là cơ sở
pháp lý để Tịa án tiến hành các hoạt động tố tụng, giải quyết vụ án.
Bên cạnh ý nghĩa trên, khởi kiện, thụ lý VADS có yếu tố nước ngồi
cịn mang ý nghĩa riêng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và của cơng dân mình
trong giới hạn của luật pháp quốc tế (theo quy định của Công ước
Vienna về quan hệ ngoại giao 1961). Trong bối cảnh tồn cầu hóa nhanh hiện



14

nay, luồng dân cư di chuyển xuyên biên giới rất lớn, vấn đề bảo hộ công dân
cũng trở nên phổ biến và đã hình thành các thơng lệ mà tất cả các quốc gia
đều chấp nhận như chuẩn mực chung trong hoạt động bảo hộ. Theo đó, bảo
hộ cơng dân cần được tiến hành nhằm mục đích bảo đảm cơng dân Việt Nam
được đối xử đúng với quy định của pháp luật sở tại và luật pháp quốc tế, trong
đó có luật nhân quyền quốc tế.
1.2. Sơ lƣợc q trình phát triển của các quy định pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam về khởi kiện thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi
1.2.1. Giai đoạn từ 1945 – 1956
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một k nguyên mới trong
lịch sử phát triển đất nước. Từ đó bộ máy Nhà nước cách mạng cũng được
khẩn trương xây dựng.
Từ năm 1945 đến năm 1956 thì pháp luật điều chỉnh việc khởi kiện, thụ
lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi hầu như là khơng có. Thời gian này chủ
yếu là các văn bản pháp luật ban hành về cơ cấu, tổ chức bộ máy của Tòa án,
còn các văn bản pháp luật quy định về tố tụng dân sự rất hiếm hoi, thể hiện:
ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
ngày 13 9 1945, Sắc lệnh số 21 ngày 14 02 1946 thành lập 09 Tịa qn sự;
tiếp theo Hội đồng Chính phủ ra Sắc lệnh ngày 29 9 1945, Sắc lệnh số 77
ngày 28 12 1945 thành lập thêm 02 Tòa án quân sự tại Nha Trang và Phan
Thiết. Ngày 23 8 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay mặt Chủ tịch Chính phủ ký
Sắc lệnh 163 tổ chức Tòa án binh lâm thời đặt tại Hà Nội.
Các Tòa án tư pháp (gồm Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp, Tòa thượng
thẩm) được thành lập theo Sắc lệnh số 13 SL ngày 24 01 1946 và ngày
17 4 1946 Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 51 SL có quy định về việc kiện,
khởi tố và thụ lý vụ án tuy nhiên không quy định cụ thể thụ lý như thế nào.
Sắc lệnh số 185 SL ngày 26 5 1948, được kiện toàn tổ chức theo Sắc lệnh số

85 ngày 25 5 1950 thành TAND huyện, TAND tỉnh, TAND liên khu, từ Điều
15 đến Điều 18 Sắc lệnh này quy định về thủ tục tố tụng nhưng khơng có điều
luật nào quy định cụ thể về thủ tục khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự nói chung
cũng như khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi nói riêng. Sau


15

đó, có thêm các TAND vùng tạm bị chiếm đóng là Tịa án có thẩm quyền
rộng để xét xử kịp thời bọn tội phạm theo Sắc lệnh số 157 SL ngày
17 11 1950 của Chủ tịch nước.
Như vậy, trong giai đoạn này, các Tòa án binh (Tòa án quân sự) được
chú trọng thành lập, nên các quy định tố tụng về khởi kiện, thụ lý vụ án dân
sự có yếu tố nước ngoài chưa được quy định.
1.2.2. Giai đoạn từ 1956 – 1975
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tố tụng như Thông tư số
1607 HCTP ngày 24 8 1956 của Bộ tư pháp, Thông tư số 141 HCTP ngày
05 02 1957 và Thông tư số 69 TC ngày 31 15 1958 của Bộ Tư pháp và
TANDTC sửa đổi thẩm quyền của các TAND … nhưng các văn bản pháp luật
tố tụng này chủ yếu chỉ quy định về nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự mà
chưa quy định cụ thể về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi.
Sau khi Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 và Luật tổ chức TAND
năm 1960 ra đời đã có một khối lượng đáng kể các văn bản hướng dẫn thủ tục
giải quyết các tranh chấp về dân sự, đặc biệt là thủ tục giải quyết ly hôn.
Trong giai đoạn này đáng chú ý nhất phải kể đến Thông tư số 39 NCPL ngày
21 01 1972 của TANDTC hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những
việc kiện về hơn nhân và gia đình, tranh chấp về dân sự.
Thơng tư số 09 TATC ngày 28 6 1974 của TANDTC hướng dẫn các vụ
ly hôn ở vùng biên giới Việt – Trung quy định Tịa án cấp huyện có thẩm
quyền thụ lý, giải quyết. Đối với những vụ án phức tạp phải vận dụng nhiều

