Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá hoạt tính sinh học của các phức chất Cu(II) với phối tử hydrazone (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đinh Thị Hồng Anh

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT
TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC PHỨC CHẤT Cu(II) VỚI PHỐI TỬ
HYDRAZONE

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC


Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



Đinh Thị Hồng Anh

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT
TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC PHỨC CHẤT Cu(II) VỚI PHỐI TỬ
HYDRAZONE

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 8440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Quang Trung


Hà Nội - 2020

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên
cứu của tơi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong cơng trình này là trung


thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ cơng trình nào đã được
cơng bố trước đó.
Tơi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 2 tháng 11 năm 2020
Học viên

Đinh Thị Hồng Anh



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Quang Trung, người thầy đã dành nhiều tâm huyết, thời gian tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn phịng Hóa Học Xanh, Viện Hóa học, các thầy
cơ giáo trong Khoa Hóa học, bộ mơn Hóa hữu cơ, Học viện Khoa Học và Cơng
Nghệ đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hồn thành các mơn học và thực hiện đề tài
này.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự
giúp đỡ, động viên, khích lệ từ gia đình, bạn bè. Đó là động lực vơ cùng q báu
giúp em có thể vượt qua những khó khăn trong q trình thực hiện đề tài của
mình. Em vơ cùng cảm ơn tình cảm và sự giúp đỡ của mọi người đã dành cho
em.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 11 năm 2020
Học viên

Đinh Thị Hồng Anh



1

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................4
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................6
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................7
MỞ ĐẦU...........................................................................................................9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................10

1.1. GIỚI THIỆU VỀ HYDRAZONE VÀ DẪN XUẤT.............................10
1.1.1. Giới thiệu chung về hydrazone.......................................................10
1.1.2. Một số nghiên cứu về hydrazone và dẫn xuất.................................12
1.2. GIỚI THIỆU VỀ PHỨC CHẤT METALLO- HYDRAZONE...........15
1.3. GIỚI THIỆU VỀ PHỨC CHẤT Cu(II)- HYDRAZONE....................20
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT Ở VIỆT NAM................25
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................27
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và tinh chế sản phẩm [40]..........................27
2.1.2. Phương pháp xác định cấu trúc.......................................................27
2.1.3. Phương pháp UV-Vis [40]...............................................................30
2.1.4. Khảo sát tính chất điện hóa (CV)[40].............................................32
2.1. 5. Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định [41]........33
2.2. HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ.................................................................35
2.3. TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT CỦA SALICYLADEHYDE [40]......36
2.3.1. Quy trình tổng hợp chung...............................................................36
2.3.2.Tổng hợp 3-t-butyl-salicylaldehyde (A1).........................................37
2.3.3. Tổng hợp 5–t–butyl–salicylaldehyde (A2)......................................37


2
2.3.4. Tổng hợp 3,5 di–t–butyl–salicylaldehyde (A3)...............................37
2.3.5.Tổng hợp 5–fluoro–salicylaldehyde (A4).........................................38
2.4. TỔNG HỢP PHỐI TỬ BAZƠ SCHIFF DẠNG HYDRAZONE.........38
2.4.1. Quy trình tổng hợp chung...............................................................38
2.4.2. Tổng hợp phối tử (L1).....................................................................39
2.4.3. Tổng hợp phối tử (L2).....................................................................39
2.4.4. Tổng hợp phối tử (L3).....................................................................40
2.4.5. Tổng hợp phối tử (L4).....................................................................41
2.4.6. Tổng hợp phối tử (L5).....................................................................41

2.5. TỔNG HỢP CÁC PHỨC Cu(II) VỚI CÁC PHỐI TỬ BAZƠ SCHIFF
DẠNG HYDRAZONE................................................................................42
2.5.1. Quy trình tổng hợp chung...............................................................42
2.5.2. Tổng hợp phức P1............................................................................43
2.5.3. Tổng hợp phức P2............................................................................44
2.5.4. Tổng hợp phức P3............................................................................44
2.5.5. Tổng hợp phức P4............................................................................45
2.5.6. Tổng hợp phức P5............................................................................45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................46
3.1. TỔNG HỢP DẪN XUẤT CỦA SALICYLALDEHYDE....................46
3.2. TỔNG HỢP CÁC PHỐI TỬ BAZƠ SCHIFF DẠNG HYDRAZONE
VÀ PHỨC CHẤT........................................................................................47
3.2.1. Tổng hợp và tính chất vật lý của các phối tử bazơ Schiff dạng
hydrazone..................................................................................................47
3.2.2. Tổng hợp và tính chất vật lý của phức Cu(II) với các phối tử bazơ
Schiff dạng hydrazone..............................................................................48


