Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 164 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN TUYÊN

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN TUYÊN

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành
Mã số

: Kinh tế chính trị
: 9.31.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Bùi Nhật Quang


2. TS Tô Hiến Thà

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tơi. Tất cả số liệu, kết quả và những trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc
chính xác, rõ ràng và trung thực. Những phân tích của Luận án chưa từng được cơng
bố ở một cơng trình nào khác ngồi các bài báo được nêu trong danh mục cơng trình
nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận án.
Tác giả luận án

Lê Văn Tuyên


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS. TS. Bùi Nhật Quang và TS. Tô Hiến Thà là hai thầy giáo đã tận tình hướng
dẫn tác giả trên con đường học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiên cứu khoa
học và hoàn thành luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị này.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế
học, Phòng Quản lý đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế
Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đơn vị cơng tác của tác giả
cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học, các tác giả của những
cuốn sách, đề tài khoa học, tạp chí chuyên ngành đã đóng góp ý kiến xác đáng và
giúp đỡ tác giả có được tư liệu, tài liệu tham khảo quý báu trong suốt quá trình học
tập nâng cao trình độ chun mơn và nghiên cứu luận án.
Tác giả luận án


Lê Văn Tuyên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

i

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

ii

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG

8

NGHỆ
1.1. Những nghiên cứu về phát triển thị trường khoa học và công nghệ

8

1.1.1. Về lý luận phát triển thị trường khoa học và công nghệ

8


1.1.2. Về thực tiễn phát triển thị trường khoa học và cơng nghệ

13

1.1.3. Về quan điểm, chính sách phát triển thị trường khoa học và công
nghệ
1.2. Những nghiên cứu về phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên
địa bàn thành phố Hà Nội
1.3. Đánh giá chung về những cơng trình nghiên cứu có liên quan và khoảng
trống nghiên cứu
1.3.1. Đánh giá chung
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu cho luận án và những vấn đề luận án
bổ sung, phát triển
Tiểu kết chương 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
2.1. Thị trường khoa học và cơng nghệ

19

22

26
26
27
28
29
29

2.1.1. Một số khái niệm


29

2.1.2. Cấu trúc của thị trường khoa học và công nghệ

32

2.1.3. Đặc điểm của thị trường khoa học và công nghệ

39

2.2. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ
2.2.1. Khái niệm phát triển thị trường khoa học và cơng nghệ
2.2.2. Vai trị, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong phát
triển thị trường khoa học và cơng nghệ
2.2.3. Nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường khoa học và

42
42
44
52


công nghệ
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường khoa học và
công nghệ
2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội

58


63

2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế

63

2.4.2. Kinh nghiệm trong nước

68

2.4.3. Một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội trong phát triển thị
trường khoa học và công nghệ
Tiểu kết chương 2

70
72

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHỮNG

73

NĂM GẦN ĐÂY
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
3.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa
bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Về xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
3.2.2. Về gia tăng số lượng, chất lượng cung hàng hóa, dịch vụ khoa
học và cơng nghệ

3.2.3. Về gia tăng số lượng, chất lượng cầu hàng hóa, dịch vụ khoa
học và cơng nghệ

73
74
74
83

95

3.2.4. Về hoạt động của tổ chức dịch vụ trung gian, hoạt động môi
giới
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thị trường khoa học và công
nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội

100
104

3.3.1. Những kết quả đạt được.

104

3.3.2. Những tồn tại

106

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

110


Tiểu kết chương 3

113

Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH 114
PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI


4.1. Bối cảnh và những khó khăn, thuận lợi trong phát triển thị trường khoa
học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới.
4.1.1. Bối cảnh mới về phát triển thị trường khoa học và công nghệ
trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.1.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường khoa học và
công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên
địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4.2.1. Mục tiêu phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới
4.2.2. Một số quan điểm phát triển thị trường khoa học và công nghệ
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
4.3. Giải pháp tiếp tục phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
4.3.1. Nhóm giải pháp hồn thiện mơi trường pháp lý cho thị trường
khoa học và cơng nghệ

114

114


118

121

121

122

126

126

4.3.2. Nhóm giải pháp phía Cung

133

4.3.3. Nhóm giải pháp phía Cầu

139

4.3.4. Nhóm giải pháp phía các tổ chức dịch vụ trung gian, hoạt động
môi giới

146

Tiểu kết chương 4

149

KẾT LUẬN


150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

151


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Viết tắt tiếng Việt
Ký hiệu

Ngun nghĩa

1

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

KH&CN


Khoa học và công nghệ

4

KT - XH

Kinh tế - xã hội

5

KTTT

Kinh tế thị trường

6

NCKH

Nghiên cứu khoa học

7

Nxb

Nhà xuất bản

8

TTCN


Thị trường công nghệ

9

TTKH&CN

Thị trường khoa học và công nghệ

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

STT

2. Viết tắt tiếng Anh
Ký hiệu

Nguyên nghĩa tiếng Anh

1

AFTA


ASEAN Free Trade Area

2

FDI

Foreign direct investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

3

NAFTA

North American Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Agreement

Bắc Mỹ

4

TNCs

Transnational Corporations

Các công ty xuyên quốc gia


5

TPP

Trans-Pacific Partnership

6

UNCTAD

7

WTO

STT

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương

United Nations Conference

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về

on Trade and Development


Thương mại và Phát triển

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Thống kê số lượng các tổ chức khoa học và công nghệ của Hà
Nội và cả nước