chính sách thì do Tịa án cấp tỉnh giải quyết.
Trong giai đoạn này nhìn chung các văn bản pháp luật quy định về
TTDS và hướng dẫn về việc khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự rất ít chứ chưa nói
đến các vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi. Tuy vậy, bước đầu các văn bản
pháp luật TTDS được ban hành trong thời gian từ năm 1960 trở đi cũng đã có
những quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự nói chung.
1.2.3. Giai đoạn từ 1976 – 1988
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, cùng với việc thành lập hệ
thống Tịa án ở các tỉnh phía Nam, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị


16

quyết số 76-CP ngày 25 3 1977 về việc hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp
luật thống nhất, trong đó thống nhất áp dụng các văn bản pháp luật trong toàn
quốc. Tư pháp quốc tế của Việt Nam bắt đầu có bước phát triển với việc Nhà
nước khơng chỉ hồn thiện pháp luật trong nước mà cịn ký kết các Hiệp định
tương trợ tư pháp với một số nước có đề cập đến lĩnh vực dân sự, đó là: Hiệp
định tương trợ tư pháp với Đức, Liên bang ô Viết, Tiệp Khắc, Cu Ba,
Hungari, Bungari. Ngoài ra, ngày 30 12 1986, TANDTC – Viện kiểm sát
nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 06 TT-LN
hướng dẫn về thẩm quyền và thủ tục giải quyết những việc ly hôn giữa các
công dân Việt Nam mà ở một bên ở nước ta chưa có Hiệp định tương trợ tư
pháp về các vấn đề hơn nhân và gia đình ở nước ta. Mặc dù Thông tư này
chưa quy định cụ thể về việc khởi kiện và thụ lý như thế nào nhưng tại mục 3
có quy định nguyên đơn ở nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta,
nhưng họ đã nhờ cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước
khác chuyển đơn về nước, thì Tồ án cũng có thể thơng qua cơ quan đại diện
đó để chuyển cho đương sự những giấy tờ của Toà án hoặc yêu cầu đương sự
gửi về Toà án những lời khai có liên quan đến vụ kiện.

1.2.4. Giai đoạn từ 1989 – 2003
Giai đoạn này Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật TTDS
như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 11 1989, Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16 3 1994, Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11 4 1996. Đây là những văn bản
pháp luật quan trọng có ý nghĩa rất lớn về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
có nhân tố nước ngồi (giai đoạn này sử dụng thuật ngữ “có nhân tố nước
ngồi”) trong thời kỳ này. Đặc biệt là vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự
có nhân tố nước ngồi cũng đã được quy định trong các văn bản pháp luật
này, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ án dân sự có nhân tố nước
ngồi.
Các văn bản pháp luật TTDS được ban hành trong thời gian này mặc
dù đã quy định về thủ tục khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có nhân tố nước
ngồi. Tuy nhiên các quy định cịn mang tính chất chung chung, thiếu cụ thể,


17

chưa quy định rõ thời hạn Tòa án phải xem xét giải quyết đơn nên chưa đề
cao được trách nhiệm của Tòa án. Mặt khác, về bản chất, tranh chấp kinh tế
và lao động đều bắt nguồn từ tranh chấp dân sự nhưng thủ tục giải quyết được
quy định bởi 03 Pháp lệnh khác nhau, việc phân biệt thủ tục giải quyết đơi khi
gặp phải khơng ít khó khăn và nhầm lẫn.
Nhìn chung đây là giai đoạn tương đối phát triển của TTDS nói chung
và quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi nói riêng
với việc ban hành các Pháp lệnh nêu trên. Đây cũng là giai đoạn mà Nhà nước
ta ký được nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hơn nhân và gia
đình (09 Hiệp định tương trợ tư pháp và 01 Nghị định thư bổ sung Hiệp định
tương trợ tư pháp với các nước).
1.2.5. Giai đoạn từ 2004 – 2014