3
3.2.3. Xác định đặc trưng cấu trúc của các bazơ Schiff dạng hydrazone và
phức Cu(II)-hydrazone..............................................................................50
3.2.3.1. Phổ MS của phối tử L1-5 và phức P1-5........................................50
3.2.3.2. Phổ hồng ngoại FTIR của phối tử và phức chất.......................53
3.2.3.3. Phổ NMR của phối tử...............................................................55
3.4. PHỔ CV CỦA CÁC PHỨC Cu(II)−HYDRAZONE............................61
3.5. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC PHỨC Cu(II)−HYDRAZONE. 62
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN............................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65
PHỤ LỤC.........................................................................................................70



4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


5

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục hóa chất và dung mơi.....................................................35
YBảng

3.1.
Các
dẫn
được…………………….46

xuất

salicylaldehyde

tổng

hợp

Bảng 3.2. Trạng thái, tính chất vật lý và hiệu suất của các bazơ Schiff dạng
hydrazone........................................................................................................47
Bảng 3.3. Trạng thái, tính chất vật lý và hiệu suất của các phức Cu(II)hydrazone........................................................................................................48
Bảng 3.4. Dữ liệu phổ MS của các phối tử L1-5...............................................52
Bảng 3.5. Dữ liệu phổ MS của các phức chất P1-5...........................................52

Bảng 3.6. Các dải dao động đặc trưng trong phổ IR của các phối tử và phức
chất Cu(II)-hydrazone (ν, cm-1).......................................................................55
Bảng 3.7. Dữ liệu phổ 1H-NMR của phối tử...................................................57
Bảng 3.8. Dữ liệu phổ 13C-NMR của phối tử..................................................59
Bảng 3.9. Dữ liệu phổ UV-Vis của các phức P1-5............................................60
Bảng 3.10. Thế khử của phức P1-P5.................................................................61
Bảng 3.11. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn kháng nấm............................62

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Một số phương pháp tổng hợp hydrazone......................................11
Sơ đồ 1.2. Tổng hợp hydrazone theo Mark A. W. Lawrence..........................12
Sơ đồ 1.3. Các dạng chuyển hóa đồng phân của aroyl hydrazone..................12
Sơ đồ 1.4. Tổng hợp các hợp chất (22–41).....................................................14
Sơ đồ 1.5. Tổng hợp dẫn xuất của 5–methoxy hydrazone..............................14


6
Sơ đồ 1.6. Tổng hợp các phức Cu(II), Ni(II) và Co(III) với phối tử hydrazone
(56–58)............................................................................................................18
Sơ đồ 1.7. Tổng hợp phức Zn(II)hydrazone (61–62)......................................19
Sơ đồ 1.8. Tổng hợp các phức Cu(II) (74–76)................................................23
Sơ đồ 2.1. Tổng hợp các dẫn xuất của salicylaldehyde (106–109)………….36
Sơ đồ 2.2. Tổng hợp dẫn xuất của hydrazone (110-114).................................38
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổng hợp phức P1-5 (115-119)...............................................43

DANH MỤC HÌN


7


Hình 1.1. Các dạng hydrazone........................................................................12
Hình 1.2. Các hợp chất 1–3............................................................................15
Hình 1.3. Cấu trúc phức chất organoruthenium(II)........................................16
Hình 1.4. Cấu trúc của phức thiếc với dẫn xuất của 2–hydroxy–1–
naphthaldehyde 5–chloro–2–hydroxy benzoylhydrazone..............................18
Hình 1.5. Cấu trúc của các phức K[Cu(ehbah)(OAc)].2H2O (a),
K[Co(ehbah)2].H2O (b) và [Ni(ehbahH)2] (c).................................................20
Hình 1.6. Cấu trúc tinh thể của phức ([CuBr(CH3OH)L] (1),
[Cu(CH3OH)L(NCS)] (2), và [CuL(HL)].ClO4 (3)).......................................21
Hình 1.7. Cấu trúc của phức [Cu(L1)(imid)]..................................................22
Hình 1.8. Cấu trúc của phức chất [Cu(HL)Cl]H2O........................................23
Hình 1.9. Các phức chất Cu(II) hydrazone.....................................................25
Hình 1.10. Cấu trúc của phức [PdL2(R)] và [PdL2(S)].....................................
Hình 2.1. Bước chuyển của các electron trong phân tử……………………...31
Hình 2.2. Quan hệ giữa dòng điện cực đại với tốc độ quét thế.......................33
Hình 2.3. 3-t-butyl-salicylaldehyde(A1) (106)................................................37
Hình 2.4. 5–t–butyl–salicylaldehyde (A2) (107).............................................37
Hình 2.5. 3,5 di-t-butyl-salicylaldehyde (A3) (108)........................................37
Hình 2.6. 5–fluoro–salicylaldehyde (A4) (109)...............................................38
Hình 2.7. Phối tử L1 (110)................................................................................39
Hình 2.8. Phối tử L2 (111)................................................................................39
Hình 2.9. Phối tử L3 (112)................................................................................40
Hình 2.10. Phối tử L4 (113)..............................................................................41
Hình 2.11. Phối tử L5 (114)..............................................................................42