84

2

Bảng 3.2


Số lượng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố
Hà Nội

85

3

Bảng 3.3

Số doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh của
thành phố Hà Nội qua các năm

86

4

Bảng 3.4

Doanh thu và lao động trong các doanh nghiệp hoạt động khoa
học và công nghệ

87

5

Biểu đồ 3.1

Số lượng doanh nghiệp của thành phố được cấp giấy chứng nhận
doanh nghiệp khoa học và công nghệ


88

6

Bảng 3.5

Nhân lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội chia
theo khu vực hoạt động

89

7

Bảng 3.6

Nhân lực khoa học và cơng nghệ của thành phố theo trình độ
chun môn

90

Bảng 3.7

Vốn đầu tư từ ngân sách của thành phố Hà Nội phân theo các
lĩnh vực

91

9


Bảng 3.8

Cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách của thành phố Hà Nội phân theo
các lĩnh vực

91

10

Bảng 3.9

Kế hoạch vốn đầu tư cho lĩnh vực khoa học và công nghệ thành
phố Hà Nội

92

11

Bảng 3.10

Số lượng đơn đăng ký nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ của thành phố
Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2019

93

12

Bảng 3.11

Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp của thành phố Hà Nội từ

năm 2015 đến năm 2019

94

13

Bảng 3.12

Đầu tư đổi mới công nghệ, giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận

95

14

Biểu đồ 3.2

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 2015 2019

97

15

Bảng 3.13

Số lượng trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm

99

16


Bảng 3.14

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của thành phố Hà
Nội qua các năm

102

17

Bảng 4.1

Phân tích SWOT đánh giá phát triển thị trường khoa học và
công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội

118

18

Sơ đồ 4.1

Hệ thống các tổ chức chuyển giao công nghệ

145

8

ii


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Thế giới đang đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry
4.0). Tốc độ phát triển mạnh mẽ của nó chứng minh dự báo thiên tài của C.Mác cách
đây hơn một trăm năm về những thay đổi khi “khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp”. Cuộc cách mạng này có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của thị trường
KH&CN nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung, địi hỏi mỗi quốc gia cần phải
có những quan tâm, chiến lược phát triển đúng đắn tới thị trường KH&CN.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định: “Phát triển
mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan
trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ mơi trường, bảo
đảm quốc phịng, an ninh”. So với các đại hội trước, ở đại hội XII Đảng ta đã nhận
thức đầy đủ hơn và có sự phát triển mới về KH&CN cũng như sự phát triển của thị
trường KH&CN.
Thành phố Hà Nội là Thủ đơ, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của
đất nước. Việc phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn này khơng chỉ có ý nghĩa
thúc đẩy kinh tế Thủ đơ phát triển, mà cịn tạo động lực cho sự phát triển của thị trường
KH&CN Việt Nam; mặt khác Hà Nội là một địa phương có tiềm năng, có thế mạnh rất
lớn trong phát triển thị trường KH&CN, nếu thị trường KH&CN thành phố Hà Nội
phát triển sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh, tăng cường sự kết nối, lan tỏa sự phát triển cho
thị trường KH&CN Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian vừa qua lãnh đạo và chính quyền
thành phố Hà Nội không ngừng đổi mới tư duy, đề xuất nhiều chủ trương, chính sách
lớn nhằm phát triển thị trường này và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như:
các quy định pháp lý cho hoạt động chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ chuyển
giao từ nước ngoài đã được thiết lập; đầu tư cho KH&CN ngày càng tăng; cơ chế,
chính sách quản lý KH&CN được đổi mới; có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sang cơ chế thị trường;... Những kết
quả trên bước đầu thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH&CN trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được đề cập ở trên.


1


Tuy nhiên, so với tiềm năng và thế mạnh hiện có, thị trường KH&CN thành phố
Hà Nội vẫn chưa phát triển tương xứng, còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: nguồn
cung TTKH&CN còn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, trình độ nguồn nhân lực cịn nhiều
hạn chế; hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thông qua hoạt động R&D còn
chậm; cầu sản phẩm TTKH&CN còn khá sơ khai; các định chế trung gian trên
TTKH&CN hoạt động cịn thiếu bài bản, quy mơ nhỏ lẻ, khơng kết nối được cung-cầu
thị trường;... Với những hạn chế đó, có thể nhận định rằng thị trường KH&CN thành
phố Hà Nội tuy có sự phát triển nhưng vẫn ở trình độ thấp, thiếu đồng bộ. Những hạn
chế này đang ảnh hưởng bất lợi đến phát triển nền KT-XH của Hà Nội và cả nước.
Trước thực tế nêu trên, việc nghiên cứu tìm ra “nút thắt” của những yếu kém,
bất cập, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian tới là việc làm có ý nghĩa cấp bách. Bởi đây chính là
địa bàn có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển KT-XH của quốc gia. Từ những lý do
đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn
thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn về phát triển thị trường KH&CN, luận án
đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH&CN trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ thực hiện những mục tiêu
cụ thể (các nhiệm vụ nghiên cứu) sau:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận: thị trường KH&CN, phát
triển thị trường KH&CN.
Hai là, luận giải rõ khung lý thuyết phân tích: Vai trò của nhà nước và thị

trường trong phát triển thị trường KH&CN; nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển
thị trường KH&CN; các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường KH&CN
Ba là, phân tích và đánh giá đúng thực trạng phát triển thị trường KH&CN trên
địa bàn thành phố Hà Nội theo nội dung và tiêu chí đã đề cập. Đánh giá chung về
những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế
trong phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn thành phố Hà Nội