Ngày 15 6 2004 Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thơng qua BLTTDS gồm 36 chương với 418 điều. BLTTDS đã quy định
thống nhất một thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động nói chung và vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi
nói riêng. Trong đó Chương 12 quy định về thủ tục khởi kiện, thụ lý vụ án
dân sự với 9 điều (từ Điều 161 đến Điều 170), Chương 34 quy định chung về
thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
Với BLTTDS năm 2004, lần đầu tiên quy định khởi kiện, thụ lý vụ án
dân sự có yếu tố nước ngồi được quy định một cách tương đối toàn diện, đầy
đủ. Sau một thời gian dài thực thi, đến năm 2011 thì BLTTDS đã được sửa
đổi, bổ sung (cụ thể là sửa đổi 50 điều, bổ sung 12 điều và bãi bỏ 8 điều) để
phù hợp hơn với sự phát triển của thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội và chiến
lược cải cách tư pháp của đất nước, tuy nhiên chưa có thay đổi nào đáng kể
trong pháp luật về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.
1.2.6. Giai đoạn từ 2015 đến nay
Năm 2013, khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nhiều đạo luật đã
được sửa đổi, bổ sung như Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm
2014, Luật Hộ tịch năm 2014, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, Luật Tổ
chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 …


18

hệ thống pháp luật về tư pháp đã được hoàn thiện thêm một bước. Ngày
01 7 2016 BLTTDS năm 2015 có hiệu lực đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy
định mới so với BLTTDS năm 2004, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện
cam kết quốc tế về hồn thiện thủ tục giải quyết các vụ việc có yếu tố nước
ngồi, trong đó có bổ sung quy định mới về việc người khởi kiện, người yêu
cầu có quyền u cầu Tịa án đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
xác định địa chỉ của đương sự trong trường hợp không xác định được địa chỉ

của đương sự ở nước ngồi thì có thể u cầu Tịa án Việt Nam hoặc cơ quan
có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố đương sự
mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật
nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên; Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ tố tụng, năng
lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của người nước ngoài, cơ
quan, tổ chức nước ngồi, chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam của cơ
quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức
quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài; Sửa đổi quy định về thẩm quyền
chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể hơn, đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu hội nhập của đất nước, phù hợp với cam kết của Việt Nam và thông
lệ quốc tế; Quy định mới, đặc thù về thủ tục thông báo việc thụ lý, ngày mở
phiên họp, phiên tòa …
Như vậy, qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các quy định
của pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi trong
tố tụng dân sự, chúng ta có thể thấy các quy định về khởi kiện vụ án dân sự
không phải là những quy định mới mà có sự kế thừa và phát triển lâu dài theo
triến trình lịch sử xây dựng pháp luật Việt Nam. Các quy định về khởi kiện và
thụ lý vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi ngày càng cụ thể, đầy đủ, góp phần
vào việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các tranh chấp, bảo đảm sự ổn
định xã hội và đoàn kết trong nhân dân.


19

ẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 Luận văn đã phân tích, luận giải được một số vấn đề lý luận
về khởi kiện, thụ lý VADS có yếu tố nước ngồi như khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa của khởi kiện VADS có yếu tố nước ngoài, khái niệm, đặc điểm, ý

nghĩa của thụ lý VADS có yếu tố nước ngồi.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy khởi kiện, thụ lý VADS có yếu tố nước
ngồi có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Đây là hoạt động tố
tụng đầu tiên để bảo vệ quyền dân sự do các chủ thể có quyền lợi hoặc được
pháp luật trao quyền thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở quyền
tự do định đoạt, là tiền đề cho các hoạt động tố tụng tiếp theo trong q trình
giải quyết VADS có yếu tố nước ngoài.
Việc xây dựng các quy định về khởi kiện, thụ lý VADS có yếu tố nước
ngồi được dựa trên cơ sở ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền con
người về dân sự, trách nhiệm của Tịa án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân, ngun tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố
tụng dân sự, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Các quy định về khởi kiện, thụ lý VADS có yếu tố nước ngồi được
hình thành và phát triển ở Việt Nam theo một chiều dài lịch sử. Theo thời
gian, các văn bản tố tụng về khởi kiện ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn
yêu cầu về bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp của cơng dân. Đây
là cơ sở pháp lý quan trọng để Toà án tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp
nhận yêu cầu khởi kiện, thụ lý theo đúng trình tự, thủ tục luật định.


×