8
Hình 2.12. Phức P1 (115).................................................................................43
Hình 2.13. Phức P2 (116).................................................................................44
Hình 2.14. Phức P3 (117).................................................................................44

Hình 2.15. Phức P4 (118).................................................................................45
Hình 2.16. Phức P5 (119).................................................................................45
YHình

3.1. Phổ MS của phối tử L1……………………………………………

51
Hình 3.2. Phổ MS của phức chất P1................................................................51
Hình 3.3. Phổ IR của phối tử L1......................................................................53
Hình 3.4. Phổ IR của phức P1..........................................................................54
Hình 3.5. Phổ 1H-NMR của phối tử L1............................................................56
Hình 3.6. Phổ 13C-NMR của phối tử L1...........................................................56
Hình 3.7. Phổ UV-Vis của phức P1-5................................................................60
Hình 3.8. Phổ CV của các phức Cu(II)−hydrazone........................................61


9

MỞ ĐẦU
Từ lâu con người đã biết điều chế ra các loại thuốc để điều trị các loại
bệnh và công việc đó vẫn đang được tiếp diễn. Với thực trạng như hiện nay, ô
nhiễm môi trường, ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm . . . làm
cho nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm do virus, bệnh chân tay miệng,
dịch tả…. rất cao. Để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, các nhà khoa học đã
tổng hợp, khám phá cấu trúc của các hợp chất và tìm cách ứng dụng chúng
trong y học cũng như nhiều lĩnh vực khác của đời sống như hóa phân tích,
nơng nghiệp, hóa mơi trường, khoa học vật liệu... Hydrazone là một hợp chất
quan trọng, giàu tiềm năng bởi hoạt tính sinh học của nó khá phong phú, cũng
như khả năng ứng dụng của nó trong y học, dược phẩm. Chúng có thể làm tác
nhân kháng ung thư, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm. Bên cạnh đó,

hydrazone cũng đóng vai trò là các phối tử tiềm năng tạo phức chất với các
ion kim loại chuyển tiếp tạo ra các phức chất có cấu trúc phong phú và hoạt
tính sinh học lý thú. Việc tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính sinh học của
hydrazone với phức kim loại chuyển tiếp hứa hẹn mang đến những kết quả
thú vị.
Mục tiêu của việc khảo sát hoạt tính sinh học là tìm kiếm các hợp chất
có hoạt tính cao, đồng thời đáp ứng tốt nhất các yêu cầu sinh – y học khác
như không độc, không gây tác dụng phụ... để dùng làm thuốc chữa bệnh cho
người và vật ni.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp và đánh
giá hoạt tính sinh học của các phức chất Cu(II) với phối tử hydrazone”.
Các phức chất Cu(II) – hydrazone được tạo ra với hi vọng có các hoạt tính
sinh học như hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm cao.
Đề tài sẽ tập trung vào những vấn đề chính sau: đầu tiên là tổng hợp các
dẫn xuất salicylaldehyt bằng phương pháp siêu âm từ các phenol tương ứng.
Thứ hai là tổng hợp các phối tử bazơ Schiff dạng hydrazone. Sau đó, tổng hợp
các phức Cu(II) với các phối tử thu được. Các phức thu được sẽ khảo sát tính
chất đặc trưng và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.