2


Bốn là, từ những hạn chế và tồn tại, dựa trên bối cảnh quốc tế, trong nước và địa
phương, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển thị trường KH&CN
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể ở trên, nội dung nghiên cứu phải trả lời
được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Nhà nước và thị trường có mối quan hệ như thế nào trong phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam?
- Có những tiêu chí nào đánh giá sự phát triển của thị trường KH&CN?
- Để tiếp tục phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố
Hà Nội cần phải có những giải pháp gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
* Phạm vi về nội dung
Luận án nghiên cứu phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Luận án không
chú trọng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật, mà chủ yếu là các quan
điểm và các giải pháp mang tính định hướng, tính phương pháp luận của kinh tế chính
trị nhằm phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

* Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2019
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển thị trường khoa học và công
nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
* Phạm vi về không gian
Phạm vi không gian là thành phố Hà Nội, bao gồm các cơ chế chính sách chỉ
đạo điều hành của cả trung ương và thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệ thống, tức là
nghiên cứu thực tiễn phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành
phố Hà Nội phải gắn với điều kiện lịch sử cụ thể, đánh giá xem cơ chế chính sách đã

3


ban hành có cịn phù hợp với bối cảnh mới hay không, thực tiễn phát triển thị trường
khoa học và công nghệ của một số thành phố trên thế giới và tỉnh thành ở Việt Nam rút
ra được bài học gì cho thành phố Hà Nội trong phát triển thị trường khoa học và công
nghệ trong thời gian tới. Cách tiếp cận hệ thống giúp tác giả đánh giá được vai trị của
thị trường khoa học và cơng nghệ trong sự phát triển của các thị trường khác, sự đổi
mới cơ chế chính sách ở Trung ương và địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào, thành
phố Hà Nội đã ban hành cơ chế chính sách đặc thù nào để thúc đẩy sự phát triển thị
trường khoa học và công nghệ.
Luận án luận giải sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ trên địa
bàn thành phố Hà Nội, mặc dù có nhiều chủ thể tham gia vào thị trường khoa học và
công nghệ, trong luận án tác giả tập trung nhiều vào chủ thể nhà nước, bởi đây là chủ
thể chính nhằm định hướng, dẫn dắt, tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho sự
phát triển của thị trường khoa học và công nghệ, bởi Việt Nam là một quốc gia có nền
kinh tế đang chuyển đổi, do cơ chế thị trường còn mờ nhạt, vai trò của Nhà nước trong

phát triển thị trường khoa học và công nghệ là rất đậm nét.
4.2. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án
a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của luận án. Thống kê mô tả là
phương pháp nghiên cứu tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng bảng biểu, đồ thị các số liệu
thu thập được. Từ đó làm cơ sở để làm rõ thực tiễn phát triển thị trường khoa học và
công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng các con số cụ thể, đánh giá được thực
trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoạt
động hỗ trợ, thúc đẩy của chính quyền thành phố Hà Nội đối với sự phát triển của thị
trường khoa học và công nghệ, dự báo về chiến lược, bối cảnh tác động tới sự phát
triển của thị trường khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội. Từ đó tác giả đưa ra một
số giải pháp tiếp tục phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố
Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
b. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các nội dung nghiên cứu của luận án
nhằm luận giải cơ sở lý luận về phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đánh giá
thực tiễn phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự
phát triển của thị trường khoa học và công nghệ. Phương pháp phân tích tổng hợp

4


nhằm làm rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu, điều này thể hiện ở các nghiên cứu nhằm
chỉ ra mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong phát triển thị trường khoa học và
công nghệ, chất lượng ban hành thể chế chính sách thúc đẩy sự phát triển của thị
trường khoa học và công nghệ, khái quát được những thành tựu và hạn chế trong phát
triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội,...
c. Phương pháp so sánh
Luận án sử dụng phương pháp so sánh trong cả 4 chương của luận án, trong đó
tập trung chủ yếu ở Chương 3 và Chương 4 nhằm so sánh sự phát triển của thị trường

KH&CN với các thị trường khác; so sánh sự phát triển thị trường KH&CN của thành
phố Hà Nội với thị trường KH&CN các tỉnh, thành trong cả nước; so sánh những đóng
góp trong các cơng trình nghiên cứu và tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án.
Phương pháp so sánh là phương pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu thực
trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, thông
qua sử dụng phương pháp này tác giả cũng sẽ phân tích, đánh giá chính xác, khách
quan những ưu điểm và tồn tại trong phát triển thị trường KH&CN thành phố Hà Nội.
d. Phương pháp phân tích SWOT
Sau khi phân tích thực trạng phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn thành
phố Hà Nội, tác giả chỉ ra điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weeknesses), cơ
hội (O - Opportunities) và thách thức (T - Threats) trong việc đánh giá sự phát triển thị
trường KH&CN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phân tích SWOT được tác giả thực
hiện theo một trật tự logic từ đó hiểu được sâu sắc hơn về thực trạng nhằm đưa ra các
giải pháp phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian
tới được cụ thể hơn và sát thực hơn.
Sau khi phân tích thực trạng phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn thành
phố Hà Nội, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT ở phần đầu chương 4. Từ
đó có các căn cứ để đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả và có tính thực thi cao.
4.3. Nguồn dữ liệu, số liệu, tài liệu
Để có căn cứ đáng tin cậy cho việc thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng các
nguồn dữ liệu, số liệu, tài liệu sau: nguồn tài liệu từ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo,
tạp chí chun ngành, một số Website, các cơng trình nghiên cứu khoa học, tài liệu tại
các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ như: Bộ Khoa học và Công