10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HYDRAZONE VÀ DẪN XUẤT
1.1.1. Giới thiệu chung về hydrazone
Hydrazone là hợp chất hữu cơ có cấu trúc R1R2C=NNHR, chúng được
điều chế bằng cách ngưng tụ giữa hydrazin (RNHNH2) và carbonyl hoạt hóa
chẳng hạn như ketone (R1R2C꞊O) hoặc aldehyde (R1HC꞊O) trong dung môi
EtOH và xúc tác là acid. Chúng cũng có thể được tổng hợp bằng phản ứng
Japp – Klingemann (tức là sự kết hợp giữa muối aryl diazonium và β-keto
este hoặc axit) hoặc thay thế aryl halogenua.

Hydrazone là các azomethine được đặc trưng bởi sự hiện diện của
nhóm ba nguyên tử >C=N–N<. Chúng được phân biệt với các chất khác của
nhóm này (imine, oxime, v.v.) bởi chúng có hai nguyên tử nitrogen liên kết
với nhau (–N–N–) [1]. Tính phổ biến của hydrazone chủ yếu là do khả năng
tạo phức tốt, tính chất phong phú và dễ dàng tổng hợp cho hiệu suất cao [2].
Năm 2017, Sandeep J. Sonawane [3] và cộng sự đã tổng hợp hydrazone
theo các phương pháp khác nhau (Sơ đồ 1.1): (a) ngưng tụ giữa hydrazine và
ketone hoặc aldehyde (b) phản ứng Japp–Klingemann và (c) thay thế aryl
halogenua với hydrazone khơng nhóm thế.

Sơ đồ 1.1. Một số phương pháp tổng hợp hydrazone


11
Năm 2019, Mark A. W. Lawrence và cộng sự [1] đã tổng hợp hydrazone
bằng cách ngưng tụ carbonyl với hydrazine sử dụng xúc tác axit, dung môi là
ethanol (sơ đồ 1.2).

Sơ đồ 1.2. Tổng hợp hydrazone theo Mark A. W. Lawrence
Một đặc điểm cấu trúc phân tử khá lý thú của chúng là các aroyl
hydrazone có khả năng chuyển đổi giữa các đồng phân xeto–enol, theo đó
nguyên tử hydro ở dạng xeto (dạng I) chuyển từ nhóm amino sang nhóm
carbonyl, tạo thành một dạng enol (dạng II) (Sơ đồ 1.3). Ngồi ra, nếu có một
nhóm hydroxyl trên gốc aldehyde, nằm ở vị trí ortho đối với liên kết CN thì
phân tử cũng có thể tham gia tạo xeto–enol cân bằng (dạng III) [4].

Dạng II

Dạng I


Dạng III

Sơ đồ 1.3. Các dạng chuyển hóa đồng phân của aroyl hydrazone


12
Các phối tử hydrazone có thể được phân loại dựa vào số phối trí có
khả năng liên kết với ion kim loại. Khi trong phân tử hydrazone có O của
enolic, N của azomethine và O của hydroxyl ở vị trí ortho trên vịng benzene
có khả năng tạo liên kết phức chất thì chúng có thể được gọi là hydrazone
dạng ONO. Khi hydrazone có O của enolic, N của azomethine và N của
pyridine/Ar ở vị trí ortho trong phân tử thì chúng được gọi là hydrazone dạng
ONN. Ngồi ra hydrazone cịn có thể có dạng phối trí ON.

ONO

ONN

ON

Hình 1.1. Các dạng hydrazone
1.1.2. Một số nghiên cứu về hydrazone và dẫn xuất
Các hợp chất hydrazone được biết đến có hoạt tính sinh học đa dạng
như kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, kháng nấm, chống lao, chống vi rút,
chống ung thư, chống sốt rét, chống co giật, chống giun sán, antiprotozoal, [5]
antitrypanosomal, [6] antischistosomzheim,… [7]. Sự kết hợp của hydrazone
với nhóm chức khác tạo thành các hợp chất mới có đặc tính vật lý v húa hc
thỳ v [8].
Nm 2016, .Gỹniz Kỹỗỹkgỹzel v cộng sự [9] đã tổng hợp một loạt
các chất 2',4'–difluoro–4–hydroxyl–N'–(arylmethylidene)biphenyl–3–

Carbohydrazide (22–41) (sơ đồ 1.4) đồng thời đánh giá về khả năng chống vi
rút viêm gan C (HCV) và hoạt tính gây độc tế bào với các dòng tế bào ung
thư (Huh7, HepG2, Hep3B, Mahlavu, FOCUS và SNU–475). Kết quả thử
hoạt tính chống HCV chỉ ra rằng hầu hết các dẫn xuất hydrazone tổng hợp
được có khả năng ức chế sự nhân lên của virus. Hợp chất 2',4'–Difluoro–4–


13
hydroxyl –N'–[(pyridine–2– yl)methylidene]biphenyl–3–carbohydrazide (23)
với nhóm 2-pyridinyl trong phối tử hydrazone thể hiện hoạt tính gây độc tế
bào với tất cả các dịng tế bào có giá trị IC 50 lần lượt là 10; 10,34; 16,21; 4,74;
9,29 và 8,33 µM tương ứng với các dòng tế bào Huh7, HepG2, Hep3B,
Mahlavu, FOCUS và SNU–475.

Sơ đồ 1.4. Tổng hợp các hợp chất (22–41)
Năm 2017, Boryana Nikolova–Mladenova và cộng sự [10] đã tổng
hợp được 6 hydrazone từ 5–methoxysalicylaldehyde và dẫn xuất của
benzohydrazide. Các hợp chất đã được đánh giá về độc tính tế bào in vitro
chống lại năm dòng tế bào ung thư ở người (HL–60, SKW–3, BV–173,
MDA–MB–231 và MCF–7), và sử dụng Melphalan làm chất đối chứng. Kết
quả cho thấy tất cả các hydrazone đều có khả năng ức chế 50% sự tăng sinh tế
bào ác tính, với giá trị IC50 = 0,91-12,07 µM. Dữ liệu về độc tính tế bào cho
thấy rằng hydrazone 46 là mạnh nhất với dòng tế bào MCF–7 mạnh gấp 37
lần so với Melphalan.

Sơ đồ 1.5. Tổng hợp dẫn xuất của 5–methoxy hydrazone


14
Năm 2019, Sachin H và cộng sự đã tiến hành tổng hợp và đánh giá hoạt

tính kháng khuẩn in vitro đối với hydrazone mới của eugenol. Các hợp chất
đã được đánh giá về khả năng chống vi khuẩn lao H37Rv bằng thí nghiệm
MABA (microplate alamar blue assay). Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các
hợp chất tổng hợp có hoạt tính tốt ở nồng độ 50 và 100 μg/ml. Nghiên cứu
này cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của các dẫn xuất hydrazone mới của
eugenol có mối liên hệ chặt chẽ với vị trí của nhóm thế trên aldehyde thơm
hoặc ketone [11].
Một số hợp chất bazơ Schiff của các dẫn xuất benzohydrazide và
sulfonohydrazide:
N’–(2–hydroxy–3–methoxybenzylidene)–4–tert–butyl
benzohydrazide (49), N’–(5–bromo–hydroxy–zylidene) –4–tert–butyl
benzohydrazide (50) và N’– (2–hydroxy–3–methoxybenzylidene) –4–methyl–
benzenesulfonohydrazide (51). Các hợp chất trên đã được kiểm tra các hoạt
tính sinh học của chúng bao gồm các hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm,
chống oxy hóa, gây độc tế bào, cũng như tương tác với SS–DNA cho thấy
chúng có các hoạt tính đáng chú ý. Chúng cũng cho thấy có hoạt tính kháng
khuẩn tốt chống lại sáu chủng vi khuẩn và năm chủng nấm. Nồng độ ức chế
tối thiểu (MIC) cho hoạt tính kháng khuẩn nằm trong khoảng từ 1,95–500
µg/mL. Các hợp chất 49–51 cho thấy hoạt tính gây độc tế bào. Chúng cũng
được tìm thấy là chất chống oxy hóa hiệu quả với gốc 2,2–diphenyl–1–picryl
hydrazyl (DPPH) và cho thấy hoạt tính chống oxy hóa gần như tương đương
với chất chống oxy hóa tiêu chuẩn axit ascorbic [12].