5


nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Sở Thống kê Hà Nội, các
tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội,...
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Trên cơ sở tổng quan những cơng trình đã nghiên cứu trong nước và ngoài nước
liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, luận án có những đóng góp
mới sau:
- Luận giải rõ hơn vai trò của nhà nước và thị trường trong phát triển thị trường
khoa học và công nghệ gắn với đặc điểm của một quốc gia có nền kinh tế đang chuyển
đổi là Việt Nam (vai trị tạo mơi trường hành lang pháp lý, tham gia vào thị trường
khoa học và công nghệ). Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong sự phát triển
của thị trường KH&CN.
- Luận giải được nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường khoa học
và cơng nghệ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019; trong đó nêu bật những kết quả tiêu
biểu, những tồn tại hạn chế lớn, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong
phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần tiếp tục phát triển thị trường khoa học và
công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với bối cảnh mới trong nước và quốc
tế trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án đã góp phần luận giải cơ sở lý luận về thị trường khoa học và công
nghệ, phát triển thị trường khoa học và cơng nghệ.
- Luận giải nội dung, hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường
khoa học và cơng nghệ
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho chính quyền thành phố Hà
Nội trong công tác quản lý, thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học và cơng
nghệ thành phố Hà Nội.
- Luận án cịn là tài liệu hỗ trợ cho các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thị
trường khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.


6


7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thị
trường khoa học và công nghệ.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường khoa học và công
nghệ
Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn
thành phố Hà Nội những năm gần đây
Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

7


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Những nghiên cứu về phát triển thị trường khoa học và công nghệ
1.1.1. Về lý luận phát triển thị trường khoa học và cơng nghệ
Hiện nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến
những vấn đề lý luận về phát triển thị trường KH&CN trên các giác độ khác nhau.
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Đinh Văn Ân - Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2004), Phát triển thị trường KH&CN ở
Việt Nam [4]. Theo các tác giả, để hiểu rõ hơn về loại thị trường đặc biệt này cần phải
làm rõ hai khái niệm. Trước hết là khái niệm “hoạt động KH&CN”, theo các tác giả
cuốn sách, khái niệm này liên quan tới việc sáng tạo, hoàn thiện hoặc đổi mới, truyền

bá và ứng dụng những kiến thức KH&CN vào các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế
quốc dân. Tiếp đến là khái niệm “sản phẩm KH&CN” là kết quả do quá trình hoạt động
KH&CN tạo ra và được xã hội chấp nhận. Và như vậy, theo các giả thì “Thị trường
KH&CN” là một thuật ngữ bao hàm các thể chế thực hiện các giao dịch mua – bán,
trao đổi loại “hàng hóa” đặc biệt là sản phẩm/ dịch vụ KH&CN”. Khái niệm này đã
phản ánh được thể chế đảm bảo cho sự hoạt động của thị trường KH&CN.
Cũng theo các tác giả, thị trường KH&CN cấu thành từ những thành tố cơ bản,
bao gồm: i) – sản phẩm và dịch vụ KH&CN; ii) - chủ thể tham gia thị trường (players),
như người cung (bán); người cầu (người mua) sản phẩm và dịch vụ KH&CN; người
môi giới, cung cấp dịch vụ KH&CN; iii) – giá cả và iv) – thể chế, luật lệ quy tắc vận
hành thị trường (bao gồm các chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước, các quy tắc quy
định quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia thị trường, quy tắc xử lý khi xảy ra
tranh chấp, các cơng cụ khuyến khích, các tổ chức và cơ chế vận hành của các tổ chức,
v.v. ). Có thể nói đây là những thành tố cơ bản, đầy đủ cho sự hình thành và phát triển
của thị trường KH&CN.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2004), Phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam [37]. Trong cuốn sách này, các tác giả đề cập đến cấu thành, đặc
điểm của thị trường KH&CN, các chủ thể tham gia thị trường KH&CN bao gồm:
người cung sản phẩm KH&CN, người có nhu cầu về sản phẩm KH&CN (doanh

8


nghiệp, chính phủ, hộ nơng dân, trang trại, người cung cấp dịch vụ KH&CN). Các tác
giả cũng bàn luận về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của thị trường KH&CN,
coi đây là nhân tố rất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường
KH&CN. Vai trò của nhà nước được thể hiện ở chỗ: 1) – nhà nước là người chủ yếu
xây dựng nên các yếu tố thể chế hỗ trợ cho thị trường KH&CN, (2) – thơng qua chính
sách vi mơ, vĩ mơ, Nhà nước có thể tạo cung, tạo cầu và thúc đẩy cung – cầu đối với
sản phẩm KH&CN. Đóng góp quan trọng của các tác giả trong cơng trình này là đã hệ

thống hóa được cơ sở lý luận về thị trường KH&CN: luận giải khái niệm, cấu trúc và
đặc điểm của thị trường KH&CN. Tuy nhiên, khi bàn đến cấu trúc của thị trường
KH&CN tác giả lại chưa bàn đến những đơn vị sản xuất kinh doanh trong lực lượng vũ
trang (phía cầu) và các tổ chức triển khai, thương mại hóa sản phẩm KH&CN (phía tổ
chức trung gian mơi giới).
Đồn Hữu Bẩy (2009), Phát triển thị trường KH&CN: Kinh nghiệm của Trung
Quốc và vận dụng vào Việt Nam, luận án tiến sỹ, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới [8]
cũng đưa ra khái niệm phát triển thị trường KH&CN: “là một phạm trù kinh tế, phản
ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán đã được thể chế hóa nhằm
xác định giá cả và khối lượng hàng hóa KH&CN”. Thị trường KH&CN cũng giống
như các thị trường khác, có đầy đủ các chức năng là: (1) chức năng thực hiện, (2) chức
năng cung cấp thông tin, (3) chức năng sàng lọc và đào thải các phần tử yếu kém, (4)
chức năng huy động và phân bổ các nguồn lực. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến
những điều kiện hình thành thị trường KH&CN với 7 điều kiện: Các thị trường khác
trong hệ thống thị trường đã tương đối phát triển; Tôn trọng quyền sở hữu tư nhân; Môi
trường cạnh tranh lành mạnh; Can thiệp hợp lý của nhà nước; Một thể chế vững mạnh
và hiệu quả; Cơ sở hạ tầng hiện đại; Năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia thị
trường. Hướng nghiên cứu của tác giả là chuyên ngành Kinh tế thế giới, tập trung luận
giải những kinh nghiệm phát triển thị trường công nghệ của Trung Quốc, từ đó tác giả
cho rằng một quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam cần tham khảo
những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển thị trường KH&CN, đó là
các bài học về: tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong phát triển thị trường
KH&CN, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ từ
nước ngoài vào trong nước... Tác giả luận án sẽ kế thừa những nghiên cứu trên khi luận

9


giải về kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của một số thành phố trên thế giới
trong chương 2 của luận án.

Phạm Văn Dũng (2010), Phát triển thị trường khoa học – công nghệ ở Việt Nam
[12]. Tác giả đưa ra khái niệm thị trường KH&CN “là một thuật ngữ dùng để chỉ một
loại thị trường mà trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hóa là sản phẩm/ dịch vụ
của hoạt động KH&CN”. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến thể chế hỗ trợ thị trường
KH&CN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường KH&CN. Theo tác giả,
thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN là tập hợp các quy tắc, các cơ chế thi hành và các tổ
chức giao dịch của thị trường KH&CN. Các bộ phận của thể chế hỗ trợ thị trường
KH&CN bao gồm: (1) tập hợp các quy tắc hỗ trợ thị trường KH&CN (luật pháp về sở
hữu trí tuệ, luật pháp về cạnh tranh, luật pháp về cấp giấy chứng nhận); (2) các cơ chế
thi hành trên thị trường KH&CN; (3) tổ chức giao dịch thị trường. Trên giác độ Kinh tế
học chính trị, có thể nói khái niệm mà tác giả cuốn sách này đưa ra là khá đầy đủ cả về
nội hàm và ngoại diên; nghiên cứu sinh sẽ kế thừa và phát triển khái niệm này khi luận
bàn về khái niệm thị trường KH&CN trong luận án.
Nói về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường KH&CN, theo tác giả
có 4 nhân tố đó là: i) Sự phát triển của KH&CN cùng với sự phát triển của nền KTTT
là điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường KH&CN; ii) Nền KTTT càng phát triển
càng tạo sức ép tăng cầu và đồng thời đẩy cung các sản phẩm KH&CN từ phía doanh
nghiệp; iii) Nền KTTT phát triển đầy đủ mới có khả năng bảo đảm sự đồng bộ của các
thị trường yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thị trường vốn, thị trường bất động sản và
thị trường lao động; iv) Trình độ phát triển của KH&CN vừa quyết định nguồn cung
công nghệ nội sinh, vừa là tiền đề để thực hiện mở cửa hội nhập, tham gia vào thị
trường KH&CN toàn cầu.
Tác giả cũng nêu ra 6 nội dung phát triển thị trường KH&CN đó là: Tăng cung
về hàng hóa KH&CN; tăng cầu về hàng hóa KH&CN; xây dựng khn khổ pháp lý
cho thị trường KH&CN; xây dựng các tổ chức môi giới trên thị trường; thực hiện bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ; thực thi các chính sách điều tiết, hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên,
tác giả lại chưa luận chi tiết, đưa ra những yêu cầu cụ thể khi thực hiện các nội dung
nói trên.
Ngồi ra, tác giả còn đề cập đến kinh nghiệm của các nước trong khu vực và
trên thế giới về phát triển thị trường KH&CN, những bài học rút ra cho Việt Nam. Tuy