15

Hình 1.2. Các hợp chất 49–51
1.2. GIỚI THIỆU VỀ PHỨC CHẤT METALLO- HYDRAZONE
Các phức kim loại với phối tử dạng hydrazone có chứa nitơ, oxy và
lưu huỳnh đã được nghiên cứu rộng rãi để thiết lập mối liên hệ giữa cấu trúc

hóa học và hoạt tính sinh học. Trong số đó, các hydrazone dạng bazơ Schiff
trong phân tử chứa nitơ đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học do các
tính chất đặc biệt về hóa học và vật lý, hóa học [13–16], sinh học [17–20] và
ứng dụng phân tích [21].
Tác dụng chống oxy hóa và độc tế bào in vitro của ba phức chất
organoruthenium(II)
carbonyl
với
axit
benzoic
pyridine–2–
ylmethylenehydrazide, axit benzoic(1–pyridin–2–yl–ethylidene) hydrazide và
axit benzoic(phenyl–pyridin–2–yl–metylen) hydrazit (hình 1.3) đã được P.
Sathyadevi và cộng sự [22] nghiên cứu. Kết quả được hiển thị rằng những
phức chất kim loại này có thể đóng vai trị là chất chống oxy hóa tiềm năng.
Hoạt tính gây độc tế bào cũng được nhóm nghiên cứu thử nghiệm với dòng tế
bào ung thư cổ tử cung ở người HeLa và dòng tế bào ung thư da người A431
với giá trị IC50 từ 7,5–250 mM.


16

R: H (52), CH3 (53), C6H5 (54)
Hình 1.3. Cấu trúc phức chất organoruthenium(II)
Một nghiên cứu của R. Fekri và cộng sự [23] đã tổng hợp phức của Cu(II),
Ni(II) và Co(III) với phối tử hydrazone, (HL1 = (E) -N '- (pyridin-2ylmethylene) benzohydrazide, H2L2 = (E) –2– (2–hydroxybenzylidene)
hydrazine–1–carboxamide và HL3 = (E) –2– (pyridin-2-ylmethylene)
hydrazine–1–carboxamide) được tổng hợp (sơ đồ 1.6) và đặc trưng bằng
quang phổ FT–IR, 1H–NMR, UV–Vis và X-ray đơn tinh thể. Các phức chất
tổng hợp được đánh giá hoạt tính kháng khuẩn với các chủng vi khuẩn E. coli,

K. pneumonia (Gram âm) và S. aureus, B. subtilis (Gram dương) theo nồng
độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ tối thiểu diệt khuẩn (MBC) và hoạt tính
gây độc tế bào với dòng AGS và SW742 so với phối tử. Kết quả cho thấy các
phức chất (56–58) có hoạt tính kháng khuẩn và chống ung thư cao hơn các
phối tử tự do tương ứng.


17

Sơ đồ 1.6. Tổng hợp các phức Cu(II), Ni(II) và Co(III) với phối tử hydrazone
(56–58)
U. Caruso và cộng sự [24] đã tổng hợp hai phức chất của kẽm (II)
axetat với phối tử benzohydrazide trong pyridine (4–fluoro–N'–(pyridine–2–
ylmethylene) benzohydrazide (59) và 4– (hexyloxy) –N' – (pyridine–2–
ylmethylene)) (60) (sơ đồ 1.7) đồng thời đánh giá tính chất quang của phức
chất. Kết quả cho thấy các phức chất là tinh thể có màu vàng tươi trong ánh
sáng tự nhiên và màu xanh lam dưới ánh sáng nhìn thấy tia cực tím. Hiệu suất
lượng tử phát quang của chúng nằm trong khoảng 20–30%, điều này cho thấy
chúng có triển vọng làm chất chống thấm fluorophore cho các lớp phát xạ
màu xanh lam.


18

Sơ đồ 1.7. Tổng hợp phức Zn(II)hydrazone (61–62)
Các phức chất Sn(IV) với 2–hydroxy–1–naphthaldehyde 5–chloro–2–
hydroxy benzoylhydrazone (Hình 1.4) đã được tổng hợp, đặc trưng về cấu
trúc và đánh giá hoạt tính sinh học [25].

Hình 1.4. Cấu trúc của phức thiếc với dẫn xuất của 2–hydroxy–1–

naphthaldehyde 5–chloro–2–hydroxy benzoylhydrazone (63, 64)
Các phân tích cấu trúc cho thấy rằng phức chất cho thấy cấu trúc đơn phân
tử, trong đó tâm thiếc liên kết với phối tử ở dạng ONO hình tam giác. Tất cả
các hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào in vitro đối với các tế bào ung
thư ruột kết ở người (HCT–8), tế bào ung thư phổi (A549) và tế bào bạch cầu
promyelocyticfina ở người (HL-60). Kết quả chỉ ra rằng cả hai nhóm alkyl
liên kết với tâm thiếc và cấu trúc của các hợp chất cơ thiếc đều có ảnh hưởng
đáng kể đến các hoạt tính gây độc tế bào.


×