10


nhiên, khi nói về nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường KH&CN, tác giả
chưa đề cập đến các nhân tố khác cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường
KH&CN như: Thể chế, chính sách; môi trường cạnh tranh; công tác quản lý của cơ
quan quản lý nhà nước về KH&CN,...
Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội [16]. Tác giả đưa ra
khái niệm phát triển thị trường KH&CN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: “là
tổng hòa các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa KH&CN trong một thể chế xác định
mà các quan hệ mua bán, trao đổi và thể chế này bị ràng buộc, điều chỉnh bởi các quy
định quốc tế. Tác giả cũng chỉ ra những nhân tố tác động đến sự phát triển của thị
trường KH&CN, ngồi yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế, cịn phải kể đến các yếu tố: (1)
năng lực KH&CN quốc gia; (2) hệ thống các loại thị trường trong nền kinh tế; (3) sự
can thiệp của nhà nước đối với thị trường KH&CN; (4) số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực; (5) cơ sở hạ tầng của thị trường KH&CN; (6) các yếu tố khác thuộc môi
trường vi mô. Phương pháp nghiên cứu chính trong luận án này là phương pháp thống
kê mơ tả và phương pháp phân tích tổng hợp.
Tác giả cũng đưa ra nội dung phát triển thị trường KH&CN gồm 3 nội dung cơ
bản là: quy mô, tốc độ phát triển thị trường; chất lượng phát triển thị trường; tính đồng
bộ trong việc phát triển các yếu tố cấu thành của thị trường KH&CN. Đồng thời, tác
giả cũng phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển thị trường
KH&CN. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập, phân tích vai trị của nhà nước và thị trường
trong phát triển thị trường KH&CN, bởi ở quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, vai trò
của Nhà nước trong phát triển thị trường KH&CN là rất quan trọng.
Trần Văn Minh (2012), Nghiên cứu phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh, luận án tiến sỹ, trường Đại học Mỏ địa chất [22]. Tác giả tiếp cận
dưới góc độ phát triển TTCN (tức là tách khoa học khỏi thị trường), tác giả đưa ra khái

niệm “TTCN là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi loại hàng hóa “đặc biệt”
là các sản phẩm công nghệ để phát triển KT-XH”, với những thành tố cơ bản cấu thành
như: Hàng hóa cơng nghệ; Người bán hàng hóa cơng nghệ; Người mua hàng hóa công
nghệ; Người hoạt động xúc tác TTCN; Các thể chế hỗ trợ TTCN. Bên cạnh đó, tác giả
cũng đưa ra những tiêu chí đánh giá phát triển TTCN: (1) nguồn cung công nghệ trong
nước liên tục phát triển, đa dạng về chủng loại, quy mơ, trình độ, có khả năng cạnh

11


tranh và chiếm thị phần đáng kể trên thị trường; (2) mơi trường kinh doanh mang tính
cạnh tranh thúc đẩy đổi mới công nghệ; (3) các tổ chức xúc tác TTCN được tạo điều
kiện phát triển đồng bộ, hoạt động minh bạch; (4) hệ thống pháp luật được xây dựng và
hoàn thiện, hiệu lực thực thi pháp luật cho phát triển TTCN được nâng cao. Mặc dù tác
giả đã luận giải tiêu chí đánh giá phát triển TTCN nhưng tác giả lại chưa bàn đến nội
dung phát triển TTCN cho nên tác giả thiếu những căn cứ khoa học khi đánh giá thực
trạng phát triển TTCN ở tỉnh Quảng Ninh.
Tác giả đã tiếp cận theo quan điểm của các học giả Hoa Kỳ và phương Tây khi
chỉ đề cập đến TTCN, những tiêu chí đánh giá phát triển TTCN mà tác giả đề cập là
tương đối đầy đủ.
Về những công trình nước ngồi tiêu biểu gồm có:
Lawrence Vanston và John Vanston (1996), Introduction to Technology Market
Forecasting [45]. Các tác giả cho rằng TTCN được hình thành trên cơ sở hai điều kiện,
đó là: (i) phải có hàng hóa và dịch vụ, đây được coi là điều kiện thiết yếu nhất cho
TTCN hình thành và phát triển; (ii) phải có phương tiện thanh toán đáp ứng nhu cầu
của người bán. Mặc dù coi TTCN cũng là một dạng thị trường hàng hóa nhưng các tác
giả cho rằng TTCN là một dạng thị trường đặc biệt, tính đặc biệt này là do việc xác
định giá trị của nó rất khó khăn do lao động được kết tinh trong hàng hóa đó là lao
động trí óc và tồn tại sự bất đối xứng thông tin giữa người bán và người mua. Các tác
giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để nghiên cứu, dự báo xu hướng phát

triển của TTCN trong tương lai. Đóng góp của các tác giả là đã luận giải được những
điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thị trường KH&CN, ...
Rod Coombs – Ken Green – Albert Richards – Vivien Walsa (2009),
Technology and the Market: Demand, Users and Innovation [53] đề cập đến sự tương
tác giữa cung, cầu trên TTCN đối với vấn đề đổi mới công nghệ. Các tác giả cho rằng
Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thơng qua có người bán và người mua tiếp xúc
với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Thị trường hình thành khi có sự tiếp xúc giữa
người mua và người bán để trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ và được xác định bằng quan
hệ cung cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ hàng hóa đó. Cơng nghệ như là một loại hàng
hóa, dịch vụ đặc biệt, cũng được mua bán, trao đổi lưu thông trên thị trường tương tự
như các loại hàng hóa, dịch vụ khác. Các tác giả đã có đóng góp lớn trong việc phân

12


tích thị trường và sự tác động của thị trường tới sự đổi mới công nghệ cũng như cần
phải làm gì để TTCN phát triển một cách sơi động, mạnh mẽ.
Joe Tidd & John Bessant (2011), Managing Innovation: Integrating
Technological, Market and Organizational Change [44] nhấn mạnh đến sự can thiệp
của nhà nước vào TTCN. Theo các tác giả, nhà nước cần chuyển từ vai trò người chỉ
huy và tham gia trực tiếp sang vai trị người tạo mơi trường thuận lợi và khuyến khích
các hoạt động cơng nghệ; nhà nước cần tạo điều kiện cho sự xuất hiện của hàng hóa
trên TTCN thơng qua xác lập và đảm bảo thực thi quyền sở hữu cơng nghiệp, tạo dựng
văn hóa giao dịch chính thức trên thị trường cơng nghệ, tạo điều kiện hình thành các
dịch vụ hỗ trợ thị trường (như hệ thống thơng tin, mơi giới cơng nghệ). Chính sự thay
đổi kịp thời này đã mở lối, tạo ra không gian cho các giao dịch trên thị trường đồng
thời thúc đẩy các tổ chức nghiên cứu của nhà nước chuyển sang cơ chế hoạt động
mang tính thị trường hơn và do vậy thiết lập được mối quan hệ giữa các tổ chức này và
nhu cầu thị trường. Các tác giả đã luận giải được vai trò của quản lý của nhà nước đối
với TTCN, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải chú trọng đến vai trò đó nếu

muốn TTCN vận hành trơi chảy và phát triển.
Masque (1991), Role of Technology in Economic Growth and Development,
World Development [49] cũng đề cập đến vai trò của TTCN đối với sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Tác giả cũng cho rằng, một quốc gia muốn rút ngắn khoảng cách
chênh lệch phát triển cần phải nỗ lực phát triển TTCN, vì đây là một loại thị trường
lớn, cung cấp yếu tố đầu vào cho nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác. Đây được coi
là những đóng góp quan trọng của tác giả khi chỉ ra được mối tương quan giữa phát
triển TTCN với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những nước đang phát triển như
Việt Nam cần thấy được tầm quan trọng của mối tương quan này nếu muốn phát triển
nhanh và bền vững.
1.1.2. Về thực tiễn phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách KH&CN (2003), Nghiên cứu cơ chế và
chính sách phát triển TTCN ở Việt Nam, đề tài NCKH [35]. Các tác giả đã phân tích
làm rõ các thể chế hỗ trợ TTCN ở Việt Nam bao gồm: thể chế về sở hữu trí tuệ và
chuyển giao cơng nghệ; chính sách cơng nghiệp và các thể chế tài chính. Nhà nước
cũng thực hiện các chính sách hỗ trợ bên có nhu cầu sử dụng sản phẩm KH&CN; ban
hành chính sách tín dụng ưu đãi thơng qua thành lập các loại quỹ,… Các cơ chế, chính

13


sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ sẽ
giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh để phát
triển. Đóng góp của các tác giả trong đề tài này là đánh giá được chất lượng cơ chế,
chính sách có ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường cơng nghệ ở Việt Nam, trong
đó chính sách lớn mà các tác giả đưa ra là tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp tư nhân trong việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng
suất, chất lượng và thúc đẩy tính cạnh tranh trong TTCN ngày càng phát triển nhanh.
Đinh Văn Ân và cộng sự (2006), Cơ chế chính sách kinh tế thúc đẩy phát triển
TTCN ở Việt Nam, đề tài NCKH [5]. Đây là đề tài nhánh thuộc Đề tài NCKH cấp nhà

nước “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát
triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa – Các cơ chế, chính sách kinh tế thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN ở
Việt Nam”. Đề tài đã tập trung nghiên cứu làm rõ vai trị và tác động của các cơ chế,
chính sách đối với sự hình thành và phát triển TTCN ở Việt Nam với vai trò là yếu tố
tạo động lực để các tác nhân tham gia thị trường. Các tác giả đã sử dụng phương pháp
quan sát, phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra bảng hỏi để phân tích thực
trạng cơ chế chính sách kinh tế hiện hành của Việt Nam; từ đó rút ra những điểm tồn
tại, hạn chế của các cơ chế chính sách kinh tế trong việc thúc đẩy sự phát triển TTCN
và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Đóng góp quan trọng nhất chính
là việc các tác giả đã đề xuất được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế, chính
sách nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển TTCN ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội (2007), Nghiên cứu
luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường
KH&CN ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Các
cơ chế, chính sách kinh tế thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam, đề tài
NCKH cấp nhà nước [38]. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu tại địa bàn, phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích thực
trạng, chỉ ra những mặt đạt được trong phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam, đó
là: i) - số lượng sản phẩm KH&CN có chiều hướng gia tăng; ii) - nhận thức về sản
phẩm KH&CN của các thành phần kinh tế cũng đã phát triển theo hướng thị trường;
iii) - loại hình giao dịch văn bằng bảo hộ được xem xét trên hai nội dung cơ bản, đó là
giao dịch quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và giao dịch quyền sở hữu đối

14


tượng sở hữu công nghiệp; iv) - thị trường trong nước đã hình thành nhiều loại dịch vụ
KH&CN (điển hình như: kiểm định mẫu nguyên liệu và sản phẩm, giám định các sản
phẩm KH&CN, pháp lý về sở hữu công nghệ và chuyển giao cơng nghệ, dịch vụ tài

chính), bước đầu đáp ứng nhu cầu mua bán các sản phẩm KH&CN trên thị truờng
KH&CN; v) - số lượng các doanh nghiệp KH&CN cũng đã có những chuyển biến về
cả chất lẫn lượng.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những mặt hạn chế đó là: (1) so với nhu cầu
phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giá trị và lượng hàng
hóa KH&CN được giao dịch ở nước ta hiện nay chưa nhiều; (2) hội nhập kinh tế quốc
tế chưa thực sự tạo ra những động lực lớn, để hình thành nên các tổ chức KH&CN ở
khu vực doanh nghiệp và khu vực tư nhân, trong khi sức ép cạnh tranh quốc tế ngày lại
càng tăng; (3) mặc dù chất lượng phát triển thị trường KH&CN đã tăng lên nhưng so
với yêu cầu đặt ra thì vẫn cịn nhiều bất cập; (4) thị trường KH&CN ở nước ta vẫn ở
trình độ thấp, các yếu tố cấu thành thị trường chưa phát triển đồng bộ; năng lực của
nhiều chủ thể trên thị trường KH&CN còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát
triển nhanh, bền vững của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Những thành tựu và hạn chế mà nhóm tác giả đánh giá trong cơng trình
nghiên cứu nói trên đã phản ánh được sự phát triển của thị trường KH&CN ở Việt Nam
trong những năm qua và chỉ rõ xu hướng phát triển trong thời gian tới. Nghiên cứu sinh
cũng sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu tại địa bàn và phương pháp phân tích tổng
hợp nói trên khi phân tích về số lượng, quy mô, tốc độ phát triển thị trường KH&CN
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong luận án.
Đoàn Hữu Bẩy (2009), Phát triển thị trường KH&CN: Kinh nghiệm của Trung
Quốc và vận dụng vào Việt Nam, luận án tiến sỹ, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới [8]
đã tổng thuật kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của một số nước như Mỹ,
Nhật Bản, Ấn Độ và đặc biệt là kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của Trung
Quốc, đó là: (1) xác định đúng và thực hiện tốt vai trò của nhà nước đối với thị trường
KH&CN; (2) tăng cường vai trò chủ thể của doanh nghiệp trên thị trường KH&CN; (3)
phát triển hệ thống dịch vụ trung gian cho thị trường KH&CN; (4) cải cách hệ thống
các tổ chức KH&CN; (5) phát triển đồng bộ hệ thống thể chế KTTT. Trên cơ sở đó, tác
giả cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển thị
trường KH&CN, đó là: i) Xác định đúng và thực hiện tốt vai trò của Nhà nước đối với


15


thị trường KH&CN; ii) Tăng cường vai trò chủ thể của doanh nghiệp trên thị trường
KH&CN; iii) Phát triển hệ thống dịch vụ trung gian cho thị trường KH&CN; iv) Cải
cách hệ thống các tổ chức KH&CN; v) Phát triển đồng bộ hệ thống thể chế KTTT.
Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội [16]. Tác giả đã
nghiên cứu thực tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam gắn với bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, trong đó nhấn mạnh trên những vấn đề: Quy mô và tốc độ phát
triển thị trường KH&CN ở Việt Nam (dựa vào hàng hóa KH&CN, các chủ thể tham gia
thị trường KH&CN) để đánh giá; Chất lượng phát triển thị trường KH&CN ở Việt
Nam (đánh giá theo năng lực của các tổ chức KH&CN, năng lực của các doanh nghiệp
KH&CN, khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, hiệu quả đầu tư cho KH&CN
của Nhà nước, năng lực của các tổ chức trung gian và môi giới) và đánh giá cả thực
tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
cả những mặt tích cực và những mặt cịn hạn chế. Thực tế này phản ánh khá rõ sự phát
triển của thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, khi chúng ta ngày
càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Đóng góp lớn của tác giả là nghiên cứu
thực tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, chỉ ra được những tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự
phát triển của thị trường KH&CN ở Việt Nam, những tác động này vừa là cơ hội, vừa
là thách thức, nếu Việt Nam biết tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức sẽ
thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển hơn nữa.
Trần Văn Minh (2012), Nghiên cứu phát triển thị trường công nghệ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, luận án tiến sỹ, trường Đại học Mỏ địa chất [22]. Tác giả đã trình
bày những kinh nghiệm phát triển TTCN ở trong và ngồi nước, phân tích thực trạng
phát triển TTCN trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Quảng Ninh. Tác giả đã sử dụng
phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra bảng hỏi để phân tích thực trạng phát
triển TTCN ở Quảng Ninh, làm rõ những đặc thù, thế mạnh và hạn chế của tỉnh Quảng

Ninh trong phát triển TTCN. Những kết quả đạt được của tỉnh Quảng Ninh trong phát
triển TTCN mà tác giả đưa ra là: Khung pháp lý cho sự vận hành của TTCN đã được
thiết lập về căn bản; Hoạt động mua bán hàng hóa cơng nghệ gia tăng và tác động tích
cực đến nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Các kênh thực hiện chuyển
giao cơng nghệ và mua bán hàng hố cơng nghệ đã hình thành; Các tổ chức xúc tác

16


×